• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn Ngày giảng

Tiết 57:

Bài 58: TUYẾN SINH DỤC I. MỤC TIÊU.

I. Kiến thức:

Khi học xong bài này, HS:

- Trình bày được các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.

- Nắm được các hoocmon sinh dục nam và hoocmon sinh dục nữ.

- Hiểu rõ ảnh hưởng của hoocmon sinh dục nam và nữ đến những biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt a. Năng lực chung

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

(2)

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. Tiến trình lên lớp

1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu(5’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Khi phát triển đến độ tuổi nhất định cơ thể các em bắt đầu có những biến đổi về tâm lý và sinh lý. Những biến đổi đó do đâu mà có? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.

2. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Nhiệm vụ 1: Tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam:

a)Mục tiêu: HS nêu được tên hoocmon sinh dục nam và dấu hiệu tuổi dậy thì ở nam

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

(3)

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hoàn thành bài tập điền từ mục I SGK + Nêu chức năng của tinh hoàn ?

- Gv phát bài tập bảng 58.1 cho các HS nam → yêu cầu các em đánh dấu vào những dấu hiệu có ở bản thân.

- Nhấn mạnh xuất tinh lần đầu là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động nhóm’

Bước 3: Báo cáo Bước 4: Kết luận

- Gv lưu ý giáo dục ý thức giữ vệ sinh.

- Tinh hoàn:

+ Sản sinh tinh trùng.

+ Tiết hooc môn sinh dục nam testosteron.

- Hooc môn sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam.

- Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam: bảng 58 – 1

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ:

a)Mục tiêu: HS nêu được tên hoocmon sinh dục nữ và dấu hiệu tuổi dậy thì ở nữ b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Hoàn thành bài tập điền từ trang 183 SGK.

+ Chức năng của buồng trứng ?

- Gv phát bài tập bảng 58.2 cho các HS nữ → yêu cầu các em đánh dấu vào ô trống các dấu hiệu của bản thân

Buồng trứng: sản sinh trứng và tiết hooc môn sinh dục nữ Ơstrogen.

+ Ơstrogen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ.

- Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nữ: bảng 58 – 2 SGK

(4)

- Kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Cá nhân quan sát kỹ hình 58.3 SGK - Trao đổi trong nhóm, lựa chọn từ cần thiết.

- Đại diện nhóm, phát biểu các nhóm khác bổ sung.

- HS dựa vào bài tập đã hoàn chỉnh → rút ra kết luận.

- HS nữ đọc kỹ nội dung bảng 58.2 đánh dấu vào các ô lựa chọn.

Bước 4: Kết luận

- Gv giáo dục ý thức giữ vệ sinh kinh nguyệt

3. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Hoocmôn nào dưới đây tham gia vào cơ chế điều hoà sinh dục ở nam giới ? A. Testôstêrôn B. Tất cả các phương án còn lại

C. LH D. FSH

Câu 2. Ở nam giới, testôstêrôn do loại tế bào nào tiết ra ?

A. Tế bào nón B. Tế bào que C. Tế bào hạch D. Tế bào kẽ

Câu 3. Loại hoocmôn nào gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam giới

?

A. Ôxitôxin B. Prôgestêrôn C. Testôstêrôn D. Ơstrôgen Câu 4. Dấu hiệu nào dưới đây thường xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam ? A. Vú phát triển B. Sụn giáp phát triển, lộ hầu C. Hông nở rộng D. Xuất hiện kinh nguyệt

(5)

Câu 5. Dấu hiệu nào dưới đây xuất hiện ở độ tuổi dậy thì của cả nam và nữ ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Xuất hiện mụn trứng cá

C. Mọc lông nách D. Lớn nhanh

Câu 6. Ở nữ giới, hoocmôn nào có vai trò kích thích trứng chín và rụng ? A. Ơstrôgen B. Prôgestêrôn C. FSH D. LH

Câu 7. Kích tố nang trứng có tên viết tắt là gì ?

A. LH B. FSH C. ICSH D. OT

Câu 8. Ở nữ giới, hoocmôn nào có tác dụng sinh lí tương tự như testôstêrôn ở nam giới ?

A. Ađrênalin B. Insulin C. Prôgestêrôn D. Ơstrôgen

Câu 9. Ở nữ giới không mang thai, hoocmôn prôgestêrôn do bộ phận nào tiết ra ? A. Âm đạo B. Tử cung C. Thể vàng D. Ống dẫn trứng

Câu 10. Trong quá trình phát triển của thai nhi, sự phân hoá giới tính kết thúc khi nào ?

A. Tuần thứ 12 B. Tuần thứ 7 C. Tuần thứ 9 D. Tuần thứ 28 Đáp án

1. B 2. D 3. C 4. B 5. A

6. D 7. B 8. D 9. C 10. A

4. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

- Hoocmôn từ các tuyến nội tiết tạo ra ngấm thẳng vào máu được vận chuyển đi khắp cơ thể nhưng lại chỉ tác dụng đến từng cơ quan hay một nhóm tế bào xác định là vì sao ?

(6)

Mặc dù các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra ngấm thẳng vào máu, theo dòng máu vận chuyển khắp cơ thể nhưng mỗi hoocmôn chỉ có ảnh hưởng đối với hoạt động của một hay một số cơ quan, tế bào hoặc một số quá trình sinh lí nhất định.

Đó chính là tính đặc hiệu của mỗi hoocmôn do mỗi hoocmôn có một cấu trúc mà chỉ có các thụ thể nằm trên màng tế bào của cơ quan nào mà có cấu trúc phù hợp (như chìa khoá với ổ khoá) mới hình thành một phức hợp hoocmôn - thụ thể, từ đó gây ra một chuỗi các phản ứng sinh hoá đê hoạt hoá các enzim vốn bất hoạt hoặc tạo ra các enzim mới. Những enzim được hoạt hoá hoặc mới hình thành sẽ tham gia vào quá trình chuyển hoá trong tế bào đích làm thay đổi quá trình sinh lí của tế bào hoặc cơ quan đích

IV. RÚT KINH NGHIỆM

(7)

Ngày soạn Ngày giảng

Tiết 58:

Bài 59. SỰ ĐIỀU HOÀ VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

I. MỤC TIÊU.

I. Kiến thức:

Khi học xong bài này, HS:

- Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà trong hoạt động nội tiết.

- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt a. Năng lực chung

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

(8)

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. Tiến trình lên lớp

1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu(5’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Ta biết rằng nếu tiết nhiều tirôxin sẽ gây bệnh bướu cổ lồi mắt, nếu tiết ít sẽ gây bệnh bướu cổ; nếu tiết không đủ insulin có thể gây bệnh tiểu đường. vậy ở người bình thường thì cơ chế nào đã điều chỉnh lượng hoocmôn do các tuyến giáp và tuyến tụy tiết vừa đủ hoặc có thể điều chỉnh đường huyết giữ ổn định như vậy ? Đó là sự điều hòa và phối hợp của các tuyến nội tiết (ghi đầu bài)

2. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết

(9)

a) Mục tiêu: Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Bước 1:

+ Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hooc môn tuyến yên ? + Như vậy tuyến yên có vai trò ntn đối với hoạt động của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể ?

- GV giới thiệu nội dung thông tin  mục I SGK kết hợp hình 59 – 1  2 SGK

Bước 2 Gọi 2 HS lên trình bày trên tranh cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp, vỏ tuyến trên thận.

- HS liệt kê được các tuyến nội tiết:

Tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến trên thận.

- 1 – 2 HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.

- HS nghiên cứu thông tin quan sát kỹ hình 59.1, 59.2

- Thảo luận trong nhóm thống nhất ý

kiến

Bước 3: Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày, các nhóm khác bổ sung . Bước 4: GV hoàn thiện kiến thức.

- GV đặt vấn đề chuyển sang mục II : các tuyến nội tiết không chỉ hoạt động

- Tuyến yên tiết hooc môn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác.

- Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra.

Đó là cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược.

(10)

riêng rẽ mà còn có sự phối hợp hoạt động giữa 1 số tuyến trong sự điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể.

Nhiệm vụ 2: Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết:

a) Mục tiêu: Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Hoạt động của GV – HS Nội dung

+ Lượng đường trong máu tương đối ổn định do đâu ?

- Trong thực tế khi lượng đường trong máu giảm mạnh → nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt động → tăng đường huyết.

+ Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm ?

* Ngoài ra : + Ađrênalin

+ Noađrênalin phần tuỷ tuyến góp phần cùng glucagôn làm tăng đường huyết.

+ Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào ?

- Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động → đảm bảo các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường.

3. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

(11)

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH, hoocmôn này sẽ tác động ngược lên A. vùng dưới đồi và tuyến trên thận. B. tuyến giáp và tuyến yên.

C. vùng dưới đồi và tuyến giáp. D. tuyến yên và vùng dưới đồi.

Câu 2. Khi tác dụng lên vùng dưới đồi, cooctizôn sẽ kìm hãm quá trình tiết hoocmôn nào ?

A. ACTH B. FSH C. GH D. TSH

Câu 3. Hoocmôn nào dưới đây không tham gia vào cơ chế điều hoà đường huyết khi đường huyết giảm ?

A. Glucagôn B. ACTH C. Cooctizôn D. Insulin Câu 4. Cooctizôn do tuyến nội tiết nào tiết ra ?

A. Tuyến giáp B. Tuyến trên thận C. Tuyến yên D. Tuyến tuỵ

Câu 5. Khi tác dụng lên thuỳ trước tuyến yên, TH sẽ kìm hãm sự tiết hoocmôn nào

?

A. TSH B. FSH C. GH D. MSH

Câu 6. Ở người, có bao nhiêu tuyến nội tiết tham gia vào quá trình điều hoà đường huyết khi đường huyết hạ ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 7. Hoocmôn nào dưới đây có khả năng chuyển hoá glixêrin, axit amin thành glucôzơ ?

A. Tất cả các phương án còn lại B. Insulin

C. Cooctizôn D. Glucagôn

Câu 8. Tuyến nội tiết nào dưới đây chịu ảnh hưởng bởi các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên ?

A. Tuyến trên thận B. Tuyến sinh dục

C. Tuyến giáp D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9. Khi dư thừa, hoocmôn ơstrôgen sẽ tác động ngược lên thuỳ trước tuyến yên và kìm hãm quá trình tiết

A. FSH. B. TSH. C. MSH. D. ACTH.

Câu 10. Tuyến nội tiết nào dưới đây tham gia vào cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp ?

A. Tuyến tuỵ B. Tuyến trên thận C. Tuyến yên D. Tuyến tùng Đáp án

(12)

1. D 2. A 3. D 4. B 5. A

6. B 7. C 8. D 9. A 10. C

4. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

Sự điều hoà đường huyết luôn giữ được ổn định diễn ra như thế nào ?

- Bình thường lượng đường huyết giữ được ổn định là do tác dụng đối lập của hoocmôn do hai loại tế bào α, β của đảo tuỵ tiết ra :

+ Hoocmôn insulin do tế bào α tiết thường là sau bữa ăn, có tác dụng biến glucôzơ thành dạng dự trữ là glicôgen ở trong các tế bào gan và tế bào cơ.

+ Tế bào α tiết glucagôn khi nồng độ glucôzơ trong máu hạ thấp, bằng cách chuyển hoá glicôgen dự trữ trong các tế bào gan và tế bào cơ thành glucôzơ đưa vào máu giữ cho nồng độ glucôzơ trong máu luôn được ổn định và cung cấp cho nhu cầu hoạt động của các cơ quan

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.. Mục tiêu: Nắm được chức năng

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b. Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. Sản phẩm: Trình bày được

b. Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. Sản phẩm: Trình bày được