• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: 7B……….

Tiết 29

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

ÔN TẬP ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức.

- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản « Đức tính giản dị của Bác Hồ »

- Thấy được đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hàng ngày.

- Nắm được cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét... của tác giả.

2. Kĩ năng.

- Đọc-hiểu văn bản nghị luận xã hội.

- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật trong văn bản nghị luận.

- Rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu giá trị nghệ thuật và nội dung.

3. Thái độ.

- Giáo dục học sinh có lòng yêu sâu sắc và biết học tập đức tính giản dị của Bác, luôn yêu quý và kính trọng Bác.

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập.

4. Những năng lực cần hình thành cho học sinh

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ).

- Năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn.

- Năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm.

- Năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

* Tích hợp giáo dục đạo đức : YÊU THƯƠNG, HÒA BÌNH, TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, KHOAN DUNG, TỰ DO, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC. Giáo dục đạo đức: niềm tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ

(2)

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP/ KT

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Tác giả giải thích cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt như thế nào? Qua khía cạnh nào?

* Định hướng

* Tiếng Việt đẹp.

- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú.

- Giàu thanh điệu.

- Cú pháp cân đối, nhịp nhàng.

- Từ vựng dồi dào 3 mặt thơ, nhạc, hoạ.

* Tiếng Việt là thứ tiếng hay

- Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩa - Từ vựng tăng nhiều

- Ngữ pháp dần dần uyển chuyển, chính xác hơn 3- Bài mới : (35’)

Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Giúp hs có tâm thế vào bài tốt nhất Hình thức: cá nhân

Thời gian: (1’)

Phương pháp: trực quan, thuyết trình Kĩ thuật : động não.

Phạm Văn Đồng là một trong những người học trò xuất sắc và là cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong hơn 30 năm sống và làm việc cạnh Bác Hồ, ông đã viết nhiều cuốn sách... Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một trong những bài viết đó.

Hoạt động của GV&HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

I. Ôn tập lý thuyết

(3)

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân.

- Thời gian:10 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Nêu hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng?

HS trả lời, nhận xét GV chốt kiến thức

? Nêu xuất xứ của tác phẩm?Thể loại của đoạn trích là gì?

HS trả lời, nhận xét GV chốt kiến thức

? Ta có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung của từng phần?

Dự kiến học sinh trả lời - Có thể chia làm 2 phần:

+ Mở bài (đoạn 1,2): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.

+ Thân bài (đoạn 3,4,5): Trình bày những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác

(Chứng minh sự giản dị của Bác).

? Ở phần mở đầu, câu văn nào nêu nhận xét chung?

Đây có phải là câu văn nêu luận điểm chính của bài không?

Dự kiến học sinh trả lời

- Điều rất quan trọng... là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch.

-> Cách lập luận ngắn gọn, sâu sắc.

Đây là luận điểm của bài.

? Câu văn nêu luận điểm chính của bài cho ta hiểu gì về Bác?

=> Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi thân thương với mọi người.

? Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận định bằng những từ nào?

Dự kiến học sinh trả lời

-> Rất lạ lùng... là trong 60 năm của cuộc đời đầy

(4)

sóng gió... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

? Trong đoạn văn tiếp theo tác giả đề cập đến mấy phương diện trong lối sống giản dị của BH. Đó là những phương diện nào?

Dự kiến học sinh trả lời

- Trên 2 phương diện: giản dị trong lối sống và giản dị trong cách nói, cách viết.

? Tác giả chứng minh Bác giản dị trong lối sống ở những mặt nào?

Dự kiến học sinh trả lời

- Bữa ăn: chỉ vài ba món, khi ăn không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch.

=> đạm bạc, tiết kiệm, dân dã

- Nơi ở: cái nhà vẻn vẹn có 3 phòng, luôn lộng gió và ngát hương thơm.

=> đơn sơ, thanh bạch, tao nhã.

- Cách làm việc: luôn tự làm mọi việc, suốt đời làm việc, từ việc lớn đến việc nhỏ…

=> khoa học, ngăn nắp, tận tâm.

- Quan hệ với mọi người: viết thư cho đồng chí, nói chuyện với thiếu nhi, đi thăm nhà ăn của công nhân, đặt tên cho người giúp việc…

=> gần gũi, yêu thương, quan tâm.

? Để chứng minh cho cách nói, viết giản dị của Bác, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?

Dự kiến học sinh trả lời

Tác giả đã dẫn ra những câu nói nổi tiếng của Bác:

- Không có gì quí hơn độc lập tự do.

- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.

? Nêu ý nghĩa văn bản?

? Khái quát nghệ thuật lập luận của văn bản?

? Văn bản này cho em hiểu biết thêm gì về Bác?

Dự kiến học sinh trả lời

-> Cùng với nhiều phẩm chất cao quí khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. ở Bác đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

Nội dung:

- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghệ thuật :

- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ

(5)

? Em học tập được gì về cách nghị luận của tác giả?

Dự kiến học sinh trả lời

-> Nghị luận của tác giả giàu sức thuyết phục. Vì:

Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực; xen giữa dẫn chứng là giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc.

? Qua văn bản, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với Bác?

Dự kiến học sinh trả lời

-> Tác giả: Là người kính yêu và trân trọng Bác.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục cho HS các giá trị sống: YÊU THƯƠNG, HÒA BÌNH, TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, KHOAN DUNG, TỰ DO, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC

- Giáo dục đạo đức: niềm tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.

bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.

- Lập luận theo trình tự hợp lí.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 24 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được trích từ tác phẩm nào?

A. Đức tính giản dị của Bác Hồ.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.

? Phần mở bài của văn bản“Đức tính giản dị của Bác Hồ”là:

A. Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc

II. Luyện tập

* Câu 1:

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.

* Câu 2:

A. Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.

* Câu 3:

B. Chứng minh sự giản dị

(6)

sống giản dị, thanh bạch ở bác Hồ.

B. Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.

C. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ.

D. Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.

? Phần thân bài của văn bản“Đức tính giản dị của Bác Hồ”là:

A. Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.

B. Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.

C. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ.

?Phép lập luận chủ yếu của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”là?

A. Phân tích. B. Giải thích.

C. Chứng minh. D. Bình luận.

? Vì sao những chứng cớ đưa ra trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, lại giầu sức thuyết phục?

A. Luận cứ toàn diện .

B. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, chính xác.

C. Những điều tác giả nói được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Cả 3 phương án trên.

? Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?

? Em hãy đọc các câu thơ, câu văn, kể các câu chuyện viết về đức tính giản dị của Bác Hồ?

? Đức tính giản dị của Bác Hồ được chứng minh trên các phương diện nào? Em hãy thể hiện nội dung trên bằng sơ đồ?

của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.

* Câu 4:

C. Chứng minh.

* Câu 5:

D. Cả 3 phương án trên.

* Bài tập 6

- Để tạo văn bản nghị luận, cần kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận.

- Cách chọn dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, gần gũi.

- Người viết có thể bày tỏ

cảm xúc, thái độ của mình trong khi nghi luận.

* Bài tập 7:

- Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)

Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

- Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà.

(Tố Hữu) - Nơi Bác ở sàn mây vách gió Sáng nghe chim rừng hót quanh nhà

(Tố Hữu)

* Bài tập 8:

Đức tính giản dị của Bác

(7)

Bữa ăn đạm bạc, dân dã

Nơi ở đơn sơ, bình dị, thoáng

mát

Với công việc cần mẫn, tận tụy , yêu lao động

Đối với mọi người quan tâm, gần gũi,

cởi mở, yêu thương

Nói và viết giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, có sức cảm hóa

quần chúng 4. Củng cố

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học, liên hệ vận dụng thực tiễn

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 2 phút

- Hình thức: Cá nhân/lớp - GV chốt nd kiến thức.

5. Hướng dẫn về nhà. (3’) PP thuyết trình - Học nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài sau: “Ý nghĩa văn chương”.

+ Ôn lại kiến thức lý thuyết.

+ Xem lại các bài tập.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

. ============********============

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: 7B……….

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Tiết 30

ÔN TẬP Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức.

(8)

- Nắm được quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.

- Nắm được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.

Bước đầu biết cảm thụ văn học qua một số tác phẩm nghị luận.

2. Kĩ năng.

- Đọc-hiểu văn bản nghị luận văn hoc.

- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm và bài tập.

3. Thái độ.

- Giáo dục học sinh hiểu được giá trị của văn chương, trân trọng những giá trị ấy.

4. Những năng lực cần hình thành cho học sinh

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ).

- Năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn.

- Năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm.

- Năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP/KT

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Nêu ý nghĩa và khái quát nghệ thuật lập luận của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?

* Định hướng Nội dung:

- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nghệ thuật :

- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.

(9)

- Lập luận theo trình tự hợp lí.

3. Bài mới : (35’) Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Giúp hs có tâm thế vào bài tốt nhất Hình thức: cá nhân

Thời gian: (1’)

Phương pháp: trực quan, thuyết trình Kĩ thuật : động não.

Bài viết “ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh- một nhà phê bình văn học có uy tín lớn- sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản về văn chương...

Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết .

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực.

? Em hãy nêu những nét chính về tác giả Hoài Thanh?

? Nêu xuất xứ của đoạn trích?Thể loại của văn bản là gì?

HS trả lời, nhận xét GV chốt kiến thức.

? Văn bản nên chia làm mấy phần? Nội dung từng phần là gì?

Dự kiến học sinh trả lời 2 phần.

+ Đoạn 1,2,: Nguồn gốc của văn chương.

+ Đoạn 3,4,5,6,7,8: Ý nghĩa và công dụng của văn chương.

? Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

Dự kiến học sinh trả lời

- Theo Hoài Thanh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả

I.Ôn tập lý thuyết

(10)

muôn vật, muôn loài”.

? Theo em, tác giả quan niệm như vậy có đúng không?

Dự kiến học sinh trả lời

- Rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác. Ví dụ: văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người,từ nghi lễ tôn giáo, từ trò mua vui giải trí.... Các quan niệm trên khác nhau nhưng không loại trừ nhau, ngược lại còn bổ sung cho nhau.

? Xuất phát từ tình cảm, văn chương có thể đem lại cho người đọc những gì và như thế nào? (Công dụng của văn chương là gì?)

Dự kiến học sinh trả lời

- “văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”

- “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

? Ngoài ra, văn chương còn có tác dụng nào nữa?

Dự kiến học sinh trả lời

- nhờ văn chương người đọc cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thế giới và bản thân mình

- thế giới sẽ thật buồn chán thực dụng nếu thiếu văn chương.

=> tác dụng của văn chương là bồi dưỡng cách nhìn, cách nghe, cách cảm nhận thiên nhiên và cuộc đời, đồng thời làm cho cuộc sống muôn màu muôn vẻ, phong phú hơn.

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả?

Dự kiến học sinh trả lời

- Nghệ thuật nghị luận giàu cảm xúc nên có sức lôi cuốn người đọc.

? Nêu ý nghĩa văn bản?

? Khái quát nghệ thuật lập luận của văn bản?

? Văn bản này cho em hiểu biết thêm gì về ý nghĩa của việc học Ngữ văn?

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức:

Nội dung:

Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.

Nghệ thuật :

- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục, Có cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.

- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.

II. Luyện tập

(11)

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực

* Bài tập 1.

GV: Đưa ra sơ đồ câm (ghi sẵn nội dung phần ô chữ nhật màu xanh)

? Hoàn thiện sơ đồ sau?

HS: Điền sơ đồ.

GV: Nhận xét, bổ sung.

* Bài tập 1.

* Bài tập 2

?Hoài Thanh đi tìm “Ý nghĩa văn chương” bắt đầu từ câu chuyện tiếng khóc của một thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim...run rẩy của con chim sắp chết.

Câu chuyện này cho thấy tác giả

muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như thế nào?

HS: Trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung.

Bài tập 3

Đề bài: Nguồn gốc cốt yếu của

* Bài tập 2

- Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống

- Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương.

- Xúc cảm yêu thương mãnh liệt trước cái đẹp là nguồn gốc văn chương.

Bài tập 3:

Mở bài:

- Nêu vấn đề cần bàn luận: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn loài

Thân bài:

* Văn chương lấy đề tài từ cuộc sống, từ những

(12)

văn chương là lòng thương người và thương muôn loài. Bằng những tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn 7, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Yêu cầu: chứng minh vấn đề trên Yêu cầu của đề là gì? (giải thích và chứng minh)

Vấn đề cần giải thích và chứng minh là gì?

? Những chứng cớ nào chứng tỏ

văn chương đã sáng tạo nên sự sống? Yêu cầu HS viết một đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm trên Bài tập 4:

Yêu cầu của đoạn văn cần chú ý đến kỹ năng dựng đoạn văn nghị luận triển khai luận điểm và luận chứng.

Trong qua trình viết đoạn văn GV cần giúp các em thể hiện năng lực lập luận đặc biệt đối với HS khá giỏi - Chú ý đến kỹ năng xác lập luận điểm và xây dựng luận cứ.

thân phận bất hạnh khổ đau của con người.

+ Ca dao than thân: Thân em như trái bần trôi...

Đề cập đến số phận chìm nổi bấp bênh của người phụ nữ trong XH PK xưa...-> Với lòng cảm thông sâu sắc..

+ Chinh phụ ngâm khúc là khúc ca sầu não khổ đâu của người phụ nữ có chồng đi chiến trận bởi những cuộc chiến tranh phi nghĩa...

* Văn chương xuất phát từ tấm lòng yêu thương cảm thông của người nghệ sĩ với cuộc đời với con người, với loài vật...

+ Ví dụ: Đau đớn thay phận đàn bà ...( N Du) + Thương thay thân phận con tằm...

Bồi dưỡng người đọc lòng yêu thương cảm thông đối với cuộc đời, con người...

Kết bài

- Khẳng định vấn đề.

Bài tập 4:

Cho LĐ: Văn chương sáng tạo ra sự sống. Bằng những dẫn chứng đã học trong chương trình văn 7, em hãy làm sáng tỏ luận điểm trên.

VĐ cần giải thích: Tại sao nói văn chương sáng tạo ra sự sống?

- Trong những tác phẩm văn học người nghệ sỹ đã tạo nên một thế giới mới...cuộc sống mới...

Thế giới làng quê trong ca dao: rất đẹp và yên bình.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...

Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

- Thế giới làng quê trong Dế mèn phiêu liêu ký vừ quen, vừa lạ...

-> Đó chính là những sáng tạo của nhà văn trong quá trình tạo lập tác phẩm...

4. Củng cố.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học, liên hệ vận dụng thực tiễn

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 2 phút

- Hình thức: Cá nhân/lớp - Gv nhắc lại nội dung chính

(13)

5. Hướng dẫn về nhà : (3phút) PP thuyết trình - Ôn lại các kiến thức đã học.

- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh.

+ Ôn lại kiến thức lý thuyết.

+ Xem lại các bài tập.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

============********============

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến