• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án lớp 1 Tuần 27 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án lớp 1 Tuần 27 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27

Thứ hai ngày tháng năm 20 Đạo đức:

CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (tiết 2)

I. Mục tiêu bài day:

1. Kiến thức: HS nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.

2. Kĩ năng: HS biết cảm ơn, xinh lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.

3. Thái độ: HS có thái độ biết cảm ơn, xin lỗi.

Quý trọng những người biết nói cảm ơn xin lỗi II. Chuẩn bị:

1. GV: Bông hoa cho bài tập 5 2. HS: Vở bài tập Đạo đức 1 III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài 2. Các hoạt động:

* Hoạt động1:

- Thảo luận nhóm bài tập 3 - Nêu yêu cầu bài tập - Kết luận:

+ T h 2: Cách ứng xử (c) là phù hợp.

+ Th 1: Cách ứng xử (b) là phù hợp.

* Hoạt động 2:

Chơi ghép hoa (Bài tập 5)

- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm hai nhị hoa có ghi từ “cảm ơn” và “xin lỗi” và các cánh hoa ghi các tình huống.

- Nêu yêu cầu ghép hoa

- GV nhận xét và chốt lại các tình huống cần nói cảm ơn, xin lỗi.

* Hoạt động 3:

HS làm bài tập 6

- Giải thích yêu cầu bài tập - Mời HS đọc các từ đã chọn - Kết kuận chung:

+ Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.

+ Biết nói lời xin lỗi khi làm phiền người khác…

- Nghe giới thiệu

- Thảo luận nhóm

- Đại diện từng nhóm báo cáo.

- Nhận xét, bổ sung

- HS l

- Nhận và đọc trước - Làm việc theo nhóm

- Ghép nhị hoa và các cánh hoa thành bông hoa “cảm ơn” và bông hoa “xin lỗi”.

- Các nhóm trình bày - Nhận xét

- HS làm bài tập - Một số HS đọc

- Đọc đồng thanh 2 câu trong vở bài tập.

* HS khá, giỏi biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.

Thủ công:

CẮT DÁN HÌNH VUÔNG

(Tiết 2)

(2)

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: HS biết kẻ, cắt, dán hình vuông

2. Kĩ năng: HS kẻ, cắt, dán được hình vuông. Có thể kẻ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.

3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận và yêu thích học thủ công.

II. Chuẩn bị:

- Gv: Hình mẫu, giấy màu, kéo.

- Hs: Giấy màu, bút, thước, kéo, hồ.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Bài cũ: - Gv kiểm tra dụng cụ học sinh.

II- Bài mới:

1- Giới thiệu và ghi đề:

- Gv ghi đề: Cắt, dán hình chữ vuông - Hs nhắc lại đề 2- Hướng dẫn mẫu:

- Gv đính hình vuông mẫu lên bảng và nhắc lại 2 cách cắt hình vuông.

- Hs lắng nghe 3- Hs thực hành và trình bày SP:

Hs thực hành

- Hs kẻ hv theo 1 trong 2 cách đã học, sau đó cắt hình vuông ra khỏi tờ giấy và dán vào vở thủ công.

- Gv hướng dẫn bôi lớp hồ mỏng vào mặt sau của hình vuông, đặt - dán cân đối và miết hình cho phẳng.

- Hs thực hiện

- Gv chấm bài, nhận xét.

III- Nhận xét - dặn dò:

- Gv tuyên dương một số hs làm đúng, đẹp.

- Dặn dò:

+ Chuẩn bị đầy đủ kéo, thước, bút chì, giấy màu, hồ để tiết sau học: Kẻ, cắt hình tam giác.

- Nhận xét tiết học.

- HS lắng nghe

Toán:

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số, tìm số liền sau của một số

b/ Kỹ năng: HS biết phận tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.

(3)

c/ Thái độ: HS biết chăm chỉ, tự giác làm bài II. Chuẩn bị:

1. GV: Các bài tập 2. HS: Sgk, vở

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài:

Ghi đề bài 2. Hướng dẫn HS làm bài:

* Bài 1: Viết số

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài

- Tổ chức HS thành 3 nhóm, mỗi nhóm 2 em.

- Yêu cầu HS đọc lại các số.

- Trong các số đó, số nào là số tròn chục. Vì sao em biết?

- Nhận xét, tuyên dương.

* Bài 2: Viết (Theo mẫu) (Câu a, b) - Viết câu mẫu lên bảng

Số liền sau của 80 là 81

- Hướng dẫn: Muốn tìm số liền sau của một số ta làm thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá

* Bài 3: ><=? (Cột a, b) - Hướng dẫn HS làm bài - Gọi HS lên bảng làm

- GV vừa chữa bài vừa hỏi cách so sánh hai số cụ thể.

* Bài 4: Viết (Theo mẫu) - Viết câu mẫu lên bảng

- Hướng dẫn: 8 chục còn được gọi là bao nhiêu?

- Thay chữ “và” bằng dấu (+) ta được phép tính 87 = 80 + 7

- Nhận xét, tuyên dương

- Nghe giới thiệu

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS lên bảng, 1 em đọc số, 1 em viết số.

- Nhận xét - Nhiều em đọc - HS trả lời

- Đọc yêu cầu bài tập - Đọc câu mẫu

- HS trả lời - HS làm bài

- Đọc kết quả và nhận xét.

- Nêu yêu cầu: Điền dấu - HS làm bài

- 2 em làm bảng

a) 34 < 50 b) 47 > 45 78 > 69 81 < 82

72 < 81 95 > 90 62 = 62 61 < 63 - 2 HS nhận xét

- Đọc yêu cầu bài tập - Đọc câu mẫu

- 80

- HS làm bài

- 3 em lên bảng làm. Nhận xét

(4)

3. Củng cố, dặn dò:

Nhận xét tiết học

Tự nhiên và xã hội:

CON MÈO

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: HS biết nêu ích lợi của con mèo

2. Kĩ năng: Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ hay vật thật.

3. Thái độ: Yêu quý và biết chăm sóc mèo.

II. Chuẩn bị:

- Gv: Phóng to các hình trong sgk, hình ảnh các tranh vẽ con mèo.

- Hs: Vở bài tập, sgk.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Bài cũ: Con gà.

II- Bài mới:

1- Giới thiệu - ghi đề: - Hs hát bài "Chú Mèo lười".

- Gv ghi đề: Con mèo. - Hs đọc lại đề bài 2- Hướng dẫn tìm hiểu bài:

a- Hoạt động 1: Quan sát và làm bài ở VBT - Mục đích: Hs tự khám phá ra kiến thức và

biết cấu

tạo của con mèo, ích lợi của mèo, vẽ được c

n mèo.

- B1: Treo tranh phóng to như sgk lên bảng.

+ Gv hướng dẫn hs quan sát con mèo.

- Bước 2: Cho hs làm phiếu bài tập.

1- Khoanh vào trước câu em cho là đúng:

2- Đánh dấu X vào câu em cho là đúng 3- Vẽ con mèo và tô màu em thích.

- Gv phát phiếu bài tập - Hs làm bài trên phiếu - Gv chấm bài, nhận xét. - Hs nộp bài.

b- Hoạt động 2:

- Mục đích: Củng cố hiểu biết về con mèo.

- Gv nêu câu hỏi cho hs trả lời:

(5)

+ Con mèo có những bộ phận n o?

- Hs: Đầu, mình, lông, chân, ria.

+ Lông mèo thường có màu gì? - Hs: Màu trắng, đen, xám, vàng, đen + trắng, vàng + trắng + đen + Người ta nuôi mèo để làm gì? - Hs: Bắt chuột.

+ Con mèo ăn gì? - Hs: Cơm, cá, chuột

+ Em chăm sóc mèo như thế nào? - Cho mèo ăn, không trêu mèo, ...

+ Khi mèo có những biểu hiện khác lạ hoặc em bị mèo cắn, em sẽ làm gì?

- Nhờ bác sĩ thú y theo dõi, nếu bị mèo cắn phải đi tiêm phòng.

- Gọi từng hs nêu. Lớp nhận xét, bổ sung.

* Gv chốt ý: Mèo có đầu, mình, đuôi và bốn chân. Toàn thân mèo được phủ một lớp lông dày và mượt. Mắt mèo to, tròn và sáng. Mũi mèo và tai mèo rất thính nên có thể đánh hơi và nghe được từ khoảng cách xa. Mèo đi bằng bốn chân, leo trèo và bắt chuột rất giỏi.

- Hs lắng nghe.

III- Củng cố, dặn dò:

- Nêu các bộ phận của con mèo? - Hs trả lời - Nuôi mèo có ích lợi gì? - Hs phát biểu - Dặn dò:

+ Xem lại bài ở sgk.

+ Bài sau: Con muỗi.

- Hs lắng nghe.

- Nhận xét tiết học.

IV. Bổ sung:

Chào cờ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm rõ những nội quy, nề nếp do nhà trường đề ra.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tập xếp hàng cho học sinh, biết lắng nghe và giữ trật tự chung.

3. Thái độ: Nâng cao ý thức tổ chức kỉ luật.

II. Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Lễ chào cờ:

- Tổng Phụ trách ổn định đội hình.

- Mời Liên đội trưởng lên điều khiển buổi lễ chào cờ.

- Ổn định đội hình.

- Liên đội trưởng điều khiển buổi lễ chào cờ.

(6)

2. Đánh giá tình hình tuần qua, phổ biến kế hoạch hoạt động tuần tới.

- GV Tổng phụ trách đánh giá việc thực hiện nội quy, nề nếp của HS trong tuần qua.

- Phổ biến 1 số kế hoạch trong tuần tới.

3. Hiệu trưởng lên nói chuyện đầu tuần.

- Nhận xét, đánh giá các hoạt động.

- Dặn dò HS 1 số điều cần thiết.

- Kể chuyện về Bác Hồ.

4. Kết thúc lễ chào cờ:

- GV cho HS về lớp.

- GV dặn dò HS các việc cần làm trong tuần.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Xếp hàng vào lớp.

- HS lắng nghe để thực hiện

Thứ ba ngày tháng năm 20 Toán:

BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS nhận biết được 100 là số liền sau của 99.

b/ Kĩ năng: Biết đọc, viết, lập được bảng các số từ 0 đến 100; biết một số đặc điểm các số trong bảng.

c/ Thái độ: Chăm chỉ, tự giác học tập.

II. Chuẩn bị:

a/ GV: Bảng các số từ 1 đến 100. Bảng gài, que tính b/ HS: Sách, vở

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài:

Ghi đề bài

2. Giới thiệu bước đầu về số 100:

- Gắn tia số có viết số 90 – 99 và một vạch để không.

- Gọi HS lên làm dòng đầu tiên.

- Treo bảng có sẵn 99 que tính.

- H: Trên bảng có bao nhiêu que tính?

- Vây số liền sau của 99 là …?

- Vì sao em biết?

Gv: Gắn lên tia số số 100.

- 100 là số có mấy chữ số?

- Nghe giới thiệu

- Đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu - Số liền sau của 97 là 98.

- Số liền sau của 98 là 99.

- 99 que tính.

- Số 100.

- Vì em cộng thêm một đơn vị.

- Số co 3 chữ số.

(7)

GV nhắc lại

- Phân tích số 100 và đọc.

3. Giới thiệu bảng các số từ 1 đến 100:

- Nhận xét các số ở hàng ngang đầu tiên?

- Nhận xét về hàng đơn vị của các số cột dọc?

- Hàng chục thì như thế nào?

GV kết luận về mối quan hệ 1 – 100.

4. Giới thiệu một vài đặc điểm của bảng các số từ 1 – 100:

- Hướng dẫn: Dựa vào bảng các số để làm bài tập 3.

- Số lớn nhất có một chữ số…?

- Số bé nhất có một chữ số …?

- Ngoài ra còn số nào bé nhất?

- Số tròn chục lớn nhất là số nào?

- Số tròn chục bé nhất là số nào?

- Số bé nhất có hai chữ số?

- Số lớn nhất có hai chữ số?

- Nêu các số có hai chữ số giống nhau?

Nhận xét, chữa bài IV. Củng cố, dặn dò:

Nhận xét tiết học

- Đọc và phân tích - Làm tiếp dòng 2.

- Nêu yêu cầu bài tập 2.

- Các số hơn kém nhau một đơn vị.

- Các số giống nhau và đều là 1.

- Các số hơn kém nhau 1 chục.

- HS làm bài

- HS thi đua đọc các số trong bảng.

- Đọc và nêu yêu cầu bài tập 3.

- HS làm bài

a) 1 HS đọc chữa phần a.

- Số 9 - Số 1 - Số 0

b) 1 HS đọc chữa phần b.

- Số 100 - Số 10

c) 1 HS đọc chữa phần c.

- Số 10 - Số 99

d) 1 HS đọc chữa phần d.

- HS trả lời. Nhận xét

Toán:

Luyện bài 100: So sánh các số có hai chữ số.

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS Luyện bài 100: So sánh các số có hai chữ số.

b/ Kĩ năng: Làm đúng các bài tập trong bài.

c/ Thái độ: Tích cực, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị:

GV + HS: Vở bài tập Toán.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hướng dẫn HS làm bài 100: So sánh các số có hai chữ số.

(8)

- Bài 1: ><=?

Hướng dẫn HS làm bài Gọi HS lên bảng làm Nhận xét

- Bài 2: Khoanh vào số lớn nhất:

a/ 72, 76, 70 b/ 82, 77, 88 c/ 92, 69, 80 d/ 55, 47, 60, 39 Hướng dẫn HS làm bài

Nhận xét

- Bài 3: Khoanh vào số bé nhất:

a/ 72, 76, 80 b/ 60, 51, 48 c/ 66, 59, 71 d/ 69, 70, 59, 66

Hướng dẫn HS làm bài Nhận xét

- Bài 4: Viết các số 67, 74, 46:

a/ Theo thứ tự từ bé đến lớn:

b/ Theo thứ tự từ lớn đến bé:

Hướng dẫn HS làm bài Nhận xét

- Bài 5: Đúng ghi đ, sai ghi s:

a/ Số 26 là số có hai chữ số b/ 26 < 62

c/ Số 55 là số có một chữ số Số 50 là số có hai chữ số

Hướng dẫn HS làm bài. Nhận xét

Nêu yêu cầu:Điền dấu HS làm bài

3 em làm bảng Đọc yêu cầu bài tập

HS làm bài

Đọc yêu cầu bài tập

HS làm bài

Đọc yêu cầu bài tập và làm bài a/ 46, 67, 74

b/ 74, 67, 46

HS làm bài và nhận xét.

Đọc yêu cầu bài tập

HS làm bài. Điền đ hoặc s vào ô trống Thứ tư ngày tháng năm 20

Toán:

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS luyện tập về các số có hai chữ số.

b/ Kĩ năng: Viết được các số có hai chữ số, viết được số liền trước, số liền sau của một số; biết giải toán có một phép cộng.

c/ Thái độ: Chăm chỉ, tự giác làm bài II. Chuẩn bị:

- Gv: Các bài tập.

- Hs: Sách giáo khoa, bảng con, thước.

III. Các hoạt động dạy học:`

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên I. Bài cũ: Bảng các số từ 1 đến 100

Nhận xét bài cũ

- HS thực hiện II- Bài mới:

(9)

1- Giới thiệu, ghi đề bài:

- Gv ghi đề lên bảng: Luyện tập

Gọi hs NHẮc lại đề bài - Hs nhắc lại đề.

2- Hướng dẫn hs làm bài tập :

* Bài 1:

- Gọi hs nêu yêu cầu bài làm. - Hs: Viết số.

- Gv cho hs làm bài vào vở. - Hs làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả bài làm của mình. - Hs đọc

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Gv nhận xét, chữa bài.

* Bài 2:

- Bài này chuyển thành trò chơi "Ai nhanh,

ai đúng". - Hs: Viết số.

- Gọi đại diện hs lên bảng chọn hoa để gắn.

- Gv hỏi cách tìm số liền trước? Liền sau?

- Gv cùng hs nhận xét bài ở bảng.

* Bài 3:

- Gọi hs nêu yêu cầu bài làm. - Hs: Viết các số

- Gọi 2 hs lên bảng, lớp làm vào sgk. - 2 hs làm ở bảng lớp, lớp làm vào sgk. Nhận xét

- Gv nhận xét, chữa bài.

III- Củng cố, dặn dò:

- Trò chơi: "Ai nhanh, Ai thắng?"

Tìm nhanh số liền trước, số liền sau của một số.

- Hs dựa vào bảng số từ 1 ® 100.

2 đội: Từng cặp hs, mỗi tổ 1 hs, hs tổ này yêu cầu tìm số liền trước thì hs của tổ kia tìm số liền sau và ngược lại, mỗi đội được đưa yêu cầu và chỉ 5 lần.

- Lượt 1 đội nào nhanh và đúng được cộng 1 điểm.

- Hs tham gia trò chơi.

- Gv tổng kết: Đội nào có nhiều điểm hơn là thắng.

- Dặn dò: + Xem lại bài ở sgk.

+ Làm bài ở vở bài tập toán.

+ Bài sau: Luyện tập chung.

- Hs lắng nghe và thực hiện.

- Nhận xét tiết học.

(10)

Toán:

Luyện bài: Luyện tập

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS luyện tập bài Luyện tập.

b/ Kĩ năng: Làm đúng các bài tập trong bài.

c/ Thái độ: Tích cực, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị:

GV + HS: Vở bài tập Toán.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hướng dẫn HS làm bài.

- Bài 1: Số?

Số liền sau của 97 là ...

Số liền sau của 98 là ...

Số liền sau của 99 là ...

Gọi HS đọc bài làm

- Bài 2: Viết số còn thiếu vào ô trống trong bảng các số từ 1 đến 100:

Gọi HS đọc các số từ 1 đến 100 Yêu cầu HS viết bài

Quan sát, nhận xét

- Bài 3: Trong bảng các số từ 1 đến 100:

a/ Các số có một chữ số là: ...

b/ Các số tròn chục có hai chữ số là: ...

c/ Số bé nhất có hai chữ số là: ...

d/ Số lớn nhất có hai chữ số là: ...

đ/ Các số có hai chữ số giống nhau là: ...

Gọi HS trả lời Nhận xét, sửa chữa

* Nhận xét tiết học

Đọc yêu cầu bài tập.

HS làm bài

Đọc bài làm

Đọc yêu cầu bài tập HS lần lượt đọc HS làm bài

Đọc yêu cầu và làm bài a/ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

b/ 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 c/ 10

d/ 99

đ/ 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99

(11)

Thứ năm ngày tháng năm 20 Toán:

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: HS luyện tập về các số có hai chữ số.

b/ Kĩ năng: Biết đọc, viết so sánh các số có hai chữ số; biết giải toán có một phép cộng.

c/ Thái độ: Chăm chỉ, tự giác làm bài II. Chuẩn bị:

- Gv: Nội dung bài tập.

- Hs: Sách giáo khoa, bảng con.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Bài cũ: Luyện tập.

II- Bài mới:

1- Giới thiệu, ghi đề bài:

- Gv ghi đề lên bảng: Luyện tập chung.

- Gọi hs nhắc lại đề. - Hs nhắc lại đề.

2- Hướng dẫn hs làm bài tập:

* Bài 1:

- Gọi hs nêu yêu cầu bài làm. - Hs: Viết các số

- Gọi 2 hs lên bảng, lớp làm bài vào sgk. - 2 hs (1 em làm câu a, 1 em làm câu b ), lớp làm vào sgk.

- Hs dưới lớp nhận xét bài ở bảng. - Hs nhận xét - Gv nhận xét, chữa bài.

* Bài 2:

- Gọi hs nêu yêu cầu bài làm. - Hs: Đọc mỗi số sau - Hs đọc thầm - gọi hs đọc. - Hs đọc (tiếp sức).

- Gv nhận xét.

* Bài 3: (Câu b, c)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài làm - Hs: Điền dấu <, >, =

- Gọi 3 hs lên bảng, lớp làm vào sgk. - 2 hs làm ở bảng lớp (mỗi em 1 cột), lớp làm vào sgk.

- Câu c: Thực hiện vế sau trước khi điền dấu.

- Hs dưới lớp nhận xét bài ở bảng. - Hs nhận xét - Gv nhận xét, chữa bài.

* Bài 4:

- Gọi hs nêu yêu cầu bài làm. - Hs: Đọc đề - Gv: Đề toán cho biết gì ? Hỏi gì ? - Hs trả lời

(12)

Muốn tìm số cây có tất cả, làm thế nào?

- Gọi 1 hs lên bảng, lớp làm bài vào sgk. - Hs: 1 hs làm bài ở bảng lớp, lớp làm vào sgk. (10 + 8 = 18).

- Hs dưới lớp nhận xét bài ở bảng. - Hs nhận xét - Gv nhận xét, chữa bài.

* Bài 5:

- Gọi hs nêu yêu cầu bài làm. - Hs: Viết số lớn nhất có hai chữ số.

- Gv cho hs làm vào bảng con. - Hs làm vào bảng con.

- Gv nhận xét, chữa bài.

III- Củng cố, dặn dò:

- Hỏi hs:

+ Số liền trước số 60?

+ Số liền sau số 59?

+ Số ở giữa của số 48 và 50?

- Hs trả lời

- Dặn dò: + Xem lại bài ở sgk.

+ Làm bài ở vở bài tập toán.

+ Tập đếm thuộc từ 1 ® 100 + Bài sau: Giải toán có lời văn (tt).

- Hs lắng nghe và thực hiện.

- Nhận xét tiết học.

Thứ sáu ngày tháng năm 20 SHTT:

SINH HOẠT LỚP

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: Đánh giá những ưu khuyết điểm của học sinh về tất cả các mặt.

b/ Kỹ năng: HS biết lắng nghe và ghi nhận để phấn đấu

c/ Thái độ: HS biết yêu trường, yêu lớp và có ý thức tập thể cao.

II. Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức:

- Yêu cầu HS giữ trật tự - Cho cả lớp hát một bài 2. GV cùng HS sinh hoạt:

- GV hướng dẫn HS sinh hoạt - GV nhắc lại, chốt và nhận xét.

- Mời HS bình bầu một số bạn học tốt và chăm ngoan.

3. GV đáng giá:

- Lớp ổn định, hát một bài

- Các TT báo cáo về các hoạt động cho LT. LT báo cáo cho cô giáo.

- HS lắng nghe

- HS xung phong bình bầu

(13)

GV khen một số em đã có tiến bộ

Nhắc nhở các em học chưa tốt cần cố gắng 4. Phương hướng:

- Duy trì nề nếp, tác phong.

- Đi học chuyên cần - Đồ dùng học tập đầy đủ

- Đến lớp trật tự trong giờ học, tập trung chú ý nghe giảng và phát biểu xd bài.

- Khắc phục những tồn tại chưa thực hiện.

- Những em học yếu cần cố gắng.

5. Tổng kết:

- Nêu một số ph. hướng cho tuần tới.

- Nhận xét tiết sinh hoạt.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- Lắng nghe để thực hiện.

- Múa hát tập thể.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục trẻ: Yêu quý, bảo vệ và chăm sóc các con vật sống trong rừng và tránh xa những con vật hung dữ các con nhớ

- Giáo dục trẻ: Yêu quý, bảo vệ và chăm sóc các con vật sống trong rừng và tránh xa những con vật hung dữ các con nhớ chưa?.

-Giáo viên nêu yêu cầu : quan sát tranh con muỗi, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.. -Học sinh

Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của mèo.. Đầu mèo có những bộ

Để làm được điều đó chúng ta cần chú ý giữ vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rảnh, khi ngủ cần mắc màn cẩn thận.. Hoạt động 3: Hỏi đáp về

- Bản chất: giáo viên giao cho mỗi đội một việc thực tế xung quanh đó học sinh có thể cảm giác cùng nhau lao động và thảo luận về các hình thức lao động mình có thể

Em có tán thành các việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi tình huống dưới đây không..

- Giáo dục : Các con biết yêu quý chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.