• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
45
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 53

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Nắm được thể loại, đặc điểm các loại truyện dân gian đã học

- Kể và hiểu được nội dung ý nghĩa, nghệ thuật tiêu biểu của các truyện - Thực hành:Thi kể chuyện, vẽ tranh, sáng tác truyện hoặc đóng tiểu phẩm.

2. Kĩ năng:

* KNBH :

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.

- Trình bầy cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.

- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.

* KNS:

- Kỹ năng lắng nghe tích cực: tiếp thu ý kiến của giáo viên và bạn bè trong lớp để bổ sung cho bài ôn tập.

- Kỹ năng giao tiếp: khả năng trình bày vấn đề trước lớp.

3. Thái độ:

- Hình thành thái độ trân trọng các giá trị văn học dân gian của dân tộc.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lý bản thân

- Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Năng lực công cụ: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin

* Các năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ.

- Phẩm chất nhân ái – khoan dung, chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm.

5. Nội dung tích hợp:

GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

GD bảo vệ MT: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.

GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC

II. Chuẩn bị :

G: SGV, bảng ôn tập, phiếu học tập, MT, MC H: Ôn lại truyện dân gian, lập bảng thông kê III. Phương pháp

- Phương pháp quy nạp, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, gợi tìm.hoạt động nhóm

(2)

- Kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi , hỏi và trả lời, động não, IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục:

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

Câu hỏi: Dựa đặc trưng thể loại hãy so sanh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết Thánh Gióng và cổ tích Thạch Sanh?

Yêu cầu: HS giống và khác nhau dựa vào đặc trưng thể loại.

a. Giống nhau

- Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo: Dẫn chúng ở 2 truyện

- Có nhiều chi tiết (môtip) giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật có tài năng phi thường...

b. Khác nhau

* Truyền thuyết Thánh Gióng:

- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. (có dấu vết của lịch sử).

- Thể hiện cách đánh giá của nhân dân về nhân vật, sự kiện lịch sử.

- Cả người kể người nghe kể tin là câu chuyện có thật.

* Cổ tích Thạch Sanh:

- Kể về cuộc đời các loại nhân vật (hư cấu, không có thật)

- Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, công bằng, đạo lý trong xã hội.

- Cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.

GV gọi 1HS. Nhận xét - cho điểm.

3.Bài mới:

* Hoạt động 1 (1’) Khởi động

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu vấn đề - Kỹ thuật: động não

GV: chúng ta sẽ tìm hiểu để hiểu rõ hơn cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng

Hoạt động GV – HS Nội dung

Hoạt động 2 : 35’

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện tập - PP: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.

- Kỹ thuật:Động não, đặt câu hỏi - Hình thức tổ chức: đóng vai, dạy góc GV chép đề lên bảng

Yêu cầu HS phân tích đề, lập dàn ý (tùy theo trí tưởng tượng của HS để triển khai các chi tiết cho hợp lý).

-Mỗi bàn là 1 nhóm. Tự kể cho bạn bên cạnh nghe và góp ý.

+ Phải bám sát ý nghĩa của truyện

IV. Luyện tập

1. Bài 1: Tưởng tượng mình là nhân vật Sơn Tinh, kể lại cuộc chiến đấu với Thủy Tinh. Qua đó, gửi lời nhắn nhủ tới nhân dân trong việc bảo vệ môi trường nước và giữ gìn rừng đầu nguồn.

(3)

+ Lời văn phải phù hợp với lối kể truyện Kể cá nhân trước lớp.

- Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh: chọn vai Mị Nương hoặc Thủy Tinh, Sơn Tinh hoặc vua Hùng để kể lại.

- Truyện Ếch ngồi đáy giếng: Tùy theo trí tưởng tượng của HS, có thể hay ngôi kể và thay đổi một chút kết thúc truyện.

* GV nhận xét ưu - nhược điểm

* GV đánh giá, cho điểm

2. Bài 2: Kể sáng tạo truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh và Ếch ngồi đáy giếng.

4. Củng cố : (1’) - Câu hỏi SGK

5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau : (2 ’ ) - Tiếp tục hoàn thành đề cương để ôn tập học kì I

- Soạn bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng - Chuẩn bị giờ sau trả bài kiểm tra

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 54

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

* Qua giờ trả bài giúp học sinh thấy được những tồn tại của mình trong bài viết số 3 và biết khắc phục những tồn tại đó.

* Giúp HS tự đánh giá được sự tiếp thu kiến thức của mình về:

- Các loại từ: từ mượn, từ thuần Việt, từ nhiều nghĩa, cách giải nghĩa từ, cụm DT.

- Vận dụng từ ngữ để tạo lập một đoạn văn.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học: Nhận biết, đánh giá được bài làm và rút kinh nghiệm cho bài làm sau tốt hơn.

- Củng cố phương pháp kể chuyện (kể người, kể việc) tạo cơ sở để học sinh chuẩn bị viết bài tưởng tượng.

* Kĩ năng sống:

+ Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng cách đúng chỗ, biết các phương thức biểu đạt và việc sử dụng văn bản theo các phương thức biểu đạt

(4)

khác nhau.

+ Giao tiếp trình bày suy nghĩ ý tưởng thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đúng nghĩa.

+ Giúp học sinh tự tin hơn trong quá trình giao tiếp.

3. Thái độ:

- Học tập tích cực, tự giác, yêu tiếng Việt.

- Tích cực học tập, yêu văn k/chuyện.

4. Phát triển năng lực: Giúp HS phát triển năng lực tư duy - hợp tác, tự đánh giá bản thân.

II. Chuẩn bị

- GV: chấm chữa bài, soạn giáo án, bảng phụ ghi sẵn lỗi - HS: ôn văn tự sự

III. Phương pháp

- Phương pháp thuyết trình, nhóm, thực hành có hướng dẫn IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục

1- Ổn định tổ chức: (1’ ) 2- Kiểm tra bài cũ: không 3- Bài mới

Hoạt động 1: Trả bài TLV số 3 (20’)

- Thời gian: 20 phút

- Mục tiêu: HS nắm được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình và sửa chữa lỗi sai.

- PP thuyết trình, nhóm - Kĩ thuật: động não GV chiếu đề

?) Xác định yêu cầu của đề?

- GV giúp HS chốt lại yêu cầu của đề?

- GV và HS cùng xây dựng đáp án

GV trình chiếu dàn bài

A, Trả bài TLV số 3:

I. Đề bài: tiết 47 II. Đáp án: Tiết 47

- GV nhận xét đánh giá ưu , nhược điểm trong bài làm của HS

III. Nhận xét 1.Ưu điểm :

- Đa số HS hiểu yêu cầu của đề bài. Xác định đề tương đối tốt

- Câu 1 :nhớ được khái niệm văn bản tự sự

- Đa số nắm được phương pháp viết bài văn kể chuyện đời thường. Xây dựng dàn ý tương đối đầy đủ về nội dung, đúng nhiệm vụ từng phần, trình bày dàn ý khá rõ ràng.

(5)

- Lựa chọn được người thân, giới thiệu rõ về nhân vật, đưa ra những sự việc có ý nghĩa của người thân để kể từ đó bộc lộ được tính cách, phẩm chất của người thân

- Có tiến bộ về bố cục : ró 3 phần, cân đối, tách đoạn ở TB, MB ấn tượng, KB có ý nghĩa

- Một số bài khá giàu cảm xúc, tình cảm, bộc lộ được tình yêu thương tới người thân :

2. Nhược điểm :

- Câu 1 khái niệm chưa chính xác.

- Một số dàn bài chủ yếu viết thuộc kiểu văn miêu tả.

- Một số bài chưa chú ý tách đoạn ở TB

- Lựa chọn sự việc kể chưa tiêu biểu ,chưa có ý nghĩa.

- Câu văn cụt hoặc quá dài, diễn đạt lủng củng không thoát ý, sử dụng từ chưa hay

- Còn gạch xoá, sai lỗi chính tả Hoạt động 2: (15’)

- Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu: Sửa lỗi chung - PP thực hành có hướng dẫn, sửa lỗi

GV treo bảng phụ ghi sẵn lỗi- HS tìm lỗi, sửa theo nhóm bàn – nhận xét

- GV yêu cầu HS đọc phần sửa

C. Sửa lỗi

Lỗi Chữa

1. trấn vũ, thọ xương, tây hồ, ra đình, chánh lặp từ, nỗi lầm, chuyển bị đi học, việc sấu, xé dạy, dất nhiều lần, lắng cháy da, nàn da, troáng váng, 2.

- ở góc học tập của tôi, tôi chưa bao giờ bị thiệt thòi vì luôn có bàn tay của mẹ chăm sóc nó.

- Đôi môi bà đã phải nhạt nhoà đi vì làm việc cật lực suốt ngày.

- Mẹ - đó là một tiếng gọi nhỏ bé mà đầy ý nghĩa.

- Mắt mẹ long lanh, đen láy, da mẹ hồng như

- Lỗi chính tả

- Lỗi diễn đạt – dùng từ - đặt câu

(6)

da em bé, khi mẹ cười thì như bông hồng mới nở.

- Mẹ là cái lò sưởi ấm gia đình tôi.

- Mẹ tôi người làm thuê giản dị nhưng thật đáng yêu thương.

- Gương mặt mẹ em hình trái xoan như một quả bóng bầu dục. Mẹ em có làn da trắng mũm mĩm.

- Ngôi trường gắn bó dấu yêu của tôi đã đến đây rồi.

- Tất cả các học sinh trường tôi đều thương nhớ đến cô giáo ấy.

- Em rất kính trọng mẹ vì bà ấy rất yêu thương em

3.Cụm DT

- Ngôi trường- nơi mà các học sinh nào cũng phải đến đó

- Tất cả các học sinh lớp 6

- Cả các học sinh lớp 6 trường THCS Hưng Đạo đều rất chăm học.

- Lỗi về cụm DT

Hoạt động 4: ( 5’)

GV đọc một số bài , đoạn văn viết hay GV : Thông báo điểm – yêu cầu một số HS có bài viết hay đọc

D, Đọc một số bài , đoạn văn viết hay

1. Thông báo điểm

2. đọc một số bài viết - đoạn văn hay

4. Củng cố: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

GV nhắc lại kiến thức về văn tự sự: dàn ý, những điều cần ghi nhớ khi viết bài văn tự sự hay.

5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não.

- Ôn tập lại phần Tiếng Việt – TLV đã học

(7)

- Chuẩn bị: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 55

LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện.

- Biết xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng.

- Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

2. Kĩ năng:

* KNBH :

- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng.

- Kể chuyện tưởng tượng.

* KNS:

+ Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyện.

+ Giao tiếp, ứng xử: trình bày suy nghĩ, ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ:

- Yêu thích văn tự sự kể chuyện tưởng tượng.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực viết sáng tạo, năng lực giao tiếp.

- Phẩm chất chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật 5. Nội dung tích hợp:

GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

GD bảo vệ MT: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.

GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC

II. Chuẩn bị

G: - Giáo án, SGK, SGV

- Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.

H: Chuẩn bị nội dung sgk.

(8)

III. Phương pháp

- Phương pháp: nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, gợi tìm, thực hành có hd, hd cá nhân

- Kỹ thuật: động não,trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, chia nhóm.

IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục:

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (15’) ( KT 15 phút)

Câu hỏi:

1.Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Lấy ví dụ về chi tiết tưởng tượng trong câu chuyện em đã được học .

2. So sánh kể truyện tưởng tượng với kể truyện đời thường?

Đáp án:

Câu 1:

- Kể chuyện tưởng tượng là kể những chuyện được nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có 1 ý nghĩa nào đó.

- Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.

- Ví dụ : Chi tiết : Bọc trăm trứng trong truyện “ Con rồng cháu Tiên” : Là yếu tố tưởng tượng do nhân dân ta sáng tạo ra.

Câu 2:

- Gióng nhau: Cùng PTBĐ: Trình bày 1 chuỗi các sự việc - Khác:

+ Kể chuyện đời thường: các nhân vật, sự việc là người thật, việc thật.

+ Kể chuyện tưởng tượng: các nhân vật, sự việc có căn cứ từ cuộc sống nhưng có thể không xảy ra ở cuộc sống thực.

3. Tiến trình giờ dạy- giáo dục: Tiết 1

*Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: trực quan - Kỹ thuật: động não - Thời gian: 1 phút - Cách thực hiện:

G: Trong tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ luyện tập kể chuyện tưởng tượng với các nội dung: Tìm hiểu đè, tìm ý và luyện nói 1 đề KC tưởng tượng cụ thể.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức- (5p)

- Mục tiêu: Củng cố kt về văn tự sự kể

chuyện tưởng tượng.

1. Củng cố kiến thức - Khái niệm văn tự sự.

- Khái niệm kể chuyện tưởng tưởng.

(9)

- PP: nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi tìm.

- Kt: động não, trình bày 1 phút - HT t/c: Dạy học phân hóa

? Hãy trình bày 1 phút thế nào là văn tự sự? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?

- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

- Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.

* Lưu ý: Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.

Hoạt động 3 (20’)

Mục tiêu: HS dựa vào kiến thức lý thuyết vừa nhắc lại để giải quyết vấn đề.

- PP: nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, gợi tìm, thực hành có hd..

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia nhóm.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Gọi 1 HS tìm hiểu đề.

* Lưu ý: phải dựa vào những điều có thật để tưởng tượng

? 10 năm sau em bao nhiêu tuổi? Đang học hay đã làm gì?

? Nêu những đổi thay của trường?

Quang cảnh? Thầy cô? Bạn bè? Kỉ niệm?

HS đọc bài mình đã chuẩn bị ở nhà.

Gọi 1 HS phân tích đề.

HS lập dàn ý.

- Lưu ý khi kể chuyện tưởng tượng.

2. Luyện tập

* Đề bài 1

Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hôm nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra a. Tìm hiểu đề

- Kiểu bài: tự sự

- Nội dung: thăm lại trường THCS của em - Phạm vi: 10 năm sau

b.Dàn bài

* Mở bài:

- Giới thiệu lí do về thăm trường cũ (hội trường, họp lớp, nhân ngày 20/11)

* Thân bài:

- Kể những đổi thay của trường (cơ sở vật chất, quang cảnh...), thầy cô giáo, bạn bè

+Thầy cô: Thầy cô cũ: tuổi tác, dáng vẻ...

Thầy cô mới

+ Các bạn cùng lớp: Đã lớn, đã trưởng thành (làm bác sĩ, kĩ sư...)

- Nhắc lại những kỉ niệm cũ

- Kết bài: Cảm nghĩ của em về mái trường.

* Đề bài 2

Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích.

* Tìm hiểu đề - Kiểu bài: Tự sự

- Nội dung: tâm tình của một nhân vật - Phạm vi: truyện cổ tích

* Dàn bài

- Mở bài: Giới thiệu bản thân (đã hóa thân vào nhân vật)

- Thân bài:

+ Bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với các sự việc xảy ra trong truyện.

+ Bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình với các nhân vật khác trong truyện.

- Kết bài: Cảm xúc nói chung của nhân vật.

(10)

Gọi 1 – 2 HS trình bày.

Hoạt động nhóm lớn ( sd bảng nhóm).

? Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài : Tưởng tượng cuộc đọ sức giữa ST và TT trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi...

* GV hướng dẫn: Khi làm cần bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Bố cục bài văn: 3 phần

+ Tưởng tượng ra các nhân vật .

+ Tưởng tượng ra câu chuyện : Các sự việc, diễn biến các sự việc, kết quả.

+ Chủ đề của câu chuyện mà mình tưởng tượng: Nhằm khẳng định điều gì, phê phán điều gì, ngợi ca ai, cái gì?

+ Mặc dù phát huy tối đa tưởng tượng nhưng phải đảm bảo tính hợp lí của nhân vật sự việc .

* Đề bài 3 a. Mở bài:

- Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở ĐB sông Cửu Long .

- ST, TT đại chiến với nhau trên chiến trường mới

b. Thân bài:

- Cảnh TT khiêu chiến tấn công với những vũ khí cũ nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội .

- Cảnh ST thời nay chống lũ lụt : Huy động sức mạnh tổng lực ( đất, đá, xe, tàu hỏa, trực thăng, thuyền , ca nô, cát, sỏi....) đặc biệt là các hòn bê tông đúc sẵn.

- Các phương tiên thông tin hiện đại : Vô tuyên, ĐTDĐ,...ứng cứu kịp thời ...

- Cảnh bộ đội, công an giúp dân chống lũ...

- Cảnh cả nước quyên góp “Lá lành đùm lá rách.”

- Cảnh những chiến sĩ hy sinh vì dân.

c. Kết bài : Cuối cùng TT lại một lần nữa chịu thua những chàng ST của thế kỉ XXI 4. Củng cố : (1’) Câu hỏi SGK

5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (2 ’ ) - Viết thành bài văn hoàn chỉnh đề bài trên.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 56

LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện.

- Biết xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng.

- Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

2. Kĩ năng:

* KNBH :

- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng.

- Kể chuyện tưởng tượng.

(11)

* KNS:

+ Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyện.

+ Giao tiếp, ứng xử: trình bày suy nghĩ, ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ:

- Yêu thích văn tự sự kể chuyện tưởng tượng.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực viết sáng tạo, năng lực giao tiếp.

- Phẩm chất chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật 5. Nội dung tích hợp:

GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

GD bảo vệ MT: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.

GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC

II. Chuẩn bị

G: - Giáo án, SGK, SGV

- Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.

H: Chuẩn bị nội dung sgk.

III. Phương pháp

- Phương pháp: nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, gợi tìm, thực hành có hd, hd cá nhân

- Kỹ thuật: động não,trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, chia nhóm.

IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục:

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

?) Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? So sánh chuyện tưởng tượng với kể chuyện đời thường?

*Yêu cầu:

- Kể chuyện tưởng tượng là truyện do con người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng phong phú, không có trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.

- Truyện tưởng tượng được kể một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị.

- Truyện đời thường là truyện kể hoàn toàn có thật trong cuộc sống.

3. Tiến trình giờ dạy- giáo dục: Tiết 2

*Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: trực quan

(12)

- Kỹ thuật: động não - Thời gian: 1 phút

- Cách thực hiện: Gv giới thiệu bài mới:

Trong kể chuyện sáng tạo, vai trò của tưởng tượnglà vô cùng quan trọng. Nó giúp cho ND câu chuyện thêm thú vị, hấp dẫn và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật...

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Hoạt động 2(15’)

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc.

?) HS đọc đề bài

?) Phần MB cần làm gì?

?) Thử nêu diễn biến của câu chuyện?

- Lưu ý: Các sự việc xảy ra liên tiếp, có chọn lọc

- Gọi 1 HS đọc HĐ nhóm bàn - Xây dựng dàn bài

Hoạt động 3(17’)

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc.

*Tích hợp giáo dục Kĩ năng sống:

+ Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyện.

+ Giao tiếp, ứng xử: trình bày suy nghĩ, ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

GV gọi đại diện HS:

*Đề bài 4:

Trong mơ em thấy nguồn nước địa phương em bị cạn kiệt, ô nhiễm, không có nước sinh hoạt. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc sống thiếu nước đó?

Dàn bài

a) Mở bài: Giới thiệu tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt, c/s bị đe doạ nghiêm trọng.

b) Thân bài:

- Kể tâm trạng lúc đầu (lo âu, sợ hãi, hốt hoảng...)

- Kể những việc làm: nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp xử lí , lọc nước thải....

- Nhớ lại việc làm tiêu cực của con ng làm a/h đến nguồn nước, gây ô nhiễm nguồn nước

- Tỉnh giấc mơ...

c) Kết bài: Có thể nêu cảm nghĩ, bài học rút ra...

* Đọc bài tham khảo: Con cò với....

(140)

3. Kể chuyện trước lớp.

(13)

- Trình bày trước lớp - Nhận xét, bổ sung

GV nhận xét, đánh giá chung.

4.Củng cố ( 3’)

?) Kể chuyện sáng tạo và vai trò của tưởng tượng?

?) Khi làm bài văn kể chuyện tưởng tượng cần chú ý những gì?

5.Hướng dẫn hs học bài và chuẩn bị bài sau. ( 3’) - Chuẩn bị tiếp các đề bổ sung (140)

- Lập dàn ý cho một bài kể chuyện tưởng tượng và tập kể theo dàn ý đó - Ôn lại kiểu bài kể chuyện tưởng tượng

- Soạn: Con hổ có nghĩa:

+ Trả lời câu hỏi SGK/144 + Đọc chú giải và đọc thêm + Tập kể tóm tắt

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

(14)

TUẦN 15 Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 57

PHÓ TỪ

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Khái niệm phó từ

+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ ( khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ).

- Các loại phó từ.

2. Kĩ năng:

* KNBH :

+ Nhận biết phó từ trong văn bản.

+ Phân biệt các loại phó từ.

+ Sử dụng phó từ để đặt câu.

* KNS:

+ Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng phó từ trong thực tiễn giao tiếp.

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ chia sẻ những kinh nghiệm về cách sử dụng phó từ của bản thân.

3. Thái độ:

- Yêu thích và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực,...

- Phẩm chất: chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm.

5. Nội dung tích hợp:

GD đạo đức: Biết yêu quý và trân trọng tiếng Việt. Giáo dục phẩm chất yêu gia đình, quê hương, đất nước. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

II. Chuẩn bị - GV: + Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách chuẩn KT_KN.

+ Bảng phụ viết VD.

(15)

- HS: + Soạn bài, học bài cũ.

III. Phương pháp – Kĩ thuật

- PP: Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, quy nạp, tổng hợp.

- KT: hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ

IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục:

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 3. Tiến trình giờ dạy- giáo dục

*Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: thuyết trình - Kỹ thuật: động não

- Thời gian: 1 phút - Cách thực hiện:

* GV giới thiệu bài mới: Giới thiệu bài dạy và sự điều chỉnh theo công văn 3280 của bộ.

Hoạt động 2(10’): Tìm hiểu phó từ là gì?

- Mục tiêu: Nắm được khái niệm, đặc điểm của phó từ.

- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích ngữ liệu - Hình thức: cá nhân

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

* GV: Treo bảng phụ đã viết VD

* GV cho HS đọc VD

- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ xung ý nghĩa thuộc từ loại nào?

- Nếu quy ước những từ in đậm là X và những từ bổ xung là Y em hãy vẽ mô hình cụ thể từng trường hợp?

- Nếu gọi mô hình X + Y là một cụm từ, nhận xét về vị trí và vai trò của X?

I. Phó từ là gì?

1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu (sgk) - Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho các từ: đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi gương, ưa nhìn, to, bướng.

- Từ loại:

+ Động từ: đi, ra, thấy, soi...

+ Tính từ: lỗi lạc, ưa, to, bướng...

- Mô hình:

X + Y ⇒ đã đi, cũng ra, thật lỗi lạc.

Y + X ⇒ soi gương được, to ra

X có thể đứng trước hoặc sau Y trong mô hình X + Y.

(16)

* GV: Những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ xung ý nghĩa cho động từ, tính từ gọi là phó từ

- Phó từ là gì?

* Bài tập nhanh: (Bảng phụ) xác định mô hình X + Y hoặc Y +X trong 2 ngữ cảnh sau:

a. Ai ơi chua ngọt đã từng

Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau

(Ca dao) b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. (Tô Hoài)

...

...

...

2. Ghi nhớ SGK - tr12

a. X + Y: đã từng, đừng quên.

b. X + Y: không trêu Y + X: thương lắm

Hoạt động 3(10’): Tìm hiểu các loại phó từ - Mục tiêu: Nắm được các loại phó từ.

- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích ngữ liệu - Hình thức: cá nhân

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt II. Các loại phó từ

* GV treo bảng phụ

* GV cho HS đọc ví dụ

- Những phó từ nào đi kèm với các từ: Chóng, trêu, trông thấy, loay hoay?

- Mô hình hoá từng trường hợp cụ thể

1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu (SGK -Tr13)

* Các phó từ: đừng không, đã, đang, lắm.

* Mô hình:

- X + Y: đừng trêu, không trông thấy, đang loai hoay, đã trông thấy.

- Y + X : chóng lớn lắm - Điền các phó từ ở mục I và II

vào bảng? (GV dùng bảng phụ đã chuẩn bị trước)

PT đứng trước PT đứng sau Chỉ quan hệ đã, đang

(17)

thời gian

Chỉ mức độ thật, rất lắm

Chỉ sự tiếp diễn tương tự

cũng Chỉ sự phủ

định

không Chỉ sự cầu

khiến

đừng Chỉ kết quả và

hướng

được, ra

Chỉ khả năng

vẫn chưa

?) Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên?

- Thời gian: từng, mới, sắp, vừa...

- Mức độ: quá, hơi, cực kì, khí , khá...

- Tiếp diễn: cũng, vẫn, còn, cứ, đều

- Phủ định, khẳng định: không, chưa, chẳng, có...

- Cầu khiến: hãy, đừng, chớ...

- Kết quả và hướng: mắt, được, ra, đi, xong, rồi, lên..

- Khả năng: được

?) Hãy đặt một câu có phó từ?

Cho biết ý nghĩa của phó từ ấy?

- 4 HS

Em hãy nêu lại các loại phó từ?

GV chốt => Gọi HS đọc ghi nhớ ...

...

2. Ghi nhớ SGK- tr14

Hoạt động 4(15’): Luyện tập

- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm bài tập củng cố - Phương pháp: Thực hành có hướng dẫn

- Hình thức: cá nhân - Kĩ thuật: Động não

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt III. Luyện tập

(18)

* GV: cho HS đọc bài tập

- Em hãy tìm phó từ và nêu tác dụng của phó từ?

* GV: Hướng dẫn HS viết đoạn văn:

- Nội dung: Thuật lại việc DM trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.

- Độ dài: 3 đến 5 câu

- Kĩ năng : có ý thức dùng PT

* GV nêu đề tài để HS đặt

...

...

...

Bài tập1: Tìm và nêu tác dụng của các phó từ trong đoạn văn

a. - Đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian.

- Không: sự phủ định

- Còn: sự tiếp diền tương tự - Đã: thời gian

- Đều: sự tiếp diễn - Đương, sắp: thời gian - Lại: tiếp diễn

- Ra: kết quả và hướng - Cũng sự tiếp diễn - Sắp : thời gian b. Đã: thời gian - Được: kết quả Bài tập 2

Một hôm tôi nhìn thấy chị Cốc đang rỉa cánh gần hang mình. Tôi nói với Choắt trêu chọc chị cho vui. Choắt rất sợ chối đây đẩy. Tôi hát cạnh khoé khiến chị Cốc điên tiết và tìm ra Dế Choắt. Chị Cốc đã mổ cho Choắt những cú trời giáng khiến cậu ta ngắc ngoải vô phương cứu sống.

- PT:

+Đang: thời gian hiện tại +Rất : mức độ

+Ra: kết quả Bài tập 3

HS thi đặt câu nhanh có dùng phó từ.

4. Củng cố: (1’)

? Thế nào là phó từ, cho VD.

? Kể tên các loại phó từ và đặt câu với 1 loại phó từ bất kì.

5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Viết 1 đv ngắn từ 3-5 câu theo chủ đề tự chọn trong đó có sd 1 phó từ chỉ quan hệ t/gian và 1 phó từ chỉ mức độ

- Hướng dẫn tự học “ Con hổ có nghĩa’ :

(19)

?Nêu hiểu biết của em về tác giả?

? Nhận vật trong truyện là ai?

?Văn bản có mấy sự việc chính? Đó là những sự việc nào ? chỉ rõ các phần trong văn bản ?

? Tác phẩm muốn đề cao, khuyến khích điều gì?

?) Cho biết nghệ thuật bao trùm trong cả văn bản là gì?

?) Kể theo ngôi kể nào?

?) Tại sao dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “con người có nghĩa”?

?) Hai câu chuyện nhỏ cùng nói về 2 con hổ có nghĩa. Vậy kết cấu của văn bản có bị trùng lặp không? Vì sao?

- Soạn bài: Động từ V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Ngày soạn: Tiết 58 Ngày giảng:

ĐỘNG TỪ

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Khái niệm động từ: ý nghĩa khái quát của động tự; Đặc điểm ngữ pháp của động từ( khả năng két hợp của động từ; chức vụ ngữ pháp của động từ)

- Các loại động từ 2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Nhận biết động từ trong câu.

- Phân biệt động từ tỡnh thỏi và động từ chỉ hành động, trạng thái.

- Sử dụng động từ để đặt câu.

*Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng động từ TV trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.

(20)

- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng động từ trong tiếng Việt.

3. Thái độ:

Yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .

*Tích hợp giáo dục đạo đức: Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt; Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó => các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề ( phát hiện và phân tích được ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động tìm ra kiến thức mới), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm, năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

B. Chuẩn bị :

1.GV : Nghiên cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo ( Sách nâng cao, thiết kê…), đồ dùng dạy học( bp, máy tính. máy chiếu).

2.HS : Chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập . C. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.

- Phương pháp tranh luận, đàm thoại, động não, ...

D. Tiến trình dạy hoc- giáo dục 1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Chỉ từ là gì? Đoạn thơ sau có mấy chỉ từ?

"Cô kia đi đằng ấy với ai

Trồng dưa, dưa héo, trồng khoai khoai hà Cô kia đi đằng này với ta

Trồng khoai khoai tốt, trồng cà cà sai"

3. Bài mới: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình Hoạt động khởi động : Gv đưa ví dụ:

Các bạn hs lớp 6C đang học bài .

- Y/c Hs xác định từ loại trong câu trên để dẫn vào bài .

(21)

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới (10’)

- Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của động từ - PP vấn đáp, phân tích,qui nạp.

- Phương tiện: Máy chiếu - KT: động não

? Em còn nhớ được thế nào là động từ? cho một vài VD?

- HS trả lời. HS khác và GV nhận xét.

- GV chiếu bảng phụ ghi VD a, b , c sgk- 145.

?Bằng hiểu biết của em về ĐT đã học ở bậc Tiểu học, em hãy tìm động từ có trong các câu văn đó?

- a) đi, đến, ra, hỏi.

- b) lấy, làm, lễ.

- c) treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.

? Những ĐT chúng ta vừa tìm được có ý nghiã gì?

- Chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

? Những ĐT chúng ta vừa tìm được có khả năng kết hợp được với những từ nào đứng trước nó?

- Kết hợp được với các từ: đã, cũng, hãy.

? Tìm một ĐT, đặt câu với ĐT đó? Phân tích thành phần câu?

VD: Học (Hãy học) ; vẫn làm, sẽ đi, đang đến.

? ĐT giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

- Thường làm vị ngữ trong câu.

VD: Tôi / học.

? Nêu sự khác biệt giữa Danh từ và Động từ?

- Danh từ :

+ Thường kết hợp với số từ, lượng từ hoặc chỉ từ làm cụm danh từ (ko kết hợp được các từ đang, đã, sẽ...).

+ Thường làm chủ ngữ trong câu + Làm vị ngữ phải có từ “là”

- Động từ :

+ Thường kết hợp với :đang, đã, sẽ, hãy... -> để tạo thành cụm động từ.

+ Thường làm vị ngữ.

+ Khi làm chủ ngữ (ít khi) thì mất khả năng kết hợp được các từ trên (VD: Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hs.) (cũng không

I. Đặc điểm của động từ:

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu : sgk/145

* Nhận xét

- Các từ : đi, đến, ra, hỏi, lấy, làm, lễ treo, có, xem, cười, bảo, bèn, phải, đề...chủ yếu chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

=>Động từ là những từ chỉ hành động, trạng tháI của sự vật

- Khả năng kết hợp: ĐT thường kết hợp với những từ: đã, hãy, đừng, chớ...

đứng trước để tạo thành cụm ĐT.

- Chức vụ ngữ pháp:

+ ĐT làm VN trong câu . + Khi ĐT làm CN thì sẽ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ đang...

(22)

kết hợp được với số từ, lượng từ... VD: Một làm, Những đi...).

? Từ so sỏnh trờn, hóy nờu khỏi quỏt đặc điểm của động từ?

- 2 HS nờu -> GV chốt -> HS ghi.

2. Ghi nhớ: SGk - tr 146

Hoạt động 2: Hỡnh thành kiến thức mới (10’) - Thời gian: 10 phỳt

- Mục tiờu: Nắm được cỏc loại động từ chớnh - PP vấn đỏp, qui nạp

- Phương tiện: Mỏy chiếu - KT động nóo

- GV chiếu bảng phụ cú mụ hỡnh bảng phõn loại ĐT.

- Đọc yờu cầu 1 - SGK tr 146.

?) Xếp động từ vào bảng phõn loại cho phự hợp?

- Trả lời cõu hỏi làm gỡ, khụng đũi hỏi cú động từ khỏc đi kốm: đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng (chỉ hành động của sự vật)

- Trả lời cõu hỏi làm sao, thế nào:

+ đũi hỏi động từ khỏc đi kốm phớa sau: dỏm, toan, định (chỉ tỡnh thỏi)

+ khụng đũi hỏi động từ khỏc đi kốm: buồn, góy, ghột, đau, nhức, nứt, vui, yờu (chỉ trạng thỏi)

? Căn cứ vào đõu để phõn loại ĐT?

? ĐT chỉ hoạt động, trạng thỏi được phõn định như thế nào?

? Hóy tỡm thờm những từ cú động từ tương tự?

- Làm gỡ? - ăn, uống, học...

- Làm sao? Thế nào? – Thương, vỡ, ngủ, thức..

? ĐT cú mấy loại là những loại nào?

+ĐT tỡnh thỏi.

+ĐT hành động, trạng thỏi.

GV Chốt kiến thức, gọi hs đọc ghi nhớ 2 - tr 146.

II. Cỏc loại động từ chớnh:

1.Khảo sỏt, phõn tớch ngữ liệu: sgk/ 146

* Nhận xột

- ĐT tỡnh thỏi (thường cú động từ khỏc đi kốm)

- ĐT chỉ hành động, trạng thỏi (khụng đũi hỏi động từ khỏc đi kốm)

- ĐT chỉ hành động: trả lời cõu hỏi “làm gỡ?”

- ĐT chỉ trạng thỏi: trả lời cõu hỏi làm sao? thế nào?.

2. Ghi nhớ: SGk / 146

Hoạt đông 3: Luyện tập mở rộng sỏng tạo (14’ ) - Thời gian: 14 phỳt

- Mục tiờu: Hướng dẫn HS luyện tập

PP thực hành cú hướng dẫn - Phương tiện: SGK, bảng

- Kĩ thuật: động nóo, chia nhúm

III. Luyện tõp.

(23)

*Tích hợp kĩ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng cụm từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng cụm từ tiếng Việt.

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

- BT1: HS đọc yêu cầu của bài tập.

? Tìm ĐT và phân loại

? Tìm ĐT trong đoạn trích trên?

? Em có nhận xét gì về cách sử dụng ĐT trong đoạn trích (số lượng, tác dụng)

Bài tập bổ sung:

- Anh dám làm không ? - Nó toan về quê.

- Ba định đi HN.

- Bác muốn viết thư.

- Sơn cần học ngoại ngữ.

- Đông phải thi lại.

- Hà nên đọc sách.

- Giang đừng khóc.

-

Bài tập 1:

a. Các ĐT: có, khoe, may, đem, ra, mặc, đứng, hóng, đợi, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo.

b. Phân loại:

- ĐT chỉ tình thái: có (thấy)

- ĐT chỉ hành động, trạng thái: các ĐT còn lại.

Bài 2:

Truyện buồn cười chính là ở chỗ thói quen dùng từ của anh chàng keo kiệt. Anh ta keo kiệt đến mức kiêng dùng cả những từ như đưa, cho, chỉ thích dùng chững từ như cầm, lấy đây chính là thói quen dùng các ĐT.

Bài 3: (chính tả : nghe đọc- chép) Bài tập bổ sung:

X.định và phân loại ĐT trong các câu:

- ĐT tình thái: dám, toan, định, muốn, phải, cần, nên, đừng.

- ĐT hành động: làm, về, đi, viết, thi, học, đọc, khãc.

4. Củng cố : (2’) - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

Câu 1 : ĐT là những từ không trả lời cho câu hỏi nào sau đây:

(24)

a. Làm gì ? b. Làm sao ? c.* Cái gì ? d. Thế nào ?

Câu 2: Có 2 loại ĐT đúng hay sai ? *a. Đúng b. Sai 5.

Hướng dẫn về nhà : (2’) - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não.

- Về nhà học bài cũ, hoàn chỉnh bài tập luyện tập vào vở, học về chỉ từ .

- Hướng dẫn tự đọc “Mẹ hiền dạy con” : đọc – kể truyện – trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài

- Kể tóm tắt; tìm hiểu chú thích và xác định bố cục VB.

?Xác định phương thức biểu đạt của truyện? Nhân vật xoay quanh sự việc?

? Có mấy sự việc chính? Thứ tự kể ? Ngôi kể?

? Cậu bé Mạnh Tử thuở nhỏ có nét tính cách nào của tuổi thơ?

?Mạnh Tử bắt chước những hành động nào? Bắt chước từ đâu?

?Em hiểu thế nào là nghĩa địa? Thế nào là điên đảo?

? Chứng kiến hành động của con, người mẹ đã nghĩ gì và làm gì?

* So sánh hai sự việc đầu và sự việc thứ ba.

? Tại sao bà mẹ thầy Mạnh Tử không dùng cách khuyên hay ngăn cấm không cho con trai theo cái xấu mà lại quan tâm, chuyển nhà vừa phức tạp lại vừa tốn kém?

? Vì sao đến ở cạnh trường học bà lại vui lòng.

? Qua ba sự việc đầu, em có nhận xét gì về cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.

?Tìm những câu ca dao tực ngữ nói về ảnh hưởng của môi trường sống?

* Kể lại sự việc thứ tư ?

?Có người nói rằng ở sự việc thứ tư bà mẹ thầy Mạnh Tử cầu kì, nuông chiều con quá đáng. ý kiến của em như thế nào?

?Bà đã dạy con trung thực, thật thà bằng cách nào?

? Khi con bỏ học, em thấy các ông bố bà mẹ thường xử sự như thế nào?

? Bà xử sự như thế nào? Em hiểu gì về câu nói của bà mẹ thầy Mạnh Tử?

? Hành động, lời nói của bà đã thể hiện được động cơ, thái độ, tính cách gì của bà khi dạy con?

?Qua sự việc thứ năm, bà mẹ thầy Mạnh Tử đã dạy con thêm điều gì?

? Nhờ phương pháp dạy con tuyệt vời, bà mẹ thầy Mạnh Tử đã đạt được kết quả như thế nào?

? Sau khi học xong truyện, em hãy tóm tắt những bài học dạy con quí báu của bà mẹ thầy Mạnh Tử?

? Truyện có nội dung ý nghĩa ntn?

? Tại sao câu chuyện gây xúc động trong lòng người?

? Nhận xét nghệ thuật tiêu biểu của truyện.

(25)

- Chuẩn bị bài: “ Cụm ĐT” : Trả lời các câu hỏi ở mục I, II, làm phần BT ở mục II, nghiên cứu trước phần ghi nhớ sgk .

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

Ngày soạn: Tiết 59 Ngày giảng:

CỤM ĐỘNG TỪ

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Nghĩa của cụm động từ; Chức năng ngữ pháp của cụm động từ; Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ; ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ 2. Kĩ năng :

* Kĩ năng bài học:

- Sử dụng cụm động từ.

* Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng cụm động từ tiếng Việt trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng cụm động từ trong tiếng Việt.

3. Thái độ: Tích cực học tập, yêu tiếng Việt.

- GD đạo đức: Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề ( phát hiện và phân tích được ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động tìm ra kiến thức mới), năng lực sử dụng ngôn

(26)

ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm, năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

B - Chuẩn bị :

- GV : Nghiên cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo (Sách nâng cao, thiết kê…), đồ dùng dạy học (máy tính, máy chiếu).

- HS : Chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập.

C. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.

- Phương pháp tranh luận, đàm thoại, động não, ...

D.Tiến trình dạy học - giáo dục 1. Ổn định tổ chức. (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 1 hs lên bảng vẽ mô hình phân loại ĐT và thuyết minh.

ĐT

ĐT tình thái Đ T chỉ hành động, trạng thái (thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm) ( không đòi hỏi ĐT khác đi kèm)

ĐT chỉ hành động ĐT chỉ trạng thái

( trả lời câu hỏi: làm gì?) ( trả lời câu hỏi: làm sao? thế nào?)

? Thế nào là động từ? Động từ có đặc điểm gì? Nêu các loại ĐT chính? Cho ví dụ minh họa?

Đáp án:

- ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

- ĐT thường kết hợp với các từ khác để tạo thành cụm ĐT.

- ĐT làm vị ngữ trong câu, khi làm chủ ngữ thì mất khả năng kết hợp với các từ:

đã, đang, cũng, vẫn, hãy...

* ĐT chia làm 2 loại chính

- ĐT tình thái ( đòi hỏi ĐT khác đi kèm)

- ĐT chỉ hành động, trạng thái ( không đòi hỏi ĐT khác đi kèm)

* VD:

- Lan đi học.

- Chúng em thích chơi thể thao.

3. Bài mới: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình Hoạt động khởi động :

(27)

KQ kiến thức tiết trước, chuyển kiến thức bài mới.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới (9’)

- Thời gian: 9 phút

- Mục tiêu: HS hiểu được nghĩa của cụm động từ;

Chức năng ngữ pháp của cụm động từ - PP: phân tích, qui nạp, vấn đáp.

- KT: động não

HS đọc ví dụ (sd máy chiếu ghi ví dụ sgk)

? Các từ in đậm trong VD trên bổ sung ý nghĩa cho ĐT nào?

- Đã, nhiều nơi: Đi

- Cũng, những câu đố oái oăm: Ra

GV: tổ hợp từ bao gồm ĐT và một số từ ngữ phụ thuộc đi kèm được gọi là cụm ĐT.

? Thử lược bỏ từ ngữ in đậm rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?

H: Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì các từ đc bổ nghĩa trên trở nên chơ vơ, ko có chỗ bám, tức là chỉ còn lại động từ. Các sắc thái ý nghĩa về thời gian, địa điểm, đối tượng mà chúng bổ sung cho ĐT không còn nữa. Khiến câu trở nên tối nghĩa hoặc vô nghĩa.

? Tìm một cụm ĐT, đặt câu với cụm ĐT ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động của cụm ĐT trong câu so với ĐT?

VD1:

- ĐT: cắt. => Cụm ĐT: Đang cắt cỏ ngoài đồng.

Đặt câu: Na / đang cắt cỏ ngoài đồng.

CN VN

VD 2: - Làm -> đang làm bài tập môn Toán.

- Nói -> không nói tự do trong giờ học.

VD 3:

- Em / đang làm bài tập môn Toán -> làm Vị ngữ - Bạn ấy/ không nói...học -> làm Vị ngữ

=> Cũng làm Vị ngữ trong câu như động từ.

? So sánh ý nghĩa, cấu tạo của cụm động từ với động từ?

* Lưu ý: Nhiều Động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

- HS đọc ghi nhớ.

- GV chốt - gọi 1 hs đọc.

I. Cụm động từ là gì?

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu: SGK/ 147

* Nhận xét:

- ĐT đã, nhiều nơi, bổ sung ý nghĩa cho đi.

- ĐT cũng, những câu đố oái oăm bổ sung ý nghĩa cho ra.

=> Cụm động từ: Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

- Ý nghĩa: đầy đủ hơn động từ.

- Cấu tạo: phức tạp hơn động từ.

- Hoạt động: giống động từ

2. Ghi nhớ: SGK - tr 148

(28)

Pt TT Ps Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (10’)

- Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu: HS hiểu được cấu tạo đầy đủ của cụm động từ; ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ

- PP : phân tích, quy nạp, vấn đáp - Phương tiện: Máy chiếu

- KT: Động não

*GV chiếu mô hình câm về cụm động từ.

-> HS phân tích cấu tạo các cụm động từ ở VD 1.

-> GV ghi vào mô hình.

Phụ trước đã cũng

T.Tâm đi ra

Phụ sau nhiều nơi những câu đố

? Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phần phụ trước và cho biết ý nghĩa?

– Không, chưa, chẳng, hãy... -> ý nghĩa phủ định, khẳng định.

? Phần sau của cụm động từ có ý nghĩa gì?

- Bổ sung các chi tiết về đối tượng, đặc điểm, thời gian, mục đích...

Phần Pt: - đã: ý nghĩa khẳng định - cũng: tiếp diễn tương tự - đang: quan hệ thời gian - đừng: ngăn cản hành động

- chẳng: khẳng định, phủ định hành động - nên: khuyến khích hành động

Phần Ps: - nhiều nơi: chỉ địa điểm - nhiều câu đố: chỉ mục đích

(hoặc: chỉ nguyên nhân, phương tiện, cách thức, hành động)

* 1 HS đọc ghi nhớ -> GV bổ sung dạng không đầy đủ của cụm động từ.

? Nhắc lại đ/ điểm cấu tạo cụm ĐT ? - GV chốt ghi nhớ - 1 hs đọc.

II.Cấu tạo cụm động từ:

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu : sgk/ 148

* NhËn xÐt : - Mô hình đầy đủ:

- Mô hình không đầy đủ:

- Có những cụm ĐT đầy đủ 3 phần, nhưng cũng có những cụm ĐT không đầy đủ 3 phần .

2. Ghi nhớ: sgk (148)

Hoạt động 3: Luyện tập mở rộng, sáng tạo (15’) - Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện tập

PP thực hành có hướng dẫn, KT động não, chia nhóm

III. Luyện tập:

(29)

- Phương tiện: SGK, bảng - Kĩ thuật: động não.

*Tích hợp kĩ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng cụm từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng cụm từ tiếng Việt.

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

BT1: - KT nhóm ( H/đ góc) - Gọi HS đọc y/c bài tập G1: a G2: b G3: c

- Đại diện trình bày bảng nhóm.

- Lớp n/xét, chữa.

BT 2: Các nhóm tr/ bày bảng phụ sơ đồ cấu tạo cụm ĐT

1.Bài tập 1:

Tìm các cụm ĐT có trong những câu sau:

a. còn đang đùa nghịch ở sau nhà

PT TT PS

b. yêu thương Mị Nương hết mực

TT PS muốn kén cho con một người chồng thật

PT TT PS xứng dáng

c. Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì gìơ hỏi ý kiến em bé thông minh nọ

- để có thì gìơ hỏi ý kiến em bé thông minh nọ - đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ

2.Bài tập 2:

Vẽ mô hình các cụm ĐT ở bài tập 1:

(30)

BT 3: KT động não

- HS nêu y/c bài tập => tr/ bày.

- GV chốt.

- 2 HS lên bảng làm

- HS làm ra phiếu học tập -> GV thu chấm.

- HS trả lời miệng

Pt TT Ps a) còn

đang b)

c) muốn d) đành tìm cách

đùa nghịch yêu thương kén giữ

ở sau nhà

Mị Nương hết mực cho con một người...

đáng

Sứ thần... nọ.

3.Bài tập 3: Nêu ý nghĩa của phụ ngữ:

- Chưa, không: biểu thị ý nghĩa phủ định - Chưa: biểu thị ý nghĩa phủ định tính kịp thời, linh hoạt, nhanh nhạy.

- Không: biểu thị ý phủ định khả năng.

- Việc dùng phụ ngữ khẳng định sự thông minh, nhanh nhạy của chú bé.

4. Bài tập 4 (149) : - Mẫu:

+ Truyện/phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc.

+ Ta vẫn cần nghe ý kiến của mọi người.

5. Bài tập 5: Cho các cụm động từ:

+ đang mưa rất to + sẽ học thật giỏi

Hãy phát triển thành những câu văn hoàn chỉnh.

6. Bài tập 6 (SBT - 57):

a) Nhà : hướng

Vẽ: các đồ đạc trong nhà: đối tượng lên tường: hướng

b) Suốt...ra: thời gian c) Ở...nhỏ: đặc điểm

d) Sứ...quán: đặc điểm; ý kiến nọ: đối tượng

4. Củng cố : (2’) - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

(31)

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

Câu 1: Điền (Đ) đúng, (S) sai vào các câu sau mà em cho là đúng :

a...Cụm ĐT hoạt động như một ĐT, thường giữ chức vụ vị ngữ trong câu . (Đ) b...Cụm ĐT có 3 phần ( PT, PTT,PS ). (Đ) c. ...Phần trước bổ sung cho ĐT về đối tượng, địa điểm, thời gian, mục đích....

(S)

Câu 2 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm :

Cụm ĐT là...do ĐT và một số phụ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

5.Hướng dẫn về nhà : (2’) - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não.

- Về nhà học bài cũ, hoàn chỉnh bài tập luyện tập vào vở . - Giờ sau trả bài viết số 3 và trả bài kiểm tra tiếng Việt.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

Ngµy so¹n:

Ngày giảng : Tiết 60 - 61

TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Giúp HS nắm được khái niệm tính từ: ý nghĩa khái quát, đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản.

- Nắm được cấu tạo của cụm tính từ.

2. Kĩ năng:

*Kĩ năng bài học:

- Nhận biết và vận dụng tính từ, cụm tính từ, phân biết hai loại TT, sử dụng TT và cụm TT trong khi nói và viết.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Định hướng phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà, tập thuyết trình), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống ,

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù

Phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học ( từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản tự sự) năng lực giải quyết vấn đề ( phân tích tình huống ở đề bài,

4.Phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học ( từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản tự sự) năng lực giải quyết vấn đề ( phân tích tình huống ở đề