• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17

Ngµy so¹n:

Ngày giảng : Tiết 65

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Hệ thống và củng cố kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ

2. Kĩ năng

*Kĩ năng bài học:

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.

*Kĩ năng sống:

- nhận thức các kiến thức đã học trong học kì I, giao tiếp: lắng nghe/ phản hồi ý kiến của các bạn về các kiến thức đã học.

3.Thái độ: yêu mến tiếng nói dân tộc.

4. Phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học ( từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản tự sự) năng lực giải quyết vấn đề ( phân tích tình huống ở đề bài, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống ở đề bài, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiếnthức đã học để giải quyết đề bài trong tiết học), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm, năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện việc tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học, năng lực tự quản lí được thời gian khi làm bài và trình bày bài.

II. Chuẩn bị của GV và HS

- GV: nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức, SGV, soạn giáo án Bảng phụ, phấn màu.

- HS: hệ thống các kiến thức tiếng Việt kì I bằng SĐTD III. Phương pháp

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, thực hành có hướng dẫn, hoạt động nhóm IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục

1- Ổn định tổ chức: (1’)

2- Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ - GV thu SĐTD của HS chấm lấy điểm 15’

3- Bài mới: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

(2)

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình Hoạt động khởi động

GV đưa ra từ khóa: Tiếng Việt lớp 6

Một HS lên bảng ghi các nhánh chính ( kiến thức cơ bản) đã học ở kì I HS nhận xét – GV khái quát – lầm lượt ôn tập từng kiến thức

Hoạt động 1: HD HS ôn tập (6’) - Thời gian: 6 phút

- Mục tiêu: ôn tập về cấu tạo từ - PP vấn đáp, nhóm, KT sơ đồ tư duy

- Tiến hành; GV treo bảng ghi sẵn sơ đồ cấu tạo từ – HS lên bảng điền – GV củng cố các khái niệm

?) Từ trong tiếng việt được chia làm mấy loại?

- Từ đơn và từ phức

?) Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Em hiểu như thế nào về từ ghép?

- HS nêu khái niệm -> xét về nghĩa có từ ghép đẳng lập và chính phụ

?) Nhắc lại thế nào là ghép đẳng lập? chính phụ?

*GV: Riêng từ ghép có cấu tạo rất chặt chẽ, không thể tách rời ra và chèn thêm từ khác vào (điều này giúp phân biệt từ ghép và cụm từ)

?) Thế nào là từ láy? Các dạng từ láy?

- GVcho HS chơi trò chơi tìm từ: từ ghép đẳng lập, CP, từ láy

Hoạt động 2 : HD HS ôn tập (5’) - Thời gian : 5 phút

- Mục tiêu : ôn tập kiến thức về nghĩa của từ - PP vấn đáp, nhóm

- KT động não

? Từ có mấy nghĩa? Thế nào là từ nhiều nghĩa

?) Đối với từ nhiều nghĩa thì người được phân chia như thế nào?

- Nghĩa gốc + nghĩa chuyển

?) Thế nào là nghĩa gốc? Nghĩa chuyển?

- 2 HS trình bày

- HS trả lời miệng bài tập GV đã chép ra bảng phụ + Câu 1: nghĩa gốc

+ Câu 2, 3: nghĩa chuyển

Hoạt động 3 : HD HS ôn tập (4’) - Thời gian : 4 phút

-Mục tiêu : HS nắm được kiến thức về phân loại từ

I. Cấu tạo từ 1. Cấu tạo từ:

+ Từ đơn

+Từ phức : Từ ghép Từ láy

Phân loại từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau

Ai đi Nam Bộ

Tiền Giang, Hậu Giang

Ai vô thành phốHồ Chí Minh rực rõ tên vàng

- Từ đơn: ai, đi, ai, vô, tên, vàng

- Từ ghép: Tiền giang, Hậu Giang, thành phố, HCM - Từ láy: rực rỡ

II. Nghĩa của từ

- Từ một nghĩa

- Từ nhiều nghĩa: nghĩa gốc nghĩa chuyển

* Bài tập: Trong các câu sau, từ “chạy” ở câu nào dùng với nghĩa gốc, câu nào dùng nghĩa chuyển?

1) Em chạy đến trường.

2) Cô ấy bán hàng rất chạy.

3) Bác ấy chạy ăn từng bữa.

III. Phân loại từ theo nguồn gốc

(3)

theo nguồn gốc -PP vấn đáp, nhóm - KT động não

?) Xét về nguồn gốc, từ trong TV được phân chia như thế nào?

- Từ thuần Việt và từ mượn

?) Trong số từ mượn thì Tiếng việt mượn ngôn ngữ nước nào nhiều nhất? Tại sao? – 2 HS trả lời

*GV giải thích rõ hơn về từ gốc Hán và từ Hán Việt Hoạt động 4 : HD HS ôn tập (3’)

- Thời gian : 3 phút

- Mục tiêu : Ôn tập về các lỗi dùng từ - PP vấn đáp, nhóm

- KT động não

?) Nêu các lỗi dùng từ hay gặp phải?

Hoạt động 5 : HD HS ôn tập (10’) - Thời gian : 10 phút

- Mục tiêu : Ôn tập về từ loại và cụm từ - PP vấn đáp, nhóm.

- KT động não, SĐTD

?) Các em đã học những từ loại nào?

- Hs trình bày – GV chốt bằng SĐTD

?) Nêu khái niệm và đặc điểm của từng từ loại?

*GV cho HS nêu lại khái niệm và đặc điểm của từng từ loại

?) Có những loại cụm từ nào?

?) Vẽ mô hình cụm DT,cụmĐT - 2 HS lên bảng vẽ - nhận xét

- Từ trong TV:

+ Từ thuần Việt

+ Từ mượn: Tiếng Hán Ngôn ngữ khác

IV. Lỗi dùng từ

- Lặp từ

- Lẫn lộn các từ gần âm - Dùng từ không đúng nghĩa V. Từ loại và cụm từ

1)Từ loại: DT, ĐT, TT, ST, Lượng từ, chỉ từ

2) Cụm từ: Cụm DT, ĐT, TT Hoạt động 6 : Luyện tập mở rộng, sáng tạo (12’)

- Thời gian : 12 phút

- Mục tiêu : Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức luyện tập

- PP thực hành có hướng dẫn- nhóm, vấn đáp GV treo bảng phụ – nêu yêu cầu

1 HS lên bảng làm – nhận xét

II.Luyện tập

Bài tập:Tìm các từ loại và cụm từ đã học trong đoạn văn sau:

Những buổi tối mùa đông ấy, gió bấc thổi qua những bụi tre dây gai góc...Mái nhà ấy đã ôm ấp mẹ con tôi, vì chiến tranh mà đã phải xa một phố cổ về với chốn thôn quê này.

1) Từ loại

(4)

- HS suy nghĩ- phát biểu cá nhân – nhận xét

- HS thảo luận nhóm -> đại diện phát biểu - GV chốt

- Danh từ: buổi tối, mùa đông, gió bấc, bụi tre, mái nhà, mẹ con, chiến tranh, phố cổ, chốn, thôn quê

- Động từ: thổi, ôm ấp, về - Tính từ: dày, xa, gai góc, - Số từ: một

- Lượng từ: những - Chỉ từ: ấy, này

2) Cụm từ

* Cụm danh từ: những buổi tối mùa đông ấy, những bụi tre..., mái nhà ấy, mẹ con tôi, một phố cổ, chốn thôn quê này

* Cụm động từ: thổi qua những,... đã ôm ấp mẹ con tôi về với chốn thôn quê này

* Cụm tính từ: dày gai góc, phải xa một phố cổ

Hoạt động vận dụng:

Sơ đồ tư duy từ loại

(5)

4. Củng cố: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

? Em hãy nhắc lại các kiến thức bài ôn tập tiếng Việt

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (2’) - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não.

- Học thuộc lí thuyết tiếng Việt đã ôn - Xem lại và hoàn chỉnh các bài tập

- Tập viết đoạn văn có các đơn vị kiến thức vừa ôn ( đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt, danh từ, tính từ, động từ, cụm từ...)

- ôn tập các kiến thức 3 phân môn: văn học – tiếng Việt – TLV kì I V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

(6)

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 66

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì I: văn bản, tiếng Việt, tập làm văn.

2. Kĩ năng:

* KNBH :

- Rèn luyện khả năng đọc – hiểu văn bản, dùng từ, đặt câu.

- Kỹ năng kể chuyện.

* KNS:

- KN giao tiếp: khả năng trình bày, diễn thuyết một vấn đề trước đám đông (tập thể lớp)

- KN phân tích, tổng hợp: GV đưa ra vấn đề, yêu cầu HS phân tích, tổng hợp rồi rút ra nhận xét. (ứng dụng trong phần bài học các truyện ngụ ngôn)

- KN quản lý thời gian: GV nhắc nhở HS kỹ năng quản lý thời gian khi làm bài thi.

- KN ứng phó với căng thẳng: GV nhắc nhở, động viên học sinh trước khi bước vào kì thi.

3. Thái độ:

- Hình thành thái độ yêu quý văn học và ngôn ngữ dân tộc.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn học, năng lực viết sáng tạo

- Phẩm chất nhân ái – khoan dung, chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm.

5. Nội dung tích hợp:

GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC.

II. Chuẩn bị

- GV: soạn bài, MT, TV.

- HS: xem trước bài.

III. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp quy nạp

- Kĩ thuật: động não, kỹ thuật hỏi và trả lời;

IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục:

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: - Kiềm tra phần đáp án HS chuẩn bị ở nhà.

3. Bài mới

(7)

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

- Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Hình thức tổ chức: thuyết trình - Phương pháp: nêu vấn đề - Kỹ thuật: động não

GV dẫn dắt vào bài

Hoạt động của GV – HS Ghi bảng

Hoạt động 1:

- Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS trọng tâm ôn tập kiến thức

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, - Kỹ thuật: động não, hỏi và trả lời

Phần văn bản :

+ Thống kê các truyện dân gian đã học?

+ Như thế nào là truyện truyền thuyết?

+ Như thế nào là truyện cổ tích?

+ Như thế nào là truyện cười?

+ Như thế nào là truyện ngụ ngôn?

+ Nhắc lại các truyện trung đại đã học?

Gọi lần lượt các HS nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản : Thạch Sanh, Em bé thông minh.

GV nhận xét – chốt lại.

? Nhắc lại khái niệm từ mượn? Cho ví dụ.

G chiếu bài tập: Xác định các từ mượn có trong câu sau trong các câu sau:

- Thánh Gióng là một người anh hùng có sức mạnh phi thường.

- Pu-skin là nhà thơ lớn của nước Nga.

? Nhắc lại khái niệm số từ, lượng từ? Cho ví dụ?

G chiếu bài tập: Xác định số từ, lượng từ trong các câu sau:

1. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc (một - số từ chỉ số lượng).

2. Các hoàng tử cởi giáp xin hàng (các – lượng từ

A. Về kiến thức I. Phần văn bản 1.Truyện dân gian :

- Truyện truyền thuyết: 5 truyện - Truyện cổ tích : 4 truyện - Truyện ngụ ngôn: 3 truyện - Truyện cười : 2 truyện

2.Truyện trung đại:

- Con Hổ có nghĩa

- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản

II. Phần tiếng Việt 1. Từ mượn

- Khái niệm:

- Ví dụ:

2. Số từ và lượng từ - Khái niệm:

- Ví dụ:

(8)

phân phối, tập hợp).

? Nhắc lại khái niệm danh từ, động từ, tính từ?

Phân loại? Nêu VD.

? Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong các đoạn văn sau và chỉ rõ chúng thuộc loại nào? (đề cương ôn tập).

GV nêu yêu cầu định hướng, HS thực hành ở nhà.

Hoạt động 2:

- Thời gian: 25 phút

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS kĩ năng làm bài và luyện tập

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, - Kỹ thuật: động não, hỏi và trả lời

Giới hạn ôn tập

- Văn học: Truyện cổ tích (không ra đề vào kiến thức của bài đọc thêm)

- Tiếng Việt: Danh từ; cụm danh từ; động từ;

cụm động từ; tính từ; cụm tính từ

- Tập làm văn: kể chuyện đời thường

3. Danh từ, cụm danh từ - Khái niệm:

- Phân loại - Ví dụ:

4. Động từ, cụm động từ - Khái niệm:

- Phân loại - Ví dụ:

5. Tính từ, cụm tính từ - Khái niệm:

- Phân loại - Ví dụ:

III. Phần tập làm văn

- Kể lại các truyện dân gian bằng lời văn của mình cả truyện hoặc một đoạn truyện.

- Kể chuyện đời thường (kể lại một lần em mắc lỗi, kể lại kỉ niệm em làm mẹ vui).

- Kể chuyện tưởng tượng.

B. Về kĩ năng

- Chú ý phân phối thời gian hợp lý.

- Bình tĩnh làm bài.

- Câu nào dễ làm trước, khó làm sau.

- Ôn tập tốt trước khi thi, làm hết sức.

Câu 1: Cho đoạn văn sau:

“Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống, thấy một con hổ cái đang lăn lộn cào đất. Bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích.”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại nào? Hãy trình bày khái niệm - HS nêu được:

(9)

+ Đoạn văn trích từ văn bản: “Con hổ có nghĩa”

+ Thuộc thể loại truyện trung đại. Khái niệm: ….

b. Dựa vào kiến thức đã học, hãy xác định động từ, danh từ, tính từ có trong đoạn văn?

- Động từ: nghe, gõ, mở, nhìn, lao, cõng, sợ, chết khiếp, tỉnh, thấy, dùng, ôm, chạy, bay, gặp, rẽ, thả, lăn, lộn, cào, cho, định, ăn, run sợ, dám, nhúc nhích.

- Danh từ: đêm, tiếng, cửa, bà, lát, con hổ, ban đầu, hổ, chân, bụi rậm, gai góc, rừng, nơi, đất.

- Tính từ: sâu

c. Trong các động từ vừa tìm, hãy phân loại động từ?

- ĐT tình thái: định, dám

- ĐT trạng thái: sợ, chết khiếp, tỉnh, run sợ - Đt hành động: còn lại

4. Củng cố

- Hệ thống câu hỏi theo đề cương ôn tập.

5. Hướng dẫn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau - Học theo đáp án

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Ngày soạn :

Ngày kiểm tra:

Tiết 67 - 68

KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I

I. Mục tiêu bài kiểm tra:

1. Kiến thức

- Giúp đánh giá chính xác những kiến thức ngữ văn kì I mà HS đã tiếp thu.

2. Kĩ năng:

- HS rèn kĩ năng vận dụng vào bài kiểm tra và giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

+ Tự quản lý.

+ Đặt mục tiêu: cố gắng làm bài.

3. Thái độ:

(10)

- Tinh thần tự giác trong quá trình làm bài.

4. Năng lực cần đạt

* Các năng lực chung:

- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lý bản thân

- Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Năng lực công cụ: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin

* Các năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp tiếng Việt

- Phẩm chất nhân ái – khoan dung, chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm.

5. Nội dung tích hợp:

GD kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu.

- GD đạo đức: giáo dục về giá trị TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM..

.- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp.

- Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. Biết giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị của GV và HS - Đề thi của nhà trường.

III. Hình thức - Tự luận

IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục:

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra

3. Bài mới : Làm bài 90’ (Trường chọn 1 trong 2 đề) PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG THCS HƯNG ĐẠO

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 - 2021

(ĐỀ SỐ 01) MÔN: NGỮ VĂN 6

Ngày kiểm tra: 29/12/2020 Thời gian làm bài: 90 phút I.ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

"...Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa đến thẳng nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác giặc chết như dạ."…

(11)

( Ngữ văn 6 - tập 1) Câu 1 Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2 Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt là gì?

Câu 3 Từ hình ảnh của chú bé trong đoạn trích trên tác giả dân gian muốn ca ngợi điều gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” không chỉ mang lại tiếng cười mà còn để lại bài học cuộc sống sâu sắc. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) rút ra bài học cho bản thân. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một cụm động từ, gạch chân dưới cụm động từ đó.

Câu 2 (5 điểm) Sau khi kết thúc truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, hãy hình dung một cuộc gặp gỡ tình cờ của em và Thủy Tinh. Trong cuộc gặp đó, em có nói về những hậu quả của tình trạng lũ lụt và sự tàn phá môi trường hiện nay ở nước ta. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

---Hết---

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS HƯNG ĐẠO

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: NGỮ VĂN 6

Phần Câu Nội dung Điểm

I. Đọc hiểu ( 3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi 3,0

1

- Đoạn trích được trích trong văn bản ”Thánh

Gióng” 0,5

- Thuộc thể loại truyện truyền thuyết. 0,5 2 - Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3 0,5

- Phương thức biểu đạt tự sự 0,5

3 HS trình bày theo cách hiểu của mình, có thể đạt 1,0

(12)

được một số ý sau:

- Ca ngợi hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.

- Ca ngợi truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.

II. Tự luận

(7,0 điểm)

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” không chỉ mang lại tiếng cười mà còn để lại bài học cuộc sống sâu sắc. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) rút ra bài học cho bản thân. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một cụm động từ, gạch chân dưới cụm động từ đó.

2,0

1 * Yêu cầu hình thức - Viết đủ số câu

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng; dấu chấm kết thúc đoạn.

0,25

* Yêu cầu nội dung: HS cần trình bày đảm bảo những ý sau:

Đoạn văn:

- Câu1: Giới thiệu tác phẩm (Truyện ngụ ngôn

“Ếch ngồi đáy giếng”) và ấn tượng khái quát của mình về tác phẩm.

- Các câu tiếp theo: Trình bày bài học rút ra từ truyện

+ Sống ở trên đời không nên ngông nghênh, luôn nghĩ mình là nhất.

+ Những gì ta chưa biết là cả đại dương mênh mông, kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước trong đại dương đó.

+ Bài học: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải học hỏi, khiêm nhường, không được chủ quan, kiêu ngạo trước bất kì điều gì, đặc biệt khi chúng ta tiếp xúc với những môi trường mới, thử thách mới.

- Truyện cho ta bài học về thái độ và cách nhận thức khi đi ra ngoài xã hội của con người.

Câu cuối: Khẳng định cảm nghĩ của mình về tác phẩm.

0,25

0,5

0,25

(13)

Tiếng Việt:

- Xác định được cụm động từ đã sử dụng và gạch chân.

0,5

* Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức văn hóa về bài học rút ra từ câu chuyện.

* Đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 cụm động từ (cần chỉ ra chính xác)

(HS viết thiếu số câu hoặc thừa nhiều, mắc các lỗi diễn đạt, chính tả tùy theo mức độ GV trừ tối đa 0,25 điểm)

0,25

Sau khi kết thúc truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, hãy hình dung một cuộc gặp gỡ tình cờ của em và Thủy Tinh. Trong cuộc gặp đó, em có nói về những hậu quả của tình trạng lũ lụt và sự tàn phá môi trường hiện nay ở nước ta. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

5,0

2 * Yêu cầu chung

- Kiểu bài: Tự sự - Kể chuyện tưởng tượng.

- Nội dung: Kể lại cuộc gặp gỡ và nói chuyện về tình trạng lũ lụt và sự tàn phá môi trường hiện nay của nước ta.

- Phạm vi: Tình trạng lũ lụt và sự tàn phá môi trường có thật ở nước ta hiện nay.

+ Cần xác định được đối tượng để kể.

+ Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu, phù hợp với đối tượng cần kể.

- Hình thức: Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, lời văn trong sáng, hạn chế các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

0,25 0,25

0,25

0,25

1. Mở bài

Giới thiệu chung về cuộc gặp gỡ của em và Thủy Tinh.

0,5

2. Thân bài

- Kể lại cảnh em gặp Thủy Tinh

(14)

+ Thái độ của Thủy Tinh khi gặp em.

+ Em hỏi han lại chuyện cũ năm xưa của Thủy Tinh

- Vào vấn đề chính em kể lại những đợt thiên tai lũ lụt cho Thủy Tinh nghe như:

+ Nhà cửa bị cuốn trôi, người người mất tích, dân chúng lầm than, cực khổ…

+ Thiệt hại về người và của rất nặng nề, đau thương…

+ Thời gian khắc phục hậu quả của lũ lụt là rất lâu…

- Thủy Tinh biện hộ về nguyên nhân gây lũ lụt:

+ Chủ yếu do con người tàn phá rừng đầu nguồn, phá rừng bừa bãi…

+ Chặt cây lấy gỗ để sử dụng nhưng lại không trồng cây gây lại rừng, diện tích đồi trọc ngày càng lớn…

+ Các nhà máy, xí nghiệp, phương tiện giao thông xả khí thải trực tiếp vào môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan…

+ Rác thải trực tiếp xuống các đường thoát nước rất nhiều gây tắc nên khi mưa xuống nước không thoát được đã gây ra hiện tượng ngập úng nhiều ngày.

* Em và Thủy Tinh bàn giải pháp:

+ Đưa ra giải pháp của mỗi cá nhân + Em nhờ Thủy Tinh giúp đỡ

+ Tình tiết sự đồng ý của Thủy Tinh

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,25

0,25 0,25 3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề, lời kêu gọi chung tay bảo vệ môi trường của em và Thủy Tinh với mọi người dân đặc biệt là đối với các bạn trẻ.

0,5

* Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa về bài học rút ra từ cuộc nói chuyện.

0,25

(15)

Hướng dẫn chấm:

- Điểm 5: Văn viết lưu loát, giàu cảm xúc, có sáng tạo, đảm bảo đầy đủ sâu sắc các yêu cầu trên.

- Điểm 4: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, còn một số sai sót về chính tả, diễn đạt, trình bày.

- Điểm 3: Hiểu đề song nội dung còn sơ sài, kể còn lúng túng, diễn đạt lủng củng, còn sai nhiều lỗi chính tả.

- Điểm 2: Chưa hiểu rõ đề, kể còn thiếu ý, diễn đạt chưa đúng bố cục.

- Điểm 1: Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm quá sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày.

- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng.

Tổng 10

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS HƯNG ĐẠO

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 6 Nội dung

kiến thức Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

Mức độ thấp Mức độ Cộng cao

1. Đọc hiểu

- Nhớ được tên truyện, thể loại

truyện đã học.

- Ngôi kể được sử dụng trong truyện

- Hiểu được nội dung – ý nghĩa đoạn trích.

- Xác định được phương thức biểu đạt trong đoạn trích

Số câu Số điểm

Tỉ lệ %

0,75 7,5%

2,25 22,5%

3 3,0 30%

2. Làm văn - Viết đủ số câu

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn

Kể chuyện tưởng tượng.

(16)

- Nêu được bài học mà bản thân rút ra được từ truyện

- Biết sử dụng cụm động từ.

- Xác định được cụm động từ đã dùng.

Số câu Số điểm

Tỉ lệ %

1 2,0 20%

1 5,0 50%

2 7,0 70%

Tổng số câu Tổng số điểm

Tỉ lệ %

0,75 7,5%

2,25 22,5%

1 2,0 20%

1 5,0 50%

5 10 100%

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS HƯNG ĐẠO

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 – 2021

(ĐỀ SỐ 02) MÔN: NGỮ VĂN 6

Ngày kiểm tra: 28/12/2020 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

"

... Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài."

( Ngữ văn 6 - tập 1) Câu 1 Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2 Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt là gì? Kể theo thứ tự nào? Vì sao em biết?

(17)

Câu 3 Từ hình ảnh của con ếch trong đoạn trích trên tác giả dân gian muốn khuyên dạy điều gì?

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về gia đình em.

Trong đoạn văn có sử dụng danh từ riêng. Chỉ ra ít nhất một danh từ riêng đã sử dụng.

Câu 2 (5 điểm) Kể về một thầy (cô) giáo mà em yêu mến.

---Hết---

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS HƯNG ĐẠO

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: NGỮ VĂN 6

Phần Câu Nội dung Điểm

I. Đọc hiểu ( 3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi 3,0

1

- Đoạn trích được trích trong văn bản “Ếch ngồi

đáy giếng” 0,5

- Thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. 0,5

2

- Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3 0,25

- Phương thức biểu đạt: Tự sự 0,25

- Kể theo thứ tự kể xuôi. 0,25

- Kể theo thứ tự các sự việc, hết sự việc này đến

sự việc khác. 0,25

3 HS trình bày theo cách hiểu của mình, có thể đạt được một số ý sau:

- Sống ở trên đời không nên ngông nghênh, luôn

1,0

(18)

nghĩ mình là nhất.

- Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải học hỏi, khiêm nhường, không được chủ quan, kiêu ngạo trước bất kì điều gì, đặc biệt khi chúng ta tiếp xúc với những môi trường mới, thử thách mới.

II.Làm văn (7,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về gia đình em. Trong đoạn văn có sử dụng danh từ riêng.

Chỉ ra ít nhất một danh từ riêng đã sử dụng.

2,0

1

* Yêu cầu hình thức - Viết đủ số câu

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng; dấu chấm kết thúc đoạn.

0,5

* Yêu cầu nội dung: HS cần trình bày đảm bảo những ý sau:

Đoạn văn:

- Câu1: Giới thiệu về gia đình em - Các câu tiếp theo: Kể về gia đình em.

+ Các thành viên.

+ Công việc chung mà mọi người thường làm cùng nhau.

Câu cuối: Khẳng định tình cảm của em với gia đình mình.

Tiếng Việt:

- Xác định được danh từ riêng đã sử dụng và gạch chân.

0,25 0,25

0,25

0,5

* Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức văn hóa

* Đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 danh từ riêng (cần chỉ ra chính xác)

(HS viết thiếu số câu hoặc thừa nhiều, mắc các lỗi diễn đạt, chính tả tùy theo mức độ GV trừ tối đa 0,25 điểm)

0,25

Kể về một thầy (cô) giáo mà em yêu mến. 5,0 2 * Yêu cầu chung

- Kiểu bài: Tự sự - Kể chuyện đời thường.

- Nội dung: Kể về một thầy (cô) giáo mà em yêu

0,25 0,25

(19)

mến.

- Phạm vi: Thầy (cô) giáo đã và đang dạy em.

+ Cần xác định được đối tượng để kể.

+ Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu, phù hợp với đối tượng cần kể.

- Hình thức: Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, lời văn trong sáng, hạn chế các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

0,25

0,25

1. Mở bài

* Sử dụng lời văn của mình để dẫn dắt vào bài:

- Giới thiệu về thầy (cô) giáo mà em yêu quý - Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô / thầy giáo.

0,5

2. Thân bài

– Miêu tả đôi nét về thầy / cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy / cô giáo : vóc dáng, tuổi, khuôn mặt...

– Kể về tính tình, tính cách của thầy / cô giáo.

– Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy / cô giáo đó là gì?

– Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy / cô giáo đó ra sao?

- Em học tập được điều gì ở người ấy.

2,75 0,5

0,5 0,75

0,5

0,5 3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của em về thầy / cô giáo ấy.

- Lời tự hứa của bản thân .

0,5

* Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ,

phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa. 0,25 Hướng dẫn chấm:

- Điểm 5: Văn viết lưu loát, giàu cảm xúc, có sáng tạo, đảm bảo đầy đủ sâu sắc các yêu cầu trên.

- Điểm 4: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, còn

(20)

một số sai sót về chính tả, diễn đạt, trình bày.

- Điểm 3: Hiểu đề song nội dung còn sơ sài, kể còn lúng túng, diễn đạt lủng củng, còn sai nhiều lỗi chính tả.

- Điểm 2: Chưa hiểu rõ đề, kể còn thiếu ý, diễn đạt chưa đúng bố cục.

- Điểm 1: Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm quá sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày.

- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng.

Tổng 10

---Hết--- PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG THCS HƯNG ĐẠO

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 6 Nội dung

kiến thức Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

Mức độ thấp Mức độ Cộng cao

1. Đọc hiểu

- Nhớ được tên truyện, thể loại

truyện đã học.

- Ngôi kể và thứ tự kể được sử dụng trong truyện.

- Hiểu được nội dung – ý nghĩa đoạn trích.

- Xác định được phương thức biểu đạt trong đoạn trích.

- Giải thích được thứ tự kể.

Số câu Số điểm

Tỉ lệ %

0,75 7,5%

2,25 22,5%

3 3,0 30%

2.Làm văn - Viết đủ số câu

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn

- Kể về gia đình mình

Kể chuyện đời thường.

(21)

- Biết sử dụng danh từ riêng.

- Xác định được danh từ riêng đã sử dụng.

Số câu Số điểm

Tỉ lệ %

1 2,0 20%

1 5,0 50%

2 7,0 70%

Tổng số câu Tổng số điểm

Tỉ lệ %

0,75 7,5%

2,25 22,5%

1 2,0 20%

1 5,0 50%

5 10 100%

4. Củng cố - Thu bài.

5. HDVN:

- Ôn tập các kiến thức V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Ngày tháng năm 2020 Tổ duyệt

Vũ Thị Nhung

TUẦN 18

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 69

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN

(22)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về những truyện dân gian và truyện trung đại đã học.

2.Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

Rèn thói quen yêu thích những tác phẩm văn học trong chương trình, kĩ năng kể chuyện.

*Kĩ năng sống:

- Tư suy, sáng tạo 3.Thái độ:

- Giáo dục HS lòng yêu thích môn Ngữ văn, yêu tiếng Việt.

4. Phát triển năng lực:

Rèn cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác khi thưc hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: bài soạn, bảng phụ, TLTK.

- HS: Chuẩn bị các câu chuyện để thi kể chuyện.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp qui nạp - hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1- Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (2’) Sự chuẩn bị của hs 3.Bài mới: (1’)

- Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2: (5’) - Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu phần thi kể chuyện

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não Mỗi hs chuẩn bị 1 truyện

GV nêu yêu cầu của của cuộc thi.

- Kể trọn vẹn một câu chuyện mà HS

I. Phần thi kể chuyện 1. Yêu cầu

- Kể chứ không phải thuộc lòng.

- Lời kể rõ ràng, mạch lạc, biết ngừng, nghỉ đúng chỗ.

- Biết kể diễn cảm có ngữ điệu.

- Khi kể phải phát âm đúng.

- Tư thế kể: đàng hoàng, tự tin, mắt nhìn thẳng mọi người, kể to, rõ ràng.

(23)

yêu thích.

- Chọn một trong các loại truyện:

truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại hoặc truyện sưu tầm được ở ĐP.

- Biết mở đầu trước khi kể, biết cảm ơn người nghe khi đã kể xong, gây ấn tượng cho người nghe.

- Đảm bảo cốt truyện, không kể thiếu hoặc thừa.

Hoạt động 3: (30’) - Thời gian: 30 phút

- Mục tiêu: HS thi kể chuyện - Phương pháp: thực hành - Kĩ thuật: động não

- GV gọi lần lượt HS lên bảng kể lại những truyện đã chuẩn bị.

- HS dưới lớp lắng nghe các bạn kể rồi nhận xét cách kể của các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung, khuyến khích tinh thần thi đua giữa các tổ.

2.

Tiến hành thi kể chuyện Truyền thuyết, cổ tích

4.Củng cố : (3’) - Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

Nhận xét ưu, nhược diểm của giờ kể chuyện.

5.Hướng dẫn về nhà: (3’) - Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

- Tiếp tục sưu tầm những truyện dân gian của ĐP, những mẩu chuyện trên báo chí hoặc những câu chuyện đời thường có ý nghĩa.

- Tập kể diễn cảm lại nhũng truyện đã học và những truyện sưu tầm được.

V. Rút kinh nghiệm:

(24)

...

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 70

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN ( tiếp)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về những truyện dân gian và truyện trung đại đã học.

2.Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

Rèn thói quen yêu thích những tác phẩm văn học trong chương trình, kĩ năng kể chuyện.

*Kĩ năng sống:

- Tư suy, sáng tạo 3.Thái độ:

- Giáo dục HS lòng yêu thích môn Ngữ văn, yêu tiếng Việt.

4. Phát triển năng lực:

Rèn cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác khi thưc hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: bài soạn, bảng phụ, TLTK.

- HS: Chuẩn bị các câu chuyện để thi kể chuyện.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp qui nạp - hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1- Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (2’) Sự chuẩn bị của hs 3.Bài mới: (1’)

- Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

(25)

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2: (35’) - Thời gian: 35 phút

- Mục tiêu: HS thi kể chuyện - Phương pháp: thực hành - Kĩ thuật: động não

GV: Nhắc lại yêu cầu khi kchuyện - Kể chứ không phải thuộc lòng.

- Lời kể rõ ràng, mạch lạc, biết ngừng, nghỉ đúng chỗ.

- Biết kể diễn cảm có ngữ điệu.

- Khi kể phải phát âm đúng.

- Tư thế kể: đàng hoàng, tự tin, mắt nhìn thẳng mọi người, kể to, rõ ràng.

GV gọi lần lượt HS lên bảng kể lại những truyện đã chuẩn bị.

- Tr.ngụ ngôn -Truyện cười -Truyện trung đại

- HS dưới lớp lắng nghe các bạn kể rồi nhận xét cách kể của các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung, khuyến khích tinh thần thi đua giữa các tổ.

ở 2 tiết kể chuyện hs có thể tự bày tỏ khả năng kể chuyện của mình, từ đó GV uốn nắn các em trong cách kể sao cho hay hơn.

2.

Tiến hành thi kể chuyện

Tr.ngụ ngôn Truyện cười Truyện trung đại

*Nhận xét, rút kinh nghiệm giờ kể chuyện

4.Củng cố : (3’) - Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não Phương pháp kể chuyện 5.Hướng dẫn về nhà: (3’) - Thời gian: 3 phút

(26)

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

- Tập kể diễn cảm lại nhũng truyện đã học và những truyện sưu tầm được.

- Ôn lại các văn bản đã học và nội dung ý nghĩa (Ghi nhớ) - Tập chữa đề thi học kì I.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

...

...

Ngày soạn: Tiết 71 Ngày giảng:

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Giúp HS sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương.

- Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm đúng âm chuẩn khi giao tiếp.

- Nắm được một số truyện kể dân gian hoặc sinh hoạt văn hóa dân gian ĐP, nơi mình sinh sống.

- Biết liên hệ và so sánh với phần VHDG đã học trong Ngữ văn 6, tập I để thấy sự giống nhau và khác nhau của hai bộ phận VHDG này.

- Tìm hiểu thêm những truyện dân gian ở địa phương mình có.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tưởng kì ảo của sự tích vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Hiểu được giá trị của một số bài ca dao về vùng mỏ.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Kể được truyện.

- Tìm hiểu thêm những truyện dân gian ở địa phương mình có.

*Kĩ năng sống:

- Nghiên cứu, sưu tầm, tìm hiểu, nhận thức, giao tiếp 3. Thái độ:

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn học của địa phương

(27)

4. Định hướng phát triển năng lực: Rèn cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác khi thưc hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp.

II.Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu tài liệu chương trình địa phương,, giáo án, tài liệu tham khảo.

- HS: sưu tầm, tìm hiểu III.Phương pháp

- Phương pháp tìm hiểu, vấn đáp, thuyết trình – thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (2’) GV Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.

3. Bài mới: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2: (20’) - Thời gian: 20 phút

- Mục tiêu: Tìm hiẻu truyện dân gian “ Sự tích Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long”

- PP đọc diễn cảm- vấn đáp, thuyết trình - KT: động não

? Xác định thể loại?

GV đọc mẫu một đoạn – 1 HS đọc tiếp HS kể truyện – nhận xét

? Điều gì đã khiến trời sai rồng xuống giúp dân ta ?

-Giặc ngoại xâm đến xâm lược nước ta – cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực

? Việc đó có ý nghĩa gì?

-Cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta là chính nghĩa, thể hiện niềm tin tất thắng của dân tộc ta

? Hãy chỉ ra khả năng kì diệu của rồng trong việc giúp dân ta chống giặc?

- 1 HS kể

? Sau khi giúp dân ta đánh giặc rồng làm gì?

I. Sự tích Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long

1. Giới thiệu chung -Truyện truyền thuyết 2. 2.Đọc – hiểu văn bản

a. Đọc –kể b. Phân tích

(28)

-ở lại nơi này và không về trời nữa

? Chi tiết này có ý nghĩa gì?

- Thể hiện tình cảm quyến luyến của đàn rồng với con người và cảnh đẹp nơi đây

? Những chi tiết nào khẳng định sự tồn tại của rồng ở đất Quảng Ninh

?Truyện có ý nghĩa gì? Giá trị nghệ thuật

c. Tổng kết

* Nội dung: Giải thích tên gọi Hạ Long và Bái Tử Long – khẳng định vẻ đẹp của một vùng biển Đông Bắc Tổ quốc ta

*Nghệ thuật: Sử dụng nhiều chi tiết kì ảo hấp dẫn

Hoạt động 3: (15’) - Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu: Tìm hiểu ca dao vùng mỏ - PP đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình - KT: động não

- GV đọc

- HS đọc lại – nhận xét - HS quan sát bài 1

? Bài ca dao là lời của ai? Nói về điều gì?

? Nhận xét về thái độ của cô gái?

- Đọc bài ca dao 2

? Hình ảnh cây mắm, cây sú gợi cho em liên tưởng đến điều gì?

- Hình ảnh con người

? Từ đó em hiểu gì về hoàn cảnh sống của người thợ mỏ xưa?

- HS đọc bài 3

? Đây là bài ca dao kể về điều gì? Thái độ của nhân dân qua việc kể ấy?

II.Ca dao vùng mỏ Bài 1 :

Bài ca dao ca ngợi chùa Quỳnh Lâm ở vùng đất Đông Triều qua tiếng nói chân thành đầy tiếc nuối của người phụ nữ

Bài 2 :

Bài ca dao là tiếng hát than cho thân phận phu mỏ nghèo khổ, vất vả, cực nhọc trong XH thực dân nửa phogn kiến xưa.

Bài 3 :

Bài ca dao kể tên các địa danh ở vùng đất Hòn Gai ( nay là thành phố Hạ Long) với tiếng nói ngợi ca, tự hào tha thiết.

? Ngoài các truyện dân gian, quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian nào độc đáo?

- GV gọi đại diện từng tổ lên trao đổi, giới thiệu hoặc biểu diễn luôn trò chơi dân gian mà em yêu thích.

VD: + Chọi gà.

+ Chơi đu.

Bài 4: Tìm hiểu, sưu tầm những trò chơi dân gian địa phương:

(29)

+ Đấu vật.

+ Chơi cờ tướng ( cờ người)...

- GV nhận xét cách giới thiệu, biểu diễn của các tổ.

=> Gv tổng kết, đánh giá kết quả sưu tầm, tìm hiểu VHDG địa phương của HS.

4.Củng cố: (3’) - Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

Đọc thêm truyện Sự tích đảo Trà Cổ 5.Hướng dẫn về nhà (3’)

- Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não.

- Thi kể chuyện – diễn kịch về các văn bản đã học: tổ 1: truyền thuyết, tổ 2: cổ tích, tổ 3: truyện cười, tổ 4: truyện ngụ ngôn – HS chọn 1 truyện kể diễn cảm

Mỗi tổ tự chọn 1 truyện cười, ngụ ngôn đóng kịch V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

(30)

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 72

TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC Kè I

A. Mục tiờu bài học:

1.

Kiến thức : Giúp HS nắm đợc u nhợc điểm bài ki m tra tổng hợp kì I.2 . Kĩ năng :

* Kĩ năng bài học:

- Rèn luyện kĩ năng chữa bài, có phơng hớng sửa chữa ở bài sau.

- Rèn kĩ năng sửa lỗi, dùng từ, diễn đạt trong khi làm bài.

* Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách xây dựng bố cục cho bài kiểm tra phù hợp với yêu cầu của đề.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách xây dựng bố cục bài kiểm tra, cách sửa chữa các lỗi sai thờng mắc trong khi viết văn, làm bài tiếng Việt.

3.

Thỏi độ : Giáo dục HS ý thức cẩn thận trong quá trình làm bài thi.

4. Phỏt triển năng lực : năng lực giải quyết vấn đề (phỏt hiện và phõn tớch được lỗi trong bài KT ), năng lực sỏng tạo ( cú hứng thỳ, chủ động nờu ý kiến về cỏc lỗi thường mắc), năng lực sử dụng ngụn ngữ khi núi; năng lực hợp tỏc khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhúm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tớch cực nhận xột của GV.

B. Chuẩn bị

- GV: Chấm bài, thống kê các lỗi sai trong bài viết của HS, bảng phụ.

- HS: Ôn lại kiến thức về văn t s , kiến thức về TV, ự ự cỏc tỏc phẩm thuộc thể loại truyện cổ tớch.

C. Ph ơng pháp

- Phơng pháp thuyết trình, sửa lỗi

- Thảo luận nhóm,vấn đáp, luyện tập, kĩ thuật động não.

D. Tiến trình giờ day và giáo dục 1. ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong giờ trả bài) 3. Bài mới

- Thời gian: 20 phỳt

- Mục tiờu:HS phỏt hiện những ưu và nhược điểm trong bài làm.

- Hỡnh thức: hoạt động cỏ nhõn.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trỡnh

Đề bài : GV đọc đề Cõu 1: (2,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời cõu hỏi:

"Ngày xưa ở quận Cao Bỡnh cú hai vợ chồng tuổi già mà chưa cú con. Tuy nhà nghốo, hằng ngày phải lờn rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuụi thõn, họ vẫn thường giỳp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bốn sai thỏi tử xuống đầu

(31)

thai làm con. Từ đú người vợ cú mang, nhưng đó qua mấy năm mà khụng sinh nở.

Rồi người chồng lõm bệnh, chết. Mói về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai."

( Ngữ văn 6 tập 1 – NXB Giỏo dục) a. Đoạn văn được trớch từ văn bản nào? Văn bản đú thuộc thể loại gỡ?

b. Đoạn văn sử dụng ngụi kể nào?

c. Cú mấy cụm danh từ trong cõu văn sau: "Ngày xưa ở quận Cao Bỡnh cú hai vợ chồng tuổi già mà chưa cú con."

d. Trong cỏc từ sau, từ nào là từ mượn?

“Vợ chồng, già, thỏi tử, nghốo, chết.”

Cõu 2: ( 3,0 điểm)

Hóy viết một đoạn văn ngắn, từ 5 đến 7 cõu với chủ đề về “Học tập” trong đú cú sử dụng cụm động từ. Hóy gạch chõn dưới cụm động từ đú trong đoạn văn.

Cõu 3: ( 5,0 điểm)

Kể về một người thõn trong gia đỡnh em.

I.Đáp án - biểu điểm ( tiết 66 -67 ) II.Nhận xét

- Thời gian: 20 phỳt

- Mục tiờu:HS phỏt hiện những ưu và nhược điểm trong bài làm.

- Hỡnh thức: hoạt động cỏ nhõn.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trỡnh 1. Ưu điểm:

- Có tiến bộ trong xác định yêu cầu đề bài - Đa số HS có ý thức ôn tập tơng đối tốt.

- Trình bày bài kiểm tra rõ ràng, sạch đẹp

- Có kĩ năng viết văn tự sự về một đối tợng trong cuộc sống. Bài viết văn kể về người thõn làm tơng đối tốt, diễn đạt khá trôi chảy, tách các ý rõ ràng,cảm xúc chân thành, đã nêu đợc vai trò của đối tợng với bản thân. Sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn khá thuyết phục.

2. Nhợc điểm:

- Một số HS lớp 6C cha có ý thức ôn tập ( chưa nắm được thể loại, cha có ý thức lập dàn ý ôn tập về văn t s )ự ự

- Câu 1 không nhớ tờn văn bản, xỏc định sai thể loại - Câu2: không nhớ kiến thức về cụm động từ

- Câu 3:- Bài văn t s k sơ sài; sắp xếp các ý chự ự ể a hợp lí, sai lỗi chính tả, cha tách ý phần TB; diễn đạt câu văn dài dòng, lủng củng, không thoát ý, có bài ch- a xong.

- Một số bài ở lớp 6C HS trình bày bài thi cẩu thả, chữ viết quá xấu, ý thức làm bài cha tốt.

IV. Chữa các lỗi cụ thể: GV treo bảng phụ ghi sẵn lỗi – HS sửa - bối dối

- sỳc động - trõn thành - no lắng

- bối rối - xỳc động - chõn thành - Lo lắng

(32)

- lao sao - lao xao - Lỗi cõu – từ - diễn đạt:

+ cõu này thể hiện nỗi no nắng của một con ngời cho đất nớc.

+ ngời bố em thật to bộo đẫy đà.

+ Em rất yờu mẹ em và nay mai cũng vậy em vẫn yờu mẹ.

+ Trong cuộc sống ai cũng cần cú mẹ và mẹ cũng cần cú em.

+ Một kỉ niệm đẹp và kỉ niệm ấy cứ khắc khoải trong trớ úc em.

HS quan sát – tìm lỗi – sửa GV nhận xét

V. GV đọc một số bài viết hay : 6C: Đức, Phương, Linh, Đăng VI. Công bố điểm

- Giáo viên trả bài, và yêu cầu học sinh tự sửa lỗi. Sau đó trao đổi bài cho nhau để cùng sửa chữa, rút kinh nghiệm .

STT Lớp số

Kết quả

Điểm

0+1+2 Điểm

3+4 Điểm

5+6 Điểm

7+8 Điểm

9+10 Đạt TB trở lên

2 6C 41

4. Củng cố: ( 2') - Thời gian: 2 phỳt

- Mục tiờu: củng cố kiến thức đó học, học sinh tự đỏnh giỏ về mức độ đạt được những mục tiờu của bài học.

- Phương phỏp: phỏt vấn - Kĩ thuật: động nóo

- GV nhận xét giờ trả bài của hs.

- Khắc sâu các kiến thức đã học trong HK I . - Rút kinh nghiệm cho bài sau.

5. H ớng dẫn về nhà   : (2’) - Thời gian: 2 phỳt

- Mục tiờu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương phỏp: thuyết trỡnh.

- Kĩ thuật: động nóo.

- Xem lại những lỗi sai trong bài kiểm tra và tự sửa chữa.

- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong HK I.

- Soạn bài HK II: Bài học đường đời đầu tiờn + Tỡm đọc truyện Dế Mốn phiờu lưu kớ + Tỡm hiểu về tỏc giả Tụ Hoài,

+Túm tắt văn bản Bài học đường đời đầu tiờn, + Trả lời cõu hỏi phần hướng dẫn học bài.

E. Rỳt kinh nghiệm:

(33)

...

...

...

...

Ngày tháng năm 2021 Tổ duyệt

Vũ Thị Nhung

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Điều này hoàn toàn khác với đáp án vì đáp án không chú trọng yêu cầu về kĩ năng tạo lập văn bản mà chỉ tập trung vào các yêu cầu chi tiết về nội dung đối với một đề bài

Định hướng phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà, tập thuyết trình), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống ,

Phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học ( từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản tự sự) năng lực giải quyết vấn đề ( phân tích tình huống ở đề

4.Phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học ( từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản tự sự) năng lực giải quyết vấn đề ( phân tích tình huống ở đề

Định hướng phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học (từ các kiến thức đã học biết cách làm một lá đơn) năng lực giải quyết vấn đề (Lựa chọn tình huống ở đề

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Năng lực tự học ( hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống ,