• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:………. Tuần 1 Ngày giảng:………. Tiết 1

CHỦ ĐỀ : VĂN BẢN NHẬT DỤNG

ÔN TẬP VĂN BẢN : CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lý Lan)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nhận biết được tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là tuổi thiếu niên nhi đồng.

- Hiểu được biểu hiện tâm trạng của mẹ đối với con trong văn bản.

- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. Biết vận dụng khi viết bài.

2. Kĩ năng

*Kĩ năng bài học:

- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

* Kĩ năng sống.

- Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.

- Giao tiếp, phản hồi lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Thái độ

- Giúp HS biết trân trọng tình cảm gia đình, có ý thức cao trong học tập.

4. Phát triển năng lực học sinh

- Rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, hệ thống các kiến thức đã học), năng lực cảm thụ văn học,năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích , đánh giá được các chi tiết,hình ảnh), năng lực sáng tạo (có hứng thú, chủ động nêu ý kiến về nội dung văn bản), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

- GV: Soạn bài + Tài liệu tham khảo + Tranh ảnh ngày khai trường.

- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.

III. Phương pháp:

- Phát vấn câu hỏi, giảng bình, nêu vấn đề, thuyết trình …

- Động não: suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật trong truyện.

(2)

- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lòng nhân ái, tình thương của mẹ.

IV. Tiến trình dạy học và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’):

2- Kiểm tra bài cũ (3’)

Kiểm tra SGK, bài soạn của học sinh 3- Bài mới (36’)

Hoạt động 1(1’): Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- PP: thuyết trình, trình bày một phút.

- Kĩ thuật: động não

Chúng ta đã được học văn bản Cổng trường mở ra. Vậy trước ngày khai trường đáng nhớ ấy, người mẹ yêu quý của các em đã làm gì? Nghĩ gì? Có tâm trạng như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập văn bản "Cổng trường mở ra" để giúp các em củng cố kiến thức.

Hđ của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2(20’) Giải quyết vấn đề

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh ôn tậpvề tình cảm của người mẹ dành cho con và vai trò của nhà trường đối với con người.

- Phương pháp:Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, quy nạp.

- Kĩ thuật: động não - Hình thức: cá nhân/lớp - Cách thức tiến hành:

? Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật chính trong câu truyện này là ai?

Dự kiến HS trả lời - Nhân vật chính: người mẹ.

GV: “CTMR” là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường để vào lớp Một. Không có sự việc, không có cốt truyện, nhưng văn bản này vẫn hấp dẫn chúng ta, bởi từng câu văn, từng dòng chữ dạt dào biết bao nỗi niềm tâm sự của một người mẹ rất mực thương yêu con, không nguôi nghĩ tới trách nhiệm của mình đối với những đứa con bé bỏng. -> chúng ta cùng tìm hiểu tâm trạng của người mẹ….

? Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm gì cho con?

Dự kiến HS trả lời

I. Lý thuyết

1. Nội dung:

a. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường vào lớp Một

Người mẹ rất yêu con, sẵn sàng hy sinh vì sự tiến bộ của con, quan tâm lo lắng cho con và tin tưởng ở tương lai của con.

(3)

- Đắp chăn mền, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con

? Điều đó chứng tỏ gì về người mẹ?

Dự kiến HS trả lời

-> Đó là vẻ đẹp của tình mẫu tử. Yêu con đến độ quên mình, đức hi sinh, một vẻ đẹp giản dị mà lớn lao trong lòng người mẹ Việt Nam.

? Những kỉ niệm xa xưa, ngày đầu tiên cắp sách đến trường của mẹ là kỉ niệm gì? Cách diễn tả?

Dự kiến HS trả lời - Tiếng đọc bài trầm bổng

- Bà ngoại dắt mẹ đi khai giảng -> 2 từ ghép đẳng lập

+ Trầm bổng: diễn tả âm thanh đọc bài khi thấp khi cao, nhẹ nhàng, vang xa, mãi không dứt

+ Âu yếm: sự yêu thương, trìu mến và chăm sóc nhẹ nhàng của mẹ với con

? Qua đoạn văn, em hiểu và đánh giá như thế nào về người mẹ?

Dự kiến HS trả lời

- Người mẹ yêu thương con tha thiết. Đứa con là tình yêu , nguồn sống, niềm tự hào của mẹ nên mẹ đã hết lòng vì con, tin tưởng ở con. Đồng thời người mẹ nhớ lại những kỉ niệm xưa ấm áp, tràn ngập yêu thương.

? Câu nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? Thể hiện ước mơ của người mẹ?

Dự kiến HS trả lời - "Ai cũng biết ....1 dặm sau này"

- Muốn con được hưởng nền giáo dục tiên tiến nhất với tất cả tình thương của xã hội và đất nước

? Kết thúc bài văn, người mẹ nói: "...bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Theo em "thế giới kỳ diệu đó là gì?

Dự kiến HS trả lời - HS thảo luận

HS: Thế giới của những điều hay lẽ phải của tình thương và đạo lý làm người, thế giới của ánh sáng tri thức, thế giới của những ước mơ và khát vọng bay bổng

- Trường học là bao điều mới mẻ, rộng lớn về tri thức, văn hoá, tình cảm, đạo lý, tình thầy trò....

b. Vai trò của nhà trường

Nhà trường mang lại cho con trẻ tri thức, tư tưởng,

(4)

GV: Thế giới kỳ diệu mà nhà trường đem đến là tri thức văn hoá và cuộc sống, là tinh thần tình cảm, là đạo lý làm người, ý chí, nghị lực...để phát triển thể lực và phẩm chất toàn diện của con người, chuẩn bị cho ngày mai. Trường học chắp cánh cho mọi ước mơ, giúp mỗi con người từng bước lớn lên xứng đáng là con ngoan trò giỏi và công dân tốt.

? Người mẹ dặn con "Hãy can đảm lên". Em hiểu câu nói đó như thế nào?

Dự kiến HS trả lời

- Là lời khích lệ con đi lên phía trước như 1 người lính can đảm lên đường ra trận

* GV: Tác giả đã hoá thân vào nhân vật để tâm sự với bạn đọc nhẹ nhàng, tinh tế mà vô cùng thấm thía, lay động suy nghĩ và tình cảm của người đọc

GV: Trong kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam có rất nhiều những câu ca nói về vai trò của giáo dục, của nhà trường đối con người. Em hãy tìm?

HS: - Không thầy đố mày làm nên - Ngày em bé cỏn con

Bây giờ em đã lớn khôn thế này Công cha nghĩa mẹ ơn thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao GV: Bình, liên hệ với hoàn cảnh của địa phương, đất nước VN

? Nhận xét gì về giọng văn ? Tác dụng của nó đối việc thể hiện nội dung tác phẩm?

Dự kiến HS trả lời

HS: 2 nhóm thực hiện thảo luận- trình bày, nhận xét, bổ sung

GV: Cổng trường rộng mở, tình mẹ dạt dào sâu nặng, thầy cô, mẹ cha đưa chúng ta vào một thế giới kì diệu vô cùng đẹp đẽ, cao cả không ít gian truân bởi "Sách vở là vũ khí, lớp học là đơn vị, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại"

Hoạt động 3(18’): Tổng kết và vận dụng - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp:Thực hành có hướng dẫn, vấn đáp, nhóm.

- Kĩ thuật: động não.

tình cảm, đạo lí làm người;

trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ, chắp cánh ước mơ cho cuộc đời mỗi con người.

2. Nghệ thuật:

- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con.

- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.

II. Luyện tập Bài tập 1:

- Đến với cổng trường mở ra ta chỉ gặp hai nhân vật đó là người mẹ và đứa con trước ngày khai trường vào lớp Một và từng câu chữ hiện lên hết thảy là dòng

(5)

- Hình thức: cá nhân/lớp - Cách thức tiến hành:

Bài tập 1 : Viết 1 đoạn văn từ 7- 10 nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong tác phẩm ‘‘ Cổng trường mở ra’’ của Lí Lan.

Dự kiến HS trả lời - HS viết đoạn văn theo yêu cầu :

+ Nêu cảm nhận về nhân vật người mẹ trong tác phẩm ‘‘ Cổng trường mở ra’’ của Lí Lan.

- HS đọc bài, HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV chữa bài cho HS. Cho điểm bài viết tốt.

cảm xúc của người mẹ trong đêm mất ngủ trước ngày đầu tiên con nhập học lớp Một. Ngồi ngắm nhìn con ngủ say, người mẹ nhớ lại những điều ban ngày và không thôi suy nghĩ. Lý Lan đã bằng trái tim người mẹ, theo dõi, quan sát và hiểu từng hành động cũng như sự thay đổi của cậu con trai nhỏ khi ý thức được bản thân vào tiểu học từ chuyện cậu bé không dễ ngủ như thường ngày đến chuyện cậu có ý thức dọn dẹp đồ chơi của mình cho gọn gàng. Và vì thế, người mẹ này hiểu con trai như ý thức được bản thân đã lớn:

“Con lớn rồi . . . hình như có một ý nghĩa đặc biệt với con. Và con hành động như một đứa bé – lớn rồi.”

- Trong lòng mỗi người mẹ, con cái cho dù lớn đến đâu thì vẫn luôn bé bỏng và cần được chở che và giống như một điều tự nhiên, người mẹ trong câu chuyện vẫn chưa thể làm quen với việc con sẽ vào lớp Một, người mẹ nhớ lại những ngày con học mẫu giáo trong sư bảo bọc và lo lắng.

Người mẹ tin rằng trường tiểu học có lẽ sẽ không làm cho con quá bỡ ngỡ bởi con đã quen với trường lớp từ ba năm trước khi bắt đầu vào mẫu giáo còn trường tiểu học thì đã được làm quen những tháng hè. Lúc đầu con có thể hơi lo lắng

(6)

vì còn chưa quen nhưng mọi chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp và người mẹ tin tưởng rằng con mình đủ mạnh mẽ và bản lĩnh để vượt qua tất cả.

4. Củng cố(2’)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức - PP: vấn đáp, thuyết trình - KT: động não

- Hình thức: cá nhân - Ý nghĩa văn bản?

- Cảm xúc của em sau khi học văn bản?

5. Hướng dẫn về nhà(3’)( PP thuyết trình) - Học thuộc ghi nhớ.

- Diễn tả bằng ngôn ngữ của mình về tâm trạng của người mẹ trước đêm con vào lớp một.

-Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em khi vào lớp một.

- Soạn: "Mẹ tôi" theo câu hỏi SGK:

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến