• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:...

Ngàygiảng:... Tiết 15 ÔN TẬP: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày khái niệm văn biểu cảm.

- Nắm được: Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm.

- Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm.

- Vận dụng viết bài văn biểu cảm 2. Kĩ năng:

* KNBH- Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm. và hai cách biểu cảm trực tiếp, gián tiếp trong các bài văn biếu cảm cụ thể.

- Tạo lập văn bản có sử dụng yếu tố biểu cảm.

* KNS: - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, phân tích đưa ra ý kiến cá nhân nhu cầu biểu cảm của con người và vai trò đặc điểm của văn biểu cảm

3. Thái độ:

- Có ý thức học nghiêm túc để vận dụng vào bài viết.

- Giáo dục đạo đức: trung thực trong khi làm bài, tôn trọng thành quả mà người khác đạt được, biết hợp tác để đạt kết quả tốt.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

GV: Nghiên cứuSGK, chuẩn kiến thức,SGV, bài soạn, bảng phụ, phấn màu HS: Ôn lại kiến thức về tạo lập văn bản, liên kết VB. Xem trước bài học . III. Phương pháp/kt:

- Phương pháp: Quy nạp, đàm thoại, vấn đáp, trao đổi thực hành...

- Hình thức: hđ nhóm, cá nhân - KT: động não, tư duy sáng tạo...

IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục 1.Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp KT trong giờ) 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

(2)

- PP:thuyết trình.

- Kĩ thuật : động não - Thời gian : 1 phút

Trong cuộc sống, nhu cầu giao lưu tình cảm của con người là rất lớn. Khi biểu lộ trực tiếp, khi biểu lộ gián tiếp song nó biểu hiện được những tình cảm đạo đức cao đẹp, trong sáng, nhân ái, vị tha,... của con người. Hôm nay chung ta cùng nhau ôn tập về văn biểu cảm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề

- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh ôn tập về văn biểu cảm

- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái quát, so sánh đối chiếu.

- Kĩ thuật: động não - Thời gian : 17 phút - Hình thức: cá nhân/lớp - Cách thức tiến hành:

? Em hiểu ntn là văn b.cảm và mục đích của văn b.cảm?

Dự kiến HS trả lời

- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thê giới xng quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nới người đọc.

? Văn biểu cảm bao gồm những thể loại nào?

Dự kiến HS trả lời

- Văn biểu cảm bao gồm: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, truyện, tuỳ bút....

GV: Trữ tình (chứa đựng tình cảm) : Phản ánh hiện thực qua suy nghĩ, tình cảm , cảm xúc của con người .

? Kể tên 1 số VB biểu cảm đã học?

Dự kiến HS trả lời

- Cây tre VN, Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Ca dao ... Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Sông núi nước Nam....

? Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn, em có tán thành với ý kiến đó không?

Dự kiến HS trả lời

GV gợi ý: Nhân văn: tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, vô tư trong sáng, mang lí tưởng đẹp. VD: t/y con người, yêu Tổ quốc , yêu thiên nhiên, căm thù cái xấu, cái ác...

I. Lý thuyêt

1. Khái niệm văn biểu cảm - Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thê giới xng quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nới người đọc.

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình gồm thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút....

- Văn biểu cảm chứa đựng những tình cảm đẹp, thấm

(3)

HS - Tán thành vì: tình cảm đẹp, vô tư mang lý tưởng đẹp, giàu tính nhân văn -> những tình cảm xấu ( đố kỵ, keo kiệt..) ko là nội dung biểu cảm chính diện mà chỉ để mỉa mai.

GV: T/c cảm xúc trong văn b.cảm phải là những t/

c đẹp giàu tính nhân văn. Những t/c không đẹp, xấu xa như lòng đố kị, sự hẹp hòi, keo kiệt không thể trở thành nd b.cảm chính diện mà có thể chỉ là đối tượng mỉa mai, châm biếm hoặc là một chi tiết để làm cho cái đẹp thêm nổi bật mà thôi.

? Có mấy cách biểu cảm?

Dự kiến HS trả lời

- B. cảm trực tiếp qua các từ ngữ: thương nhớ ơi, xiết bao, mong nhớ thường gặp trong thư, nhật kí, văn chính luận...

- B. cảm gián tiếp: Qua việc miêu tả tiếng hát đêm khuya trên đài, rồi tiếng hát trong tâm hồn, tưởng tượng. Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát quê hương tác giả gián tiếp thể hiện t/y quê hương cách biểu cảm thường gặp trong tp VH.

GV chốt ghi

- Bổ sung: dù biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp thì văn biểu cảm chỉ nhằm cho người đọc biết được, cảm được tình cảm của người viết. Tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu của văn biểu cảm (VD như phép so sánh, ẩn dụ, liên tưởng... đều có mục đích biểu cảm)

GV có thể cho HS: tìm thêm 1 số từ ngữ b.đạt cách b.cảm trực tiếp: từ ngữ cảm thán, câu cảm thán: trời ơi, ôi, hỡi ơi, thương thay, hại thay....

Hoạt động 3: Tổng kết và vận dụng - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp:vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm

- Kĩ thuật: động não - Hình thức: cá nhân/lớp - Thời gian : 15 phút - Cách thức tiến hành:

Bài tập 1: Chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ “ Sông núi nước Nam” và bài “ Phò giá về kinh”?

Dự kiến HS trả lời

Nội dung BC trong bài thơ: "SNNN" và “Phò giá về kinh."

nhuần tư tưởng nhân văn.

- Các cách biểu cảm:

+ Trực tiếp

+ Gián tiếp qua tự sự , miêu tả

II. Luyện tập

(4)

- Biểu cảm trực tiếp: Trực tiếp nêu tư tưởng, t/c, không thông qua 1 phương tiện không gian như m tả, tự sự nào cả.

- Từ ngữ B/c:

+ Bài1: Nam đế, định phận, như hà, nghịch lỗ,....

+ Bài2: Đoạt, cầm, vạn thử cổ giang san...

Bài 2: Viêt 1 đoạn văn ngắn biểu cảm về người thân của em?

Dự kiến HS trả lời - HS viết đoạn văn. Yêu cầu :

+ Nội dung : Biểu cảm về người thân : Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị…

+ Hình thức :Đoạn văn phải co câu mở đoạn, thân đoạn và câu kêt đoạn.

Bài tập 1:

Nội dung BC trong bài thơ:

"SNNN" và “Phò giá về kinh."

- Biểu cảm trực tiếp: Trực tiếp nêu tư tưởng, t/c, không thông qua 1 phương tiện không gian như m tả, tự sự nào cả.

- Từ ngữ B/c:

+ Bài1: Nam đế, định phận, như hà, nghịch lỗ,....

+ Bài2: Đoạt, cầm, vạn thử cổ giang san...

4. Củng cố: (2’)(PP: vấn đáp)

? Thế nào là văn BC? Văn BC nảy sinh do đâu?

? P. biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp?

HS trả lời theo ghi nhớ SGK.

5. Hướng dẫn về nhà (5’)(PP: thuyết trình)

- Bài cũ: Thuộc ghi nhớ; h/ thành BT3,4 và bài tập thêm.

- Sưu tầm các bài văn, đoạn văn biểu cảm trên báo chí, tìm được đối tg b.cam và tình cảm đc biểu hiện trong các VB đó.

- Chuẩn bị cho bài tiếp theo : Luyện tập văn biểu cảm.

+ Đọc kĩ các ngữ liệu, trả lời câu hỏi.

+ Nghiên cứu các BT V. Rút kinh nghiệm

……….………

………..

………

---

Ngày soạn : ...

Ngày giảng:... Tiết 16 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Luyện tập các thao tác làm bài văn biểu cảm: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa lại.

(5)

- Đặc điểm thể loại biểu cảm, các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.

2. Kĩ năng

- Rèn thói quen suy nghĩ độc lập, tưởng tượng, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.

- Kĩ năng sống: Ra quyết định, lựa chon cách thể hiện tình cảm, cảm xúc - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ.

3.Thái độ

- Có ý thức tốt, cảm xúc chân thành khi làm văn biểu cảm.

4.Phát triển năng lực:

- Rèn HS năng lực tự học (từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản biểu cảm), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống ở đề bài, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực tạo lập văn bản.

II. Phương pháp và KT dạy học:

- Phương pháp dạy học: Thuyết trình,phát vấn câu hỏi, hướng dẫn trả lời; so sánh đối chiếu.

- Kỹ thuật dạy học:

+ Động não :suy nghĩ, phân tích lập dàn bài cho đề bài .

+ Trình bày 1 phút: Viết các đoạn văn biểu cảm đúng với định hướng của đề và trình bày trước lớp.

III.Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, TLTK, bảng phụ - HS: chuẩn bị dàn ý và phân tích đề IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

? Cho biết yêu cầu của đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm?

Dự kiến HS trả lời

1.Đề văn biểu cảm: Đề văn biểu cảm thường nêu đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.

2.Các bước làm bài văn biểu cảm:

a.Tìm hiểu đề:(Định hướng) b.Tìm ý và lập dàn ý

c.Viết bài và sửa bài

d.Kiểm tra bài viết và sửa lỗi.

- Lời văn thích hợp giàu tính biểu cảm.

3. Bài mới

Hoạt động 1 : Khởi động - Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật: động não - Thời gian : 1 phút - PP: thuyết trình.

(6)

Giúp các em luyện tập các thao tác làm bài văn biểu cảm và có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc thực hành tốt trước một đề văn biểu cảm. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 2 : Giải quyết vấn đề

- Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp: vấn đáp, thực hành có hướng dẫn.

- Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi - Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút.

- Thời gian : 25 phút - Cách thức tiến hành:

? Đề bài yêu cầu viết về điều gì ? Dự kiến HS trả lời + Thể loại: Văn biểu cảm

+ Đối tượng biểu cảm: Loài cây em yêu

+ Tình cảm cần đựơc biểu hiện: Yêu thích, quý trọng.

? Em yêu cây gì? Vì sao em lại yêu cây đó hơn các cây khác?

Dự kiến HS trả lời

+ Cây tre vì cây tre gắn với kỉ niệm về bạn bè.

+ Cây phượng vì cây phượng gắn với kỉ niệm về quê hương về những năm tháng học trò.

+ Cây ổi vì nó gắn với kỉ niệm về Bà Nội

? Phần mở bài cần nêu những nội dung gì?

Dự kiến HS trả lời

HS: Cặp đôi- 2 người/bàn chia sẻ, trao đổi=>trả lời

- Giới thiệu vị trí, cành, lá hoa của cây Ngọc Lan.

- Cây gắn bó với tuổi thơ và gia đình.

? Phần thân bài cần nêu những ý chính nào?

? Cây Ngọc Lan có từ khi nào?

Dự kiến HS trả lời

- Cây Ngọc Lan do Bà Nội trồng từ khi gia đình mới chuyển về đây.

? Cây Ngọc Lan đã gắn bó với cả gia đình như thế nào?

Dự kiến HS trả lời

- Đã hai lần nhà tôi xây lại nhưng cây Ngọc Lan vẫn lên xanh tươi tốt, vươn cành, toả bóng mát, trổ hoa, dâng hương.

? Có những kỉ niệm nào với bè bạn tuổi thơ gắn

I. Lý thuyết

Đề bài: Loài cây em yêu.

1.Tìm hiểu đề:

- Yêu cầu:

+ Thể loại: Văn biểu cảm

+ Đối tượng biểu cảm: Loài cây em yêu

+ Tình cảm cần đựơc biểu hiện:

Yêu thích, quý trọng.

2. Tìm ý và lập dàn bài:

* Tìm ý:

- Dự kiến lựa chọn:

Chọn cây Ngọc Lan vì cây có nhiều kỉ niệm với gia đình và tuổi thơ.

* Lập dàn bài:

a. Mở bài:

- Giới thiệu vị trí, cành, lá hoa của cây Ngọc Lan.

- Cây gắn bó với tuổi thơ và gia đình.

b. Thân bài:

(7)

với cây Ngọc Lan?

Dự kiến HS trả lời

- Bạn bè đến chơi thì hay ra gốc cây Ngọc Lan để chơi những trò:

+ Lấy lá Lan đề chơi bán hàng

+ Kết thành hình những con vật ngộ nghĩnh + Hoa Lan ép vào trang vở cho thơm.

? Khi học tập có những kỉ niệm nào gắn với cây Ngọc Lan?

Dự kiến HS trả lời

- Cửa sổ phòng học quay ra chỗ cây hoa Ngọc Lan, Bóng lan, hương lan làm dịu cơn nóng bức.

Khi gặp 1 bài toán khó thường thầm thì như trò chuyện với N.Lan

? Có kỉ niệm buồn nào?

Dự kiến HS trả lời

- Vì lí do chống bão, cây quá to, sợ đổ vào dây điện, người ta chặt cây hoa đó đi, bố mẹ tôi cố giữ nhưng không được, thương tiếc cây.

? Phần kết bài cần nêu được nội dung gì?

Dự kiến HS trả lời

HS: Cặp đôi- 2 người/bàn chia sẻ, trao đổi=>trả lời

- Tình cảm của tôi và Ngọc Lan: Mãi thân thương.

- Thấy chồi non trên vết cưa ở gốc Ngọc Lan- Hi vọng tương lai sẽ lại có cây Ngọc Lan làm bạn.

? Viết mở bài?

Dự kiến HS trả lời

* Mở bài: Trước cửa nhà tôi có một cây hoa Ngọc Lan, mùa nào cũng ra hoa. Cánh hoa vàng nhạt, thơm ngào ngạt. Cây Ngọc Lan cành lá xum xuê, toả bóng mát cả khoảng trời nhà tôi. Cây Ngọc Lan lâu nay đã là người bạn thân thiết gắn bó với gia đình, với tuổi thơ tôi.

? Viết phần kết bài?

Dự kiến HS trả lời

Sáng nay đang quét sân bỗng tôi phát hiện thấy từ vết cứa còn lại ở gốc cây Ngọc Lan có một chồi non bé xíu đang nhú lên.Tôi vui quá reo toáng cả lên. Thế là Ngọc Lan vẫn sống. Tôi lại có cây Ngọc lan làm bạn mỗi ngày.

- HS trình bày trước lớp - Nhận xét và sửa lỗi.

- GV đọc đoạn văn mẫu.

- Cây Ngọc Lan có từ khi nào?

- Cây Ngọc Lan đã gắn bó với cả gia đình như thế nào?

- Có những kỉ niệm nào với bè bạn tuổi thơ gắn với cây Ngọc Lan?

- Khi học tập có những kỉ niệm nào gắn với cây Ngọc Lan?

- Có kỉ niệm buồn nào?

c. Kết bài:

- Tình cảm của tôi và Ngọc Lan: Mãi thân thương.

- Thấy chồi non trên vết cưa ở gốc Ngọc Lan- Hi vọng tương lai sẽ lại có cây Ngọc Lan làm bạn.

3. Viết thành văn:

HS viết phần mở bài, kết bài 4. Kiểm tra sửa lỗi:

Hướng dẫn HS sửa lỗi.

(8)

GV có thể hướng dẫn H viết về nhiều loài cây khác nhau Ví dụ: Cây tre Việt Nam

1. Tìm hiểu đề + Tìm hiểu đề

- Đối tượng biểu cảm: Loài cây

- Tình cảm biểu hiện: em, yêu, quý, gắn bó, trân trọng...

+Tìm ý: yêu loài tre

- Tre có nhiều ở làng quê em, gắn bó với cuộc sống của em.

- Tre luôn xanh tốt, sức sống bền bỉ, dẻo dai, quây quần thành luỹ, cụm...

- Tre gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ.

- Suy nghĩ liên tưởng về cây tre với phẩm chất của con người.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu chung về cây tre và lí do yêu thích (gắn bó với làng quê) b. Thân bài

- Đặc điểm gợi cảm của cây tre

+ Tre trồng nhiều ở trên khắp các làng quê Việt Nam. Từ bao đời tre đã trở thành người bạn thân thiết trong cuộc sống mỗi con người.

+ Tre mọc thành bụi, thành khóm như tinh thần đoàn kết, lá tre xinh hình cánh én đan xen vào nhau tạo bóng râm mát...

+Màu xanh của tre gợi cảm giác yên bình, yêu thương của xóm làng.

+Tre có sức sống bền bỉ, dẻo dai trong mọi hoàn cảnh, dáng vươn thẳng, dễ bám sâu vào đất là biểu tượng ngàn đời cho sự ngay thẳng kiên trung

+ Tre gắn bó với đời sống tình thần của con người: diều sáo, dựng nhà, dựng cửa, vật dụng...

+ Tre gắn với kỉ niệm tuổi thơ: que chuyền...

c. Kết bài

- Tình cảm yêu quý đối với cây tre 4. Củng cố (3’) :

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp:khái quát hoá - Hình thức: cá nhân

- Kĩ thuật: động não.

- Nắm chắc các bước làm bài văn biểu cảm.

- Nêu các phương thức biểu cảm? Các bước làm một bài văn biểu cảm?

- HS đọc thêm: Cây sấu Hà Nội 5. Hướng dẫn về nhà (5’) - Ôn lại kiểu bài biểu cảm.

- Chuẩn bị viết bài số 2

- Soạn: Canh khuya và rằm tháng giêng

+Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, + Xác định thể thơ,

+ Nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

V. Rút kinh nghiệm

(9)

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Định hướng phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà, tập thuyết trình), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống ,

+ Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập, những tình huống có vấn đề. Phân tích được các vấn đề để đưa ra những giải

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động những kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi, phát biểu các câu dạng nếu - thì, biết cách

- Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập liên quan đến để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.. - Học sinh

Năng lực cần đạt : - Năng lực tư duy toán học, tính toán, phát triển ngôn ngữ toán học, năng lực giải quyết tình huống có vấn đề,

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động những kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi, phát biểu các câu dạng nếu - thì, biết cách giải quyết các

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đềĐịnh hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình