• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 22

LUYỆN TẬP: ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Giúp h/s làm quen với các đề văn nghị luận.

- Giúp h/s biết tìm hiểu đề cho bài văn nghị luận.

- Giúp h/s bết xác định đúng dạng đề cho một bài văn nghị luận.

2. Kỹ năng * Kĩ năng bài dạy

- Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.

* Kĩ năng sống:

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận.

- Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng…khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận.

3. Thái độ:

- Hăng hái xây dựng bài.

4. Những năng lực cần hình thành cho học sinh

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ).

- Năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn.

- Năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm.

- Năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP

1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, quy nạp, thực hành có hướng dẫn, phân tích các tình huống giao tiếp để biết tìm hiểu đề cho bài văn nghị luận, thực hành viết tích cực: tạo lập bài văn nghị luận, nhận xét về cách viết bài văn nghị luận đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.

(2)

2. Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Đặc điểm của văn bản nghị luận?

* YCTL:

1. Luận điểm

- Nội dung: là quan điểm, tư tưởng của văn bản. Hình thức: câu khẳng định (phủ định)

- Vai trò: thống nhất các đơn vị là linh hồn của văn bản. Yêu cầu: đúng đắn, rõ ràng, nổi bật

2. Luận cứ

- Là những lí lẽ + dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúngđắn, tiêu biểu

3. Lập luận

- Cách nêu luận cứ, luận điểm. Yêu cầu: chặt chẽ, hợp lí III. Bài mới : (35’)

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Giúp hs có tâm thế vào bài tốt nhất Hình thức: cá nhân

Thời gian: (1’)

Phương pháp: trực quan, thuyết trình Kĩ thuật : động não.

Việc tìm hiểu đề, tìm ý là thao tác quan trọng trong quá trình làm văn. trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kỹ đề bài, yêu cầu của đề sau đó mới lập dàn ý và làm bài. Để giúp các em nắm được nội dung, tính chất của đề văn nghị luận chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết .

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích quy nạp.

- Kĩ thuật động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm

I. Ôn tập lý thuyết

(3)

- Gv đưa ví dụ một số đề văn nghị luận a. Không thể sống thiếu tình bạn.

b. Hãy biết quí thời gian.

c. Tiếng việt giàu và đẹp.

d. Sách là người bạn lớn của con người.

? Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức của các đề văn trên?

? Đề văn nghị luận có những đặc điểm gì?

Dự kiến học sinh trả lời

- Đề văn NL cung cấp đề bài cho bài văn nên có thể dùng đề ra làm đề bài. Thông thường đề bài của một bài văn thể hiện chủ đề của nó.

- Căn cứ vào chỗ mỗi đề nêu ra một khái niệm, một vấn đề lý luận - thực chất là những nhận định, những quan điểm, tư tưởng.

- Khi đề nêu lên một tư tưởng, một quan điểm thì hs có thể có 2 thái độ: Hoặc là đồng tình ủng hộ hoặc là phản đối. Nếu là đồng tình thì hãy trình bày ý kiến đồng tình của mình. Nếu là phản đối thì hãy phê phán nó là sai trái

- Đề văn NL thường nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó.

- Tính chất của đề như ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, hay phản bác vv…đòi hỏi người làm phải vâni dụng các phương pháp phù hợp.

- Xác định dúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luậnđể bài làm khỏi sai lệch.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích quy nạp.

- Kĩ thuật động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

?) Con người ta sống không thể không có bạn, người ta cần bạn để làm gì?

?) Sách thỏa mãn con người những yêu cầu nào mà được coi là bạn lớn?

III. Luyện tập Bài 1:

* Tìm hiểu đề.

- Vấn đề bàn đến: Vai trò của sách đối với con người.

- Phạm vi: Xác định giá trị của sách.

Tính chất: Khẳng định, đề cao vai trò của sách với cuộc sống con người.

* Lập ý

Luận điểm 1: Con người không thể thiếu bạn (lí lẽ, d/c)

Luận điểm 2: Sách là người bạn lớn của con người.

- Giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày.

- Mở mang trí tuệ, tìm hiểu thế giới.

(4)

?) Sách gắn bó với con người như thế nào?

- HS sắp xếp lại ý trả lời

- Yêu cầu HS tìm hiểu đề, lập ý.

- Yêu cầu HS lập dàn bài cho đề văn.

- Phần TB em nêu những vấn đề gì?

- Trong quá trình GT, để cho đề có sức thuyết phục đối với người đọc ta cần làm gì?

(đưa dẫn chứng)

- Em dùng dẫn chứng gì cho bài?

- HS viết từng đoạn cho dàn bài.

- Hoàn thiện bài viết.

- Đọc cả lớp nghe - HS nhận xét cách lập luận của bạn. Sửa chữa

- Nối liền quá khứ, hiện tại, tương lai.

- Cảm thông, chia sẻ với con người và nhân loại.

- Thư giãn, thưởng thức.

Luận điểm 3: Cần gắn bó với sách.

- Ham mê đọc sách.

- Biết lựa chọn sách để đọc.

- Vận dụng điều đọc được vào cuộc sống.

Bài 2:

Giải thích câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

- MB:

+ Dẫn dắt, GT câu TN.

+ Đưa ra hướng GT câu TN.

- TB:

+ NĐ: Nếu bỏ công sức ra mài sắt (cứng, rắn...) thì có ngày cũng được cây kim (nhỏ

bé, nhọn...)

+ NB: Nếu kiên trì, bền bỉ...

sẽ thành công.

(Ví dụ minh hoạ) + Ý nghĩa sâu xa: TN khuyên con người chớ vội vàng, cần kiên trì, bền bỉ, sẽ có kết quả.

- KB:

+Ý nghĩa câu tục ngữ.

+ Bài học cho em.

IV. Củng cố

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học, liên hệ vận dụng thực tiễn

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 2 phút

- Hình thức: Cá nhân/lớp - Nội dung kiến thức bài học.

(5)

- Học bài, tìm tài liệu tham khảo, lập dàn ý chi tiết cho BT 1

- Chuẩn bị: Bố cục và phương pháp lập luận cho bài văn nghị luận.

+ Ôn lại các kiến thức đã học.

+ Xem lại các bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

.

...

.

...

.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến