• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A,B………

Tiết 20

TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CÓ SỬ DỤNG ĐỘNG TỪ VÀ CỤM ĐỘNG TỪ

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm động từ:

- Nắm được ý nghĩa khái quát của động từ.

- Nắm được đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp động từ)

- Các loại động từ.

- Học sinh nắm được nghĩa của cụm động từ, chức năng ngữ pháp của cụm động từ cũng như cấu tạo đấy đủ của cụm động từ.

- Nắm được ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.

2.Kỹ năng

* Kỹ năng bài day:

- Nhận biết động từ trong câu.

- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.

- Sử dụng động từ để đặt câu.

- Sử dụng cụm động từ.

* Kỹ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đúng nghĩa.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng động từ nói, viết.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

B. CHUẨN BỊ

(2)

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, tóm tắt tài liệu, phân tích.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Nêu ý nghĩa và đặc điểm của động từ? Có mấy loại động từ?

* Định hướng.

- Ý nghĩa khái quát của động từ: đt là những từ chỉ hoạt động trạng thái.

- Khả năng kết hợp: động từ thường kết hợp với các từ: đã, cũng, hãy, vừa, sẽ, đang, chớ, đừng -> để tạo cụm động từ

- Chức vụ ngữ pháp của động từ:

+ Thường làm vị ngữ trong câu

+ Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, vẫn, hãy chớ, đừng…

- Hai loại động từ chính:

+ Động từ tình thái : thường đòi hỏi động từ khác đi kèm.

+ Động từ chỉ hoạt động, trạng thái: không đòi hỏi động từ khác đi kèm.

III. Bài mới: (35’)

* Giới thiệu bài mới: PP thuyết trình

Ở các tiết học trước các em đã được tìm hiểu về động từ, cụm động từ, cấu tạo cụm động từ....Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tập viết đoạn văn có sử dụng động từ, cụm động từ.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập các kiến thức lý thuyết

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, tóm tắt tài liệu, phân tích.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ

? Nêu ý nghĩa khái quát của động từ ? - Đt là những từ chỉ hoạt động trạng thái.

I.Ôn tập lý thuyết

(3)

? ĐT thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

H: Đặt câu có sử dụng đt-> phân tích cấu tạo câu-> chỉ ra đt trong câu đó

? Động từ được phân loại ntn?

? Tìm thêm những động từ có đặc điểm tương tự như mỗi nhóm động từ ?

- Động từ tình thái: cần, muốn,...

- Động từ chỉ hành động: làm, nghe, nói, mặc, ngủ, hát.

- Động từ chỉ trạng thái: ốm, chìm, ngập..

? Thế nào là cụm động từ?

- Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.

? Nhận xét về chức vụ ngữ pháp của cụm động từ trong câu?

- Làm vị ngữ.

? Khi sử dụng động từ em cần lưu ý điều gì?

- Sử dụng đúng nghĩa, đúng hoàn cảnh giao tiếp.

- Gv nhận xét và tích hợp giáo dục đạo đức:

Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

- Gv chia nhóm làm các bài tập: nhóm 1 – bài 1, nhóm 2 – bài 2, nhóm 3- bài 3.

Bài 1:

Tìm động từ trong đoạn văn sau:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sức lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên

II. Luyện tập

Bài 1

- Các ĐT là: ăn uống, làm việc, trở thành, muốn, co cẳng, đạp, gãy, lia.

Bài 2

TT hô mưa gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước song lên cuồn cuộn đánh ST. ST không hề nao núng. Thần

(4)

đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp xuống y như có người vừa lia qua một nhát dao.

Bài 2

? Viết đoạn văn 3->5 câu kể lại theo ý mình trận đánh giữa st,tt trong đó có sử dụng đt chỉ hành động trạng thái.

Học sinh thảo luận nhóm 3 phút, cử đại diện lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét, Giáo viên chốt.

Bài 3

Viết đoạn văn từ 5-7 câu tả lại quang cảnh trong giờ ra chơi trong đó có sử dụng cụm động từ?

- H/s viết đoạn văn.

- Gv nhận xét, chốt

dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau suốt mấy tháng trời cuối cùng TT thua đành rút quân về.

Bài 3

Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhò rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

- Nhắc lại những kiến thức bài học.

? Qua nội dung bài học em có nhận xét gì về động từ và cụm động từ?

- H.s phát biểu.

- Gv nhận xét và tích hợp giáo dục đạo đức: Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình

- Học bài, nắm chắc kiến thức - Làm lại các bài tập trong SGK

- Chuẩn bị: Soạn bài: Ôn tập tính từ và cụm tính từ.

+ Ôn lại liến thức lý thuyết: khái niệm và đặc điểm của tính từ, cụm tính từ.

+ Xem các dạng bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

...

(5)

============********=============

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến