• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29

Ngày soạn:10/4/2021 Tiết 113

Ngày giảng:

ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự, văn tả cảnh và văn tả người - Nhận biết: dạng bài văn miêu tả.

- Thông hiểu: sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự, văn tả cảnh và văn tả người

- Vận dụng: Viết bài văn miêu tả 2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- quan sát ,nhận xét, so sánh; lựa chọn trình tự miêu tả, đặc điểm tiêu biểu

* Kĩ năng sống: nhận thức, giao tiếp/ lắng nghe 3. Thái độ:

- Ham thích học tập bộ môn

*Tích hợp GD bảo vệ MT: Ra đề văn miêu tả có liên quan đến môi trường.

*Tích hợp GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó, yêu quê hương, đất nước, có trách nhiệm với cộng đồng => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH, TỰ DO

4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, tư duy, hợp tác, sáng tạo II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứuSGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu - HS: soạn bài (khái niệm văn miêu tả, dàn ý bài văn tả cảnh và tả người) III. Phương pháp

- vấn đáp. nhóm, thực hành có hướng dẫn IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 3. Bài mới: (2’)

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 2 phút )

a.Mục tiêu: Tạo tâm thế để HS bắt đầu tiếp cận tiết học mới.

b. Nội dung: kể tên các thể loại văn miêu tả.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

* Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

(2)

Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.

? Kể tên 1 số thể loại văn miêu tả đã làm?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: suy nghĩ trả lời

* Dự kiến trả lời:

- Tả cảnh - Tả người

* Báo cáo kết quả:2 HS trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Ở những tiết trước các em đã học về phương pháp tả cảnh và tả người. Tiết học hôm nay cô trò chúng ta cùng đi ôn tập về văn miêu tả.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15 phút) - Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu: học sinh hệ thống kiến thức về văn miêu tả - Phương pháp: vấn đáp

- Phương tiện: máy chiếu, tư liệu, SGK.

- Kĩ thuật: động não

?) Em đã học mấy kiểu văn miêu tả?

- 2 kiểu: tả người, tả cảnh

* GV: Ngoài ra có bài phải tả cả người và cảnh, người trong cảnh

?) Thử so sánh và nhận xét những điểm giống và khác nhau giữa văn tự sự và miêu tả?

- 3 HS phát biểu -> GV chốt

* HS làm BT 1 (120)

- 1 HS đọc BT -> xác định yêu cầu

?) Điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn?

- Chi tiết, hình ảnh đặc sắc

- Có liên tưởng, so sánh, nhận xét độc đáo - Ngôn ngữ phong phú, diễn đạt sống động, sắc sảo

- Thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả đối với cảnh Cô Tô. Điều này chốt trong ghi nhớ (120)

I. Hệ thống hoá kiến thức về văn miêu tả

1) Đối tượng được miêu tả - Tả cảnh

- Tả người:

+ tả chân dung + tả hành động

- Tả cả người và cảnh (cảnh sinh hoạt) 2) Yêu cầu đối với người viết văn miêu tả - Quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, lựa chọn hình ảnh, trình bày theo 1 thứ tự

(3)

- GV trình chiếu – nhận xét chốt - HS đọc ghi nhớ

?) Dàn ý bài văn miêu tả như thế nào?

- 1 HS nhắc lại

* HS làm BT 2 (120) vào phiếu học tập ->

GV thu một số bài

3) Bố cục bài văn miêu tả

a) Mở bài: Giới thiệu khái quát cảnh (người) được tả

b) Thân bài: Tả chi tiêt cảnh (người) theo một thứ tự nhất định

c) Kết bài: nhận xét, cảm nghĩ về cảnh (người) đã tả

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (20’) - Thời gian: 20 phút

- Mục tiêu: học sinh vận dụng luyện tập - Phương pháp: vấn đáp

- Phương tiện: máy chiếu, tư liệu, SGK.

- Kĩ thuật: động não - HS trả lời miệng

- HS xác định yêu cầu bài tập

?) Căn cứ vào đâu để biết đó là văn miêu tả hay tự sự?

- Căn cứ vào hành động chính dùng trong đoạn văn là kể hay tả

+ Kể: trả lời: kể về việc gì? Kể về ai?

Việc đó diễn ra như thế nào? ở đâu? Kết quả?

+ Tả: tả về cái gì? Về ai? Cảnh người đó

như thế nào? Có gì đặc sắc?

- HS đọc thêm, tìm những nét đặc sắc

II. Luyện tập BT 3(121)

a) Mở bài: Giới thiệu tên tuổi, nét nổi bật b) Thân bài: tả chi tiết

- Dáng đi

- Khuôn mặt, mái tóc - Tả mắt, mũi, miệng - Làn da

=> Tả khái quát -> cụ thể

c) Kết bài: tình cảm của mình đối với em bé BT 4 (121)

- Đoạn 1 của "Bài học..." -> văn miêu tả + Tả hình dáng Dế Mèn

+ Tả các bộ phận cơ thể Dế Mèn + Tả các hành động của Dế Mèn - Đoạn cuối -> văn tự sự

+ Kể sự việc Dế Mèn đem Dế Choắt đi chôn và tâm trạng của Dế Mèn

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG ( 2’)

a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết đã học lập được dàn bài đề văn cụ thể b. Nội dung:HS biết lập dàn bài

c. Sản phẩm: bài viết của HS d. Tổ chức thực hiện:

* Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Nếu miêu tả một em bé bụ bẫm ngây thơ, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào? Và tả theo trình tự nào?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ thực hiện yêu cầu

(4)

* Báo cáo kết quả:HS trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

5. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’)

a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết để tìm và sáng tạo những bài văn miêu tả b. Nội dung:HS biết tìm tòi, sáng tạo

c. Sản phẩm: bài viết của HS d. Tổ chức thực hiện:

* Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Tìm văn bản miêu tả đã học

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ thực hiện yêu cầu

* Báo cáo kết quả:HS trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

4. Củng cố: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

GV khắc sâu cho HS dàn ý văn miêu tả 5.Hướng dẫn về nhà: (2’):

- Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

- Ôn bài, nhớ các bước làm bài văn miêu tả, dàn ý

- Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 7 – văn miêu tả sáng tạo V. Rút kinh nghiệm:

...

...

(5)

...

...

Ngày soạn:10/04/2021 Ngày giảng: Tiết 114

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7: VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO

I- Mục đích bài viết:

1. Kiến thức: Vận dụng những kiến thức đã học về thể loại miêu tả để viết bài văn miêu tả sáng tạo .

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Tuân thủ được các bước làm một bài văn miêu tả.

- Đánh giá trình độ của học sinh về kiến thức và năng lực diễn đạt, kĩ năng.

- Rèn khả năng tư duy, ý thức làm bài và sự tưởng tượng sáng tạo của HS.

- Đánh giá kĩ năng tạo lập văn bản miêu tả.

* Kĩ năng sống : tư duy sáng tạo 3. Thái độ:

- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét và có thái độ yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên, quê hương đất nước

- HS có ý thức ôn tập kiến thức và tự giác làm bài.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Giúp hs phát triển năng lực tự học, sáng tạo.

II- Chuẩn bị:

- GV: ra đề, đáp án

- HS: Lập dàn ý các đề văn số 7 III.Phương pháp: làm bài viết

IV.Bài mới:

1. ổn định tổ chức:

2. Biên soạn câu hỏi I. Đề bài:

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt trên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mân lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

( Cô Tô- Nguyễn Tuân)

(6)

1. Đoạn văn trên tả cảnh gì?

2. Ghi ra những chi tiết và hình ảnh tiêu biểu tác giả đã lựa chọn để miêu tả.

3. Đoạn văn miêu tả hay và độc đáo nhờ tác giả đã sử dụng liên tưởng, tưởng tượng bằng cách nào?

4. Đặt một câu văn tả cảnh bình minh có sử dụng yếu tố liên tưởng, tưởng tượng.

Câu 2: Em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.

II. Hướng dẫn viết bài Câu 1:

Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển.

Những chi tiết và hình ảnh tiêu biểu tác giả đã lựa chọn để miêu tả:

- chân trời, ngấn bể - mặt trời

- mặt biển

Đoạn văn miêu tả hay và độc đáo nhờ tác giả đã sử dụng liên tưởng, tưởng tượng bằng cách sử dụng so sánh, ẩn dụ.

Câu 2:

1.MB: Giới thiệu chung về khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.

2. TB: Biết lựa chọn trình tự miêu tả - vị trí quan sát

- Tả bao quát : Từ xa nhìn lại cảnh khu vườn nổi bật như thế nào ...

- Đến gần : Thời gian .... trời , mây , gió , cây cối ....

Cách bố trí , trồng rất nhiều cây ăn quả ... Giữa vườn , xung quanh vườn, góc vườn,... ngoài bờ ao .... Người chăm sóc cây ...

Miêu tả cụ thể một số loại cây nhãn , na , bưởi , hồng xiêm, chuối, ...các loài hoa đua nhau khoe sắc đưa hương ... Nhãn, vải có đặc điểm gì nổi bật .... , sai quả .... hoa bưởi thơm ngào ngạt .... hoa cau .... ( có thể kể, giới thiệu về nguồn gốc của cây , lợi ích của từng loài ... , giá trị với đời sống con người ,.... )

Miêu tả xen kẽ hoạt động của chim chóc trong vườn : chim sâu , chim chích bông ,... ( tả cụ thể hình dáng đến hành động của từng loài chim ) .

- Đánh giá về giá trị kinh tế , giá trị tinh thần của khu vườn ...

3. KB:: bày tỏ suy nghĩ và thể hiện tình cảm với thiên nhiên, quê hương đất nước.

* Các tiêu chí khác 1. về hình thức:

- HS viết bài văn có đủ 3 phần ( MB, TB, KB), biết tách đoạn trong TB một cách hợp lí, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, có thể mắc một số ít lỗi chính tả.

2. Sáng tạo:

(7)

- HS đạt được 4 các yêu cầu sau: 1) bài văn miêu tả có sự sáng tạo trong quan sát, sắp xếp trình tự hợp lí, đạt hiệu quả nghệ thuật. 2) thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt:

chú ý tạo nhịp điệu cho câu, sử dụng đa dạng kiểu câu. 3) Biết sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng có hiệu quả phép tu từ qua so sánh, liên tưởng, tưởng tượng. 4) bài mang dấu ấn cá nhân, có văn phong.

3.Lập luận:

- HS biết cách lập luận chặt chẽ, có trật tự logic giữa các phần: MB, TB, KB; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, đoạn trong bài

4. Củng cố: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

GV khắc sâu cho HS dàn ý văn miêu tả 5.Hướng dẫn về nhà: (2’):

- Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

- Ôn bài, nhớ các bước làm bài văn miêu tả, dàn ý - Chuẩn bị: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

(8)

Ngày soạn: 10/4/2021 Tiết 115 Ngày giảng:

CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Giúp HS hiểu thế nào là câu sai về chủ ngữ và vị ngữ 2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Tự phát hiện ra các câu sai về chủ ngữ và vị ngữ

*Kĩ năng sống: giao tiếp/ lắng nghe; tự tin sử dụng ngôn ngữ 3. Thái độ: Có ý thức nói, viết câu đúng

4. Định hướng phát triển năng lực:

Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ - HS: soạn bài ở nhà

III. Phương pháp

- Phương pháp phân tích ngữ liệu, vấn đáp, nhóm,thực hành có hướng dẫn IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục

1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

? Thế nào là câu đơn không có từ "là"? Đặc điểm, cấu tạo? Cho VD?

3.Bài mới: (2’)

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu

Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS, thấy được những lỗi câu hay mắc phải.

(9)

b. Nội dung: kiểm tra kiến thức về thành phần câu c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng d. Tổ chức thực hiện:

* Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Giáo viên

? Hai thành phần chính của câu là gì ? Đặc điểm của từng thành phần ?Trong các câu sau, câu nào chưa đủ thành phần chính?

- Qua truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy Kiều Phương thật nhân hậu.

- Giữa thành phố, nơi có một tòa nhà cao tầng.

- Anh Nguyễn Văn Trỗi là người anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

- Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi.

- Ngoài sân, chiếc lá rơi nhè nhẹ.

? Sửa lại những câu ấy cho đúng.

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh

* Dự kiến trả lời :

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

2. HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (16’) -Thời gian: 16 phút

- Mục tiêu: HS biết cách chữa lỗi câu thiếu CN, câu thiếu VN - PP :phân tích ngữ liệu, đàm thoại

- KT: Động não

*GV treo bảng phụ -> HS đọc

?) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trên?

Câu a) thiếu chủ ngữ (không biết ai "cho thấy") Câu b) Qua truyện...em/thấy Dế Mèn...

?) Nếu trong giao tiếp ta dùng những kiểu câu thiếu chủ ngữ hay vị ngữ, thì người nghe có

I. Câu thiếu chủ ngữ

- Là câu dùng thiếu chủ ngữ - Cách sửa:

+ Thêm chủ ngữ

(10)

hiểu đựơc mục đích thông báo không? - Không

*GV: Trong những hoàn cảnh sử dụng cụ thể ta có thể dùng câu đặc biệt (không phân định thành phần) hoặc câu rút gọn

-> GV lấy VD minh họa

?) Hãy chữa lại câu a cho đúng?

-....tác giả(Tô Hoài) cho em thấy....

- Truyện Dế Mèn.../cho em thấy - Qua truyện...em/thấy Dế Mèn

+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ + Biến vị ngữ thành 1 cụm C - V

* GV treo bảng phụ -> HS đọc

?) Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trên?

a) Câu đủ CN - VN

b) Mới chỉ là cụm DT (thành tố chính: "hình ảnh")

-> câu thiếu VN -> câu b, c thiếu VN

?) Hãy thủ chữa câu b, c cho đủ C - V

b) Hình ảnh...đã để lại trong em niềm khâm phục c) thêm VN

- Em rất thích hình ảnh TG...-> biến cụm DT đã cho thành một bộ phận của cụm C - V

c) Thêm VN: Bạn Lan, người...là bạn thân của tôi - Biến câu sai thành 1 cụm C - V

* Bạn Lan là người....6A

- Biến thành một bộ phận của câu Tôi/rất quý bạn Lan, người...6A

- GV treo bảng phụ ghi sắn câu - 1 HS đọc ví dụ - Chữa lại bằng cách thêm chủ ngữ -vị ngữ

VD:Thêm:Tôi đều say mê ngắm nhìn những màu xanh của bãi mía, bãi dâu, vườn chuối

GV treo bảng phụ ghi sắn câu - Gọi 1 HS đọc Ví dụ

II. Câu thiếu vị ngữ - Là câu dùng thiếu vị ngữ - Cách sửa:

+ Thêm vị ngữ

+ Biến cụm từ đã cho thành 1 cụm C - V

+ Biến cụm từ đã cho thành một bộ phận của vị ngữ

III. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ a- Thiếu cả CN -VN

b - Thiếu cả Cn - VN Cách chữa

a- Thêm CN -VN

b - Công nhân đội 8 đã hoàn thành 80% kế hoạch cả năm

hoặc :Tổ 4 đội xây dựng đã xây xong ngôi nhà

IV. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu

- Sai về ngữ nghĩa từ “ta”

Cách chữa

Ta thấy Dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt...

(11)

?)Bộ phận gạch chân trong câu nói về ai - Về hành động của ta

?) Cho học sinh chữa lại theo cách của mình 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (16’) - Thời gian: 16 phút

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS vận dụng KT luyện tập

- PP thực hành có hướng dẫn, vấn đáp, nhóm -KT: Động não

- HS trả lời miệng

- HS lên bảng làm (4 HS)

-HS trả lời miệng

* Lưu ý: Phải đặt câu hỏi xác định chủ ngữ -> tìm từ điền vào CN

- HS lên bảng làm

Đọc yêu cầu BT 1 ( 1 HS )

Nêu yêu cầu:xác định chủ ngữ - vị ngữ

III. Luyện tập

BT 1(129)

a) Ai không làm gì nữa? - Bác Tai, cô Mắt....

Từ hôm đó bác Tai..như thế nào?

- không làm ...-> câu đủ C - V b) Lát sau, con gì đẻ được? -> hổ

Lát sau, con hổ như thế nào? -> đẻ được

c)....ai già rồi chết? - Bác Tiều ...bác Tiều làm sao> -> già rồi chết BT 2 (130)

a) Đủ C - V

b) Thiếu CN -> chữa: bỏ từ "với"

c) Thiếu VN -> ....sẽ theo chúng tôi suốt cuộc đời

d) Đủ C - V .BT 3 (130)

a) Lớp em/bắt đầu học hát b) Chim/hót líu lo

c) Hoa/đua nhau nở rộ

d) Chúng em/cười đùa vui vẻ BT 4 (130)

a) Khi học lớp 5, Hải/học rất giỏi b)....Dế Mèn/rất ân hận

c)....mặt trời/từ từ mọc

d)....chúng tôi/được đi tham quan BT 5 (130)

Các câu đơn:

a) Hổ đực...con. Còn hổ cái...lắm b) Mấy....lớn. Trên...mênh mông

c) Thuyền...thước. Trường 2 bên...vô tận

BT 1 (141) a - CN: cầu

(12)

Đọc yêu cầu BT 2 - xác định yêu cầu - Tìm chủ ngữ - vị ngữ thích hợp

Đọc BT 3 - chỉ ra yêu cầu - Chỉ ra lỗi sai

- cách chữa

Đọc BT 4 - chỉ ra yêu cầu - trao đổi nhóm - Chỉ ra chỗ sai - Chữa lại

VN: được đổi tên..

b - CN:Làng tôi VN: lại nhớ

c - CN: Tôi VN: cảm thấy BT 2 (141)

a - Thêm CN +VN b- Thêm CN +VN c - Thêm CN + VN d - Thêm CN +VN BT 3 (142)

a - Thiếu CN + VN b- Thiếu CN +VN c - Thiếu CN + VN BT 4 (142)

a - Sai về ngữ nghĩa (bỏ bóp còi...yên tĩnh)

b - Thay CN Thuý lên đầu câu - Thuý vừa

c - Bỏ từ được bạn ấy

Thêm: và cho em một cây bút mới 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.(2’)

a. Mục tiêu:

- Giúp học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết tình huống trong cuộc sống.

- Biết xác định VN, VN trong câu và nêu tác dụng.

b. Nội dung: xác định CN – VN trong câu cho trước c. Sản phẩm:Trình bày bằng phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện: :

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và nêu tác dụng:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông , chợ mấy nhà

*Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

* Dự kiến trả lời:

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

(13)

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’) a. Mục tiêu:

- Giúp học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để tìm tòi, sáng tạo b. Nội dung: xác định CN – VN trong các văn bản đã học

c. Sản phẩm:Trình bày bằng phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện: :

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các văn bản đã học

*Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

* Dự kiến trả lời:

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

4.Củng cố: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

GV khái quát về lỗi các câu thiếu CN, VN – 1’

5.Hướng dẫn về nhà: (2’) - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não.

- Học bài, làm bài tập 3(116)

- Chuẩn bị bài: Viết đơn – luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi.

V. Rút kinh nghiệm

………

………...

(14)

………

………

Ngày soạn:10/04/2021 Tiết 116 Ngày giảng:

VIẾT ĐƠN – LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được khi nào cần viết đơn (các tình huống viết đơn).

- Nắm được mục đích, đặc điểm của đơn.

- Phân biệt các loại đơn thường gặp (đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu) và các nội dung không thể thiếu trong đơn.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Biết cách viết đơn thường dùng trong đời sống đúng quy cách.

- Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết đơn

* Kĩ năng sống:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách viết đơn.

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng đơn phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

3. Thái độ:

- Ham thích học bộ môn

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vƣợt khó, có trách nhiệm với bản thân.

=>các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC.

4. Định hướng phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học (từ các kiến thức đã học biết cách làm một lá đơn) năng lực giải quyết vấn đề (Lựa chọn tình huống ở đề bài, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống ở đề bài), năng lực sáng tạo (áp dụng kiến thức đã học để giải quyết đề bài trong tiết học), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm, năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện việc tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

(15)

- GV: Mẫu đơn các loại, SGK, giáo án - HS: soạn bài

III. Phương pháp

- Phương pháp phân tích ngữ liệu, vấn đáp, nhóm, thực hành có hướng dẫn IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục

1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới:

1. HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG (3 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về tác giả, văn bản.

b. Nội dung:

- Hoạt động cá nhân, cả lớp c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng d. Tổ chức thực hiện:

* Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Gv cho học sinh quan sát tranh .

?Em hãy trình bày 1 sô loại đơn mà em biết

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nghe câu hỏi và trả lời - Dự kiến trả lời:

+ Đơn xin việc; đơn xin nghỉ học; đơn xin học thêm....

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

Đơn từ là loại văn bản hành chính không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20’) - Thời gian: 20 phút

- Mục tiêu: HS nắm được các tình huống viết đơn, các loại đơn và nội dung không thể thiếu trong đơn, cách thức viết đơn

- PP: vấn đáp - KT: Động não

(16)

* Yêu cầu 1:Cho học sinh đọc 4 VD Rút ra nhận xét khi nào cần viết đơn?

* Yêu cầu 2: Học sinh đọc VD 2/131 cho biết trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?

a - Đơn xin trình bày mất xe đạp gửi: Công an địa phương

b- đơn xin học lớp nhạc, hoạ gửi phòng giáo vụ d - Đơn xin chuyển trường gửi Ban giám hiệu trường mới

Tình huống 3 không phải viết đơn

I. Khi nào cần viết đơn?

- Khi đề đạt nguyện vọng với một người hay tổ chức có

quyền giải quyết

* Yêu cầu 1: Căn cứ vào đâu để chia ra làm 2 loại đơn?

- Nội dung và hình thức trình bày trong đơn

? Có 2 loại đơn đó là loại nào?

* Yêu cầu 2: Học sinh đọc mẫu: Đơn xin học nghề Học sinh đọc đơn không theo mẫu

* Yêu cầu 3: Những nội dung không thể thiếu trong đơn là gì?

2 -> 3 HS phát biểu- GV chốt -> ghi

II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn

1. Các loại đơn

- Đơn theo mẫu (in sẵn) - Đơn không theo mẫu 2. Nội dung cần có trong đơn

- Quốc huy

- Đơn gì (Tên đơn) - Cơ quan giải quyết - Nội dung đơn

- Người viết đơn - chữ kí

* Yêu cầu 1: Loại đơn viết theo mẫu người viết theo yêu cầu gì?

* Yêu cầu 2: Viết đơn không theo mẫu người viết cần tuân theo những mục nào?

2 -> 3 HS phát biểu-GV chốt

* Yêu cầu 3: Như vậy khi trình bày đơn phải như thế nào?

- Ngắn gọn, sáng sủa, sạch đẹp theo số mục nhất định

* Yêu cầu 4: Nội dung bắt buộc trong đơn là gì?

-Đơn gửi ai? Ai gửi đơn?

- Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?

* GV: Đây chính là nội dung thứ 2 trong phần ghi nhớ SGK Trang 13

Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ 2

* Yêu cầu 5: Bài học hôm nay cần khắc sâu kiến thức gì? 3 kiến thức

1- Khi nào cần viết đơn

III. Cách thức viết đơn

1.Viết theo mẫu

- Điền đúng vào chỗ trống nội dung cần thiết

2. Viết không theo mẫu - Quốc huy

- Địa điểm -t hời gian - Tên đơn

-Họ tên, nơi công tác người viết

- Trình bày: sự việc lí do nguyện vọng (đề nghị) - Cam đoan và cảm ơn - Ký tên

(17)

2- Các loại đơn

3- Những nội dung cần thiết khi viết đơn

* GV: Đó chính là nội dung phần ghi nhớ 134 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ( 15’) - Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu: HS vận dụng KT luyện tập viết đơn hoàn chỉnh

- PP: vấn đáp, thực hành có hướng dẫn - KT: Động não

*Tích hợp kĩ năng sống:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách viết đơn.

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng đơn phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

* Yêu cầu 1: Gọi 1 HS đọc

* Yêu cầu 2: Nêu yêu cầu - HS làm việc cá nhân

- Gọi 5 HS chấm -> chữa, nhận xét Yêu cầu 1: HS đọc kỹ đề

Xác định tên đơn , gửi ai

Yêu cầu 2: 2 HS đọc đề Chỉ ra yêu cầu:

+ Tên đơn + Gửi ai

GV treo bảng phụ ghi sẵn mẫu đơn viết tay có cả những yêu cầu khi viết đơn – HS quan sát – viết một đơn theo BT2

3. Ghi nhớ: SGK (134) IV. Luyện tập

1. Đọc một số lưư ý khi viết đơn (SGK 134 - 135)

2. Viết đơn xin nghỉ học 1.Trường em thành lập câu lạc bộ phòng chóng các tệ nạn xã hội. Em muốn tham gia,hãy viết đơn gửi lên ban tổ chức câu lạc bộ

- Gợi ý:

+ Tên đơn + Kính gửi + Nguyện vọng

2. Hãy viết đơn xin được tham gia đội tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ môi trường của trường em

- Gợi ý:

+ Tên đơn + Gửi ai

+ Nguyện vọng

IV. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế b. Nội dung: Bài tập dự án.

* Phương thức thực hiện: Nhóm lớn tìm hiểu ngoài giờ học c. sản phẩm: Bài tập, máy chiếu

(18)

d. Tổ chức thực hiện:

* Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

? Viết đơn xin nghỉ học

Bước 2: Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu, trao đổi, thống nhất, trình bày ra vở, USB, phiếu học tập…

Bước 3: Trao đổi, báo cáo kết quả: vào giờ học ngoại khóa, hoặc ôn tập…

Bước 4: Giáo viên nhận xét, góp ý, chấm điểm…

IV. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế tìm tòi các lá đơn đã viết trong cuộc sống

b. Nội dung: Bài tập dự án.

* Phương thức thực hiện: Nhóm lớn tìm hiểu ngoài giờ học c. sản phẩm: Bài tập, máy chiếu

d. Tổ chức thực hiện:

* Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

? Viết đơn xin gia nhập câu lạc bộ khu phố

Bước 2: Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu, trao đổi, thống nhất, trình bày ra vở, USB, phiếu học tập…

Bước 3: Trao đổi, báo cáo kết quả: vào giờ học ngoại khóa, hoặc ôn tập…

Bước 4: Giáo viên nhận xét, góp ý, chấm điểm…

4.Củng cố: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

? thế nào là đơn từ? Bố cục của một văn bản đơn từ?

5.Hướng dẫn về nhà: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

(19)

- Kĩ thuật: động não.

- Học thuộc phần ghi nhớ

- Soạn: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Định hướng phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà, tập thuyết trình), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống ,

Phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học ( từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản tự sự) năng lực giải quyết vấn đề ( phân tích tình huống ở đề

Phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học ( từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản tự sự) năng lực giải quyết vấn đề ( phân tích tình huống ở đề bài,

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Năng lực tự học ( hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống ,