• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12.9.2020 Ngày giảng:

Tuần 2, Tiết 5 Tiến trình giờ dạy – giáo dục

TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức: Giúp HS: Hs nắm được chủ đề của văn bản và tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

2. Về kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học: Đọc hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản. Biết tạo lập một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề: xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.

b. Kĩ năng sống:

+ Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng cá nhân về chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

+ Suy nghĩ sáng tạo: Nêu vấn đề, phân tích đối chiếu văn bản để xác định chủ đề và tính thống nhất của chủ đề.

3. Về thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản, trình bày vấn đề phải có tính thống nhất.

4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

- Bảng phụ, SGK, SGV, máy tính

H. Nghiên cứu ngữ liệu và trả lời các câu hỏi mục I,II từ đó rút ra kết luận : về chủ đề và tính thống nhất về chủ đề cảu một văn bản.

III. Phương pháp

- Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, nêu vấn đề…

IV. Tiến trình hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

(2)

- Hỡnh thức: hoạt động cỏ nhõn.

- Kĩ thuật: Động nóo; PP: thuyết trỡnh.

Tớnh thống nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nờn văn bản, phõn biệt văn bản với những cõu hỗn độn, với những chuỗi bất thường về nghĩa. Vậy chủ đề là gỡ? Thế nào là tớnh thống nhất về chủ đề của văn bản…

Hoạt động 2. Hỡnh thành kiến thức ( 1 6 ’) - Mục tiờu: hướng dẫn học sinh tỡm hiểu

chủ đề của văn bản

- Phương phỏp: phõn tớch ngữ liệu, phỏt vấn, khỏi quỏt.

- phương tiện: SGK, bảng - Kĩ thuật: động nóo.

HS đọc thầm văn bản “Tụi đi học”

? Tưởng nhớ lại những kỉ niệm sõu sắc nào trong thời thơ ấu của mỡnh? Sự hồi tưởng ấy gợi lờn những ấn tượng gỡ trong lũng tỏc giả? (Mục đớch của văn bản)

- HS thảo luận nhúm -> trỡnh bày

- Hồi tưởng về ngày đầu tiờn đi học của mỡnh - Phỏt biểu ý kiến và bộc lộ cảm xỳc về kỉ niệm đú

? Những nội dung đú chớnh là chủ đề của văn bản. Hóy phỏt biểu chủ đề của văn bản này?

– 2 HS

? Vậy chủ đề của văn bản là gỡ?

- GV chốt ghi nhớ (1)

A. Tớnh thống nhất về chủ đề của văn bản

I. Chủ đề của văn bản

1. Khảo sỏt và phõn tớch ngữ liệu

*. Ngữ liệu * Nhận xột

- Hồi tưởng về một kỉ niệm sõu sắc thuở cũn thơ - ngày đầu đi học.

- Trỡnh bày ý kiến và cảm xỳc về kỉ niệm đú

=> Chủ đề: ghi lại cảm xỳc trong sỏng, sõu sắc của tỏc giả về ngày đầu tiờn đi học

2. Ghi nhớ 1 (12) Mục tiờu: hướng dẫn học sinh tỡm hiểu

tớnh thống nhất về chủ đề văn bản

- Phương phỏp: phõn tớch ngữ liệu, phỏt vấn, khỏi quỏt.

- Phương tiện: SGK, bảng - Kĩ thuật: động nóo.

GD Đạo đức : í thức tự lập văn bản

? - Căn cứ vào đõu mà em biết VB "Tụi đi học"

núi lờn kỷ niệm của tỏc giả về buổi tựu trường đầu tiờn?

- Nhan đề: Tụi đi học -> Hiểu nội dung văn bản núi về chuyện đi học

- Từ ngữ: Những kỉ niệm mơn man...trường, lần đầu tiờn đến trường, đi học, 2 quyển vở mới...

- Cõu:

II. Tớnh thống nhất về chủ đề của văn bản

1. Khảo sỏt và phõn tớch ngữ liệu

* Ngữ liệu: SGK (12)

* Nhận xột

 Thống nhất về nội dung:

+ Đề tài: Kỉ niệm buổi khai trường đầu tiờn.

+ Mục đớch: Bày tỏ cảm xỳc

(3)

+ Hôm nay tôi đi học

+ Hàng năm, cứ vào cuối thu... trường + Tôi quên thế nào được...

+ 2 quyển vở mới...

+ Tôi bặm tay ghì chặt...

? Tìm các từ ngữ chi tiết diễn tả cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường tới trường, ở sân trường, trong lớp học?

a. Trên đường đi học

* Trước đây:

- Con đường quen đi lại

- Hoạt động: Lội sông, thả diều

* Bây giờ :

- Bỗng đổi khác mới mẻ - Đi học: thiêng liêng, tự hào b. Trên sân trường

* trước:

- Trường xa lạ, cao ráo, sạch sẽ

* Nay

- Trường xinh xắn, oai nghiêm c. Trong lớp học

* Trước

- Không thấy xa nhà, xa mẹ...

* Nay:

- Thấy xa mẹ, nhớ nhà

? Vậy em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản

- Là sự nhất quán về ý kiến, cảm xúc của tác giả trong văn bản

? Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện nào?

- Hình thức: Nhan đề của văn bản

- Nội dung: Mạch lạc, tự nhiên, chi tiết tập trung làm rõ ý kiến, cảm xúc của tác giả - Đối tượng: Xoay quanh nhân vật “tôi”

? Để có tính thống nhất về chủ đề thì văn bản cần đạt yêu cầu gì? (Cách hiểu văn bản) - Tìm hiểu nhan đề, bố cục, những câu, từ then chốt trong văn bản làm rõ chủ đề. Muốn hiểu một văn bản phải nắm được chủ đề văn bản.

- HS đọc ghi nhớ 2, 3(12)

náo nức, rôn ràng khi hồi tưởng lại kỉ niệm

- Thống nhất về hình thức:

+ Nhan đề

+Sắp xếp các phần theo trình tự diễn tả cảm xúc: Hiện tại -> quá khứ

+ Sử dụng hệ thống từ ngữ chủ đề

2. Ghi nhớ 2, 3: SGK(12) Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20P)

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu

B. Bố cục của văn bản I. Bố cục của văn bản

(4)

bố cục văn bản

- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái quát.

- Phương tiện: SGK, bảng - Kĩ thuật: động não.

HS đọc văn bản

? Văn bản chia làm mấy phần

? Nhiệm vụ của mỗi phần trong văn bản?

- 3 phần:

+ Từ đầu...không màng danh lợi: Giới thiệu ông Chu Văn An

+ Tiếp đến...vào thăm: công lao, uy tín của ông Chu Văn An

+ Còn lại: Tình cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An

? Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản?

- 2 HS trả lời -> GV chốt -> Ghi

? Qua phân tích, em hiểu thế nào là bố cục của văn bản? Gồm mấy phần, nhiệm vụ?

- Là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề

- 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

- Nhiệm vụ: cùng làm rõ chủ đề văn bản

*GV: Liên hệ với nhiệm vụ từng phần của văn bản nghị luận

- HS đọc ghi nhớ (1) (2)

1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu

*Văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng

*. Nhận xét

a. Bố cục (3 phần)

- Phần 1: Giới thiệu ông Chu Văn An

- Phần 2: Công lao, uy tín của ông Chu Văn An

- Phần 3: Tình cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An

b. Mối quan hệ giữa các phần - Gắn bó chặt chẽ:

+ Phần trước là tiền đề cho phần sau

+ Phần sau nối tiếp phần trước + Các phần tập trung làm rõ chủ đề văn bản

2. Ghi nhớ: SGK (25) GD đạo đức: ý thức tạo lập văn bản

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách sắp xếp, bố trí nội dung phần thân bài của văn bản

- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái quát

- Phương tiện: SGK, bảng - Kĩ thuật: động não.

Hoạt động nhóm: 4 nhóm, 4 bài HS cử đại diện trình bày

- Phần thân bài VB “ Tôi đi học ” kể về những sự kiện gì? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?

1. Tôi đi học

- Hồi tưởng những kỷ niệm về tựu trường.

+ Cảm xúc đan xen giữa quá khứ và hiện

II. Cách sắp xếp, bố trí nội dung phần thân bài của văn bản

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* Ví dụ: SGK (25)

* Nhận xét

a. Văn bản Tôi đi học

- Hồi tưởng kỉ niệm -> cảm xúc, suy nghĩ trong ngày đầu tiên đi

(5)

tại:

 Trên đường đến trường

 Khi bước vào lớp

 Thứ tự thời gian

so sánh, đối chiếu, suy nghĩ, cảm xúc trong hồi ức – hiện tại

- Hãy chỉ ra diễn biến của tâm trạng của bé Hồng trong phần thân bài?

2. Trong lòng mẹ - Diễn biến tâm lý - 2 trạng thái tình cảm

?Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh, em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào?

3.

Trình tự miêu tả

- Người, vật, con vật : chính thể - bộ phận - Người : ngoại hình - nội tâm

- Phong cảnh : thứ tự không gian, thời gian

? Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc trong phần TB để thể hiện chủ đề “ Người thầy”

4. Hai nhóm sự việc về Chu Văn An - Là người tài cao

- Là người đạo đức, được học trò kính trọng

? Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần TB của VB?

- ND phần thân bài được trình bày theo 1 thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết.

- Các trình tự sắp xếp theo không gian, thời gian, sự phát triển của sự việc, mạch suy luận sao cho phù hợp với chủ đề, sự tiếp nhận của người đọc.

- 1 HS đọc ghi nhớ

học -> so sánh với cảm xúc trong hiện tại

b. Văn bản: Trong lòng mẹ Diễn biến tâm trạng bé Hồng

* Thương mẹ sâu sắc, căm ghét cái xấu, cái ác

* Niềm hạnh phúc lớn lao khi ở trong lòng mẹ

c. Văn bản miêu tả : trình tự không gian, thời gian

d. Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng : Theo nhiệm vụ của thân bài

- Công lao, uy tín của Chu Văn An

* Nội dung phần thân bài:

- Được trình bày theo thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản , chủ đề, ý đồ của người viết.

- Thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

2. Ghi nhớ 3: SGK (25) 4. Củng cố: (2’)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não.

?Khái quát kiến thức cần nhớ của bố cục văn bản?

HS trả lời -> GV chốt kiến thức cơ bản 5. HDVN. (3 phút)

(6)

Học bài: nhớ được nội dung truyện, tập kể diễn cảm văn bản, Tóm tắt đoạn trích khoảng 10 dòng theo ngôi kể thứ nhất chị Dậu, viết đoạn văn khoảng 10 câu cảm nhận về nhân vật chị Dậu.

- Chuẩn bị bài: Trường từ vựng

Nội dung 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị phần luyện tập Dạng 1: Các bài tập trong sgk (sau mỗi bài học)

Dạng 2: Xác định chủ đề, tìm hiểu bố cục văn bản Dạng 3: Viết đoạn văn có sử dụng chủ đề.

Ngày soạn: 12/9/2020 Ngày giảng:

Tiến trình giờ dạy – giáo dục

Tiết 6: ĐỊNH HƯỚNG KIẾN THỨC – LUYỆN TẬP H§3- Mở rộng sáng tạo ( 20’)

- Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp: vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm - Phương tiện: SGK, bảng - Kĩ thuật: động não.

*Bài tập 1: Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản “Rừng cọ quê tôi

-G/viên hd hs theo trình tự - HS trả lời miệng

- Đối tượng: cây cọ

- Chủ đề: tình cảm với cây cọ ->

Tình yêu quê hương, đất nước - Không thay đổi trật tự được vì qua miêu tả cây cọ -> Tình cảm với cây cọ.

- Thảo luận nhóm -> trình bày – nhận xét

II. Luyện tập

Bài tập 1 (13) Văn bản “Rừng cọ quê tôi”

a. Nhan đề “Rừng cọ quê tôi”

* Chủ đề: - Đ/tượng: Rừng cọ sông Thao - Vấn đề chính : + Vẻ đẹp

+ Tình cảm

- Xác định chủ đề: Rừng cọ là vẻ đẹp của vùng sông Thao. Qua đó bày tỏ tình cảm yêu mến quê nhà của người dân sông Thao.

- Tính thống về chủ đề:

+ Nhan đề: Giới thiệu về rừng cọ và tình cảm yêu mến tự hào.

+ Các từ ngữ: Cây cọ, nón cọ, lá cọ, rừng cọ.

Từ ”tôi” được nhắc đi nhắc lại - Các phần của văn bản.

+ Giới thiệu cảnh đẹp của quê tôi:

Rừng cọ.

+ Tả Cây cọ: Màu, Thân, Búp, Lá.

(7)

* Bài tập 2.( GV yêu cầu hs đọc bài tập và nêu rõ yêu cầu của bài)

Bài tập luyện cho hs khả năng phát hiện và gạt bỏ ý lạc hoặc quá xa chủ đề làm cho văn bản không đảm bảo tính thống nhất.

Yên cầu BT3

1. HS trao đổi nhóm – trình bày, bổ sung

+ Rừng cọ.

+ ích lợi của cây cọ.

+ Tình cảm của tác giả đối với cây cọ và t/yêu quê hương đất nước.

 Tất cả đều hướng về chủ đề.

b. Chủ đề: Từ việc giới thiệu rừng cọ, đặc điểm của cây cọ, diễn tả tình cảm của tác giả đối với cây cọ và tình yêu quê hương đất nước của tác giả

Bài tập 2 (14) - ý lạc đề: b, đ->bỏ

Bài tập 3 (14)

- ý không sát chủ đề: c, g

- Có nhiều ý hợp với chủ đề nhưng do cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề (b)và (e).

* Điều chỉnh:

b. Con đường quen thuộc mọi ngày bỗng trở lên mới lạ (con đường đền trường trở nên mới lạ, nhiều cảnh vật xung quanh thay đổi) e. Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn, trang nghiêm mà gần gũi, thân thiết...

H§3: Mở rộng sáng tạo - 25P - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp:vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm

- phương tiện: SGK, bảng - Kĩ thuật: động não.

HS thảo luận theo 3 nhóm (Mỗi nhóm 1 phần)

Bài tập 1 (26)

a. Theo không gian: nhìn xa - đến gần - đến tận nơi - đi xa dần

+ Giới thiệu đàn chim từ xa -> gần

+ Miêu tả đàn chim + Cảm xúc, liêng tưởng, so sánh

+ ấn tượng về đàn chim gần -> xa

b. Theo thứ tự thời gian: về chiều, lúc hoàng hôn

c. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng (đoạn 2, 3) đối với luận điểm cần chứng minh (đoạn 1)

Đoạn 1: luận điểm, đoạn 2,3 là 2 luận cứ

(8)

HS làm miệng

HS thảo luận nhóm nhỏ, phát biểu, nhận xét

* Chuẩn bị tổng kết chủ đề - Tổng kết lại nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của 2 văn bản. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản; bố cục văn bản

được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm

Bài tập 2 (27)

Trình bày theo diễn biến tâm trạng chú bé Hồng

- Khi trò chuyện với bà cô - Khi gặp mẹ

Bài tập 3 (27) a. Xếp lại: 2, 1, 3 b. Sửa, xếp lại

- Nghĩa đen về 1, 2, cả câu ý b - Nghĩa bóng, cả câu ý a

Ngày soạn: 12.9.2020 Ngày giảng:

Tiết 7- 8 Văn bản

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

(Trích: Tắt đèn - Ngô Tất Tố) I . Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Kiến thức chung:

+ Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.

+ Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo của đoạn trích.

+ Thấy được những thành công của tác giả trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật

2/ Kĩ năng

- Kĩ năng bài học: Rèn cho học sinh:Tóm tắt văn bản truyện.Vận dụng kiến thức về tự sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

- Kĩ năng sống:

(9)

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, trao đổi về số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: bộc lộ sự sẻ chia, đồng cảm trước nỗi đau, sự bất hạnh của gia đình chị Dậu trong xã hội cũ.

+ Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận diễn biến tâm trạng các nhân vật trong văn bản.

+ Tự nhận thức: Xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng người thân, tôn trọng bản thân.

+ KN ra quyết định: nhận thức và xác định được XHPK nửa thực dân xưa con người không được quan tâm nhưng chị Dậu vẫn sáng ngời tấm lòng yêu thương chồng con tha thiết, và có sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ…

3/ Thái độ

- Thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống. Có ý thức đấu tranh với những bất công của xã hội

=> giáo dục về giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TỰ DO...

4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương.

II. Chuẩn bị

- GV nghiên cứu cuốn Chuẩn kiến thức kĩ năng, Sách giáo khoa Ngữ văn 8, sách giáo viên Ngữ văn 8. Soạn giáo án. máy chiếu

- HS: Đọc , tập tóm tắt và kể chuyện. Soạn bài theo câu hỏi trong SGK.

