• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : ... Tuần 10 Ngày giảng:... Tiết 10

ÔN TẬP : TỪ GHÉP

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Mức độ nhận biết: Nắm được cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.

- Mức độ thông hiểu: Hiểu được đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập.

- Mức độ vận dụng: Biết vận dụng khi viết bài.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học.

- Nhận biết và phân loại từ ghép.

- Viết các đoạn văn, bài văn có từ ghép.

* Kĩ năng sống.

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ ghép.

- Giáo dục kĩ năng sống: Ra quyết định, lựa chọn cách sử dụng từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân; trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân.

3. Thái độ

- Có ý thức trau dồi vốn từ, yêu mến tiếng mẹ đẻ.

* TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ

- Giáo dục kĩ năng sống: Ra quyết định, lựa chọn cách sử dụng từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân; trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thỏa luận và chia sẻ quan điểm cá nhân.

- Giáo dục đạo đức : tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác; lựa chọn cách sử dụng Tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả.

4. Phát triển năng lực học sinh

- Rèn HS năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề , năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói,viết, năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm.

II. Chuẩn bị

- GV: Soạn bài, sơ đồ cấu tạo từ

(2)

- Máy tính, máy chiếu - HS: soạn mục I,II

III. Phương pháp: - Phân tích ngữ liệu, thảo luận, vấn đáp IV. Tiến trình dạy học và giáo dục

1- Ổn định tổ chức (1’)

2- Kiểm tra bài cũ (2’): Kiểm tra SGK, VBT, vở ghi 3- Bài mới (36’)

Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Phương tiện: máy chiếu - PP: thuyết trình

- Thời gian : 3 phút - Kĩ thuật: động não

- GV yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ cấu tạo của từ - HS vẽ.GV cho HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

Từ

Từ đơn Từ phức

Từ ghép Từ láy

GV dẫn vào bài mới: Chúng ta đã được học các loại từ ghép. Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập lại loại từ này.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh ôn tập lại các loại từ ghép.

- Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích.

- Kĩ thuật: động não.

- Thời gian : 8 phút - Hình thức: cá nhân/lớp - Cách thức tiến hành:

? Hãy nhắc lại thế nào là từ ghép?

Dự kiến HS trả lời

- Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa

I. Lý thuyết

1. Các loại từ ghép

(3)

? Từ ghép có mấy loại?

Dự kiến HS trả lời

- 2 loại : Tù ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

? Em hiểu thế nào là từ ghép chính phụ ? Dự kiến HS trả lời

- Từ ghép chính phụ : Là từ có 2 tiếng trở nên có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa.Trong đó, tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau , tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

? Lấy ví dụ?

Dự kiến HS trả lời

- Ví dụ : bà ngoại, thơm phức, hoa hồng....

? Em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập?

Dự kiến HS trả lời

- Từ ghép chính phụ : Là từ có 2 tiếng trở nên có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa.Trong đó, các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.

? Lấy ví dụ?

Dự kiến HS trả lời - Ví dụ: cha mẹ, trầm bổng, sách vở....

Hoạt động 3: Giải quyết vấn đề

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh ôn tập về nghĩa của từ ghép

- Phương pháp:phân tích ngữ liệu,vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu.

- Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: cá nhân/lớp - Thời gian : 9 phút - Cách thức tiến hành:

? Em nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ?

Dự kiến HS trả lời

- Nghĩa của từ ghép CP có tính chất phân nghĩa.

Nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

? Em nhận xét gì về nghĩa của từ ghép đẳng lập?

Dự kiến HS trả lời

- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

- Có 2 loại:

+ Từ ghép chính C - P + Từ ghép đẳng lập

(4)

? Qua phân tích em rút ra được kết luận gì về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?

Dự kiến HS trả lời

Từ ghép C-P: Các tiếng không bắt buộc cùng trư- ờng nghĩa. Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Từ ghép đẳng lập: các tiếng cùng trường nghĩa( đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng chỉ sự vật hiện tượng gần gũi nhau). Nghĩa của các tiếng dung hợp để tạo nghĩa của từ ghép. Nghĩa của từ ghép khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

? Cho 1 ví dụ mỗi loại và phân tích ý nghĩa?

Dự kiến HS trả lời - Hoa cúc: hẹp hơn nghĩa của từ hoa - Nhà cửa: chỉ nhà nói chung

Hoạt động 4: Tổng kết và vận dụng - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp:vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm, tổ chức trò chơi.

- Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu - Kĩ thuật: động não.

- Thời gian : 18 phút

- Giáo dục kĩ năng sống: Ra quyết định, lựa chọn cách sử dụng từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân; trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thỏa luận và chia sẻ quan điểm cá nhân.

- HS làm việc cá nhân - 2 HS lên bảng làm - HS nhận xét

-> GV chiếu đáp án -> sửa - GV chiếu bài tập 2

- 2 HS lên bảng làm -> nhận xét

- HS trả lời miệng: Các từ ghép CP: bút máy, thước kẻ, mưa rào, làm quen, ăn chay, trắng muốt, vui tính, nhát gan

(5)

- GV chiếu bài tập 3 - Từ ghép đẳng lập:

+ Núi sông, núi rừng...

+ Mặt mũi, mặt mày...

+ Ham mê ham thích...

+ Học hỏi, học hành...

+ Xinh đẹp,xinh tươi...

+ Tươi đẹp, tươi tốt...

- Giáo dục đạo đức : tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác; lựa chọn cách sử dụng Tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả.

2. Nghĩa của từ ghép - Nghĩa của từ ghép CP có tính chất phân nghĩa.

Nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

- Nghĩa của từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa.

Hoạt động 4: Tổng kết và vận dụng - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp:vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm, tổ chức trò chơi.

- Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu - Kĩ thuật: động não.

- Thời gian : 18 phút

- Giáo dục kĩ năng sống: Ra quyết định, lựa chọn cách sử dụng từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân; trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thỏa luận và chia sẻ quan điểm cá nhân.

- HS làm việc cá nhân - 2 HS lên bảng làm - HS nhận xét

-> GV chiếu đáp án -> sửa - GV chiếu bài tập 2

III. Luyện tập BT 1 (15)

- Từ ghép CP: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, nụ cười

- Từ ghép ĐL: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi BT 2(15)

- Các từ ghép CP: bút máy, thước kẻ, mưa rào, làm quen, ăn chay, trắng muốt, vui tính, nhát gan BT 3 (5)

- Từ ghép đẳng lập:

+ Núi sông, núi rừng...

+ Mặt mũi, mặt mày...

+ Ham mê ham thích...

+ Học hỏi, học hành...

+ Xinh đẹp,xinh tươi...

(6)

- 2 HS lên bảng làm -> nhận xét

- HS trả lời miệng: Các từ ghép CP: bút máy, thước kẻ, mưa rào, làm quen, ăn chay, trắng muốt, vui tính, nhát gan

- GV chiếu bài tập 3 - Từ ghép đẳng lập:

+ Núi sông, núi rừng...

+ Mặt mũi, mặt mày...

+ Ham mê ham thích...

+ Học hỏi, học hành...

+ Xinh đẹp,xinh tươi...

+ Tươi đẹp, tươi tốt...

- Giáo dục đạo đức : tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác; lựa chọn cách sử dụng Tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả.

+ Tươi đẹp, tươi tốt...

BT 4 (15)

- 1 cuốn sách - 1 cuốn vở

-> DT chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể => có thể đếm được

- Sách vở: ghép đẳng lập

=> nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại => không thể nói: một cuốn sách vở BT 5(15 - 16)

a. Hoa hồng là danh từ gọi tên một loài hoa chứ ko phải là để chi màu sắc b. áo dài là tên một loại áo

=> Đúng

c. Cà chua là tên 1 loại quả, ko phải là chỉ hương vị => đúng

d. Cá vàng là tên 1 loại cá thường nuôi làm cảnh =>

ko phải chỉ màu sắc của cá Bài tập 6/16: - So sánh nghĩa của các từ ghép với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng

G: HDH giải BT6

- Thép: hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ Cacbon.

- Gang: hợp kim của sắt với Cacbon và 1 số nguyên tố.

- Gang thép: Cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được.

- Mát : chỉ trạng thái vật lý.

- Tay:bộ phận trên cơ thể người, từ vai đ các ngón để cầm, nắm.

- Mát tay: Chỉ 1 phong cách nghề nghiệp ; có tay nghề giỏi, dễ thành công trong công việc .

- Chân : bộ phận phía dưới của cơ thể con người dùng để đi đứng.

- Tay chân: kẻ giúp việc đắc lực, tin cẩn .

- Nóng: nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể người hoặc trạng thái thời tiết cao hơn mức TB.

- Lòng: bụng của con người biểu tượng của tâm lý

- Nóng lòng : Có tư tưởng mong muốn cao độ làm việc gì.

(7)

đ Từ ghép ĐL: nghĩa cuả từ khái quát hơn so với nghĩa của từng tiếng

G: 1 số từ ghép do sự phát triển lâu đời của lịch sử có những tiếng bị mờ nghĩa hoặc mất nghĩa nhưng ta vẫn có thể xác định được đó là loại từ ghép nào nhờ ý nghĩa của nó.

Bài tập 7/16

Máy hơi nước Than tổ ong, Bánh đa nem

4. Củng cố( 3’)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức - PP: vấn đáp, thuyết trình - KT: động não

- Hình thức : cá nhân GV chiếu bảng

? Phân biệt cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?

GV chiếu:

Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Các tiếng để tạo từ ghép không bắt

buộc cùng trường nghĩa

- Tiếng phụ có tính chất bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính

- Có tính phân nghĩa, nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính

- Các tiếng để tạo từ ghép phải cùng trường nghĩa (cùng chỉ sự vật hiện tượng gần gũi)

- Các tiếng bình đẳng về ngữ pháp - Có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

5. Hướng dẫn về nhà(5)

- Học bài, nắm được nội dung bài học.

- Làm hoàn chỉnh các bài tập vào VBT.

- Đọc - Tìm hiểu trước bài “Từ láy” cho giờ sau: tìm hiểu các loại từ láy và nghĩa của từ láy.

- Giờ sau học tiết 4: Liên kết trong đoạn văn + Nghiên cứu lí thuyết, tìm hiểu liên kết là gì?

+ Nghiên cứu các dạng BT.

V. Rút kinh nghiệm: ...

………...

...

...

_______________________________________

(8)

Ngày soạn:………

Ngàygiảng: ……….. Tiết 11 ÔN TẬP : TỪ LÁY

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Trình bày khái niệm từ láy. Các loại từ láy.

- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.

- Vận dụng khi nói, khi viết.

2. Kĩ năng

* KNBH:

- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.

*Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ láy phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Kn giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ láy.

3. Thái độ

- Có ý thức khi dùng từ láy.

- Giáo dục đạo đức: Tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác; lựa chọn cách sử dụng Tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả

=> TÔN TRỌNG, HỌP TÁC, TRÁCH NHIỆM 4. Phát triển năng lực

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực tạo lập văn bản.

II. Chuẩn bị:

- GV: nghiên cứu SGK, bộ chuẩn kiến thức, SGV, giáo án, TLTK, Máy chiếu.

- HS: đọc trước bài mới, soạn bài.

III. Phương pháp:

- Phát vấn câu hỏi, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh, quy nạp.

- phân tích các tình huống mẫu để hiểu cấu tạo và cách dùng từ láy.

- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ láy theo những tình huống cụ thể.

- KT: Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ cụ thể để rút ra những bài học thiệt thực về giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ: từ láy.

(9)

IV. Tiến trình dạy học và giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

Câu hỏi: Từ ghép có mấy loại? Nêu đặc điểm cấu tạo của mỗi loại?

Đáp án: - Từ ghép có hai loại : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

+ Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

+ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp( Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)

3. Bài mới :

Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật : động não - Thời gian : 1 phút - Hình thức : cá nhân

Ở các tiết trước các em đã được học về từ láy. Từ láy có những loaị nào và có những đặc điểm gì về mặt nghĩa? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập nội

dung này.

Họạt động của GV và HS Nội dung bài học

Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh ôn tập các loại từ láy và nghĩa của từ láy.

- Phương pháp: phát vấn, khái quát.

- Kĩ thuật: động não.

- Thời gian : 15 phút - Hình thức: cá nhân/lớp - Cách thức tiến hành:

? Từ láy là gì ?Cho Ví dụ?

Dự kiến HS trả lời

- Là những từ có 2 tiếng trở nên,có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm.

- Ví dụ : Xanh xanh, đo đỏ, thăm thẳm, xinh xinh...

? Từ láy được chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? Lấy ví dụ?

Dự kiến HS trả lời - Từ láy chia làm 2 loại...

I. Lý thuyết

1. Các loại từ láy

* Có 2 loại :

- Láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại hoàn toàn hoặc biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối

Ví dụ : Xanh xanh, tim tím, bần bật....

(10)

- Láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại hoàn toàn hoặc biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối

Ví dụ : Xanh xanh, tim tím, bần bật....

- Láy bộ phận : Các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần

Ví dụ : tức tưởi, tả tơi, mỏi mệt...

? Đặt 1 câu có từ láy toàn bộ ? Từ láy bộ phận?

Dự kiến HS trả lời - HS đặt câu.

? Nghĩa của từ láy được tạo thành như thế nào?

Dự kiến HS trả lời - Nghĩa từ láy tạo thành nhờ:

+ Đặc điểm âm thanh của tiếng + Sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng

+ So với tiếng gốc => tăng mạnh hoặc giảm nhẹ Hoạt động 3: Giải quyết vấn đề

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức và làm bài tập về từ láy.

- Phương pháp: phát vấn, khái quát.

- Kĩ thuật: động não.

- Thời gian : 15 phút - Hình thức: cá nhân/lớp - Cách thức tiến hành:

? Tìm 5 từ lấy toàn bộ và 5 từ láy bộ phận?

Dự kiến HS trả lời

- Láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp…

- Láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề, nhảy nhót

? Tìm và đặt câu với 5 từ láy toàn bộ ? Dự kiến HS trả lời HS đặt câu . Mẫu:

Bông hoa hồng đo đỏ rất xinh.

Em thấy bầu trời cao thăm thẳm Bạn Lan có quyển vở nhỏ xinh xinh Cái cốc rơi vỡ tan tành

? Tìm và đặt câu với 5 từ láy bộ phận ? Dự kiến HS trả lời HS đặt câu . Mẫu:

- Láy bộ phận : Các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ : tức tưởi, tả tơi, mỏi mệt...

2. Nghĩa của từ láy

* Nhận xét:

- Nghĩa từ láy tạo thành nhờ:

+ Đặc điểm âm thanh của tiếng

+ Sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng

+ So với tiếng gốc => tăng mạnh hoặc giảm nhẹ III. Luyện tập:

Bài 1

- Láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp…

- Láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề, nhảy nhót

Bài 2 Mẫu:

Bông hoa hồng đo đỏ rất xinh.

Em thấy bầu trời cao thăm

(11)

Chiếc chăn này rất mềm mại Em rất thích mưa nhỏ li ti Bạn ấy nói rất nhẹ nhàng Con chó ấy trông xấu xí

Bạn ấy có dáng người nhỏ nhắn, đáng yêu.

? Viết 1 đoạn văn từ 5-7 câu thể hiện tình yêu quê hương của em. Trong đó có sử dụng 3 từ láy. Gạch chân dưới các từ đó?

Dự kiến HS trả lời - HS viết đoạn văn. Yêu cầu :

+ Nội dung: Thể hiện tình yêu quê hương

+ Hình thức : Từ 5 – 7 câu. Có 3 từ láy và gạc chân.

- GV gọi HS lên bảng chữa bài.

- HS khác nhận xét, GV nhận xét.

thẳm

Bạn Lan có quyển vở nhỏ xinh xinh

Cái cốc rơi vỡ tan tành ...

Bài 3

- HS viết đoạn văn. Yêu cầu :

+ Nội dung: Thể hiện tình yêu quê hương

+ Hình thức : Từ 5 – 7 câu. Có 3 từ láy và gạc chân.

- GV gọi HS lên bảng chữa bài.

- HS khác nhận xét, GV nhận xét.

4. Củng cố (3’)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức - KT: động não

-PP: Khái quát hoá - Hình thức : cá nhân

Gv hệ thống toàn bài bằng sơ đồ tư duy

Cấu tạo từ

Từ đơn Từ phức

Từ ghép Từ láy

Từ ghép C- P Từ ghép đẳng lập Từ láy toàn bộ Từ láy bộ phận Láy láy có láy phụ láy hoàn toàn biến đổi âm đầu vần

GV: Chiếu một số hình ảnh. Sau đó y/c HS quan sát tranh và đặt câu có sử dụng từ láy phù hợp với hình ảnh.

(12)

5. Hướng dẫn về nhà (5’ )

- Học thuộc ghi nhớ – nhận diện từ láy - Hoàn thành các BT

- Chuẩn bị: Ôn tập quan hệ từ.

+ Nghiên cứu ngữ liệu, trả lời các câu hỏi SGK + Nghiên cứu BT

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

--- Ngày soạn:…………..

Ngày giảng:…………. Tiết 12

ÔN TẬP : QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp HS nắm được thế nào là quan hệ từ. ViỆ sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng

- Kỹ năng bài học: giúp HS nhận biết quan hệ từ trong câu, phân tích được tác dụng của quan hệ từ. Nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu. Tập viết đoạn văn có quan hệ từ.

- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định, lựa chọn cách sử dụng đại từ, quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

3.Thái độ

- Có ý thức khi dùng quan hệ từ.

- Giáo dục đạo đức: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử

dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau; có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt=> TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học ( hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các BT trong tiết học),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn;

năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp

(13)

trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị:

- GV: nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức, SGV, bài soạn, phấn màu - Máy tính, máy chiếu

- HS : trả lời mục I,II ( nhận biết quan hệ từ trong ngữ liệu, nêu được ý nghĩa của các QHT đó, nhận biết được trường hợp nào thì cần dung QHT còn trường hợp nào thì không; đặt câu với một số cặp quan hệ từ)

III. Phương pháp:

- Phương pháp dạy học: Phát vấn câu hỏi, so sánh, phân tích, phiếu học tập, thảo luận nhóm.

- Kỹ thuật dạy học:

+ Phân tích các tình huống để hiểu quan hệ từ

+ Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về sử dụng quan hệ từ.

+ Thực hành có hướng dẫn; viết câu, đoạn văn có từ quan hệ từ.

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

? Hãy cho biết từ láy gồm những loại nào? Vẽ sơ đồ và lấy ví dụ minh họa.

Dự kiến HS trả lời - HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.

- Đáp án: từ láy gồm 2 loại : láy toàn bộ và láy bộ phận.

- HS vẽ sơ đồ cấu tạo từ TV.

3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật : động não - Thời gian : 1 phút

Trong giao tiếp chúng ta rất hay dùng quan hệ từ nhưng khi dùng còn chưa đúng, chưa hợp lý. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta sẽ ôn tập về quan hệ từ và sử dụng quan hệ từ cho linh hoạt.

Hoạt đông của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 2 : Giải quyết vấn đề

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là QHT và cách sử dụng.

- Phương pháp:Vấn đáp, phân tích, nêu và giải

I. Lý thuyết

(14)

quyết vấn đề, quy nạp.

- Kĩ thuật: động não, hỏi và trả lời.

- Thời gian : 17 phút - Hình thức: cá nhân/lớp - Cách thức tiến hành:

? Qua các ngữ liệu trên em hiểu quan hệ từ là những từ có tác dụng ntn ?

Dự kiến HS trả lời

- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ nh sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

? Lấy ví dụ?

Dự kiến HS trả lời

- HS lấy ví dụ :Của, như, và, mà, bởi...nên, vì...nên...

? Đặt câu với các quan hệ từ?

Dự kiến HS trả lời - Mỗi HS đặt 1 câu

- Giáo dục đạo đức: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử

câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau; có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt=>

TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ

? Hãy rút ra cách sử dụng quan hệ từ trong câu?

Dự kiến HS trả lời

* Nhận xét:

- Các trường hợp dùng QHT : + Bắt buộc

+ Không bắt buộc

Hoạt động 4 : Tổng kết và vận dụng

- Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp:vấn đáp, thực hành có hướng dẫn.

- Kĩ thuật: động não, tư duy sáng tạo.

- Hình thức: cá nhân/lớp - Thời gian : 17 phút - Cách thức tiến hành:

? HS viết đoạn văn khoảng 3 -> 5 câu. Làm ra phiếu học tập. Trong đó có sử dụng ít nhất 5 quan

1. Khái niệm

- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ nh sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

2. Sử dụng quan hệ từ

* Nhận xét:

- Các trường hợp dùng QHT :

+ Bắt buộc

+ Không bắt buộc

- Một số quan hệ từ được dùng thành cặp.

II. Luyện tập Bác Hồ là vị lãnh tụ, vừa là vị cha già dân tộc. Bác luôn quan tâm đến mọi ngưòi. Đối với thanh thiếu niên, Bác ân cần chỉ bảo dìu dắt với thái độ bao dung trìu mến. Không những Bác dạy những điều lớn như hướng dẫn ta tiến tới lí tưởng cao đẹp mà Bác còn dạy ta cả những điều nhỏ như cách cư xử

(15)

hệ từ. Gạch chân?

Dự kiến HS trả lời

Bác Hồ là vị lãnh tụ, vừa là vị cha già dân tộc. Bác luôn quan tâm đến mọi ngưòi. Đối với thanh thiếu niên, Bác ân cần chỉ bảo dìu dắt với thái độ bao dung trìu mến. Không những Bác dạy những điều lớn như hướng dẫn ta tiến tới lí tưởng cao đẹp mà Bác còn dạy ta cả những điều nhỏ như cách cư xử hàng ngày nữa

hàng ngày nữa.

4.Củng cố (2’):

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: Khái quát hoá.

- Kĩ thuật: động não.

- Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ?

- Những điểm lưu ý khi dùng quan hệ từ?

5. Hướng dẫn về nhà(5’)

- Học và hoàn thành các bài tập còn lại

- Lấy ví dụ câu văn có sử dụng QHT và phân tích ý nghĩa của câu văn có sử dụng QHT.

- Soạn bài tiếp theo : Ôn tập Đại từ.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Rèn HS năng lực tự học ( có kế hoạch để soạn bài ; hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học, tìm hiểu thông tin

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( có kế hoạch để soạn bài ; hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học),

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( có kế hoạch sưu tầm từ ngữ đại phương qua sách báo, công nghệ ; hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng

Phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học ( từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản tự sự) năng lực giải quyết vấn đề ( phân tích tình huống ở đề

Phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học ( từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản tự sự) năng lực giải quyết vấn đề ( phân tích tình huống ở đề bài,

4.Phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học ( từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản tự sự) năng lực giải quyết vấn đề ( phân tích tình huống ở đề

Định hướng phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học (từ các kiến thức đã học biết cách làm một lá đơn) năng lực giải quyết vấn đề (Lựa chọn tình huống ở đề

Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