• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9 Ngày soạn: 31/10/2020

Ngày giảng: Tiết 33

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2- VĂN BIỂU CẢM

I . Mục tiêu

1. Kiến thức: Kiểm tra học sinh về kiến thức về bài văn biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết một bài văn biểu cảm đủ 3 phần hoàn chỉnh, mạch lạc, có cảm xúc chân thành.

* Kĩ năng sống: - Rèn kĩ năng tư duy, sáng tạo trong quá trình viết bài.

3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên. Từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

* Giáo dục đạo đức: trung thực trong khi làm bài, tôn trọng thành quả mà người khác đạt được, biết hợp tác để đạt kết quả tốt.

4. Phát triển năng lực: Rèn HS năng lực tự học (từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản biểu cảm), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống ở đề bài, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết đề bài trong tiết học), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi tạo lập đoạn văn, năng lực tự quản lí được thời gian khi làm bài và trình bày bài.

II. Chuẩn bị

- GV: Hướng dẫn HS ôn tập ; ra đề bài, đáp án, biểu điểm

- HS: ôn khái niệm văn biểu cảm, các phương thức biểu cảm, hiểu được nội dung biểu cảm của một số văn bản đã học, nhớ được bốn bước trong quá trình tạo lập văn bản, lập dàn ý được một bài văn biểu cảm.

III. Phương pháp:

Thực hành viết bài.

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục

1. Ổn định tổ chức(1’) KT sĩ số: 7A: 7B: 7C:

2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới: (37’)

Câu 1: Trình bày các bước tạo lập văn bản biểu cảm?

Câu 2 : Em hãy xác định yêu cầu của đề văn sau: Nụ cười của mẹ.

Câu 3 : Loài cây em yêu.

* Hướng dẫn cách viết bài:

Câu 1: HS trình bày 4 bước tạo lập văn bản:

- B1: Định hướng văn bản (tìm hiểu đề)

(2)

- B2: Xây dựng bố cục

- B3: Viết bài văn hoàn chỉnh với bố cục 3 phần - B4: Kiểm tra (Đọc, sửa chữa, bổ sung)

Câu 2:

- Xác định thể loại: Văn BC

- Xác định đối tượng BC: Nụ cười của mẹ - TC: tình yêu

- Chủ thể BC: em Câu 3:

a. Mở bài:

- HS giới thiệu khái quát tình cảm về đặc điểm, ý nghĩa của loài cây đối với bản thân và con người VN

- Nêu loài cây mà em yêu thích - Lý do em yêu thích

b. Thân bài:

- Lựa chọn biểu cảm các đặc điểm tiêu biểu của loài cây đó ( về hình dáng, thân,rễ, cành, hoa…)

HS biết kết hợp biểu cảm và miêu tả để bày tỏ tình yêu của mình về vẻ đẹp của loài cây. Có thể miêu tả cụ thể vẻ đẹp của cây, có thể lựa chọn một vài đặc điểm tiêu biểu để bày tỏ cảm xúc, có thể miêu tả vẻ đẹp của cây theo từng mùa hay trong các không gian khác nhau. Đoạn văn viết hay ,có ấn tượng.

-Suy nghĩ, cảm xúc về vai trò của loài cây trong cuộc sống chung và riêng

HS biết kết hợp biểu cảm và miêu tả, tự sự để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về vai trò của loài cây trong cuộc sống chung ( gia đình, trường học, quê hương) và riêng ( với bản thân) Đoạn văn viết hay,có ấn tượng

- Gợi lại những kỉ niệm gắn bó với loài cây đó

Nhớ lại và kể được một kỉ niệm gắn bó không quên được với loài cây. Lời kể xúc động gắn với tình cảm chân thành.

- Về giá trị, vai trò, ý nghĩa biểu tượng của loài cây c. Kết bài:

- HS khẳng định lại TC của em về loài cây 1. Về hình thức:

- HS viết bài văn có đủ 3 phần ( MB, TB, KB), biết tách đoạn trong TB một cách hợp lí, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, có thể mắc một số ít lỗi chính tả.

2. Sáng tạo:

- HS đạt được 4 các yêu cầu sau:

1) bài biểu cảm có cảm xúc chân thành.

2) thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: chú ý tạo nhịp điệu cho câu, sử dụng đa dạng kiểu câu.

3) Biết sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng thành công các phép tu từ, từ láy có giá trị biểu cảm..

(3)

4) Biết kết hợp có hiệu quả yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm cùng biểu cảm trực tiếp.

3. Lập luận:

- HS biết cách lập luận chặt chẽ, có trật tự logic giữa các phần: MB, TB, KB; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, đoạn trong bài

4. Củng cố: (5’)

- GV nhận xét giờ hướng dẫn viết bài 5.Hướng dẫn về nhà: (2’ )

- Ôn tập văn biểu cảm

- Viết bài tập làm văn số 2 ở nhà - Chuẩn bị bài: Từ đồng nghĩa V.Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

Ngày soạn: 30/10/2020

Ngày giảng: Tiết 34

TỪ ĐỒNG NGHĨA.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

- Phát biểu khái niệm từ đồng nghĩa.

- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Vận dụng trong khi nói, khi viết.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.

- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.

- Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa.

* Kĩ năng sống:

+Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản than.

+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng đồng nghĩa.

3. Thái độ :

- Có ý thức khi sử dụng từ đồng nghĩa.

*Giáo dục đạo đức: tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác; lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả.

(4)

4. Phát triển năng lực : Rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các BT trong tiết học),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị:

- GV: Nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức,giáo án, bảng phụ, phấn màu., máy chiếu - HS: trả lời mục I,II

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp dạy học: Phát vấn câu hỏi, thảo luận, so sánh, phân tích.

- Kỹ thuật dạy học:

+ Phân tích các tình huống mẫu đẻ tìm hiểu cách dùng từ đồng nghĩa.

+ Thực hành có hướng dẫn: Sử dụng từ đồng nghĩa trong các tình huống cụ thể.

+ Động não: Suy nghĩ , phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ TV đúng nghĩa và trong sáng.

- Hình thức: cá nhân, nhóm, dạy học phân hóa...

IV. Tiến trình giáo dục - dạy học

1. Ổn định tổ chức (1’) KT sĩ số: 7A: 7B: 7C:

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

Câu hỏi: Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh mắc những lỗi nào? Đặt câu có sử dụng quan hệ từ ?

Câu văn sau mắc lỗi gì? Em hãy sửa lại cho hoàn chỉnh? +Nó tôi đi học.

Đáp án: - Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi:

+ Thiếu quan hệ từ.

+ Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.

+ Thừa quan hệ từ.

+ Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết.

- Câu văn mắc lỗi thiếu quan hệ từ: và.

3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1’)

- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: Hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: thuyết trình.

*HS đọc VD, chú ý từ in đậm, so sánh HT và ND 2 từ?

- Mẹ mua đường về ăn.

- Con đường này thật đẹp!

GV dẫn vào bài: Các em ạ! TV của chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng, một từ có thể có vỏ âm thanh bề ngoài rất giống n

(5)

hau nhưng nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác xa nhau, còn có những từ nghĩa giống hệt nhau nhưng hình thức biểu đạt lại hoàn toàn khác nhau.Vậy, những từ như thế người ta gọi là từ gì? Muốn biết điều đó cô trò ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức bài học

- Mục tiêu: Hiểu được khái niệm từ đồng nghĩa. Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, phân tích ngữ liệu - Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật động não, kĩ thuật viết tích cực.

- Thời gian: 20 phút

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 2.1(8’): Hình thành kiến thức

- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, phân loại từ đồng nghĩa, cách sử dụng từ đồng nghĩa.

- Hình thức: cá nhân, nhóm, dạy học phân hóa - Phương pháp:Vấn đáp, phân tíchtrường hợp điển hình, so sánh quy nạp.

- Phương tiện: SGK, bảng phụ, máy chiếu - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi.

* Tích hợp kĩ năng sống: Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân.

? Em nào có thể nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa?

- là những từ có nghĩa tương tự nhau

GV: Chiếu lại bản dịch thơ bài “Xa ngắm thác núi Lư”

HS: Đọc lại bản dịch thơ bài “ Xa ngắm thác Núi Lư”

? Tìm từ đồng nghĩa với từ “rọi’’, “trông’’?

HS: Thảo luận nhóm bàn(2’)=>đại diện trả lời - Rọi: Chiếu -> chiếu ánh sáng vào vật nào đó ->

Soi

- Trông: nhìn -> nhìn để nhận biết -> Nhìn, ngó, dòm...

- Từ có nghĩa giống với từ rọi: là từ chiếu, soi.

- Từ có nghĩa giống hoặc gần giống với từ trông:

nhìn, dòm, ngó, liếc .

I. Thế nào là từ đồng nghĩa

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu /Sgk/113,114

*VD1:

- Rọi: chiếu sáng, soi sáng.

- Trông: nhìn để nhận biết.

- Các từ trong mỗi nhóm có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

(6)

? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ đã tìm được so với nghĩa của từ gốc?

- Gv: Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau gọi là từ đồng nghĩa.

? Qua đây em cho biết ntn là từ đồng nghĩa ? - Các từ trong mỗi nhóm có nghĩa giống nhau hoặc

gần giống nhau.

? Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài những nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa khác.

Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông ?Em có nhận xét gì về hiện tượng đồng nghĩa của từ trông?

- Từ trông là từ nhiều nghĩa, nên từ trông có thể đồng nghĩa với nhiều dãy từ khác nhau.

? Tìm từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên?

- Trông coi, chăm sóc, coi sóc - Mong, hi vọng, trông mong

* GV: Các từ trong cùng 1 nhóm nghĩa, có nghĩa giống nhau và các từ khác nhóm nghĩa thì nghĩa gần giống nhau

? Từ “trông” thuộc loại từ gì đã học ở lớp 6?

- Từ nhiều nghĩa

=> 1 từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghiã khác nhau.

? Qua phân tích trên chúng ta có thể chốt lại những ý ntn về từ đồng nghĩa ?

- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ 1

Hoạt động 2.2 (6’): Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh phân loại từ đồng nghĩa

- Hình thức: cá nhân, nhóm, dạy học phân hóa - Phương pháp:Vấn đáp, phân tíchtrường hợp điển hình, so sánh quy nạp.

- Phương tiện: SGK, bảng phụ, máy chiếu - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi.

* Tích hợp kĩ năng sống: Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. - Giao tiếp: trình bày

*VD2:

- Trông còn có các nghĩa sau:

+ Coi sóc giữ gìn cho yên ổn:

Trông coi, chăm sóc, coi sóc.

+ Mong: mong, hi vọng, trông mong, chờ đợi.

-> “trông” là từ nhiều nghĩa , có nhiều nhóm từ đồng nghiã khác nhau.

2. Ghi nhớ 1: sgk(114) II. Các loại từ đồng nghĩa 1 Khảo sát, phân tích ngữ liệu: Sgk/114

(7)

suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân.

GV: Chiếu ngữ liệu SGK. HS đọc ngữ liệu trên máy.

? So sánh nghĩa của từ “ quả’’ và “ trái’’ trong 2 VD ?

- Giống nhau hoàn toàn, có thể dùng thay thế trong mọi hoàn cảnh.

=> gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn

? Nghĩa của hai từ “bỏ mạng’’ và “hi sinh’’

trong các câu đó có điểm gì giống nhau? Điểm nào khác nhau?

HS: Thảo luận nhóm bàn(2’)=> đại diện trả lời - Giống : về nghĩa (chết)

- Khác : sắc thái ý nghĩa :

+ khinh bỉ, coi thường ( chết vô ích)

+ kính trọng, khâm phục ( chết vì lí tưởng cao cả)

=> hai từ trên đồng nghĩa ko hoàn toàn

? Em hiểu như thế nào về từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn?

- 2 HS phát biểu -> gọi HS đọc ghi nhớ 2 Hoạt động 2.3 (6’): Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cách sử dụng từ đồng nghĩa.

- Hình thức: cá nhân, nhóm, dạy học phân hóa - Phương pháp:Vấn đáp, phân tíchtrường hợp điển hình, so sánh quy nạp.

- Phương tiện: SGK, bảng phụ, máy chiếu - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi.

* Tích hợp kĩ năng sống: Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân.

? Thử thay các từ đồng nghĩa: “quả- trái”, “bỏ mạng - hi sinh’’ trong các VD trên rồi nhận xét

?

?Vì sao quả-trái lại thay thế được mà hi sinh - bỏ mạng lại không thay thế được?

- Vì quả - trái là từ đồng nghĩa hoàn toàn, không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.

- hai từ quả - trái có sắc thái nghĩa giống nhau

-> Những từ đồng nghĩa không phân biệt nhau về sắc thái gọi là từ đồng nghĩa haonf toàn.

- Hai từ hi sinh ,bỏ mạng có sắc thái nghĩa khác nhau -> Những từ đồng nghĩa có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái nghĩa khác nhau thì gọi là: Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

2. Ghi nhớ 2 : sgk (114) III. Sử dụng từ đồng nghĩa

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu/Sgk/115

(8)

- Còn hi sinh - bỏ mạng là từ đồng nghĩa không hoàn toàn, có sắc thái nghĩa khác nhau.

?Ở bài 7, tại sao đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề là “Sau phút chia li” mà không phải là “Sau phút chia tay”?

Chia tay - chia li.

+ Giống nhau: Đều chỉ sự rời nhau, mỗi người đi một nơi.

+ Khác nhau: Chia tay chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong một tương lai gần. Còn chia li gợi sự chia tay lâu dài, mang màu sắc cổ xưa.

chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong một tương lai gần. Còn chia li gợi sự chia tay lâu dài, mang màu sắc cổ xưa.

? Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý điểm gì ?

- 2 HS phát biểu -> GV chốt ghi nhớ 3.

*Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành

- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm.

- Thời gian: 13’

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

-Tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác;

- Lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả.

? Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây?

? Vì sao em biết đó là những từ đồng nghĩa?

*HS thảo luận làm bài tập 1.

- Không phải lúc nào từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau.

- Khi dùng từ đồng nghĩa cần lựa chọn từ phù hợp với ngữ cảnh và cảm xúc

2. Ghi nhớ 3: sgk(115)

II. Luyện tập:

Bài tập 1: (Sgk/tr115) - gan dạ - dũng cảm - chó biển - hải cẩu - nhà thơ - thi sĩ - đòi hỏi - yêu cầu - mổ xẻ - phẫu thuật;

- năm học - niên khoá - của cải- tài sản;

- loài người - nhân loại - nước ngoài - ngoại quốc - thay mặt - đại diện Bài tập 2: (Sgk/tr115) - máy thu hình - ra-đi-ô - sinh tố - vi ta min - xe hơi - ô tô

- dương cầm - pi a nô Bài tập 3: (Skg/115) - Ba, thầy, tía - bố - Má, bầm, bu - mẹ

(9)

*HS thảo luận làm bài tập 2.

? Tìm từ có gốc Ấn - Âu đồng nghĩa với các từ sau đây?

? Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân?

HS nêu yêu cầu BT 4?

Đại diện HS đọc làm và trình bày GV chiếu đáp án.

? HS đọc y/c BT 5?

HS: Thảo luận nhóm bàn Trình bày

- GV trình chiếu .

- HS trả lời miệng

- HS lên bảng làm cá nhân

- Hùm, beo - hổ - Cầy – chó

Bài 4 (115)

a) Đưa : trao b) Đưa : tiễn c) Kêu: nói, ca cẩm d) nói: cười

đ) đi : mất Bài 5/116

* ăn, xơi, chén: Khác nhau về sắc thái ý nghĩa.

- ăn: Sắc thái bình thưưòng.

- Xơi: Sắc thái lịch sự, xã giao.(Thường dùng trong lời mời chào)

- Chén:Sắc thái thân mật, thông tục

* Tu, nhấp, nốc: Ba từ này khác nhau về nét nghĩa cách thức hoạt động.

- Tu: uống nhiều, liền một mạch bằng cách ngậm tục tiếp vào miệng chai hay vòi ấm.

- Nhấp: Uống từng chút một, bằng cách chỉ hớp ở đầu môi thường chỉ là để cho biết vị.

Bài 6 (116)

a) Thành quả -> thành tích b) Ngoan cố -> ngoan cường c) Nghĩa vụ -> nhiệm vụ d) Giữ gìn -> bảo vệ

Bài 7 (116)

a) Điền: đối xử, hoặc đối đãi vào C1; Điền đối xử vào C2 b) Điền “ trọng đại” hoặc “To lớn” vào câu 1

Điền “ to lớn” vào câu 2 Bài 9 (117)

- Hưởng lạc – hưởng thụ - Bao che – che chở

(10)

*Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập

- Phương pháp: khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Thời gian: 3 phút.

? Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa?

- GV hướng dẫn HS về nhà viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của mình sau khi học xong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, trong đó có sd từ đồng nghĩa.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS có sự tìm tòi sáng tạo trong bài học

- PP, KTDH: Nêu và giải quyết vấn đề - Thời gian: 2’

? Tìm những cặp từ đồng nghĩa trong các văn bản đã học.

- Giảng dạy : dạy - Trình bày – trưng bày Bài thêm: Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng từ đồng nghĩa

4. Củng cố: (1’)

*Tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc.

GV cho từ khoá : từ đồng nghĩa HS lập – nhận xét

GV trình chiếu sơ đồ tư duy:

(11)

Thế nào là từ đồng nghĩa?

Các loại từ đồng nghĩa

Một số ví dụ về từ đồng nghĩa

Sử dụng từ đồng nghĩa

TỪ ĐỒNG NGHĨA

Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau

ĐN không hoàn toàn

Rọi: chiếu, soi…

Trông: mong, đợi…

ĐN hoàn toàn

Sử dụng từ đồng nghĩa thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau : ( 1’)

- Học thuộc các ghi nhớ – tìm trong một số văn bản từ đồng nghĩa - Làm bài tập 7, 8,9 (116,117)

- Chuẩn bị: Cách lập dàn ý cho bài văn biểu cảm.

* Đọc các đoạn văn trong mục I, trả lời các câu hỏi để tìm hiểu cách lập ý trong bài văn biểu cảm với bốn cách như sau:

+ Liên hệ hiện tại với tương lai

+ Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại + Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước + Quan sát, suy ngẫm

+ Tìm thêm một số đoạn văn hoặc viết đoạn văn biểu cảm có sử dụng cách lập ý như trên.

V.Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

(12)

Ngày soạn: 31/10/2020

Ngày giảng: Tiết 35

CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

- Biết cách tìm ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.

- Nắm được những cách lập ý của bài văn biểu cảm thường gặp.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.

* Kĩ năng sống:

- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định, xác định đối tượng và nội dung biểu cảm;

trình bày suy nghĩ, cảm xúc, ý tưởng về đối tượng biểu cảm.

3. Thái độ: Vận dụng lập ý để tư duy nhanh trong đời sống hàng ngày.

- Giáo dục đạo đức: quan tâm sâu sắc tới cuộc sống, con người; thể nghiệm với thái độ trân trọng, yêu thương, trách nhiệm trước cuộc sống, con người; làm giàu thêm hiểu biết, tình cảm, thái độ, kỹ năng sống cho bản thân.

- GD các giá trị sống: hòa bình, yêu thương, trung thực, trách nhiệm, hợp tác.

4. Phát triển năng lực : rèn HS năng lực tự học (thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống, phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo (áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các BT trong tiết học), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

1. GV: Nghiên cứu bài, Soạn giáo án, TLTK, bảng phụ…

2. HS : Chuẩn bị câu trả lời

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- PP: Quy nạp, phân tích, phát vấn câu hỏi, so sánh…

- Hinh thức: nhóm, cá nhân…

- KT: động não, trình bày 1 phút…

IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục

1- Ổn định tổ chức (1’) KT sĩ số: 7A: 7B: 7C:

2- Kiểm tra bài cũ (3’)

Bạn An xác định các bước làm bài văn biểu cảm như sau:

1.Tìm ý

2.Tìm hiểu đề

(13)

3.Lập dàn ý 4.Viết bài Câu hỏi:

- Em có đồng ý với cách xác định của bạn An không? Vì sao?

- Hãy giúp bạn hoàn chỉnh lại các bước làm bài văn biểu cảm.

*HS trả lời, GV nhận xét, chốt đáp án(máy chiếu), cho điểm.

3- Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động(1’)

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: thuyết trình.

Khi tạo lập văn bản biểu cảm, người tạo lập văn bản biểu cảm cũng phải thực hiện các bước lập ý cho văn bản của mình. Vậy có những cách lập ý nào trong văn bản biểu cảm. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức bài học

- Mục tiêu: HS nắm được những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kỹ năng làm văn biểu cảm.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, giải thích, thuyết trình, quy nạp thảo luận nhóm; kĩ thuật động não.

- Thời gian: 20 phút

*Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường.

*Tích hợp kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận phù hợp với mục đích giao tiếp.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV chia HS làm 4 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu

một cách lập ý.

HS hoạt động nhóm. Mỗi nhóm cử 1 HS lên trình bày.

GD tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm Nhóm 1

GV chiếu ngữ liệu: đoạn văn mục I.1/117.

HS đọc.

? Đối tượng biểu cảm trong đoạn văn ? - Cây tre

? Cây tre được nói trong thời điểm nào ? - Tương lai

? Cây tre trong thực tế đã gắn bó với đời sống của người Việt Nam bởi những công dụng của nó ntn ?

I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm

1. Liên hệ hiện tại với tương lai

* Khảo sát, phân tích ngữ liệu/Sgk/117,118

* Đối tượng b/c : Cây tre trong tương lai.

(14)

HS tự bộc lộ:

- Chia bùi sẻ ngọt

- Là bóng mát, là khúc nhạc...

- Làm cổng chào, đu tre, sáo diều...

GV định hướng:

- Nguồn gốc: Có từ lâu đời

- Có ý nghĩa biểu tượng cho con người VN, dân tộc VN

- Công dụng:

+ Chiến đấu + SX

+ Đời sống sinh hoạt

? Việc liên tưởng đến tương lai CN hoá, HĐ hoá đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre ?

- Sự trường tồn, gắn bó của cây tre với con người, DTVN.

- Nứa tre sẽ còn mãi mãi.

- Tre xanh vẫn là bóng mát.

- Cây tre VN

? T/cảm được bày tỏ trong đoạn văn là tình cảm ntn? Tác giả đã biểu cảm bằng cách nào?

- Gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai -> bày tỏ tình cảm

? Tìm những từ ngữ thể hiện cách biểu cảm ấy?

HS tìm VD : tre sẽ còn mãi, vẫn là, vẫn mang, ngày mai

? Như vậy tg đã lập ý = cách nào cho đoạn văn biểu cảm?

- Liên hệ hiện tại với tương lai Nhóm 2:

GV chiếu ngữ liệu: đoạn văn ở mục 2/118 Học sinh đọc.

? Nêu nội dung đoạn văn ?

- Tác giả bày tỏ niềm say mê với con gà đất, niềm vui của tuổi thơ.

? Niềm say mê con gà đất của tg được bắt nguồn từ suy nghĩ nào ?

- Bắt nguồn từ suy nghĩ được hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc

* T/c: yêu quý, trân trọng, tự hào, gắn bó với cây tre

* Cách biểu cảm:

- Gợi nhắc quan hệ với các sự vật.

- Liên hệ với tương lai.

* Nhận xét: liên hệ hình ảnh tre trong tương lai

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại

* Khảo sát, phân tích ngữ liệu/Sgk/118

* ND: Niềm say mê con gà đất - niềm vui của tuổi thơ

(15)

sớm mai.

? Tìm những câu văn thể hiện niềm say mê đó?

- Say mê trong niềm vui kỳ diệu ấy tái sinh trong tâm hồn.

- Đó là nỗi vui mừng khi có được … nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất

- Những con gà…. linh hồn.

? Suy nghĩ này thể hiện khát vọng gì ?

- Thể hiện khát vọng trở thành ngời nghệ sĩ thổi kèn đồng

? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?

- Suy nghĩ, đánh giá về đồ chơi con trẻ ... trong hiện tại

GV: Suy nghĩ sâu sắc nhất của tg là: đồ chơi ko phải là những sự vật vô tri vô giác, bởi chúng có linh hồn và nhờ chúng mà con người có khát vọng vươn tới cái đẹp.

? Tình cảm được biểu hiện của tác giả ở đoạn văn là gì? Tác giả đã biểu cảm bằng cách nào ?

- T/c: Yêu quý, trân trọng … (bảng chính)

? Từ ngữ nào thể hiện cách biểu cảm đó ? - Đến bây giờ. bây giờ -> hiện tại

- Nhớ lại - cảm nhận - tái sinh (-) tâm hồn - Để lại trong tôi.

? Qua đoạn văn em cho biết cách lập ý ở đây?

- Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.

Nhóm 3 GV chiếu ngữ liệu/119.

HS đọc VD (1)/119

? ND đoạn văn ? Từ ngữ nào biểu hiện ND ấy ?

- Bày tỏ tình cảm yêu mến đối với cô giáo ->

tìm TN (sgk)

? Để bày tỏ tình cảm ấy, người viết đã thông qua hình thức nào?

- Tưởng tượng ra cảnh: Sau này khi lớn lên

* Cảm xúc: Yêu quý, trân trọng những KN tuổi thơ.

* Cách biểu cảm - Hồi tưởng quá khứ - Suy nghĩ về hiện tại

* Nhận xét: đồ chơi con trẻ trong quá khứ và hiện tại

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

* Khảo sát, phân tích ngữ liệu/Sgk/119

* ĐV1

- ND: Bày tỏ t.cảm yêu mến cô giáo.

- Cách biểu cảm:

+ Tưởng tượng tình huống + Gợi lại kỷ niệm

(16)

-> nhớ lại những kỷ niệm (hiện tại) -> gợi lại những kỷ niệm và hứa hẹn với cô.

? Tìm những từ ngữ thể hiện cách biểu cảm đó ?

- Sau này khi em lớn lên, em vẫn sẽ nhớ đến cô, em sẽ tìm gặp cô…-> tưởng tượng tình huống

- Em tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô em sẽ nhớ lại -> gợi lại kỷ niệm.

- Hứa hẹn: Không (chẳng bao giờ) em lại quên được cô…; phải không. không bao giờ em lại có thể quên… yêu quý của em.

HS đọc đoạn văn (2)/119

? Tác giả bày tỏ tình cảm gì ? Đối tượng biểu cảm ở đây là gì ?

HS: PB như bảng chính (từ Lũng Cú -> liên tưởng tới Cà Mau)

? Việc liên tưởng từ Lũng Cú - cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam của Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì ?

- T.y qhg, đất nước, niềm tự hào về qhg ->

khát vọng, thống nhất đất nước.

? Trong đoạn văn, để biểu hiện tình cảm đó, tác giả đã chọn cách nào ? Từ ngữ nào diễn đạt điều đó ?

HS tự bộc lộ GV định hướng

- Tình huống tưởng tượng, giả định. Cụ thể + ở cực bắc, tác giả nghĩ về cực Nam + ở trên núi ông nghĩ về vùng biển.

+ Nơi đầy chim nghĩ về vùng + Khát vọng: Đất nước yên bình .

? Cùng với tình cảm đó tác giả còn bộc lộ niềm mong ước nào?

- Khát vọng thống nhất đất nước của tác giả.

cá, tôm.

? Qua 2 đoạn văn em cho biết cách lập ý ở đây ?

+ Hứa hẹn

* ĐV2

- ND : T.cảm gắn bó máu thịt với Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc.

- T.yêu Tổ quốc, khát vọng thống nhất đất nước.

- Cách biểu cảm:

+ Tưởng tượng tình huống, giả định

+ Khát vọng, mong ước

4. Quan sát, suy ngẫm

(17)

- Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước Nhóm 4:

GV chiếu ngữ liệu/120 HS đọc đoạn văn /sgk 120 .

? Đối tượng biểu cảm trong đoạn văn ? - U tôi

? Hình ảnh "U tôi" được miêu tả ntn ?

HS tìm, gạch chân - sgk (cái bóng, khuôn mặt, đôi mặt, nét cười…)

? Tác giả dùng biện pháp nào để miêu tả U tôi?

HS PB như bảng chính.

- Đặt thời điểm: đêm tối

- Hình ảnh người mẹ: già cả, - Cái bóng đen đủi; Khuôn mặt mẹ; Tóc; Nếp nhăn; Hàm răng

=> Chứng tỏ người mẹ vất vả, hi sinh vì con...

? Từ đó tác giả đã bộc lộ cảm xúc nào của mình?

- tình yêu thương đối với mẹ

? Tìm những câu văn thể hiện suy ngẫm, NX của người viết?

HS tìm, gạch chân sgk

- Chỗ nào cũng thấy bóng U… hoà lẫn với bóng tối

- Cái bóng mơ hồ yêu dấu… thở dài - Tôi sực nhớ … ngờ ngợ

- U tôi đã già đi … không hay

? Sự quan sát có td biểu hiện t/cảm ntn ? - Nảy sinh cảm xúc : lòng thương cảm, hối hận vì đã thờ ơ, vô tình với mẹ, tình yêu thương đối với mẹ.

? Như vậy tg đã lập ý = cách nào cho đoạn văn biểu cảm?

- Quan sát và suy ngẫm

? Từ các đoạn văn vừa phân tích và nhận xét, em hãy cho biết để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể có những cách nào ? HS nêu 4 cách

? Nhận xét gì về tình cảm của người viết trong mỗi đoạn văn ? T.cảm ấy có ý nghĩa gì đối với

* Khảo sát, phân tích ngữ liệu/Sgk/120,121

- ND đoạn văn: tả về "U tôi"

- Cách miêu tả

+ Quan sát -> cảm xúc (Suy ngẫm )

+ Khắc hoạ hình ảnh con người -> nêu nhận xét.

- T/c: Thương yêu, hối hận vì đã thờ ơ, vô tình.

-> T.c sâu sắc, chân thật, xúc động

-> người đọc tin và đồng cảm.

* Cách b.cảm: Quan sát và suy ngẫm

(18)

người đọc ? HS PBYK

GV chốt ghi (bảng chính) -> khái quát nd ghi nhớ

HS đọc ghi nhớ /121

*Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Hướng dẫn hs vận dụng kiến thức làm bài tập.

- Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm - Thời gian: 12 phút

*Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

1. Chỉ ra cách lập ý ở 1 đ/v đã học?

2. Lập dàn ý cho đề: Cảm xúc về vườn nhà.

- Em hãy nêu các bước làm 1 bài văn biểu cảm? (4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa bài)

THẢO LUẬN NHÓM - Hình thức: Cặp đôi

- Nội dung: Lập dàn ý cho đề: Cảm xúc về vườn nhà.

- Thời gian : 4 p

HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu - HS báo cáo, nhận xét

GV nhận xét, chốt ý qua bảng chiếu - MB cần phải làm gì?

- TB cần tả những gì?

- KB cần nêu cảm xúc gì?

*Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh

- Phương pháp dạy học: Thuyết trình - Thời gian: 2 phút

GV hướng dẫn HS về nhà viết hoàn thiện đề trên

*Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Học sinh sưu tầm được một số tư liệu liên quan đến nội dung bài học.

5. Ghi nhớ: sgk (121) II. Luyện tập

Đề: Cảm xúc về vườn nhà + Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý + Bước 2: Dàn ý

1) Mở bài: Giới thiệu vườn nhà, tình cảm đối với vườn nhà

2) Thân bài: Miêu tả vườn, lai lịch vườn

- Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình...

- Vườn và lao động của bố mẹ - Vườn qua 4 mùa...

3) Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà

Đề: Cảm xúc về người thân 1) Mở bài: Giới thiệu người thân và tình cảm đối với người đó

2) Thân bài: Kể và miêu tả về các sắc thái tình cảm

- Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng của 2 người trong quá khứ

- Niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt,học tập, vui chơi thể hiện sự gắn bó giữa hai người

- Bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, mong muốn của mình khi nghĩ về hiện tại và tương lai của người đó

3) Kết bài: Cảm xúc với người đó trong hiện tại và tương lai

(19)

- Phương pháp: Đàm thoại - Thời gian: 2 phút

?Tìm VD chứng tỏ cách lập ý đa dạng trong các bài văn biểu cảm?

HS xác định yêu cầu: Lập dàn ý bài văn biểu cảm.

? Em hiểu lập dàn ý là gì? (Lập dàn ý). Để lập ý trước hết phải làm gì?

- Tìm hiểu để, tìm ý

? Hãy tìm hiểu đề? (HS lần lượt THĐ)

GV k/q: Đều là đề văn biểu cảm. Đối tượng biểu cảm là: Vườn nhà, con vật nuôi, người thân, mái trường.

- MĐ biểu cảm: Người đọc đồng cảm, tin tưởng.

- Cách viết: Dựa vào 4 cách lập ý vừa học.

HS xác định lại dàn ý văn biểu cảm? ND mỗi phần?

GV chia học sinh làm 3 nhóm làm đề a,b,c: Mỗi nhóm thảo luận 1 đề ra bảng nhóm -> thời gian 5 phút -> Lưu ý học sinh dựa vào gợi ý trong sgk/122

- Chữa bài trên bảng nhóm.

+ Đáp án các đề a) Cảm xúc về vườn nhà

* MB: Giải thích vườn và t.c đối với vườn nhà

* TB: - Miêu tả vườn, -> quan sát -> cảm xúc.

- Vườn và CS vui buồn của gđ -> hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ lại.

- Vườn và LĐ của cha mẹ . - Vườn qua 4 mùa.

(Kết hợp miêu tả + biểu cảm (dựa và 4 cách lập ý) -> Tình huống giả định hoặc mong ước khu vườn trong tương lai.

* KB: Cảm xúc về vườn nhà b) Cảm xúc về con vật nuôi

* MB: Giới thiệu con vật nuôi (con gì, tên) và cảm xúc về nó.

* TB: - Lai lịch con vật nuôi -> Hồi tưởng quá khứ -> cảm xúc - Miêu tả con vật nuôi -> quan sát - Cảm xúc

- Tưởng tượng tình huống ( bán con vật nuôi, nó ốm mệt …) -> Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc

- Sự gắn bó với con vật nuôi vì vai trò, lợi ích…

* KB: Cảm xúc về con vật nuôi c) Cảm xúc về người thân.

* MB: - Giới thiệu người thân là ai? Mối quan hệ với người đó ntn?

- Cảm xúc chung về người thân

* TB - Miêu tả người thân -> quan sát, suy ngẫm.

- Hồi tưởng kỷ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ.

- Sự gắn bó của mình với người đó trong hiện tại (nỗi buồn, vui, sinh hoạt, vui chơi, học tập…)

(20)

- Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó -> bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, mong muốn.

* KB: Cảm xúc về người thân.

4 . Củng cố (2’)

? Có thể có mấy cách lập dàn ý trong bài văn biểu cảm ? Để lập ý bài văn biểu cảm phải thể hiện những biểu cảm nào ?

- Tìm hiểu đề -> tìm ý - lập dàn ý . - Dựa vào 4 cách trên để lập ý phần TB

5 . Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (2’) - Học và chuẩn bị đề 2 (129), đề 4 (130)

- Tìm ví dụ chứng tỏ sự đa dạng trong lập ý của các bài văn biểu cảm - Nắm chắc nội dung bài học. Hoàn thiện phần bài tập.

- Chuẩn bị: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người:

+ Đọc kĩ đề, xây dựng dàn ý.

+ Luyện nói ở nhà.

- Soạn bài : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh + Đọc diễn cảm bài thơ

+ Nhớ được phần phiên âm, dịch thơ

+ Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

+Tìm thêm những bài thơ có cùng chung đề tài: Trăng và so sánh.

+ PT nghệ thuật đối, sử dụng động từ, và vai trò của câu kết trong bài thơ. Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.

V.Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

Ngày soạn: 31/10/2020

Ngày giảng: Tiết 36 Văn bản:

CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH

(Tĩnh dạ tứ)

– Lí Bạch – I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

- Cảm nhận được tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.

(21)

- Phân tích : Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.

- Bước đầu tập so sánh bản dich thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Đọc – hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch.

- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.

* Kĩ năng sống:

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.

- Xác định giá trị bản thân: biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.

* Giáo dục đạo đức: gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống; đồng cảm với nỗi niềm tha hương, tình cảm thương nhớ quê hương, khát vọng cuộc sống hòa bình. -> GD giá trị sống :YÊU THƯƠNG, HÒA BÌNH, HẠNH PHÚC, TRÁCH NHIỆM

4. Phát triển năng lực : rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương ), năng lực sáng tạo ( có hửng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị:

- GV: Nghiên cứu chuẩn KTKN, SGK, SGV, bài soạn, TLTK.

- HS: Tìm hiểu tác giả, soạn bài theo hướng dẫn của GV III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp dạy học: Phát vấn câu hỏi, phân tích, so sánh, giảng bình.

- Kỹ thuật dạy học:

+ Động não: Tìm hiểu những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, tình cảm con người trong bài thơ.

+ Thảo luận nhóm, kỹ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

-Hình thức: cá nhân, nhóm, dạy học phân hóa...

IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục

1- Ổn định tổ chức (1’) KT sĩ số 7A: 7B: 7C:

2- Kiểm tra bài cũ (3’)

? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Xa ngắm thác Núi Lư” và phân tích?

(22)

a. Cảnh thác núi Lư. -Với ánh mặt trời sinh những làn khói tía, ta thấy được cái phông nền của bức tranh thác nước-Chữ "quải"(treo) đã biến dòng thác có vẻ đẹp vô cùng kỳ ảo.

- Với sức mạnh ghê gớm của dòng thác ta thấy cảnh thác nước thật hùng vĩ và tráng lệ - Thác nước đẹp, một vẻ đẹp huyền ảo như dải Ngân Hà.

b. Tình cảm của nhà thơ .

- Tình yêu thiên nhiên đắm say, tính cách mạnh mẽ phóng khoáng, lãng mạn 3- Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động(1’)

- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: Hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: thuyết trình.

HS q/s tranh. Nêu ND, cảm nhận?

“Vọng n

guyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ quê) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương đông. Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê , bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản, tinh khiết nhất là Tĩnh dạ Tứ của Lí Bạch. Song bài có ma lực lớn nhất, đựơc truyền tụng rộng rãi nhất cũng là bài thơ “Tĩnh dạ tứ”

của tiên thơ ấy

*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp nhận văn bản

- Mục tiêu: HS hiểu sơ giản về tác giả Lí Bạch. Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch. Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tới tâm tình của nhà thơ.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, gợi mở, phân tích, giảng bình, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm; kĩ thuật động não.

- Thời gian: 20 phút.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tác giả-tác phẩm

- Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Phương pháp: vấn đáp - Hình thức: cá nhân

- Phương tiện: SGK, bảng phụ - Kĩ thuật: động não.

- Thời gian: 3 phút

GV chiếu chân dung tác giả Lý Bạch.

- Hs nhắc lại đôi nét về Lý Bạch

? Quan sát chú thích sgk/124, nêu chủ đề của bài thơ?

HS nêu chủ đề:

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả:

- Là nhà thơ nổi tiếng của TQ

(23)

GV bổ sung : Thơ Lý Bạch tràn ngập ánh trăng.

Hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch đa dạng và ý nghĩa cũng vô cùng phong phú.

+ Chủ đề của bài thơ là 1 chủ đề quen thuộc trong thơ cổ -> cách thể hiện giản dị mà độc đáo.

+ Trăng - Lý Bạch có mối quan hệ gắn bó, gần gũi vì Lý Bạch rất yêu trăng. Thuở nhỏ, ông thường lên đỉnh núi Nga Mi để ngắm trăng quê nhà -> tương truyền rằng : Lý Bạch ôm bóng trăng nhảy xuống sông -> chết.

+ 25 tuổi Lý Bạch xa quê -> xa mãi -> trăng là biểu tượng của quê hương, thấy trăng  nhớ quê hương

?Vì sao Lí Bạch lại được mệnh danh là “Tiên thơ”?

- Làm thơ rất nhanh và rất hay.

GV: Lí Bạch thường viết về đề tài: chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn.

? Theo em, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

- Khi tác giả xa quê - nhớ quê hương.

Hoạt động 2.2. Đọc hiểu văn bản(17’)

- Mục tiêu: Giúp HS đọc, tìm hiểu giá trị của VB

- Phương pháp: vấn đáp, thyết trình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phân tích so sánh đối chiếu, giảng bình.

- Hình thức: cá nhân, nhóm, dạy học phân hóa - Phương tiện: tư liệu, SGK, bảng

- Kĩ thuật: động não.

- Thời gian: 17 phút GV chiếu bài thơ

? Với văn bản này ta phải đọc như thế nào?

- Chậm, buồn, tình cảm, nhịp thơ 2/3 G : đọc mẫu. HS đọc lại.

Nhận xét.

đời Đường.

- Được mệnh danh là tiên thơ - Thơ ông thường viết về đề tài: chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn.

2. Tác phẩm:

- Viết trong thời gian xa quê trong một đêm trăng sáng.

- Bài thơ do Tương Như dịch, in trong thơ Đường-Tập II (1987).

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Đọc, chú thích:

a. Đọc

b. Chú thích: SGK

(24)

? Giải thích nghĩa của từ khó trong bài?

- Lưu ý chữ “ Tứ”

? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuỵêt

? Trong các bài thơ đã đựơc học có bài thơ nào cũng có thể thơ này?

- Nhiều tài liệu cho rằng: Bài thơ này có thể thơ giống bài: “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải.

? Chỉ ra các tiếng gieo vần trong bài thơ ? - Tiếng cuối câu 2, 4 vần chân. Câu 1 và câu 3 không vần.

GV: Tuy vậy ở bài thơ này luật = trắc tự do không

bị những quy tắc về niêm luật, đối ràng bụôc như ở thơ Ngũ ngôn Đường luật. Đây là đặc điểm thường thấy ở thể thơ cổ thể (Thể thơ cổ phong).

? Hãy tìm những chữ quen thuộc em vẫn dùng để ghép từ HV.

HS:

- Tĩnh : bình tĩnh, tĩnh tâm, yên tĩnh, tĩnh mịch, tĩnh tại.

- Tứ : ý tứ, lao tâm khổ tứ …

- Dạ : dạ hội, dạ khúc, dạ hương … - Quang: quang minh, quang cảnh …

GV: Ngay từ đầu bài thơ, chúng ta đã thấy sự gần gũi, quen thuộc mặc dù đó là bài thơ của nhà thơ Trung Quốc đời Đường.

- Bài thơ được đánh giá "Bài thơ có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất song cũng là bài thơ: có ma lực lớn nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất ”.

? Như thế trong văn bản này tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

- Biểu cảm và miêu tả.

? Phương thức nào là mục đích, phương thức nào là phương tiện?

- Biểu cảm là mục đích, miêu tả là phương tiện.

? Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là một văn

2. Kết cấu, bố cục:

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuỵêt (cổ phong).

-PTBĐ: Miêu tả , biểu cảm

-Bố cục: 2 phần

(25)

bản thơ. Có người chia: 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau tả tình. Theo em có thể chia rành mạch như thế được không? Vì sao?

- Không. Vì 2 câu đầu tả ánh trăng nhưng còn tả cả ngừơi ngỡ ánh trăng như sương phủ trên mặt đất. Hai câu sau tả tâm tư nhớ quê, nhưng còn tả cả vầng trăng sáng trên bầu trời.

GV: Có thể chia bài thơ thành 2 phần: 2 câu đầu và 2 câu cuối, nhưng cũng có thể ko cần chia, để phân tích theo từng câu thơ.

GV y/c HS quan sát bài thơ.

? Cho biết cảnh đêm trăng được gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào?

- Ánh trăng sáng.

? Trong 3 câu thơ đầu tiên từ nào được nhắc đi nhắc lại?

- Từ: minh nguyệt được nhắc lại 2 lần.

? Tác dụng của việc dùng điệp từ “minh nguyệt” ?

- Trăng như sương trên mặt đất, trăng sáng loáng trên bầu trời -> cảnh đêm trăng sáng đẹp dịu êm mơ màng, yên tĩnh...

? Xét 2 câu thơ đầu : Em hiểu như thế nào về từ: Minh nguyệt quang, địa thượng sương?

- Minh nguyệt quang : ánh trăng sáng.

- Điạ thượng sương: Sương trên mặt đất.

? Cách miêu tả của Lí Bạch ở đây có gì khác thường?

- Ánh trăng sáng trong một đêm thanh tĩnh, không phải là trăng vừa nhú lên, không phải trăng sáng ngoài sân, mà là trăng hiện ra sáng ở đầu giường.

? Việc miêu tả ánh trăng sáng ở đầu giường cho thấy tác giả đang ở trạng thái nào khi cảm nhận ánh trăng?

- Chữ sàng( giường) gợi cho ngưòi đọc một cách có căn cứ nhà thơ đang nằm trên giường.

Chỉ có nằm trên giường mà không ngủ đựơc thì mới thấy ánh trắng xuyên qua cửa lọt vào đầu giường.

3. Phân tích:

a. Cảnh đêm trăng

(26)

? Nếu thay “sàng” bằng từ án”, “trác” ( bàn) thì ý nghĩa của câu thơ có khác không?

- Nếu thay từ sàng bằng từ án, trác ( bàn) thì ý nghĩa câu thơ sẽ khác ngay vì người đọc sẽ nghĩ là tác giả đang ngồi đọc sách ngắm trăng.

GV : Nhưng ở đây tác giả đang ở trong trạng thái trằn trọc.

? Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của chữ”

nghi” và chữ “ sương” ở câu thơ thứ 2?

- Nghi: ngờ; ngỡ là// cùng với chữ sương đã cho ta thấy việc tg tưởng ánh trăng là sương, vì cùng màu trắng là điều rất hợp lý.

? So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ ở hai câu thơ đầu, em thấy, bản dịch thơ đã thêm vào những động từ nào?

- Bản phiên âm thêm vào từ “rọi” và từ “phủ”

? Thêm vào như vậy có tác động đến người đọc ntn ?

- Bản phiên âm thêm vào từ rọi và từ phủ khiến cho ngừơi đọc cảm giác hai câu thơ chỉ tả cảnh.

GV: Chính chữ “nghi” trong nguyên bản cho thấy sự hoạt động nhiều mặt của chủ thể trữ tình. Như vây thêm từ “rọi”và từ “phủ” là ko cần thiết.

? Lần thứ 2 trăng được gợi tả như thế nào trong thơ?

+ Cử đầu vọng minh nguyệt.

(Cả một vầng trăng sáng láng trứơc mặt con người)

? Không khí bào trùm cảnh vật lúc này như thế nào?

- Không khí tĩnh lặng trong đêm khuya GD lòng yêu thiên nhiên

? Tại sao chỉ tả cảnh trăng mà lại gợi tả cả được đêm một thanh tĩnh?

- Trăng là sự sống thanh tĩnh. Tả ánh trăng có thể gợi được cả một cảnh tượng : sáng sủa yên tĩnh của đêm.

? Như vậy qua 3 câu thơ đầu, em cảm nhận được vẻ đẹp nào cuả đêm trăng trong bài thơ của Lí Bạch?

- Vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh.

Là cảnh đêm trăng thanh tĩnh, ánh trăng như sương mờ ảo tràn ngập khắp căn phòng.

b. Cảm nghĩ của tác giả:

(27)

GV chốt và chuyển ý:

* Tích hợp kĩ năng sống: -Ra quyết định: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ, về tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường: Diễn tả hành động và tâm trạng của nhà thơ.

? Sau sự cảm nhận về ánh trăng, tác giả bộc lộ tình cảm của mình qua những câu thơ nào?

- Cử đầu vọng minh nguyệt// Đê đầu tư cố hương

? Vì sao nhìn trăng tác giả lại nhớ quê?

- Tác giả đang xa quê, trong đêm thanh tĩnh chỉ có trăng và tác giả. Dùng trăng để tả nỗi nhớ quê là đề tài quen thuộc của thơ cổ - “vọng nguyệt hoài hương”

? Giải thích từ "cố hương" ? Đây là cách gọi của những người có hoàn cảnh ntn?

- Cố: cũ; hương: quê hương -> cách gọi của những người có hoàn cảnh sống xa quê hương -

> luôn nhớ quê hương.

? Theo em “nhớ cố hương” là thế nào?

- Nhớ gia đình, người thân, nhớ thời thơ ấu, nhớ bao mộng tưởng và kỉ niệm đẹp, nhớ những thăng trầm của một đời người

? Tâm trạng nhớ cố hương được tác giả bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp ? Từ ngữ nào thể hiện điều đó?

- Bộc lộ trực tiếp qua từ "nhớ"

GD lòng yêu quê hương đất nước.

GV: Một ánh trăng bất chợt -> gợi nhớ cố hương, hình ảnh ánh trăng là biểu tượng cho quê hương, gợi nhớ quê hương -> đó là 1 đề tài, chủ đề phổ biến trong thơ nói riêng, thơ cổ nói chung.

? Thủ pháp nghệ thuật sử dụng ở đây là gì?

- Tác giả thành công trong việc sử dụng phép đối.

(28)

? Tác dụng cuả phép đối trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả? Phân tích câu 3 và 4 ?

HS: Thảo luận nhóm bàn=> trả lời

- Phép đối: 2 tư thế : ngẩng đầu >< cúi đầu 2 tâm trạng: nhìn (ngắm) ><

nhớ

2 đối tượng: trăng sáng >< cố hng

=> yêu thiên nhiên và quê hương tha thiết GV: Lí Bạch đã sử dụng câu thơ thứ 3 vào vị trí

“bản lề” thật đặc sắc. Nó nối tiếp ý của 2 câu thơ trên đồng thời để tạo thế hạ ở câu thơ kết thật đắt, thật sâu. Hành động ngẩng đầu như 1 động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ 2 đã đặt ra : sương hay là trăng ?

? Hành động cúi đầu của tg cho ta thấy tg có tâm trạng ntn ?

- Tâm trạng nhớ quê hương, nghĩ về quê xa.

- Nhìn trăng nhớ quê là điều thường thấy ở Lí Bạch và các nhà thơ khác. Thuở nhỏ tg thường lên núi quê nhà (núi Nga Mi) để ngắm trăng.

GV bình: Hai tư thế "ngẩng đầu - cúi đầu", 2 tâm trạng nhìn (vọng), nhớ (tư), 2 hình ảnh sóng đôi: Trăng sáng và cố hương đã góp phần thể hiện sâu sắc tình cảm yêu quê hương, nhớ quê hương của tác giả. Chỉ trong1 khoảnh khắc đã động mối tình quê, đủ thấy bình thường, tình cảm đó thường trực và sâu nặng biết bao!

? Qua phân tích trên em hãy cho biết cảm nghĩ của tg đối với quê hương và nhận xét đôi nét về tg ?

=> tg là người lãng mạn yêu thiên nhiên và quê hương tha thiết. Nỗi nhớ quê như luôn thường trực trong lòng tg.

? Hãy gạch chân các động từ trong toàn bài thơ?

- Nghi, cử, vọng, đê, tư.

? Hãy tìm chủ ngử của 5 động từ trên?( Chủ thể của các hành động đó?)

- Tất cả chủ ngữ đều bị lược bỏ. Đây là hình thức rút gọn câu( Sẽ được học trong bài 19)

Tình yêu thiên nhiên và nỗi nhớ quê hương sâu nặng, tha thiết của người lữ khách.

(29)

? Rút gọn, lược bỏ chủ ngữ của các động từ trong bài thơ, như vậy Lí Bạch có chỉ rõ chủ thể trữ tình là ai không ?

- Như vậy có thể hiểu nỗi nhớ quê trong bài thơ là của Lí Bạch hoặc đó cũng có thể hiểu là tình cảm của bất cứ người nào xa quê.

Hoạt động 2.3: Hướng dẫn HS tổng kết (3’) - Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu: HS rút ra được nội dung và nghệ thuật sau khi phân tích tác phẩm

- Phương pháp dạy học: PP phát hiện và giải quyết vấn đề, PP thuyết trình;

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật viết tích cực

* Tích hợp kĩ năng sống Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra.

? Ý nghĩa của bài thơ?

- Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong một đêm thanh tĩnh.

? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, thơ của Lí Bạch trong bài” Tĩnh dạ tứ”

? Các nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ ?

Hoạt động 3: Luyện tập (5’)

- Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp: cặp đôi chia sẻ - trình bày 1’

- Hình thức: cá nhân

- Phương tiện: SGK, bảng phụ - Kĩ thuật: động não.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: - Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cuộc sống - Đồng cảm với nỗi niềm tha hương, tình cảm thương nhớ quê hương, khát vọng cuộc sống hòa bình.

? Bày tỏ niềm tâm sự của em về tình yêu quê

4. Tổng kết:

a, Ý nghĩa

- Nỗi lòng đối với quê hương da diết sâu nặng trong tâm hồn tình cảm người xa quê.

b. Nghệ thuật:

- Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên bình dị.

- Sử dụng biện pháp đối ở câu 3-4 (số lượng các tiếng bằng nhau, cấu trúc cú pháp, từ loại của các chữ ở các vế tương ứng nhau)

c. Ghi nhớ:/Sgk/124 III. Luyện tập:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù