• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn Ngày giảng

Tiết 51:

ÔN TẬP GIỮA KÌ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thức đã học chương 6,7,8,9 2. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái 3. Năng lực

- Năng lực vận dụng kiến thức, năng lực phân tích tổng hợp, năng lực hoàn thành nhiệm vụ…

II. NỘI DUNG ÔN TẬP

- Nhận ra các khái niệm: trao đổi chất, đồng hóa, dị hóa, bài tiết, phản xạ

có điều kiện, phản xạ không điều kiện.

- Ghi nhớ cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết nước tiểu, cấu tạo và chức năng của da, cấu tạo và chức năng của các thành phần của bộ não

- Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở các cấp độ, sự điều hòa thân nhiệt - Các tác nhân có hại và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu

- Các hình thức và nguyên tắc rèn luyện da

- Giải thích được nguyên nhân của các tật của mắt, nguyên nhân ức chế các phản xạ có điều kiện, sự khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

- Phân biệt cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động.

- Phân biệt tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện - Lấy được ví dụ về sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện.

III. TIẾN TRÌNH

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

2. Hình thành kiến thức

a)Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học

(2)

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm dưới dạng tham gia trò

chơi

1. TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Vitamin tan trong nước là:

a. Vitamin A b. Vitamin C c.Vitamin D d.Vitamin E

Câu 2 : Biểu bì kém bền vững, dễ nhiễm trùng, giác mạc mắt khô, … là do thiếu :

a. Vitamin A b. Vitamin C c.Vitamin D d.Vitamin E

Câu 3: Muối khoáng là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp:

a. Muối sắt b. Muối photpho c.Muối iốt d.Muối kẽm Câu 4: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:

a. Thận, cầu thận, bóng đái c.Thận, bóng đái, ống đái

b. Thận, ống thận, bóng đái d.Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái

Câu 5: Màng lọc (ở cầu thận) là vách mao mạch với các lỗ có kích thước :

a. 35-40AO b.30-40AO c.35-45AO d.30-35AO

Câu 6: Cơ co chân lông thuộc:

a. Lớp bì b.Lớp biểu bì c.Lớp mỡ d.a và

b đúng

Câu 7: Vị trí của tủy sống trong ống xương sống là từ

a. Đốt cổ I  Đốt thắt lưng I c.Đốt cổ II  Đốt thắt lưng I b. Đốt cổ I  Đốt thắt lưng II d.Đốt cổ II  Đốt thắt lưng II Câu 8: Các dây thần kinh não xuất phát từ:

a. Đại não b.Não trung gian c.Trụ não d.Tiểu não 2. Tự luận

ND1: Hãy giải thích câu nói: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”

- Khi trời nóng, cơ thể điều hòa than nhiệt (tỏa nhiệt) bằng cách tiết mồ hôi nên cơ thể bị mất nước. Để bù lượng nước mất đi, ta phải uống nước. Trời càng nóng càng uống nhiều nước nên “trời nóng chóng khát”

- Khi trời mát (lạnh), cơ thể mất nhiệt nhanh, cùng với việc hạn chế sự mất nhiệt bằng các phản xạ khác, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa để sinh nhiệt giữ

ấm cơ thể nên “trời mát chóng đói”

ND2: Trình bày cấu tạo và chức năng của đại não.

- Cấu tạo ngoài:

+ Có 3 rãnh lớn chia đại não thành 2 bán cầu đại não, mỗi bán cầu đại não gồm 4 thùy (Trán, đỉnh, chẩm, thái dương)

(3)

+ Trong các thùy có khe và rãnh nhỏ hơn chia não thành nhiều khúc cuộn tăng diện tích bề mặt não.

- Cấu tạo trong:

+ Chất xám ở ngoài làm thành vỏ não dày 2-3 mm và các nhân nền

+ Chất trắng ở dưới vỏ và bao quanh các nhân nền, là các đường thần kinh, hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ.

- Chức năng của đại não:

+ Chất xám: căn cứ của các phản xạ có điều kiện

+ Chất trắng: đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và với các phần dưới của hệ thần kinh

ND3: So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Tinh chất của PXKĐK Tính chất của PXCĐK 1. Trả lời các kích tương ứng hay kích

thích không điều kiện 2. Bẩm sinh

3. Bề vững

4. Di truyền, có tính chất chủng loại 5. Số lượng hạn định

6. Cung phản xạ đơn giản

7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống

1. Trả lời các kich thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) 2. Có được do luyện tập

3. Dễ mất khi không củng cố

4. Không di truyền, có tính chất cá thể

5. Số lượng không hạn định

6. Hình thành đường liên hệ tạm thời 7. Trung ương nằm ở vỏ não

IV. Rút kinh nghiệm

(4)

Ngày soạn Ngày giảng

Tiết 52 KIỂM TRA GIỮA KÌ II

I.Mục tiêu 1. Kiến thức

- HS hệ thống lại kiến thức đã học vận dụng làm bài kiểm tra 2. Phẩm chất

- Hình thành cho HS phẩm chất chăm chỉ, trung thưc, trách nhiệm, nhân ái 3. Năng lực

- Năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp; năng lực vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra…

II. Ma trận đề kiểm tra Mức độ

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở cấp độ thấp

Vận dụng ở cấp độ cao Chương VI:

Trao đổi chất và năng lượng

Nhận ra vai trò

chủ yếu của một số

vitamin, muối khoáng

Giải thích được sự liên quan giữa điều hòa than nhiệt và ăn uống Số câu

Số điểm Tỷ lệ %

3 1,5 điểm

1 4điểm Chương VII:

Bài tiết

Hiểu quá trình tạo thành nước

tiểu Số câu

Số điểm Tỷ lệ %

2 1 điểm Chương VIII:

Da

Nhận được cấu tạo của da Số câu

Số điểm Tỷ lệ %

1 0,5 điểm Chương XI:

Thần kinh và giác quan

Nhận biết vị

trí, cấu tạo tủy sống

Trình bày được cấu tạo và chức năng của đại não

So sánh được tính chất của PXC ĐK và PXK ĐK

Số câu 2 1 1

(5)

Số điểm Tỷ lệ %

1 6 điểm 6 điểm

Tổng số câu Tổng số điểm

Tỷ lệ %

6 3 điểm

15 %

3 7 điểm

35 %

2 câu 100 điểm

50 % III. Đề kiểm tra

MÔN: SINH HỌC 8 Ngày kiểm tra:

Thời gian làm bài: 45 phút I. Phần trắc nghiệm: ( 5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng nhất (mỗi phương án trả lời đúng 0,5 điểm)

Câu 1. Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

A. Tiểu não B. Trụ não C. Tủy sống D. Hạch thần kinh Câu 2. Trong cấu tạo của da người, thành phần nào chỉ bao gồm những tế bào chết xếp sít nhau ?

A. Cơ co chân lông B. Lớp mỡ

C. Thụ quan D. Tầng sừng

Câu 3. Bộ phận nào dưới đây nằm liền sát với ống đái ?

A. Bàng quang B. Thận

C. Ống dẫn nước tiểu D. Tất cả các phương án còn lại Câu 4. Da của loài động vật nào dưới đây thường được dùng trong điều trị bỏng cho con người ?

A. Ếch B. Bò C. Cá mập D. Khỉ Câu 5 : Trụ não không bao gồm cấu trúc nào dưới đây ?

A. Hành não B. Cầu não C. Não giữa D. Tiểu não Câu 6. Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây ? A. Thủy ngân B. Nước C. Glucôzơ D. Vitamin Câu 7 Nhu cầu dinh dưỡng của một người không phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Lứa tuổi. B. Lượng thức ăn hàng ngày C. Dạng hoạt động và trạng thái cơ thể. D. Giới tính.

Câu 8: Những thực phẩm nào giàu chất đường bột?

A. Thịt, cá, đậu, đỗ. B. Mỡ động vật, dầu thực vật.

C. Các loại ngũ cốc. D. Đậu, đỗ, dầu thực vật.

Câu 9. Số lượng dây thần kinh tuỷ sống là:

A.18 đôi B. 12 đôi

B. 25 đôi D. 31 đôi

Câu 10:. Cơ quan phân tích gồm mấy bộ phận:

A.2 B. 3 C. 4 D. 5

(6)

II. Phần tự luận: ( 6 điểm) Câu 1. ( 2,5 điểm):

a. Những nguyên nhân nào dẫn đến mắt bị cận thị?

b.Trong sinh hoạt hàng ngày, em có những biện pháp gì để khắc phục và tránh cận thị?

Câu 2. ( 1,5 điểm ):

Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Tại sao không nên nhịn tiểu lâu ?

Câu 3. ( 2 điểm). Trên đường đi học về Hà và Linh thấy một người đàn ông say rượu đi phía trước, Hà thắc mắc: tại sao người say rượu đi kiểu chân nam đá chân chiêu nhỉ?

a. Em hãy giải thích thắc mắc của Hà b. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bộ não?

---Hết---

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH& THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: SINH HỌC 8

(7)

I. Phần trắc nghiệm: ( 5 điểm) mỗi phương án trả lời đúng 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐA D D A A D A B C D B

II. Phần tự luận: ( 5 điểm)

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu 1.

( 2,0 điểm)

a, 1. Cận thị có thể do các nguyên nhân sau:

- Là tật bấm sinh do cầu mắt dài

-Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách, viết chữ…

làm cho thể thủy tinh luôn phồng mất khả năng dãn.

2.Khắc phục:

- Đeo kính cận khi bị cận - Ngồi học thẳng lưng

- Giữ đúng khoảng cách từ mắt đến sách/vở: 30 – 40 cm -Ăn đủ chất, đủ các loại vitmin tốt cho mắt (vitaminA…)

0,5 0,5

0,25 0,25 0,25 0,25 Câu

2.

( 1,5 điểm)

- Bài tiết là hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong,tạo điều kiện thuận lợi cho cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường

- Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay,không nên nhịn lâu, tạo điều kiện cho sự tạo thành nước được liên tục, để

hạn chế tạo sỏi ở bóng đái

0,75

0,75

Câu 3.

( 1.5 điểm)

A

b.

- Người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiêu vì: rượu đã ngăn cản, ức chế sựu dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và gữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng

- Một số biện pháp bảo vệ bộ não:

+ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông + Tiêm vacxin phòng các bệnh viêm não + Không sử dụng các chất kích thích

0,75

0,75

(8)

Tổng 5

(9)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.. Mục tiêu: Nắm được chức năng

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b. Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. Sản phẩm: Trình bày được

b. Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. Sản phẩm: Trình bày được