• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 02/ 10/ 2020

CHỦ ĐỀ: QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong chủ đề:

Rèn HS kĩ năng sống lễ độ. Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp, thể hiện lễ độ trong tình huống giao tiếp.

Bước 2 : Xây dựng nội dung của chủ đề:

- Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 03 - Nội dung:

Tiết theo KHGD

Tiết theo chủ đề

Nội dung Ghi

chú

5 01 Bài 4: Lễ độ

6 01 Bài 9: Lịch sự, tế nhị

7 01 Luyện tập vận dụng sáng tạo Bước 3:Mụctiêu chủ đề:

1. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề.

a.Về kiến thức

- Nêu được thế nào là lễ độ.

- Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người.

- Nêu được thế nào là lịch sự tế nhị.

- Nêu được ý nghĩa của lịch sự tế nhị trong gia đình với mọi người xung quanh.

*.Đối với HSKT: Biết ghi đầu bài vào vở, giữ trật tự trong giờ học, trả lời được câu hỏi đơn giản của cô.

b. Kĩ năng

*. Kĩ năng bài học:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiết ứng xử.

- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp, thể hiện lễ độ trong tình huống giao tiếp.

- Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.

- Phân biệt hành vi lịch sự tế nhị với hành vi chưa lịch sự tế nhị.

*. Kĩ năng sống:

- Giáo dục kĩ năng sống: giao tiếp ứng xử, tư duy phê phán, đánh giá, lập kế hoạch.

- Biết giao tiếp lịch sự tế nhị với mọi người xung quanh.

c. Năng lực, phẩm chất::

- Giáo dục đạo đức:

+ Trung thực, khiêm tốn với mọi người

+ Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ, tôn trọng, yêu thương mọi người, không đồng tình với hành vi thiếu lễ độ.

(2)

+ Yêu mến quý trọng những người lịch sự tế nhị trong giao tiếp.

+ Biết chào hỏi, biết cám ơn , xin lỗi, nói lời yêu cầu,đề nghị thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, khiêm tốn, khéo léo ở nơi công cộng

d. Định hương phát triển năng lực:

- Năng lực giao tiếp, ứng xử, tự rèn luyện, tự học…

2. Năng lực cần đạt a, Năng lực chung

Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

b, Năng lực chuyên biệt

Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù với pháp luật và đạo đức xã hội

Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước

Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội 3. Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao ý nghĩa

phẩm chất lễ độ và lịch sự tế nhị

Học sinh biết thế nào là lễ độ và lịch sự tế nhị thông qua tình huống cụ thể

Hiểu được bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện phẩm cất lễ độ và lịch sự tế nhị

Đánh giá được những trường hợp nào là lễ độ và lịch sự tế nhị

Sưu tầm được những tấm gương lễ độ và lịch sự tế nhị ở địa phương để có hướng phấn đâu

Hình thành tình cảm yêu thương gắn bó trong gia

đình và

mong muốn trở thành người lễ độ

Phân tích được vai trò của lễ độ và lịch sự tế nhị đối với mỗi cá nhân

Biết rút ra nhận xét về vai trò của lễ độ và lịch sự tế nhị.

(3)

và lịch sự tế nhị

Xác định trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện đức tính lễ độ và lịch sự tế nhị

Biết giữ gìn lễ độ và lịch sự tế nhị qua những hành động cụ thể

Hiểu được những ảnh hưởng của đức tính lễ độ và lịch sự tế nhị đến cộng đồng

Tự có kế hoạch

những việc

mình sẽ làm để rèn luyện tính lễ độ và lịch sự tế nhị.

4. Hệ thống câu hỏi và bài tập.

Câu 1: Em tán thành hay không tán thành với những hành vi, thái độ sau:

1. Đi xin phép, về chào hỏi.

2. Nói leo trong giờ học.

3. Gọi dạ , bảo vâng.

4. ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.

5. Nhường chỗ cho người già, người tàn tật... trên xe buýt.

6. Kinhd thầy, yêu bạn.

7. Nói trống không.

8. Ngắt lời người khác.

Câu 2: Ở trường chúng ta có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” Theo em lễ ở đây là gì?

Câu 3: Em phải làm gì để thực hiện câu thành ngữ: "Đi thưa về gửi"?

Câu 4: "Trên kính dưới nhường" khuyên chúng ta phải làm gì?

Câu 5: Em hãy nêu một ví dụ về cách cư xử tế nhi trong gia đình, nhà trường và xã hội mà em biết?

Câu 6: Em hãy phân tích 1 hành vi của bản thânđã thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị (hoặc thiếu lịch sự, tế nhị- nếu có)

5. Tổ chức thực hiện chủ đề

5.1. Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp:

5.2 Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, tình huống, tấm gương gia đình văn hóa - Học sinh: SGK, vở ghi

5.3 Dạy bài mới

Tiết 5 BÀI 4: LỄ ĐỘ

I. Mục tiêu bài học

(4)

1.Về kiến thức

- Nêu được thế nào là lễ độ.

- Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người.

2. Kĩ năng

a. Kĩ năng bài học:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiết ứng xử.

- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp, thể hiện lễ độ trong tình huống giao tiếp.

- Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.

b. Kĩ năng sống:

- Giáo dục kĩ năng sống: giao tiếp ứng xử, tư duy phê phán, đánh giá, lập kế hoạch.

3. Năng lực, phẩm chất::

- Giáo dục đạo đức:

+ Trung thực, khiêm tốn với mọi người

+ Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ, tôn trọng, yêu thương mọi người, không đồng tình với hành vi thiếu lễ độ.

4.Tích hợp:

- Giáo dục kĩ năng sống: giao tiếp ứng xử, tư duy phê phán, đánh giá, lập kế hoạch.

5. Đối với HSKT: Biết chép bài trên bảng vào vở.

II.Chuẩn bị Giáo viên:

- Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

- SGK, tư liệu tham khảo...

- Các mẩu chuyện tấm gương lễ độ.

Học sinh: Đọc bài và trả lời câu hỏi Sgk III.Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.

- Nghiên cứu trường hợp điển hình.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật động não.

- Kĩ thuật thảo luận nhóm, thảo thảo trình bày 1 phút.

- Kĩ thuật nghiên cứu trường hợp điển hình, chúng em biết 3....

IV. Tiến trình bài dạy 1.Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (vắng )

6A 5 / 10 / 2020

6B 8 / 10 / 2020

6C 9 / 10/ 2020

(5)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 15’)

* Câu hỏi:

? Thế nào là tiết kiệm?

? Em hãy nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm?

* Yêu cầu:

- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.

- Đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quí trọng sức lao động của mình và của xã hội, quí trọng mồ hôi công sức, trí tuệ của con người.Tiết kiệm giúp chúng ta tich lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước.Tiết kiệm thể hiện lối sống văn hóa

3. Các hoạt động dạy bài mới:

A. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học - Phương pháp: vấn đáp

- Năng lực cần đạt: ngôn ngữ - Thời gian: 3'

- Cách thức tiến hành:

? Khi đến lớp học, ra khỏi nhà việc đầu tiên các em phải làm gì?

( Chào ông, bà, bố, mẹ con đi học)

? Khi cô giáo vào lớp, việc đầu tiên các em phải làm gì?

(Cả lớp đứng nghiêm chào cô giáo)

? Khi vào lớp, cô giáo đứng nghiêm chào các em để làm gì?

(Thể hiện sự tôn trọng, lịch sự với HS)

Những hành vi trên thể hiện người có lễ độ. Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều mối quan hệ. Trong các mối quan hệ đó đều phải có những phép tắc quy định cách ứng xử, giao tiếp với nhau. Quy tắc đạo đức đó là lễ độ.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Hoạt động 1:

Thời gian: 10'

Mục tiêu: Tìm hiểu truyện đọc.

Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, sắm vai ...

Cách tiến hành:

G: đọc một lần truyện đọc “Em thuỷ” trong SGK/11, gọi HS đọc lại

G: Lưu ý các câu hội thoại giữa Thuỷ và người

I .Đặt vấn đề:

1.Truyện đọc “Em thuỷ”

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG khách.

? Em được nghe giới thiệu về Thuỷ như thế nào?

- Hiền dịu, nết na, ngoan ngoãn nhất làng.

? Việc làm gì của Thủy đã chứng tỏ điều đó?

- Thông qua hành động lời nói thái độ của Thủy trong cách cư xử của Thuỷ khi khách đến nhà.

? Em hãy kể lại những hành động của Thuỷ?

- Chào, mời khách; Giới thiệu với bà, kéo ghế mời khách ngồi, bưng nước mời bà rồi mới mời khách; xin phép bà tiếp khách, thái độ vui vẻ, lễ phép, lịch sự.

? Tại sao Thuỷ không mời nước khách trước bà? Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thuỷ trong truyện?

Theo bề bậc, kính trọng người già.

- Đúng mực, phù hợp; biết chào hỏi, thưa gửi, xin phép, niềm nở. Đúng như lời khen.

? Em học tập được gì ở tấm gương bạn Thuỷ?

- Cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày.

G: Chúng ta cần có thái độ đúng trong mối quan hệ rộng trong cuộc sống như: biết chào hỏi, thưa gửi, biết cám ơn khi người khác giúp mình, biết xin lỗi...

G: đưa tình huống (Từ giờ trước, học sinh sắm vai (5p)

-TH 1: Hoa và Hà cùng học lớp 6 nhưng khác lớp. Một hôm gặp cô giáo dạy Văn lớp Hoa, Hoa lễ phép chào cô còn Hà không chào mà đứng yên sau lưng Hoa.

-TH 2: Mạnh và Hải vui vẻ đến trường.Gặp một cụ già chuẩn bị sang đường, 2 em dừng lại dắt cụ qua đường rồi tiếp tục đi học.

* Nhận xét: Các bạn có cách cư xử đúng mực, lễ độ, quan tâm đến người khác...

Hoạt động 2:

Thời gian: 18'

2. Nhận xét:

- Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách khách.

- Biết tôn trọng bà và khách, làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp.

- Thuỷ thể hiện là một học sinh ngoan, lễ độ.

II. Nội dung bài học 1.Thế nào là lễ độ

(7)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Mục tiêu: Nội dung bài học

Phương pháp: thảo luận, vấn đáp, nhóm

? Cho biết thế nào là lễ độ?

Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

GV: Chuyển ý sang mục (b) bằng cách đưa ra 3 chủ đề để học sinh thảo luận.

Nhóm 1 và 2: Chủ đề lựa chọn mức độ biểu hiện sự lễ độ phù hợp với các đối tượng:

Đối tượng Biểu hiện, thái độ - Ông bà, cha mẹ.

- Anh chị em trong gia đình.

- Chú bác, cô dì.

- Người già cả, lớn tuổi.

- Tôn kính, biết ơn, vâng lời.

- Quý trọng, đoàn kết, hoà thuận.

- Quý trọng, gần gũi.

- Kính trọng, lễ phép.

Thái độ - Vô lễ.

- Lời ăn tiếng nói thiếu văn hoá

- Ngông nghênh

Hành vi

- Cãi lại bố mẹ.

- Lời nói, hành động cộc lốc, xấc xược, xúc phạm đến mọi người.

Cậy học giỏi, nhiều tiền của, có địa vị xã hội, học làm sang.

Nhóm 3:

Đánh dấu X vào ô trống ý kiến đúng:

- Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn.

- Lễ độ thể hiện người có đạo đức tốt.

- Lễ độ là việc riêng của cá nhân.

- Không lễ độ với kẻ xấu.

- Sống có văn hoá là cần phải lễ độ.

? Chúng ta cần lễ độ với những ai?

- Trong gia đình, NT, XH... Với người lớn, thầy cô, anh chị...

? Trong giao tiếp, lễ độ thể hiện ở những điểm gì?

- Nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, hành động...

? Những hành vi nào là trái với lễ độ?

a. Khái niệm

- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

b. Biểu hiện của lễ độ

- Các biểu hiện của lễ độ thể hiện qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, nét mặt: biết chào hỏi, thưa gửi, biết cám ơn, biết xin lỗi, biết nhường nhịn, khiêm tốn ở những nơi công cộng..

(8)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG -Vô lễ, hỗn láo, láo xược.

? Lễ độ có ý nghĩ như thế nào trong cuộc sống?

- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng quan tâm đối với mọi ngừoi

- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng, do đó được mọi người q u í mến

- Làm cho quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn minh, tiến bộ

GV: Nhận xét, kết luận

G: Cần học hỏi cách xử thế của người lớn, những người bạn tốt. Tích cực ủng hộ những hành vi lễ độ, có văn hoá và phê phán những biểu hiện thiếu lễ độ.

Liên hệ thực tế và rèn luyện đức tính lễ độ.

? Theo em cần phải làm gì để trở thành người sống có lễ độ?

- Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá.

? Ở trường chúng ta có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” Theo em lễ ở đây là gì?

- Lễ là lễ nghĩa cách ứng xử của con người.

G: Muốn trở thành người công dân tốt điều trước hết là phải học đạo dức, lễ phép sau đó mới học đến văn hoá, kiến thức như Bác Hồ đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”.

? Em phải làm gì để thực hiện câu thành ngữ:

"Đi thưa về gửi"?

- Là con cháu trong gia đình, khi đi phải xin phép, khi về phải chào hỏi.

? "Trên kính dưới nhường" khuyên chúng ta phải làm gì?

- Đối với bề trên phải kính trọng, đối với người dưới phải nhường nhịn.

* HSKT: Khi gặp thầy cô giáo em có chào hỏi thầy cô không?

C. Hoạt động vận dụng:

2. Ý nghĩa

- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng quan tâm đối với mọi người - Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng, do đó được mọi người quí mến

- Làm cho quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn minh, tiến bộ

3. Cách rèn luyện:

- Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá.

- Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp.

- Tránh xa và phê phán thái độ vô lễ...

(9)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG - Mục tiêu: tạo hứng thú giúp Hs yêu thích

môn học

- Phương pháp: đóng vai

- Năng lực cần đạt: Hs nhận xét được các việc làm của bạn.

- Thời gian:3'

- Cách thức tiến hành: Gv tổ chức cho Hs đóng vai.

Tình huống: Trống vào lớp và cô giáo đã vào lớp được mấy phút nhưng một số bạn vẫn còn nói chuyện không chú ý nghe lời cô nói, gây mất trật tự giờ học.

- Hs đóng vai

- Gv quan sát, hỗ trợ.

- Hs nhận xét, đánh giá

=> Gv chốt

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Mục tiêu: tạo cho Hs thấy được mối liên hệ giữa môn học với thực tế cuộc sống.

- Nội dung hoạt động: Tìm hiểu tấm gương trong cuộc sống để học tập

- Dự kiến sản phẩm Hs đạt được: Truyện hoặc bài báo...

- Kĩ thuật tổ chức hoạt động: Gv giao nhiệm vụ, Hs về nhà làm

- Cách thức tiến hành:

Gv giao nhiệm vụ Hs về nhà tìm 1 vài tấm gương biết sống tiết kiệm trog thực tế hoặc trên báo , mạng Internet...

4. Củng cố bài (4 /)

GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại thế nào là lễ độ, biểu hiện của lễ độ, ý nghĩa và cách rèn luyện trở thành người có đức tính lễ độ

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: (1’)

* Hướng dẫn học bài:

- Học thuộc bài.

- Làm bài tập còn lại trong (SGK)

* Chuẩn bị bài:

(10)

- Đọc trước bài: Tôn trọng kỉ luật.

V. Rút kinh nghiệm bài dạy:

- Kiến thức:

- Phương pháp:

- Thời gian:

Tiết 6

BÀI 9: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là lịch sự tế nhị.

- Nêu được ý nghĩa của lịch sự tế nhị trong gia đình với mọi người xung quanh.

*. Đối với HSKT: Biết chép bài vào vở, giữ trật tự trong giờ học, biết trả lời khi cô giáo hỏi.

2. Kĩ năng:

+ Kĩ năng bài dạy :

- Biết phân biệt hành vi lịch sự tế nhị với hành vi chưa lịch sự tế nhị.

- Biết giao tiếp lịch sự tế nhị với mọi người xung quanh.

+ Giáo dục kĩ năng sống: giao tiếp ứng xử, tư duy phê phán, tự trọng.

3. Năng lực, phẩm chất::

- Giáo dục đạo đức:

+ Yêu mến quý trọng những người lịch sự tế nhị trong giao tiếp.

+ Biết chào hỏi, biết cám ơn , xin lỗi, nói lời yêu cầu,đề nghị thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, khiêm tốn, khéo léo ở nơi công cộng

- Giáo dục kĩ năng sống: giao tiếp ứng xử, tư duy phê phán, tự trọng.

- Định hương phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, ứng xử thể hiện lịch sự tế nhị, tự rèn luyện, tự học…

4.Tích hợp:

- Giáo dục kĩ năng sống: giao tiếp ứng xử, tư duy phê phán, đánh giá, lập kế hoạch.

5. Đối với HSKT: Biết chép bài trên bảng vào vở II. Chuẩn bị:

Gv:

- Soạn bài theo kiến thức chuẩn.

- Máy tính, máy chiếu Hs:

- Sưu tầm tranh ảnh truyện đọc có nội dung thể hiện hành vi, lời mới, trang phục lịch sự, tế nhị hoặc không lịch sự, tế nhị, tình huống giao tiếp và trang phục sắm vai.

(11)

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp dạy học - Thảo luận cả lớp

- Giải quyết tình huống

- Nghiên cứu trường hợp điển hình 2. Kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật lược đồ tư duy - Kĩ thuật hỏi đáp

-Trình bày một phút IV.Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (vắng )

6A 15 / 10 / 2020

6B 14 / 10 / 2020

6C 16 / 10/ 2020

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiết học.

3. Các hoạt động dạy bài mới:

A. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học - Phương pháp: Trực quan

- Năng lực cần đạt: ngôn ngữ, nhận xét - Thời gian: 3'

- Cách thức tiến hành:

- Máy chiếu=> Để hiểu thế nào là "Lịch sự, tế nhị' và ý nghĩa của "Lịch sự, tế nhị' trong cuộc sống, các em vào bài học.

Từ xa xưa, ông cha chúng ta đã có câu:

“ Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Đó chính là kinh nghiệm quý báu trong cách ứng xử, cư xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Vậy kinh nghiệm đó được biểu hiện như thế nào, chúng ta sẽ được nghiên cứu trong bài học hôm nay.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Hoạt động 1( 10’)

Mục tiêu : Hướng dẫn HS tìm hieur nội dung truyện đọc

Phương pháp : Giải quyết tình huống.

Kỹ thuật: Hỏi đáp Cách tiến hành :

GV : Cho hs đọc 1 lần sau đó mời các em lên bảng tái hiện lại tình huống SGK.

GV : Trình chiếu.

I. Đặt vấn đề:

1. Tình huống - SGK/ 26

(12)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

? Em nhận xét gì về hành vi của các bạn qua tình huống trên?

- Bạn không chào: Không lễ phép, thiếu lịch sự.

- Bạn chào rất to, thiếu lịch sự.

Ä Những bạn này đi học muộn lại không xin lỗi thầy là thiếu lịch sự, vào lớp lúc thầy đang nói là thiếu tế nhị.

? Nhận xét hành vi ứng xử của bạn Tuyết?

HS: Lễ phép, biết lỗi, lịch sự, tế nhị…

Ä - Cử chỉ đứng nép ngoài cửa để khỏi làm phiền thầy và các bạn trong lớp -> biết tôn trọng người khác, lịch sự, tế nhị.

- Chờ thầy nói hết câu mới bước ra giữa cửa, đứng nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi -> kính trọng thầy, thể hiện hành vi đạo đức trong quan hệ thầy - trò, biết ứng xử lịch sự, tế nhị.

GV: Trình chiếu

? Nếu em là thầy Hùng em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây mà em cho là tốt nhất trước hành vi của các bạn vào lớp muộn?

GV trình chiếu: Một số cách giải quyết:

1.Phê bình các bạn đi học muộn với thái độ gay gắt

2. Nhắc nhở và phân tích nhẹ nhàng 3.Coi như không có chuyện gì

4. Không nói ngay lúc ấy, tan học sẽ nhắc trực tiếp các bạn.

? Tai sao em chọn cách ứng xử này?

Bởi đây là cách ứng xử khéo léo.

GV trình chiếu đáp án: Sau đó phân tích ưu, nhược điểm của từng cách ứng xử.

GV: Qua tình huống trên các em thấy cách ứng xử của một số bạn chạy vào lớp khi thầy đang chúc các bạn nữ nhân ngày 8.3 như vậy là chưa đúng chúng ta cấn rút kinh nghiêm. Cách ứng xử của bạn tuyết chúng ta cấn phát huy. Đây cũng chính là một biểu hiện của lịch sự tế nhị đấy các em a.

Vậy để hiểu thế nào là Lịch sự, thế nào là tế nhị cô và các em tìm hiểu nội dung thứ nhất của bài học.

Hoạt động 2( 23’)

2. Nhận xét:

- Bạn Tuyết là người lịch sự, tế nhị.

II. Nội dung bài học:

(13)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Mục tiêu : Tìm hiểu nội dung bài học

Phương pháp : Giải quyết vấn đề.

Kỹ thuật: Hỏi đáp

Cách tiến hành : Cá nhân

? Em hiểu lịch sự là gì? Tế nhị là gì?

- Lịch sự: là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội.

- Tế nhị: là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử.

? Em thấy Lịch sự, tế nhị có khác nhau không? Vì sao?

- Không, đều chỉ hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp với yêu cầu xã hội...

? Vậy em hãy khái quát cho cô thế nào là biểu hiện lịch sự, tế nhị?

- Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp ( nhã nhặn, từ tốn) - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người.

- Thể hiện sự tôn trọng giao tiếp với người xung quanh.

? Lịch sự, tế nhị giống với đức tính nào em đã học?

( Lễ độ, tôn trọng kỷ luật, biết ơn, chan hoà với mọi người).

GV: Phát phiếu:

Cho học sinh thảo luận nhóm tìm biểu hiện (Chia lớp làm 6 nhóm)

Phát phiếu học tập cho học sinh.

? Em hãy tìm những biểu hiện của lịch sự tế nhị?

- Biết chào hỏi, biết giới thiệu, tự giới thiệu, cám ơn xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng, + Biết lắng nghe.

+ Biết nhường nhịn.

+ Biết tôn trọng người khác.

+ Nói nhẹ nhàng.

+ Nói dí dỏm.

+ Cư xử đúng mực với mọi người

1. Khái niệm lịch sự , tế nhị

- Lịch sự: là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội.

- Tế nhị: là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử.

- Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp ( nhã nhặn, từ tốn)

- Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người.

- Thể hiện sự tôn trọng giao tiếp với người xung quanh.

2. Biểu hiện

- Biết chào hỏi, biết giới thiệu, tự giới thiệu, cám ơn xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng

(14)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG ( Nhận xét các nhóm)

GV: Biểu hiện của lịch sự tế nhị được thể h iên cụ thể qua trang phục,cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp với mọi người

? Em hãy tìm những biểu hiện của không lịch sự tế nhị?

- Là thô lỗ, vụng về trong giao tiếp, gây nên sự khó chịu cho người giao tiếp…

- Ví dụ: Nói to át tiếng người khác, nói thầm với người bên cạnh khi có người thứ ba ở đó, chen lấn sô đẩy người khác ở nơi công cộng.

GV: Chúng ta vừa đi tìm hiểu biểu hiên của lịch sự, tế nhị vậy cô muốn kiểm tra xem các em đã nắm vững biểu hiên chưa chúng ta cùng giải quyết tình huống sau.

Thảo luận nhóm : 3 phút

GV: Cho học sinh giải quyết tình huống

“Tuấn và Quang rủ nhau đi xem ca nhạc.

Vào cửa rạp, Tuấn vẫn hút thuốc lá. Quang nhắc nhở Tuấn tắt đi, nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy: “Hút thuốc là quyền của mình, việc gì phải tắt!”(Bài tập d sgk/22)

Phân tích hành vi, cử chỉ, lời nói của Tuấn và Quang trong tình huống trên?

Đáp án:

- Với Tuấn :

+ Hút thuốc lá nơi công cộng: vi phạm nội quy của rạp, không tôn trọng mọi người.

+ Cố tình nói to: khiếm nhã, bất lịch sự.

- Với Quang:

+ Nhắc nhở bạn khi bạn có hành vi không đúng.

+ Nói nhỏ vào tai Tuấn, không làm ảnh hưởng đến người khác -> Cách ứng xử lịch sự, tế nhị.

GV kết luận khái quát: Những việc làm trên thể hiện cách cư xử của con người có hiểu biết, có văn hóa ; tuy nhiên, tế nhị không phải là khéo léo che đậy, giả dối trong hành vi, ứng xử.

? Em có cảm nghĩ gì khi được người khác cư xử với mình một cách lịch sự tế nhị?

(15)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG - Em cảm thấy vui mình được tôn trọng và

em nghĩ người đang nói chuyện với mình là người có hiểu biết … Và bản thân cũng cảm thấy tôn trọng họ.

? Em hãy tự nhận xét về thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ hằng ngày của bản thân xem mình đã lịch sự tế nhị chưa?

- Học sinh trả lời.

? Có điểm gì cần phát huy? Cần khắc phục?

GV: Lịch sự tế nhị thể hiện qua trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp với người khác. Yêu cầu về thái độ phải tôn trọng, nhã nhặn từ tốn biết lắng nghe người khác không phân biệt đối xử với người giao tiếp, về ngôn ngữ nói đủ nghe, dùng từ phù hợp.

- Về trang phục: Phải phù hợp với lứa tuổi hoàn cảnh sống.

- Về cử chỉ phải đúng mực, nhã nhặn, lễ độ khéo léo trong giao tiếp ứng xử.

GV: Vây lịch sự tế nhị có cần thiết trong cuộc sống không cô cùng các em sẽ tìm hiểu nội dung thứ hai của bài học.

? Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

- Giao tiếp lịch sự tế nhị thể hiện con người có văn hóa.

- Có đạo đức được mọi người quý mến.

- Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

? Theo em cần làm gì để trở thành người biết cư xử lịch sự tế nhị?

Rèn luyện thái độ, cử chỉ, hành vi ngôn ngữ.

Biết tự kiểm soát hành vi của mình G: Lịch sự, tế nhị có tác dụng đạt hiệu quả giáo dục cao, giúp mọi người hiểu nhau và xây dựng mối quan hệ tốt.

2.Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị:

- Giao tiếp lịch sự tế nhị thể hiện con người có văn hóa, có đạo đức được mọi người quý mến.

- Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

3.Cách rèn luyện:

- Rèn luyện cách giao tiếp từ thái độ, cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ.

- Biết tự kiểm soát hành vi của mình - Góp ý cho mọi người hiểu khi có hành vi không lịch sự, không tế nhị.

C. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu: tạo hứng thú giúp Hs yêu thích môn học - Phương pháp: đóng vai

- Năng lực cần đạt: Hs nhận xét được các việc làm của bạn.

(16)

- Thời gian:3'

- Cách thức tiến hành: Gv tổ chức cho Hs đóng vai.

Tình huống: Trống vào lớp và cô giáo đã vào lớp được mấy phút nhưng một số bạn vẫn còn chạy nhảy ngoài sân, sau đó các bạn vội vàng chạy vào lớp miệng hô thật to" thưa cô em vào lớp" và cứ thế vào chỗ ngồi mà không cần chú ý đến việc cô đã đồng ý chưa.

- Hs đóng vai

- Gv quan sát, hỗ trợ.

- Hs nhận xét, đánh giá

=> Gv chốt

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Mục tiêu: tạo cho Hs thấy được mối liên hệ giữa môn học với thực tế cuộc sống.

- Nội dung hoạt động: Tìm hiểu tấm gương trong cuộc sống để học tập - Dự kiến sản phẩm Hs đạt được: Truyện hoặc bài báo...

- Kĩ thuật tổ chức hoạt động: Gv giao nhiệm vụ, Hs về nhà làm - Cách thức tiến hành:

Gv giao nhiệm vụ Hs về nhà tìm 1 vài tấm gương biết sống tiết kiệm trog thực tế hoặc trên báo , mạng Internet...

4. Củng cố: (3’)

? Bài học có những đơn vị kiến thức nào?

HSTL

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: (2’) a. Hướng dẫn học bài cũ:

- Học bài theo các nội dung cơ bản.

- Hoàn thành các bài tập.

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

b. Chuẩn bị bài mới.

- Chuẩn bị: Bài 10: "Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể hoạt động xã hội".

V. Rút kinh nghiệm bài dạy.

- Kiến thức:

- Phương pháp:

- Thời gian:

(17)

TIẾT 7

CHỦ ĐỀ :QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC Tiết 3:Luyện tập, vận dụng, mở rộng, nâng ca

* Kiến thức:

- Hiểu được nội dung và biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết, xử lí tình huống.

- HS vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống, vẽ sơ đồ tư duy ...

- Phương tiện, tư liệu: Giấy A4, bút dạ - Phương pháp: hoạt động nhóm, - Kĩ thuật: động não, lược đồ tư duy - Thời gian: 25 phút.

HS treo tranh vẽ với chủ đề : “ Nếp sống văn minh”.

HS các nhóm nhận xét tranh.

* Gv cho hs làm hết phần bài tập

* Kết hợp quan sát tranh cùng với những kiến thức em đã được tìm hiểu trong chủ để này theo em trong cuộc sống xã hội hiện nay, phẩm chất lễ độ, lịch sự tế nhị có còn cần thiết và quan trọng không?

Gợi ý trả lời:

- Lễ độ, lịch sự tế nhị là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng, do đó được mọi người quí mến

- Làm cho quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn minh, tiến bộ

* Đọc tư liệu tham khảo -sgk/18,19.

GV: Lễ độ, lịch sự tế nhị là biểu hiện quan trọng và cần thiết trong thời đại ngày nay trở thành yêu cầu sống của mỗi con người trong xa hội ngày càng tiến bộ. Lịch sự, tế nhị có tác dụng đạt hiệu quả giáo dục cao, giúp mọi người hiểu nhau và xây dựng mối quan hệ tốt.

- Gv cho hs chơi trò chơi “Ai nhanhhơn”

Gv phổ biến luật chơi

Gv đưa ra các thẻ kiến thức có nội dung tương ứng với các bức tranh thể hiện phẩm chất lễ độ và lịch sự, tế nhị.

- Nhiệm vụ của các em là gắn thẻ kiến thức vào các bức tranh cho phù hợp - Thời gian cho các đội là 5 phút

- Đội nào gắn xong nhanh nhất và chính xác đội đó sẽ giành chiến thắng

- Phần thưởng giành cho đội chiến thắng là…..(gv tự lựa chọn: điểm thưởng, bút viết, điểm số cộng vào điểm thi đua cuối tháng....)

Gv cho học sinh lên chia sẻ phần tài liệu tự tìm hiểu ở nhà cho cả lớp cùng theo dõi( đã chuẩn bị bản pp, trình chiếu gửi cô từ tiết học trước)

(18)

Gv mời các nhóm lên thuyết trình Thời gian( 5phút)

Hoạt động 5: tổng kết chủ đề (thời gian 5 phút)

- Gv nhận xét đánh giá chung về thái độ hành vi, ý thức học tập của học sinh trong suốt quá trình học tập chủ đề.

- Gv đánh giá nhận xét từng nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể ưu, nhược điểm - Gv chốt toàn bộ nội dung kiến thức chủ đề

* Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (5 phút) Học bài:

- Nắm được nội dung bài học

- Làm hoàn thiện các bài tập đã làm

- Tiếp tục bổ sung và thực hiện Kế hoạch đã lập ở bài tập 4 SGK

* Chuẩn bị bài: Bài 5: Tôn trọng kỷ luật

- Đọc trước bài và tự trả lời các câu hỏi gợi ý trong phần Đặt vấn đề - Nghiên cứu trướ cnội dung bài học

- Tìm hiểu 1 số nội quy của các cơ quan, trường học...

*. Rút kinh nghiệm bài dạy.

- Kiến thức:

- Phương pháp:

- Thời gian:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai hai tình huống (một tình huống nói về việc giữ chữ tín, một tình huống thể hiện việc không giữ chữ tín). + Yêu cầu học sinh

+ HS có ý thức tự giác rèn luyện dân chủ và kỉ luật, ứng xử phù hợp yêu cầu dân chủ trong cuộc sống, học tập, lao động và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.. + Có thái

+ Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập, những tình huống có vấn đề. Phân tích được các vấn đề để đưa ra những giải

Mục tiêu:Giúp học sinh hiểu biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín,

+ HS có ý thức tự giác rèn luyện dân chủ và kỉ luật, ứng xử phù hợp yêu cầu dân chủ trong cuộc sống, học tập, lao động và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.. + Có thái

- Phân tích được trình tự lập luận thuyết phục của tác giả trong vb.. - Kĩ năng sống : kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng nhận thức, kĩ năng

Thái độ: - Qua giờ học giúp HS vận dụng tốt vào việc viết thư cho người thân II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng giao tiếp ứng xử văn hoáI. -

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai hai tình huống (một tình huống nói về việc giữ chữ tín, một tình huống thể hiện việc không giữ chữ tín). + Yêu cầu học sinh