III. Phương pháp

- Phương pháp dạy học tích cực - Kĩ thuật dạy học:

+ Động não: Tìm hiểu tình huống truyện, những chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong văn bản.

+ Thảo luận nhóm, trình bày về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

+ Viết sáng tạo: Cảm nghĩ về số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

IV. Tiến trình các hoạt động dạy và học 1. Ổn định

2. Kiểm tra: (5p)

?Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Hồng?.

2. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động : 1’

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: thuyết trình.

(10)

Dù sống trong ấm no, hạnh phúc hôm nay, ta không thể quên kiếp sống cơ cực của nhân dân ta thuở trước:

“ Ôi nhớ những năm nào thuở trước Xóm làng ta xơ xác, héo hon

Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy”

………

Hđ 2

Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm (5’)

- Mục tiêu: học sinh nắm được những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm

- Phương pháp: vấn đáp

- Phương tiện: tư liệu, SGK, máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não.

? Hãy nêu những nét tiêu biểu về tác giả?

- 1 HS nêu -> GV trình chiếu chân dung tác giả, bổ sung -> chốt

G: Ngô Tất Tố (1839-1954). Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo làng Lộc Hà huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Năm 22 tuổi ông đỗ đầu xứ trong kì khảo hạch ở huyện nhà. Ông được dân làng gọi bằng cái tên thân mật “ Ông đầu xứ Tố” muốn nhấn mạnh gốc gác nho học đồng thời khảng định tài năng của ông

Ông nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực: nhà học giả, một nhà báo nổi tiếng, một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng.

Về sáng tác văn học, ông là cây bút phóng sự và là nhà tiểu thuyết nổi tiếng. . Đề tài trong các sáng tác của ông chủ yếu viết về người nông dân và ông đặc biệt thành công về đề tài này

Là 1 trong những nhà văn hiện thực hàng đầu của văn học nước nhà trước Cách mạng tháng Tám. Ông tham gia các hoạt động văn học phục vụ kháng chiến chống Pháp và mất tại Việt Bắc khi kháng chiến sắp thắng lợi.

? Nêu những hiểu biết gì về tác phẩm?

Đoạn trích?

- Cho 1 HS nêu -> GV chốt

G bổ sung : Tóm tắt tác phẩm, giới thiệu khái quát về tác phẩm.

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả

Ngô Tất Tố(1893 – 1954) Là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán 30 – 45, ông nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực

(11)

''Tắt đèn'' là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố, đồng thời là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng . ''Tắt đèn'' được Vũ Trọng Phụng gọi là ''một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội...

hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác tòng lai chưa từng thấy’

- Đề tài: Từ một vụ thuế ở một làng quê đồng bằng Bắc Bộ, ở đây là thuế thân, thứ thuế dã man đánh vào đầu người dân đinh.

Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ đời sống của nông dân VN trước CM T8, là bản án đanh thép đối với trật tự XH tàn bạo, ăn thịt người ấy.

- Nhân vật chính: Chị Dậu - một hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân đương thời.

*“Tắt đèn” là một bức tranh chân thực về cuộc sống cùng quẫn thê thảm của người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề; là một bản án đanh thép đối với XHTDPK đầy rẫy cái ác, cái xấu.

* Giá trị nhân đạo đặc sắc của tác phẩm là đã khảng định, ca ngợi phẩm chất đẹp dẽ của người phụ nữ nông dân.

*Đặc sắc nghệ thuật của Tắt đèn là đã xây dựng được nhiều tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình

- Tắt đèn gồm 26 chương Hđ 3( 28’)

Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị của văn bản

- Phương pháp: đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát vấn, khái quát, nhóm.

- Phương tiện: bảng, máy chiếu, SGK - Kĩ thuật: động não.

* GV hướng dẫn HS đọc: chú ý đọc giọng từng nhân vật trong đối thoại thể hiện tính chất của từng nhân vật ( 2 HS đọc)

2. Tác phẩm

- “Tắt đèn” là một tiểu thuyết tiêu biểu trong sự nghiệp của tác giả và tiêu biểu cho trào lưu văn học hiện thực. TP gồm 26 chương

+ “Tức nước vỡ bờ”: trích trong chương 18 của tác phẩm

II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - Tìm hiểu chú thích

(12)

1HS kể tóm tắt – Nhận xét

? Giải thích từ: lề bề lề bệt, sưu, lực điền, hầu cận, làm tình làm tội

a, Đọc

b, Chú thích (Sgk)

?Xác định thể loại? PTBĐ của văn bản - Thể loại : Tiểu thuyết

- PTBĐ: Kể, tả, biểu cảm

Văn bản có thể chia thành mấy phần? Nội dung?

- 2 phần:

+ Từ đầu -> ngon miệng hay không: tình cảnh của gia đình chi Dậu và cảnh chị Dậu chăm sóc chồng

+ Còn lại: Tức nước vỡ bờ – chị Dậu đối phó với tên cai lệ

GD đạo đức: Giáo dục hs biết thông cảm với nỗi khổ của người nông dân trong xã hội cũ, căm ghét chế độ p/kiến tàn ác ...

* GV: Toàn bộ nội dung đoạn trích kể chuyện buổi sáng ở nhà chị Dậu, khi anh Dậu vừa tỉnh lại, chị Dậu chăm sóc chồng và hồi hộp đợi bọn người nhà lí trưởng đến thu sưu...

? Mở đầu đoạn trích tác giả miêu tả cảnh gì? Tại sao?

- Chị Dậu hối hả múc cháo, quạt – vì anh Dậu đang đói lả, tiếng trống thúc thuế, sưu dồn dập, tiếng chó sủa đã gần

? Việc đưa chi tiết bà lão hàng xóm sang hỏi thăm vào lúc này có ý nghĩa gì?

- Bà lão lật đật sang, vẻ mặt băn khoăn lo lắng, giục chị đưa anh đi trốn -> không khí căng thẳng, ngột ngạt.

? Tình cảnh của gia đình chị Dậu ntn?

- Thật thê thảm, đáng thương và nguy cấp

? Mục đích duy nhất của chị Dậu lúc này là gì?

- Bảo vệ chồng -> lo lắng, hi vọng cơ may và thấp thỏm đợi chờ

*GV: Gia đình chị Dậu khốn khổ vì sưu thuế, đây là thế tức nước đầu tiên bới dồn dập những bất công phi lí từ chính sách thuế thân dã man của thực dân Pháp. Kết quả của thế tức nước là gì?

2. Kết cấu - Bố cục - Thể loại : Tiểu thuyết - PTBĐ: Kể, tả, biểu cảm - Bố cục: 2 phần

3. Phân tích:

a. Tình thế của gia đình chị Dậu - Gia đình chị Dậu thê thảm, đáng thương và nguy cấp trước nạn sưu thuế.Từ đó thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của tác giả trước tình cảnh bế tắc của người nông dân.

b. Tức nước vỡ bờ

(13)

? Tên cai lệ hiện lên như thế nào? Bản chất, tính cách của y ra sao? Tác giả miêu tả về lời nói, cử chỉ, thái độ, hành động của y thế nào? HS thảo luận nhóm

- Cai lệ : là tên tay sai chuyên nghiệp , tiêu biểu trọn vẹn nhất cho hạng tay sai, là công cụ đắc lực của trật tự xã hội TDPK tàn bạo . Là tên tay sai mạt hạng tác oai tác quái.Là kẻ hung dữ, độc ác, tàn nhẫn, táng tận lương tâm - đánh, trói, bắt người là nghề của hắn:

+ Ngôn ngữ: quát, thét, chửi, mắng, hầm hè Gọi anh Dậu là “thằng”, gọi chị Dậu là

“mày” xưng “ông”

+Thái độ: Hùng hùng, hổ hổ

+ dụng cụ đánh người: Roi song, tay thước, dây thừng.

+ Hành động: sầm sập, trợn ngược mắt, giật phắt thừng, bịch mấy bịch, tát vào vào mặt chị Dậu , sấn đến, nhảy vào trúi anh Dậu + Cử chỉ: trợn ngược hai mắt,

-> Là kẻ hống hách, thô bạo, vũ phu ->

hành động, thái độ

? Trước lời van xin của chị Dậu, tiếng khóc của lũ trẻ, tình trạng đau yếu của anh Dậu, hắn đã làm gì? Nhận xét?

- Bắt, trói anh Dậu giải ra đình theo lệnh quan

-> như một công cụ bằng sắt, vô tri, vô giác

? Chi tiết tên cai lệ bị chị Dậu đẩy ngã mà vẫn thét trói kẻ thiếu sưu gợi cho em suy nghĩ gì?

- Chứng tỏ bản chất tàn ác “cà cuống chết đến đít còn cay” của kẻ đại diện cho cường quyền thực dân pk

- Chứng tỏ bản chất: quen bắt nạt, đe dọa, áp bức những người nhút nhát còn thực lực thì yếu ớt, hèn kém.

? Em có nhận xét gì về bản chất tính cách tên cai lệ?

H Thảo luận nhóm.

G bình: Đây là một tên tay sai chuyên nghiệp, tiêu biểu, trọn vẹn nhất cho hạng tay sai. Hắn là công cụ đắc lực cho cái trật tự XH tàn bạo ấy. Dù là tên tay sai mạt

* Nhân vật tên cai lệ

=> Với lối hành xử độc ác, tàn nhẫn đến táng tận lương tâm của cai lệ – tên tay sai của chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị, nhà văn đã tố cáo bộ mặt tàn ác,bất nhân của XH TD nửa PK đương thời.

(14)

hạng, nhưng lúc này với những người như gia đình chị Dậu, hắn lại là kẻ đại diện cho quyền lực của bộ máy nhà nước - đại diện cho pháp luật .Và hắn thể hiện đúng tính cách của một tên tay sai tàn bạo không có tính người. Đánh trói là nghề của hắn được hắn làm với một kĩ thuật thành thạo và say mê. Hắn hung dữ và sẵn sàng gây tội ác không hề chùn tay, không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho nhà nước, nhân danh nhà nước để hành động. Ngôn ngữ của hắn không phải ngôn ngữ của con người( quát thét, rít gầm)hắn không có khả năng hiểu và nghe tiếng nói của đồng loại. Hắn dùng những lời chửi thô tục, hành động đểu cáng, hung hãn táng tận lương tâm tới rợn người. Với mục đích chính là đòi đủ 2 xuất sưu 1 của người ốm gần chết và một người đã chết

4. Củng cố: (2’)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp:, phát vấn - Kĩ thuật: động não.

?Khái quát những kiến thức cần nhớ ở tiết 1?

HS trả lời -> GV chốt kiến thức cơ bản của tiết 1 5. HDVN. (3 phút)

- Học bài: nhớ được nội dung truyện, tập kể diễn cảm văn bản, cảm nhận về nhân vật cai lệ.

- Chuẩn bị bài: Tiết 2: PT vẻ đẹp nhân vật chị Dậu – đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.

V. Rút kinh nghiệm.

………

………

………

Ngày soạn: 12.9.2020

Ngày giảng:

Tiết 8

(15)

Văn bản

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

(Trích: Tắt đèn - Ngô Tất Tố) 1. Ổn định (1’)

2. Kiểm tra bài cũ – (5’)

? Cảm nhận về nhân vật cai lệ - HS trình bày – nhận xét, bổ sung 3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động : 1’

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật: Động não, PP: thuyết trình.

GV chuyển tiết 2: Tuy xuất hiện ít nhưng hình ảnh của tên cai lệ và tên người nhà lí trưởng đã hiện lên sinh động, sắc nét đậm chất hài dưới ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố . chúng là hiện thân sinh động của “ nhà nước” sát nhân.

Còn nhân vật chính – chị Dậu….

Hđ 2( 28’)

Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị của văn bản

- Phương pháp: đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát vấn, khái quát, nhóm.

- phương tiện: bảng, máy chiếu, SGK - Kĩ thuật: động não.

GD đạo đức: Thương cảm với những số phận nghèo khổ, biết đấu tranh trước cái ác

GV : trước thái độ hành động của tên cai lệ và người nhà Lý trưởng chị Dậu đã tìm mọi cách bảo vệ chồng.

GV nhắc lại tình thế của chị Dâu; Bọn tay sai sầm sập xông vào định đánh bắt trói anh dậu trong lúc chị dậu đang rón rén bưng bát cháo...

? Chị Dậu đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng như thế nào? Chị có hành vi, thái độ ra sao đối với bọn tay sai?

* Trước thái độ hống hách, chửi mắng của bọn tay sai:

+ Chị sợ hãi, có phần luống cuống “một

* Nhân vật chị Dậu

(16)

mực van xin”...

+ Xưng cháu: gọi bọn cai lệ: ông, ông – cháu

* Bọn cai lệ định đánh anh Dậu:

+ Chị “xám mặt” vì lo sợ

+ Cử chỉ: nhanh nhẹn, từ tốn, giọng mềm mỏng

* Bọn cai lệ đánh chị: chị liều mạng cự lại

+ Thay đổi cách xưng hô: ông – tôi ->

ngang hàng

+ quát lại: lời lẽ thách thức: “mày trói....bà...”

-> Mày – bà: quan hệ dưới – bề trên + đánh lại tên tay sai – thà ngồi tù không chịu nhục

*GV: Với sức khỏe của người đàn bà lực điền, với sự bùng cháy của lòng uất hận, với tình yêu thương chồng mãnh liệt và sự tự vệ tất yếu, chị Dậu đã vùng lên nhanh nhẹn, táo tợn, ngang tàng, dũng cảm...-> Chị Dậu là điển hình sâu sắc của người phụ nữ nông dân VN trong xã hội thực dân phong kiến

? Cảnh nào trong phần này ấn tượng với em nhất – Hs tự bộc lộ

? Do đâu mà chị quật ngã hai tên tay sai Sức mạnh của lòng căm hờn

Nguồn gốc của nó chính là tình yêu thương

? Nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật chị Dậu

- KH lựa chon những chi tiết điển hình về cử chỉ, lời nói, hành động

- KH các phương thức biểu đạt: Tự sự- miêu tả- biểu cảm

- Dùng phép tương phản

- Chú ý diễn biến trạng thái tâm lí

? Qua đoạn trích em thấy Chị Dậu là người ntn?

? Đoạn trích cho thấy một quy luật tất yếu. Đó là quy luật nào?

- Tức nước vỡ bờ -> có áp bức, có đấu tranh

Hoạt động 4(5’)

- Là người phụ nữ mộc mạc, hiền dịu, yêu thương chồng con nhưng lại có một sức sống tiềm tàng, có một tinh thần phản kháng mạnh mẽ

-> Chị là điển hình sâu sắc của hình tượng phụ nữ nông dân VN trong xã hội thực dân phong kiến

(17)

Hướng dẫn HS tổng kết

- Mục tiêu: học sinh biết đánh giá giá trị của văn bản.

- Phương pháp: trao đổi nhóm.

- Phương tiện: máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não,.

? Qua phân tích, hãy đánh giá, nhận xét về nội dung, ý nghĩa đoạn trích? Thái độ của tác giả?

- Số phận, phẩm chất người nông dân?

- Bản chất của xã hội?

- Chân lí: có áp bức có đấu tranh

? Đoạn trích thể hiện tài năng kể chuyện của tác giả như thế nào?

HS thảo luận 2 nhóm – trình bày, bổ sung – GV chốt bằng máy chiếu

HS đọc ghi nhớ

Hoạt động 4(5’)

- Mục tiêu: Hướng dân HS luyện tập - Phương pháp: trao đổi nhóm.

- Phương tiện: bảng

- Kĩ thuật: động não, thuyết trình

?chỉ ra và PT giá trị hiện thực và nhân đạo của đoạn trích

HS trao đổi nhóm – trình bày – bổ sung, nhận xét

GV khái quát

4. Tổng kết

a. Nội dung: Với cảm quan nhạy bén, nhà văn đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt, chống áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.

b. Nghệ thuật:

- Kể chuyện ,miêu tả nhân vật sinh động, chân thực qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí…

- Tạo tình huống có kịch tính c, Ghi nhớ: SGK

III. Luyện tập

4. Củng cố: (2’)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp:, phát vấn - Kĩ thuật: động não.

?Khái quát giá trị của văn bản?

HS trả lời -> GV chốt kiến thức cơ bản 5. HDVN. (3 phút)

- Học bài: nhớ được nội dung truyện, tập kể diễn cảm văn bản, Tóm tắt đoạn trích khoảng 10 dòng theo ngôi kể thứ nhất chị Dậu, viết đoạn văn khoảng 10 câu cảm nhận về nhân vật chị Dậu.

- Chuẩn bị bài: Bố cục văn bản

(18)

+ nghiên cứu ngữ liệu SGK, trả lời câu hỏi mục I,II từ đó rút ra kết luận về: bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp nội dung cho phần thân bài

V. Rút kinh nghiệm.

………

………

………

Tổ chuyên môn duyệt Ngày 14 tháng 9 năm 2020

TT: Vũ Thị Nhung

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến