• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 69, 70 KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I

Phần I. Đọc – hiểu: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Làng Ku- ku- rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất Vàng, là cánh thảo nguyên Ca- dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây”.

(Ngữ Văn 8- Tập 1)

a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?Ai là tác giả của trong đoạn trích trên ?

b. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?

c. Hình ảnh làng Ku- ku- rêu hiện lên như thế nào?

d. Nêu nội dung của đoạn trích trên?

Phần II. Phần làm văn (7,0 điểm) Câu 1:(2,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) trình bày theo cách diễn dịch có câu chủ đề sau: “Học sinh hãy nói “không” với việc hút thuốc lá.”. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép (Chỉ rõ câu ghép trong đoạn văn).

Câu 2:(5,0 điểm)

Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

-- Hết-

(2)

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS HƯNG ĐẠO

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: NGỮ VĂN 8

Phần Đọc- hiểu

Nội dung Điểm

3,0 điểm a. – Đoạn trích trên trích từ văn bản: Hai cây phong

- Tác giả: Ai- ma- tôp

b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả c. Hình ảnh ngôi làng Ku – ku – rêu:

+ Ngôi làng thơ mộng: có núi, thảo nguyên, tiếng rì rào của khe nước, có màu sắc.

+ Bức tranh phong cảnh đan cài hài hòa giữa động và tĩnh.

d. Nội dung: Miêu tả bức tranh thơ mộng, rực rỡ, đầy sắc màu của ngôi làng Ku – ku – rêu.

0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm

Phần Tập làm văn

Nội dung Điểm

7,0 điểm

Câu 1 * Yêu cầu chung cần đạt:

- HS phải viết đúng yêu cầu đoạn văn theo cách qui nạp trình bày tác hại của việc hút thuốc lá có sử dụng câu chủ đề đã cho.

(đặt câu chủ đề ở cuối đoạn văn)

- Đảm bảo đủ 100 chữ sử dụng câu ghép trong đoạn văn, hành văn rõ ràng, mạch lạc không mắc lỗi chính tả.

- Hs trả lời được ý nào tính điểm ý đó

* Lưu ý nếu HS không xác định được câu ghép trong đoạn văn trừ 0.5 điểm

2,0 điểm

Câu 2 a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn thuyết minh: Học sinh biết cách lập luận chặt chẽ, thuyết minh đầy đủ theo một trật tự logic giữa các phần MB,TB, KB thực hiện khá tốt việc liên kết câu, đoạn trong bài viết, sử dụng hợp lí các thao tác lập luận.

0,5 điểm

(3)

b. Xác định được nội dung thuyết minh: chiếc nón lá Việt Nam c. Triển khai nội dung thuyết minh: Vận dụng các phương pháp thuyết minh như gải thích, liệt kê, phân tích phân loại...HS trình bày được các nội dung sau:

1.Mở bài:

Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam.

2. Thân bài:

Tập trung trình bày đặc điểm, lợi ích của chiếc nón lá.

- Giới thiệu về đặc điểm của chiếc nón lá Việt Nam như hình dáng, nguyên liệu làm nón, cách làm, nón được làm ở đâu, địa phương nổi tiếng về nghề làm nón...

- Lợi ích của chiếc nón lá, nón có tác dụng như thế nào trong cuộc sống đời thường, trong tinh thần, văn hóa của người Việt Nam.

- Nón có thể biểu tượng cho cái gì, vẻ đẹp gì, vì sao được nhân dân ta yêu thích, giữ gìn...

3. Kết bài:

- Nhấn mạnh giá trị, bày tỏ tình cảm, thái độ của mình đối với chiếc nón lá Việt Nam.

d. Sáng tạo:

-Thuyết minh tốt chiếc nón lá và có sự sáng tạo trong cách trình bày đặc điểm, lợi ích của chiếc nón lá.

e. Chính tả: Đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5 điểm 3,0 điểm

0,5 điểm

1,0 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm 0,5 điểm

* Lưu ý chung:

- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể để phát huy năng lực của học sinh.

- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.

--Hết--

(4)

Ngày soạn : 12.2020 Tiết 71 Giảng:

Hướng dẫn đọc thêm MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

( Tản Đà)

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

1.Kiến thức : - Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà : Buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một giấc mộng rất ngông .

- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ TNBC đường luật của TĐ : lời lẽ thật giản dị trong sáng, rất gần gũi với lối nói thụng thường, không cách điệu xa vời; ý tứ hàm súc, khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ thật tự nhiên, thoải mái, giọng thơ thanh thoát nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng .

2. Kỹ năng : - Phân tích Tp thấy được tâm sự của Tản Đà. Phát hiện so sánh thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại VH truyền thống.

- Rèn KNS :

+Kĩ năng giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về tâm hồn khoáng đạt, tự do, tự tại giọng thơ “Ngông”, về thái độ tự tin có phần ngạo nghễ của Tản Đà;

+ KN tư duy sáng tạo: suy nghĩ, trình bày về những nét độc đáo trong cách xưng hô: “ em-chị hằng”, cách dùng từ rất dân dã, nôm na trong thể thơ thất ngôn bát cú chặt chẽ;

+ KN tự nhận thức, xác định giá trị, bài học cho bản thân từ cách sống của tác giả qua bài thơ. Đây cũng là ngầm chán ghét thực tại tù túng, thể hiện tình yêu nước thầm kín.

3. Thái độ : - Giáo dục lòng yêu nước ý thức dân tộc.

- GD đạo đức: ý thức tự tôn của cá nhân; lối sống bản lĩnh, vượt lên trên những tầm thường => giáo dục các giá trị: TRUNG THỰC, TỰ .Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của HCM.

4. PT năng lực: rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà, tập thuyết trình), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học về văn bản để cảm

(5)

thụ ), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập văn bản; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học, năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của bài thơ.

II. Chuẩn bị

- GV : tìm đọc về Tản Đà, về hồn thơ TĐ, soạn bài; sưu tầm ảnh chân dung Tản Đà, máy chiếu

- Học sinh soạn bài; chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV

III. Phương pháp : vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm, động não.

IV. Tiến trình dạy học và giáo dục 1. Ổn định tổ chức 1’

2. Kiểm tra bài cũ(2p) :Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới .

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình.

- Hình thức: hoạt động cá nhân Giới thiệu bài

Hđ 2: hướng dẫn hs tìm hiểu tác giả, tác phẩm - Mục tiêu: học sinh nắm được những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm

- Phương pháp: vấn đáp - Phương tiện:,SGK, - Kĩ thuật: động não.

? Em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Tản Đà và những tác phẩm của ông ?

Học sinh trả lời:- GV trình chiếu chân dung tác giả, một số tác phẩm tiêu biểu của ông và giới thiệu - TĐ (1989 - 1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu - Quê: Ba Vì- Sơn Tây

- TĐ gắn bó, yêu thương đất nước, quê hương. Òng lấy tên sông, núi của QH làm bút danh , Ô đã có những câu thơ hay về quê hương

“Nước gợn sông Đà con cá nhảy Mây trùm nong tản cái diều bay”

- TĐ sống thah cao, hồn nhiên, có cá tính độc đáo tới mức nhà thơ Lưu Trọng Lư đã coi cuộc đơi TĐ là

“Cái TP tuyệt xảo” một bài thơ hay nhất trong sự nghiệp ciủa TĐ.

- Với H.Thanh TĐ là “Linh hồn cao khiết”còn giữ được của thời đại trước cái cốt cách vững vàng và phong thái ung dung.

- Cá tính phóng khoáng, rất “Ngông” một hồn thơ

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả ( 1889- 1939) tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu, quê Ba Vì- Hà Tây.

- Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, có thể xem là một gạch nối giữa thơ ca cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam.

(6)

sầu mộng và thuộc “Đa tình”

- TĐ đưa tới một luồng gió lãng mạn trong thơ ca kết hợp pháp

- TP của ông là tiếng lòng của cái “Tôi” trong sáng, bất hòa sâu sắc với thực tại, muốn tìm cách thoát li trong thơ, trong mộng, trong lối sống giang hồ tài tử...và cả trong bầu rượu nữa

- TĐ là người mở đường cho dòng VH lãng mạn VN.

- TĐ dạo những bản đàn mở đầu cho mọt cuộc hoà nhạc tân kỳ sắp sửa (Báo hiệu cho PT thơ mới xuất hiện) và được mệnh danh “Người của hai TK”- HT (Gạch nối giữa thơ ca trung đại và hiện đại)

Nêu xuất xứ của văn bản ?

? Bài thơ được làm theo thể thơ nào ?

? Hãy thuyết minh ngắn gọn về thể thơ này về số câu, số chữ, luật bằng trắc, nhịp

- Hướng dẫn đọc? Gọi 3 - 4 học sinh đọc nhận xét?

Giọng nhẹ nhàng, nhịp thơ thay đổi 4/3, 2/2/3 Hđ 3( 20’)

Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị của văn bản

- Phương pháp:đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát vấn, khái quát, nhóm.

- Phương tiện: SGK, bảng - Kĩ thuật: động não.

? Cách đọc bài thơ

- HS nêu – GV hướng dẫn HS đọc - GV đọc – 1 HS đọc

?Em hiểu thế nào là thơ lãng mạn? và trữ tình lãng mạn?

- Đề cao nhu cầu cá nhân thoát ly cuộc sống thực tại.

- Là tiếng nói trực tiếp của tác giả (nhân vật trữ tình).

? Nhân vật ấy có tâm sự gì ?

- chán cuộc sống trần thế; muốn lên cung trăng làm bạn với chị hằng

? Xác định thể loại bài thơ

? Bố cục bài thơ gồm mấy phần ? Các phần đó thể hiện trên văn bản như thế nào ?

- Hai câu đầu : Tâm trạng của tác giả (lí do muốn làm thằng cuội)

2. Tác phẩm : Được in trong tập thơ : Khối tình con - 1917.

- Thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật

- KiểuVB: Thơ trữ tình II/ Đọc- hiểu văn bản

1. Đọc, tìm hiểu chú thích

a. Đọc

b. Chú thích

2. Kết cấu - Bố cục - Thể thơ : Thất ngôn bát cú

- Bố cục : 2 phần

(7)

- Các câu còn lại : Khát vọng muốn lên cung trăng ( ước nguyện của tác giả muốn làm thăng Cuội) -Học sinh đọc hai câu thơ đầu

H. Nhận xét cách xưng hô, giọng điệu 2 câu thơ đề?

- Xưng em gọi chị hằng => cách xưng hô rất tình tứ, thân thiết, đời thường.

=> - Giọng điệu tự nhiên thoải mái bộc lộ cảm xúc trực tiếp.

=> - Là tiếng than, lời tâm sự buồn của Tản Đà với chị Hằng

Tản Đà gọi chị Hằng để than thở điều gì?

- Than thở về nỗi ''đêm thu buồn lắm''

H. Tại sao thi sĩ không chọn đêm hè, đêm xuân, đêm đông, mà lại chọn đêm thu để than thở cùng chị Hằng về nỗi buồn của mình?

- Vì với thi sĩ lãng mạn, thu đồng nghĩa với buồn, thu đồng nghĩa với mộng: gió thu gợi buồn hiu hắt, lá thu vàng gợi buồn mênh mông.

GV. Đêm thu là một tín hiệu giàu chất thẩm mĩ.

Cảnh thu buồn, đêm thu thanh vắng chính là lúc hồn người sâu lắng nỗi buồn thi sĩ mới càng chất chứa trong lòng.

Tâm trạng của Tản Đà trong đêm thu ấy là tâm trạng gì ? Vì sao Tản Đà chán trần thế, mà lại chỉ có ''nửa'' thôi.

- trần thế: XH đầu thế kỉ XX bất công,

mất độc lập tự do XH phong kiến nửa thực dân

- Nhưng chán một nửa vì xét từ trong sâu thẳm vẫn tha thiết yêu cuộc sống đời thường với những thú vui mà ông tự nghĩ ra: vừa chán đời lại vừa yêu đời bất hoà sâu sắc của nhà thơ với thực tại

GV. Vì thế nên Tản Đà tìm cách trốn đời, lánh đời:

thoát li vào thơ, rượu, những chuyến đi lang bạt vào Nam ra Bắc để quên sầu quên đời.

H. Qua tâm trạng chán chường nơi cuộc đời trần thế, em hiểu thêm gì về cuộc đời Tản Đà.và đó cũng là lý do TĐ muốn làm thằng Cuội ?

- Chán ngán với thực tại, bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời.

H. Tìm những câu thơ nào của Tản Đà nói về sự buồn chán thực tai?

+ "Tài cao phận thấp chí khí uất Giang hồ mê chơi" ...

+ "Đời đáng chán biết thôi là đủ...

3. Phân tích

a. Lí do muốn làm thằng Cuội. (Hai câu đề)

Nhà thơ bất hòa sâu sắc với thực tại, buồn chán với trần thế nên muốn thoát li theo cách riêng của mình.

(8)

Sự chán đời xin nhủ lại tri âm" ...

+ "Gió gió mưa mưa đã chán phèo Sự đời nghĩ đến lại buồn teo

- HS đọc 6 câu tiếp - HS quan sát 2 câu thực

H. Với tâm hồn lãng mạn như thế thì thi sĩ muốn thoát li đi đâu? Em có nhận xét gì về chốn thoát li đó của Tản Đà.

- Thoát li lên cung Quế (cung trăng) - nơi đẹp đẽ, thanh cao trong sáng - ở cạnh chị Hằng - người đẹp

ước muốn rất ngông chốn thoát li thật lí tưởng - mơ mộng tình tứ, thoát li bằng mộng tưởng, táo bạo, khác thường.

H. Vì sao tác giả lại muốn lên cung trăng

- Vì ông chán trần thế,xã hội có nhiều bất công ngang trái, đất nước mất độc lập tự do

H. Nhận xét cách diễn đạt? Thể hiện ước vọng gì của tác giả?

- Câu hỏi + Lời cầu xin giọng thơ nhuần nhị, có duyên mang đậm chất DG ngòi bút lãng mạn, phóng túng thật mơ mộng, ước nguyện ''muốn làm thằng cuội'' ngông xa lánh được cõi trần nhem nhuốc mà ông chán ghét, khao khát được sống khác với cõi trần muốn vượt lên cái thấp hèn đời thường.

=> - Tác giả muốn thoát li cõi trần đến nơi thanh cao đẹp đẽ, trong sáng.

HS. Đọc 2 câu thơ luận

H. Lên cung trăng với chị Hằng sẽ được những gì và tâm trạng của Tản Đà chuyển biến ra sao ?

- Lên cung trăng có bầu có bạn, được vui chơi cùng chị Hằng cùng với gió mây xa hẳn cõi trần bụi bặm - Có người tri âm tri kỉ không phải buồn tủi vì cô đơn, thoả ước mong thả hồn bay cùng gió cùng mây - vui - giải toả được nỗi buồn chán u uất trong cõi lòng

GV. Trong cõi trần gian Tản Đà luôn cảm thấy buồn vì sự trống vắng, cô đơn khắc khoải đi tìm tâm hồn tri kỉ

'' Chung quanh những đá cùng mây Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm'' - Ao ước thả hồn cùng mây gió:

"Kiếp sau xin chớ làm người

Làm đôi chim nhạc tung trời mà bay"

b/

Khát vọng – “Cái ngông” của Tản Đà

* 2 câu thực

* 2 Câu luận

(9)

- Giờ đây là cung quế, Tản Đà được sánh vai bầu bạn với người đẹp Hằng Nga, được vui chơi thoả chí cùng mây gió, còn gì thú vị hơn làm sao có thể cô đơn sầu tủi được. Thân xác ở cõi trần thế mà tâm hồn thi sĩ như đang

say sưa ngây ngất trên cung Quế, bên cạnh chị Hằng có thể nói đây là giây phút thăng hoa kì diệu trong tâm hồn thi sĩ lãng mạn

H. Nhận xét giọng thơ.

- Giọng thơ cảm xúc nhẹ nhàng, vui vẻ hóm hỉnh.

H. Điều đó chứng tỏ suy nghĩ gì của ông?

=> - Khát vọng ngông và đa tình được sống vui tươi tự do.

- Lên cung trăng xa hẳn cõi trần bụi bặm bon chen thoả mãn khát vọng thoát li mãnh liệt.

HS đọc 2 câu kết

H. Hai câu thơ tưởng tượng ra hình ảnh gì ? Cảm nhận của em về hình ảnh đó ?

- Cảnh: thi sĩ mãi mãi ở trên cung trăng cùng chị Hằng, đêm rằm trung thu tháng 8 thi sĩ kề vai chị Hằng trông xuống thế gian cười

- Đó là hình ảnh tưởng tượng hết sức kỳ thú thể hiện cao độ tâm hồn thơ ngông của Tản Đà khát vọng thoát li mãnh liệt

H. Theo em nhà thơ cười ai ? cười cái gì và vì sao mà cười.

- Sức tưởng tượng phong phú táo bạo

Qua hình ảnh độc đáo và tiếng cười mãn nguyện của tác giả em thấy tác giả bộc lộ tâm sự, khao khát nào.

- Thoả mãn vì đã đạt được khát vọng, thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn được cõi trần bụi bặm.

- Thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian.

- Khao khát sự đổi thay XH theo hướng tốt đẹp, thoả mãn nhu cầu sống cá nhân.

=> - Thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian

=> - Khao khát sự đổi thay XH theo hướng tốt đẹp, thoả mãn nhu cầu sống cá nhân.

GV. Là một hồn thơ lãng mạn tài hoa nên tác giả muốn trốn đời, lánh đời thoát li vào thơ và rượu

Hoạt động 4(5’)

- Mục tiêu: học sinh biết đánh giá giá trị của văn bản.

- Phương pháp: trao đổi nhóm.

- Phương tiện: bảng

* 2 câu kết

=>Từ buồn chán thực trạng xã hội mình đang sống nhà thơ bộc lộ khát vọng vào sự đổi thay XH theo hướng tốt đẹp bằng mộng tưởng kì thú, ngông nghênh và lãng mạn .

4. Tổng kết

a. Nội dung: Bài thơ thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường , khao khát vươn tới vẻ toàn

(10)

- Kĩ thuật: động não

? Nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung bài thơ - Ngôn ngữ Giọng điệu

- Cách bộc lộ cảm xúc

->HS trao đổi nhóm - phát biểu, gv nhận xét, khái quát

- yêu cần 1 HS đọc ghi nhớ HĐ 5 (5p) - Mục tiêu: hướng dẫn HS luyện tập - Phương pháp: trao đổi nhóm.

- Phương tiện: SGK.

- Kĩ thuật: trình bày 1’

?So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ ''Qua đèo ngang'' của BHTQ hoặc 2 bài thơ của PBC, PCT

- HS thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung GV đánh giá, khái quát

thiện toàn mĩ của thiên nhiên.

b. Nghệ thuật: Những tìm tói đổi mới thể thơ : - ngôn ngữ giản dị, tự nhiên giàu khẩu khí - kết hợp tự sự trữ tình - giọng thơ hóm hỉnh, duyên dáng

c.Ghi nh ớ : SGK-tr157 III/ Luyện tập

Bài tập 2.

- Giọng thơ mới mẻ, nhẹ nhàng, thanh thoát, pha chút tình tứ, hóm hỉnh, có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn, không mực thước trang trọng như bài thơ ''Qua Đèo Ngang'', không ngang tàng, kì vĩ, hào hùng như 2 bài thơ của PBC, PCT.

4. Củng cố: 2’

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: thuyết trình.

GV. Hệ thống giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

5. Hướng dẫn về nhà -3’

- Học thuộc lòng bài thơ, học ghi nhớ, trình bày cảm nhận về một biểu hiện nghệ thuật mới mẻ, độc đáo trong bài thơ. Làm bài tập 1,

- chuẩn bị: ôn tập Tiếng Việt

+ Lập sơ đồ tư duy các kiến thức tiếng Việt kì I – tập thuyết trình các kiến thức đó bằng sơ đồ

+ mỗi tổ lập 1 sơ đồ - cử người thuyết trình + giải các bài tập trong SGK

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

(11)

Ngày soạn : /12/2020 Ngày giảng: /1/2021

T

iết 72

TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I I . Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Qua giờ trả bài, đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm , giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức phân môn Tiếng Việt đã học. Đồng thời biết đánh giá, rút kinh nghiệm bài làm.

2. Kĩ năng: Qua trả bài, chữa bài kiểm tra tổng hợp, giúp học sinh tự đánh giá khả năng của mình về môn học, từ đó các em có kế hoạch tự bồi dưỡng những kiến thức còn hạn chế.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức phê và tự phê, tự giác học tập . 4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực sáng tạo

- Năng lực giải quyết vấn đề: tự giải quyết các tình huống, các vấn đề trong bài học.

- Đánh giá trình độ của mình về các mặt KT và năng lực diễn đạt, viết câu.

II

. Chuẩn bị

- Giáo viên chấm chữa bài cụ thể, nhận xét đánh giá , bảng phụ - Học sinh đối chiếu kiến thức, tự đánh giá

III

. Phương pháp : Thuyết trình, sửa lỗi,nhóm IV

. Tiến trình dạy học và giáo dục 1. ổn định tổ chức -1’

2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

B. Bài thi học kì I

I. Đề bài, đáp án và biểu điểm ( Tiết 69- 70) Phần Đọc- hiểu

a. – Đoạn trích trên trích từ văn bản: Hai cây phong - Tác giả: Ai- ma- tôp

b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả c. Hình ảnh ngôi làng Ku – ku – rêu:

+ Ngôi làng thơ mộng: có núi, thảo nguyên, tiếng rì rào của khe nước, có màu sắc.

+ Bức tranh phong cảnh đan cài hài hòa giữa động và tĩnh.

d. Nội dung: Miêu tả bức tranh thơ mộng, rực rỡ, đầy sắc màu của ngôi làng Ku – ku – rêu.

Phần Tập làm văn

(12)

Câu 1:

- HS phải viết đúng yêu cầu đoạn văn theo cách qui nạp trình bày tác hại của việc hút thuốc lá có sử dụng câu chủ đề đã cho.(đặt câu chủ đề ở cuối đoạn văn) - Đảm bảo đủ 100 chữ sử dụng câu ghép trong đoạn văn, hành văn rõ ràng, mạch lạc không mắc lỗi chính tả.

Câu 2 1.Mở bài:

Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam.

2. Thân bài:

Tập trung trình bày đặc điểm, lợi ích của chiếc nón lá.

- Giới thiệu về đặc điểm của chiếc nón lá Việt Nam như hình dáng, nguyên liệu làm nón, cách làm, nón được làm ở đâu, địa phương nổi tiếng về nghề làm nón...

- Lợi ích của chiếc nón lá, nón có tác dụng như thế nào trong cuộc sống đời thường, trong tinh thần, văn hóa của người Việt Nam.

- Nón có thể biểu tượng cho cái gì, vẻ đẹp gì, vì sao được nhân dân ta yêu thích, giữ gìn...

3. Kết bài:

- Nhấn mạnh giá trị, bày tỏ tình cảm, thái độ của mình đối với chiếc nón lá Việt Nam.

I. Nhận xét -đánh giá 1.

Ưu điểm:

- HS nắm khá chắc nội dung yêu cầu đề bài

- Câu 1 trả lời các câu trăc nghiệm hỏi khá chính xác

- Bài viết TLV: Nắm tương đối tốt phương pháp và kiểu bài văn thuyết minh, có sử dụng kết hợp khá tốt yếu tố miêu tả và biểu cảm, thuyết minh được cấu tạo, đặc điiểm công dụng, cách bảo quản chiếc phichs nwowcs

2. Nhược điểm:

- Câu 1: một số bài còn trả lới chưa chính xác

- câu 2: một số bài xác định đề chưa tốt, nêu tác hại chưa đầy đủ, chưa bổ sung thêm những tác hại khác, không sử dụng trợ từ

- câu 3: : Bài viết TLV :

+ Một số bài chưa hoàn chỉnh, viết còn sơ sài + Một số bài chưa có ý thức chuẩn bị ôn tập

+Một số bài viết lủng củng, bài viết sơ sài, chưa thuyết phục + còn gạch xóa, mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, đặt câu

III. Sửa lỗi:

GV treo bảng phụ ghi sẵn một số lỗi, HS chữa

IV. GV trả bài - HS trao đổi về bài viết của bản thân

- Giáo viên động viên các cá nhân học sinh phát biểu, trao đổi mạnh dạn, tự tin về những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của bản thân.

(13)

- Phương hướng khắc phục những sai sót trong bài - Rút kinh nghiệm cho những bài sau

- Giáo viên nghe, giải đáp những thắc mắc của học sinh đưa ra .

V. Giáo viên thông báo kết quả điểm thi - đọc một số đoạn, bài hay - Huy

- Đoàn Quỳnh

4. Hướng dẫn về nhà.(4p)

- Tự đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân.Tự ôn tập, củng cố những kiến thức cơ bản trong học kì

-Tập hệ thống hoá, khái quát hóa kiến thức cơ bản.Chuẩn bị tốt cho các bài ở học kì II.

- Soạn bài: Nhớ rừng + tìm hiểu về tác giả

+ tìm hiểu về phong trào Thơ mới

+ đọc diễn cảm bài thơ, tìm hiểu cách đọc + xác định thể thơ

+ trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài SGK

+ so sánh với những bài thơ diễn tả tâm trạng nhân vật trữ tình trong các bài thơ đã học thời kì trước CMT8.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù