• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cây gạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Cây gạo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH II

ĐỀ ÔN TẬP NGÀY 11 / 2 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (Thời gian 40 phút không kể giao đề) Họ tên:………...lớp:………...

Phần A: Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (7 điểm)

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

(Theo Vũ Tú Nam ) Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm ?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Mùa xuân.

B. Mùa hạ.

C. Mùa thu.

D. Mùa đông.

Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ngọn lửa hồng.

B. Ngọn nến trong xanh.

C. Tháp đèn.

D. Cái ô đỏ

Câu 3: các loài chim làm gì trên cậy gạo ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Làm tổ.

B. Bắt sâu.

(2)

D. Trò chuyện ríu rít.

Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Đỏ chon chót B. Đỏ tươi.

C. Đỏ mọng.

D. Đỏ rực rỡ.

Câu 5: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Trở lại tuổi xuân.

B. Trở nên trơ trọi.

C. Trở nên xanh tươi.

D. Trở nên hiền lành.

Câu 6: Em thích hình ảnh nào trong bài văn nhất? Vì sao ?

………

………

………

………..…………..

………...

...

Câu 7: Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”

trả lời cho câu hỏi nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Là gì?

B. Làm gì?

C. Thế nào?

D. Khi nào?

Câu 9: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu “Ai là gì?” để nói về cây gạo

………

………

………...

Phần B. Tập làm văn (3 điểm)

(3)

Viết một đoạn văn kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).

(4)

TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (Thời gian 40 phút không kể giao đề)

Họ tên:………...lớp:………...

I: Trắc nghiệm (6 điểm) Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Ong Thợ

Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả.

Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.

Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.

Theo Võ Quảng.

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?

A. Trên ngọn cây. B. Trên vòm lá. C. Trong gốc cây. D. Trên cành cây.

Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?

A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.

B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.

C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.

D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.

Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?

A. Để đi chơi cùng Ong Thợ. B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.

C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ. D. Để kết bạn với Ong Thợ.

Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?

A. Ong Thợ. B. Quạ Đen, Ông mặt trời

C. Ong Thợ, Quạ Đen D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?

A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.

B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.

C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.

D. Ong Thợ bay về tổ.

Câu 6: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?

A. Ông mặt trời nhô lên cười. B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.

C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện.

D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.

Câu 7: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen? Viết 1 câu nêu suy nghĩ của em:

….

(5)

………

………

Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là:

….

………

………...

Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?

….………...

….………...

II . Tập làm văn (4 điểm)

Đề bài: Viết một đoạn văn kể lại cảnh đẹp quê hương em hoặc nơi em đang sinh sống.

(6)

TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (Thời gian 40 phút không kể giao đề) Họ tên:………...lớp:………...

I. Đọc thầm: (6 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cửa Tùng

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “ Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

Theo Thuỵ Chương Câu 1. (0,5 điểm) Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?

A. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

B. Đồng lúa xanh mướt, vườn cây trái xum xuê.

C. Luỹ tre làng toả bóng mát soi bóng xuống dòng sông.

D. Là những hàng cây chạy dài thẳng tắp.

Câu 2. (0,5 điểm) Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển?

A. Một sắc màu. C. Ba sắc màu.

B. Hai sắc màu. D. Bốn sắc màu

Câu 3. (0,5 điểm) Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như gì?

A. Bờ cát trắng.

B. Chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

C. Bà chúa của các bãi tắm.

D. Tấm vải lụa đào.

Câu 4. (0,5 điểm) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

A. Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng bến Hải.

B. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.

C. Con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước.

D. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển.

Câu 5. (0,5 điểm) Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ đặc điểm?

(7)

A. Con thuyền. B. Dòng sông. C. Gió thổi D. Nước xanh lơ.

Câu 6. (0,5 điểm) Em hiểu thế nào là “Bà chúa của các bãi tắm”?

A. Bãi tắm đẹp nhất. B. Bãi tắm sâu nhất.

C. Bãi tắm rộng nhất. D. Bãi tắm dài nhất.

Câu 7. (1 điểm) Viết các hình ảnh so sánh trong bài văn trên.

………

………

………

………

Câu 8. (1 điểm) Viết 1 câu theo mẫu Ai làm gì?

………...

Câu 9. (1 điểm) Viết cảm nghĩ của em về biển Cửa Tùng?

………...

2.Tập làm văn. ( 4 điểm )

Đề bài: Em hãy viết một bức thư cho người thân để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong học kì I.

(8)
(9)

TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (Thời gian 40 phút không kể giao đề) Họ tên:………...lớp:………...

I/ Trắc nghiệm:

Đọc thầm bài :

Về quê ngoại

Em về quê ngoại nghỉ hè Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.

Gặp bà tuổi đã tám mươi

Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa.

Gặp trăng, gặp gió bất ngờ, Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.

Bạn bè ríu rít tìm nhau

Qua con đường đất rực màu rơm phơi.

Bóng tre mát rợp vai người Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.

Về thăm quê ngoại, lòng em

Yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người.

Em ăn hạt gạo lâu rồi

Hôm nay mới gặp những người làm ra.

Những người chân đất thật thà Em thương như thể thương bà ngoại em.

Hà Sơn Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Bạn nhỏ trong bài về thăm quê của ai?

a. quê của bố b. quê của mẹ. c. quê của bố và mẹ Câu 2: Bạn về thăm quê ngoại vào dịp nào?

a. nghỉ hè b. nghỉ tết, c. nghỉ lễ Câu 3: Quê ngoại của bạn đó ở đâu?

a. ở nông thôn . b. ở thành phố. c. ở miền núi Câu 4: "Những người chân đất thật thà " ý nói ai ?

a. người công nhân b. người nông dân c. chú bộ đội Câu 5: Câu:"Em yêu quý những ngưòi làm ra hạt gạo ." thuộc kiểu câu nào dưới đây ? a. Kiểu câu : “ Ai làm gì ? ”

b. Kiểu câu : “Ai thế nào ? ” c. Kiểu câu : “ Ai là gì ? ”

Câu 6: Bạn nhỏ nghĩ: Ai là người làm ra hạt gạo? Họ có đức tính

gì? ...

...

...Câu 7: Gạch chân các sự vật được so sánh với nhau trong dòng thơ sau:

Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.

Câu 8: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì ?”

Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

Câu 9: Đánh dấu phảy vào vị trí thích hợp trong câu sau:

Quê tôi có dòng sông êm đềm có lũy tre xanh mát có đồng lúa thẳng cánh cò bay.

(10)

của em.

(11)
(12)

TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

Họ tên:………...lớp:………...

I. Đọc bài văn sau và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Chồi biếc

Mùa xuân, nhừng hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đêm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân.

Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng. Những lá non mới chui từ lòng mẹ chui ra, chúng còn yếu ớt, mềm mại non tơ, ngơ ngác với thiên nhiên.

Hằng ngày được nắng, gió luyện rèn, chả mấy chốc chúng từ màu tím biếc đã chuyển sang màu xanh nõn. Lúc này, lá cây cũng giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ. Và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không

gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm. Lúc này, lá cây ở thời kì sung sức nhất của cuộc đời mình. Từ những nách lá đà này ra những chùm hoa đỏ chói,vàng sáng, tím lịm như nhung ... rồi kết quả. Mùa thu đến, cũng là lúc lá cây về già, gân guốc nồi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Mùa đông, lá cây như những cụ già lụ khụ, úa vàng, máu còn úa đỏ trên mặt lá đã phải lìa cành để nhường lại cho cây ấp ủ những chồi biếc mai sau.

Câu 1: Bài văn tả cảnh gì ? A. Tả chồi biếc vào mùa xuân.

B. Tả lá cây ở thời ki phát triển nhất.

C. Tả sự phát triển của chồi cây suốt bốn mùa.

Câu 2: Những từ ngữ nào đà được dùng đề tả sức sống, niềm vui của cây cối khi mùa xuân đến ?

(13)

A. Giăng giăng thả bụi, ngủ đẫy giấc B. Bừng tỉnh, hớn hờ chào đón mùa xuân C. Ngủ đủ giấc, nhú chồi biếc

Câu 3: Sự vật nào được so sánh với bàn tay em bé?

A. Chồi mới nứt nanh

B. Lá non mới chui từ lòng mẹ ra C. Lá có màu xanh nõn

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

A. 3 hình ảnh B. 4 hình ảnh C. 5 hình ành Câu 5: Từ in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm.

A. Khi nào? B. Cái gì? C. Vì sao?

Câu 6: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong câu sau:

Và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cùng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm.

Câu 7: Gạch chân dưới những câu được viết theo mẫu Ai - làm gì? trong đoạn vãn sau. Dùng dấu gạch chéo ( / ) đế phân tách bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và bộ phận trả lời câu hỏi Cái gì? trong các câu đó:

Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đâu. Nó cố băt chước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp. Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò. Mặt đám học trò ngơ ngác. Rồi chúng phá lên cười.

II.Tập làm văn

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

(14)

...

...

...

...

...

...

...

...

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG TH VĨNH THỊNH

ĐỀ ÔN TẬP NGÀY 18 / 2 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

Họ tên:………...lớp:………...

I. Chính tả

Bài 1: Điền vào chỗ trống

a. sa hay xa: ……mạc; ….….xưa; phù……..; sương………;

…….xôi ; …...lánh; ..……....hoa; ……….lưới.

b. se hay xe: ……...cộ; ……...lạnh; …………..chỉ; ………...máy.

II. Luyện từ câu

Bài 1: Trong từ Tổ quốc tiếng quốc có nghĩa là nước. Tìm thêm các từ khác có tiếng quốc với nghĩa như trên.

ví dụ: quốc kì, quốc ca

………

Bài 2: Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy:

a. Non nước, giang sơn, non sông, quê hương, tổ quốc, đất nứơc, làng xóm.

b. Bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ.

c. Xây dựng, dựng đứng, kiến thiết, dựng xây d. Tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.

Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: làm gì, thế nào?

a. Đường lên dốc trơn và lầy b. Người nọ đi tiếp sau người kia.

c. Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh.

d. Những đám rừng đỏ lên vì bom Mỹ.

e. Những khuôn mặt đỏ bừng.

Bài 4: Tìm từ ngữ nhân hoá trong các câu thơ dưới đây và điền vào ô trống phù hợp Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hang đẹp thay Bố em xách điếu đi cày

(15)

Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.

Tên sự vật

Từ gọi sự vật như gọi người Từ ngữ tả sự vật như tả người.

Bài 5; Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?

a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.

c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Bài 6: Trả lời các câu hỏi”

a. Khi nào lớp em tổ chức đi thăm quan?

→……….………

b. Em biết đọc từ bao giờ?

→………

c. Em làm bài tập về nhà lúc nào?

→……….………

III. Tập làm văn:

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn kể về người thân của em.

………...

………...

………...

………...

………...

………...

………...

………...

………...

………...

………...

………...

………...

………...

………...

(16)

………...

………...

………...

………...

………...

………...

………...

………...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc kĩ bài tập đọc "Đất quý, đất yêu" và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:?. Câu 1: Khi khách xuống tàu thì có điều

+ Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cái trưởng thành hơn, giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình , sống biết yêu thương, là động lực, sức mạnh để con người vượt qua

Câu 4: Vận dụng tính chất của hai đường thẳng song song để tìm số đo của một góc Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống.. Câu 5: Nhận biết

* HS có thể làm cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm

Câu 7: Biết cách chọn đồng thời hai đối tượng liền kề Câu 8: Nhận biết phần mềm Typing Master có 4 trò chơi Điền vào chỗ trống để được khẳng định đúng. Câu 9: Biết kí

Mẹ con nhà thỏ sống trong một cánh rừng, Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau

Sáu nghìn bảy trăm tám mươi chínB. Sáu mươi nghìn bảy trăm

Số táo của cả mẹ và chị được xếp đều vào 5 hộp... Bốn trăm linh lăm C.Bốn trăm linh năm