• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 24.9.2020 Giảng:

TUẦN 4 – Tiết 13 Văn bản

LÃO HẠC

< Nam Cao >

I.

Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực

- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn

- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình thượng nhân vật.

2. Kỹ năng

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự theo khuynh hướng hiện thực.

- GD KNS:

+ Kĩ năng giao tiếp: bộc lộ sự sẻ chia, đồng cảm trước nỗi đau, sự bất hạnh của ông giáo, của lão Hạc trước cái nghèo, cái đói, cái bất lực của người nông dân, người trí thức trong xã hội cũ.

+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận, trình bày cảm nhận về nỗi đau đớn về vật chất thiếu thốn, đâu đớn về tinh thần khi lão hạc phải bán cậu Vàng cũng như khi lão Hạc chọn cái chết vật vã cho mình.

+ KN ra quyết định: nhận thức và xác định được XHPK nửa thực dân xưa con người không được quan tâm nhưng lão Hạc vẫn sáng ngời lên tấm lòng yêu thương con tha thiết, một con người sống thủy chung, tình nghĩa…

3. Thái độ

- Biết cảm thương xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.

4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương.

- GD đạo đức: Biết cảm thông sâu sắc, có tấm lòng bao dung trước thân phận đau khổ cùng quẫn của những người nông dân lương thiện, giàu tình cảm. Giáo dục cho HS biết tôn trọng những người nông dân, họ tuy nghèo nhưng có phẩm chất cao quí: nhân hậu, giàu lòng tự trọng, rất mực yêu thương con. Có ý thức

(2)

đấu tranh với những bất công của xã hội, cảm thông với nỗi khổ của người nông dân. => YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG,...

II. Chuẩn bị

- GV: Soạn bài, TLTK, ảnh chân dung Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc, máy chiếu - HS: + Đọc tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao, : tìm hiểu hoàn cảnh ra đời. Tìm hiểu tác giả, một số tác phẩm tiêu biểu của ông, đề tài sáng tác; kể tóm tắt văn bản; trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài .

III. Phương pháp

- Phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình,thảo luận nhóm/ động não IV. Tiến trình dạy học và giáo dục -Tiết 1

1- Ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ 2. Kiểm tra bài cũ : 3’

Hãy kể tóm tắt truyện lão Hạc Đáp án: Đạt các ý chính

- Tình cảnh của lão Hạc: Nhà nghèo, vợ chết chỉ còn đứa con trai. Anh con trai phẫn chí vì không có tiền cưới vợ bỏ đi phu đồn điền cao su một năm trời vẫn không có tin tức gì.

- Tình cảm của lão Hạc đối với con chó Vàng : Con chó như người bạn mà lão thường âu yếm gọi là cậu Vàng, coi nó như đứa con cầu tự. Con Vàng là kỷ vật của đứa con lão, là nguồn động viên an ủi lão.

- Sự túng quẫn ngày càng đe doạ lão: Sau trận ốm nặng, người lão yếu đi ghê gớm, tiền dành dụm đã cạn kiệt, lão không kiếm được việc làm, hoa màu trong vườn không còn thu được gì vì bão phá sạch hết. Giá gạo thì cao mãi lên, sợ không có tiền lo cho cậu Vàng, vì sợ phạm vào mảnh vườn để giành cho con...

- Cuộc sống đói khổ, cùng quẫn khiến lão Hạc phải tìm đến cái chết. Trước đó lão đã khôn khéo nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn và gửi tiền lo cho mình lúc chết để khỏi phiền đến hàng xóm. Lão chết trong đau đớn...

3. Bài mới :

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: thuyết trình.

GV chuyển tiết 2

Ở tiết trước, chúng ta đã nhận thấy tâm trạng của lão Hạc khi quyết định bán cậu Vàng, nỗi đau khổ, dằn vặt in đậm trên khuôn mặt lão và thể hiện qua cuộc trò chuyện cởi mở của lão với ông giáo. Ta đã thấy được phẩm chất cao đẹp của lão Hạc như : Yêu thương con sâu sắc, nhân hậu, thuỷ chung, sống nghĩa tình. Tiết học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm những phẩm chất cao đẹp của lão Hạc .

Hđ 2( 22’)

Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm

(3)

hiểu giá trị của văn bản

- Phương pháp:đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát vấn, khái quát, nhóm.

- phương tiện: SGK, bảng - Kĩ thuật: động não.

? Qua tình cảnh của lão Hạc, chúng ta nhận thấy cuộc sống của người nông dân trước CM tháng Tám ntn?

? Tình cảm của lão Hạc đối với con chó như thế nào?

- Yêu mến, dồn tình cảm cho con chó + Gọi “Cậu Vàng” -> coi như một đứa trẻ

+ Chăm sóc chu đáo : ăn cơm trong bát như một nhà giàu

+ Trò chuyện với cậu Vàng -> lão bớt cô đơn

?Cậu Vàng có ý nghĩa gì với lão Hạc?

-Một con vật thân tình bầu bạn sớm khuya của lão

-Một con vật gợi nhớ về người con trai lão “Con chó của cháu nó mua” gắn liền với nỗi giày vò về trách nhiệm làm cha chưa chọn của lão

? Vì sao lão Hạc rất yêu thương cậu Vàng mà vẫn phải đành lòng bán nó?

- Vì không còn sự lựa chọn nào khác + quá nghèo, không việc làm

+ không ai giúp đỡ → băn khoăn, đắn đo + cậu Vàng ăn khoẻ...=> quyết định bán

? Qua nhiều lần lão Hạc nói đi, nói lại với ông Giáo ý định bán cậu vàng cho thấy lão có tâm trạng như thế nào ?

- Suy tính, đắn đo nhiều lắm  việc rất hệ trọng.

?) Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng?

Thể hiện qua thái độ, cử chỉ, giọng điệu như thế nào?

- Cố làm ra vẻ vui vẻ - Cười như mếu → Từ tượng thanh, tượng hình - Mắt ầng ậng nước → ân hận, day dứt

- Mặt co rúm, vết nhăn xô lại → lừa một con chó - Đầu ngoẹo, miệng mếu máo → khóc hu hu

?) Em hiểu nghĩa của từ láy “ầng ậng” như thế nào?

- Nước mắt dâng lên, sắp sửa tràn ra ngoài mi mắt

?) Từ “ép” thuộc loại từ nào? Tác dụng trong

*Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng

- Lão vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận khi phải bán đi kỉ vật yêu quí nhất của con trai để lại.

→ Là người có tấm lòng nhân hậu, yêu thương con sâu sắc.

(4)

câu đó?

- Động từ -> Gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo -> tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt nước mắt...

? Qua những từ ngữ miêu tả bộ dạng, cử chỉ lão Hạc sau khi bán chó, cho thấy tâm trạng của lão như thế nào ?

- Day dứt, ăn năn

?) Em có nhận xét, đánh giá gì về lão Hạc qua hành động trên?

- Là người giàu lòng nhân hậu, yêu thương con sâu sắc

*GV: Trong cuộc đời đầy đen bạc, người ta có thể lừa lọc nhau vì tiền, vì tình, vì các ham muốn khác nhưng lão Hạc lại ăn năn vì đã lừa một con chó – 1 niềm vui, nguồn hạnh phúc đơn sơ của mình. Điều này giúp ta thấy sự ngay thẳng và cao đẹp trong nhân cách lão Hạc

?) Sau khi bán chó, lão Hạc đã làm gì? ý nghĩa của việc làm đó?

- Lão Hạc: gửi ba sào vườn: Tài sản duy nhất → dành cho con

Gửi 30đ nhờ lo ma → danh dự làm người

?) Qua tất cả những việc làm trên em thấy lão Hạc là người ntn?

- Yêu thương con và giàu lòng tự trọng

?) Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ tình yêu thương con rất mực của lão Hạc?

- Thương con vì nghèo mà không lấy được vợ ->

đau đớn khi con trai đi phu

- Nhớ con qua những lá thư của con

- Tiền bán hoa lợi và mảnh vườn đều giữ lại cho con

?) Để giữ trọn đạo làm cha, lão Hạc đã làm gì trong hoàn cảnh túng thiếu cùng cực ấy? Mục đích?

- Lão Hạc tìm đến cái chết - Mục đích:

+ Tự giải thoát khỏi số phận

+ Bảo vệ vốn liếng cuối cùng cho con

+ Giữ trọn vẹn lòng tự trọng, không để bị đẩy vào con đường tha hoá, biến chất

+ Là hình thức tự trừng phạt, giải toả nỗi day dứt vì “trót lừa một con chó”

*Cái chết của lão Hạc

- Đó là một cái chết thê thảm và đau đớn.

(5)

?) Nam Cao đã tả cái chết của lão Hạc như thế nào? Nhận xét?

- Vật vã Từ tượng hình Tự đầu độc

- Đầu tóc rũ rượi

- Quần áo xộc xệch chết dữ dội, thê thảm Trọng danh

- Mắt long sòng sọc đau đớn - Bọt mép sùi ra

- Tru tréo -> Từ tượng thanh

? Em có suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc ? - Cái chết đau đớn dữ dội: tự tử bằng bả chó ->

tạo nên cái ám ảnh ghê gớm về số phận cơ cực đáng thương của người nông dân nghèo trước c/

m tháng 8.

?)Tại sao lão Hạc không chọn cái chết êm dịu, lặng lẽ, âm thầm?

- Tự trừng phạt mình, để tạ lỗi cùng cậu Vàng

*GV: Nếu Nam Cao để lão Hạc chết êm dịu thì ấn tượng trong người đọc sẽ không sâu, số phận nhân vật không được đẩy đến cùng và sẽ không hiểu hết vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc

? Từ phân tích trên em có nhận xét ,đánh giá gì về nhân vật lão Hạc

HS bộc lộ , GV khái quát

*GV chuyển ý: Nhân vật ông giáo là điển hình cho kiểu nhân vật trí thức tiểu tư sản nghèo trong tác phẩm của Nam Cao

?) Tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc

- Mời ăn khoai, uống nước chè → thân tình, cảm thông, chia sẻ

- Xưng hô: ông – con → giàu tình thương và lòng tự trọng

- An ủi, giúp đỡ lão Hạc

?) Tại sao khi biết lão Hạc xin bả chó, ông giáo thấy buồn?

- Ông thất vọng vì cho rằng lão Hạc đã tha hoá, biến chất

?) Sau cái chết của lão Hạc thì tâm trạng của ông giáo thay đổi như thế nào?

- “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một người

=> Là người nông dân nghèo khổ, gặp nhiều bất hạnh, là người cha rất mực yêu thương con, là một con người nhân hậu, giàu lòng tự trọng.

b. Nhân vật ông giáo

(6)

khác”

?) “Đáng buồn theo một người khác” nghĩa là như thế nào?

- Những người tốt như lão Hạc phải sống khốn khổ và chết thê thảm như thế => xã hội thực dân phong kiến không có chỗ cho những người như lão Hạc sống.

?) Tại sao “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn”?

- Vì danh dự, tư cách của lão Hạc vẫn sống mãi trong lòng mọi người, không có gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm của người lương thiện

?) Qua câu “Chao ôi... che lấp mất” em hiểu thêm gì về ông giáo?

- Khẳng định: muốn đánh giá con người phải đặt vào hoàn cảnh...

- Ông là người hiểu đời, hiểu người

?) Qua phân tích em thấy ông giáo là người như thế nào?

Hoạt động 4(5’) Hướng dẫn HS tổng kết

- Mục tiêu: học sinh biết đánh giá giá trị của văn bản.

- Phương pháp: trao đổi nhóm.

- Phương tiện: máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não,.

Nhóm 1?) Truyện ngắn này có giá trị về nội dung, ý nghĩa như thế nào?

Nhóm 2?) Đánh giá về nghệ thuật của văn bản?

- HS trao đổi nhóm , trình bày, bổ sung - GV khái quát, chốt bằng máy chiếu

- Ông giáo là người hiểu đời, hiểu người, giàu tình thương, trọng nhân cách, không mất lòng tin ở những đều tốt đẹp của con người.

4. Tổng kết

a) Nội dung: phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước cách mạng từ đó thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn

=> ý nghĩa : Văn bản khẳng định phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong hoàn cảnh khốn cùng.

b) Nghệ thuật

- ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu và cảm thông cho lão Hạc.

- Kết hợp các phương thức biểu đạt phong phú, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến phức tạp, sinh động

- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách

(7)

1 HS đọc ghi nhớ

Hoạt động 4(5’) - Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện tập - Phương pháp: trao đổi nhóm.

- Kĩ thuật: động não,.

?Qua “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ

HS thảo luận nhóm -> trình bày

quan, xây dựng được nhân vật có tính cá thể hoá cao c. Ghi nhớ: SGK

III. Luyện tập

- Tình cảnh khốn khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến

- Vẻ đẹp tâm hồn cao quí, lòng tận tuỵ hi sinh vì người thân.

4. Củng cố: - GV tổng kết bằng sơ đồ tư duy -5’

“Lão Hạc”

Giá trị hiện thực Giá trị nhân đạo Bức tranh nông thôn VN trước CMT8 tấm lòng của nhà văn qua số phận người nông dân trước số phận đáng thương của lão Hạc

Nghèo khổ Bất hạnh Cảm thông Trân trọng,ngợi ca - Tình phụ tử nặng sâu - Nhân hậu

- Lòng tự trọng, khí khái

5. Hướng dẫn về nhà (3)

- Nhớ được giá trị nội dung, nghệ thuật - Học bài, tóm tắt văn bản

- Chuẩn bị: Từ tượng hình, từ tượng thanh ( trả lời mục I) V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Ngày soạn: 24.9.2020 Ngày giảng:

Tuần 4, Tiết 14 Tiếng Việt

TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. Mục tiêu

1.Kiến thức

(8)

- Hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh

- có ý thức sử dụng từ tượng hình , tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, đọc hiểu và tạo lập Vb.

2.Kỹ năng - KNBH: Lựa chọn,Sử dụng 2 loại từ phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.

- GDKNS: ra QĐ (sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để giao tiếp có hiệu quả), suy nghĩ sáng tạo (PT, so sánh từ tượng hình, tượng thanh trong nói, viết) . KN tự nhận thức về việc trau dồi vốn hiểu biết về tiếng Việt của bản thân để sử dụng tiếng Việt tốt hơn trong giao tiếp

3. Thái độ - Giáo dục giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc

=> giáo dục về các giá trị: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, GIẢN DỊ (trong việc sử dụng từ ngữ), HỢP TÁC (tinh thần hợp tác trong học hỏi vốn ngôn ngữ thêm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt).

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứuSGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, SGV, TLTK, giáo án, bảng phụ

- HS: Trả lời mục I , Tìm hiểu, sưu tầm đoạn văn, đoạn thơ có dùng từ tượng thanh, tượng hình

III. Phương pháp

- Phương pháp vấn đáp, phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm, thực hành có h.dẫn/ động não

IV. Tiến trình dạy học và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’)

2- Kiểm tra bài cũ (5’)

? Thế nào là trường từ vựng? Cần lưu ý gì?

- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa - Lưu ý:

+ Một từ có thể có nhiều trường từ vựng nhỏ hơn

+ Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại + Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau

+ Có thể chuyển trường từ vựng ở trong thơ văn để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.

(9)

? Hai HS :chấm bài tập 6 3- Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiờu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hỡnh thức: hoạt động cỏ nhõn.

- Kĩ thuật, PP: thuyết trỡnh.

GV giới thiệu bài mới : Trong tiết văn tự sự, miờu tả để làm cho cảnh vật, con người hiện ra sống động với nhiều dỏng vẻ, cử chỉ, õm thanh, màu sắc, tõm trạng khỏc nhau. Ta sử dụng từ tượng hỡnh, từ tượng thanh. Vậy từ tượng hỡnh, từ tượng thanh cú đặc điểm, cụng dụng gỡ? => Bài hụm nay.

Hoạt động 2- Hỡnh thành kiến thức (16p) - Mục tiờu: hướng dẫn học sinh tỡm hiểu đặc điểm cụng dụng của từ tượng hỡnh, tượng thanh

- Phương phỏp:phõn tớch ngữ liệu, phỏt vấn, khỏi quỏt,.

- phương tiện: bảng, SGK - Kĩ thuật: động nóo.

Giỏo dục đạo đức:

Tỡnh yờu Tiếng Việt, giữ gỡn sự trong sỏng của Tiếng Việt.

* HS đọc VD trờn bảng phụ (Lóo Hạc)

? Xỏc định những từ in đậm trong vớ dụ.

HS: múm mộm, hu hu, ư ử, xồng xộc, rũ rượi, xộc xệch, sũng sọc.

? Thử giải nghĩa cỏc từ này

- Múm mộm: Răng rụng tới mức nhai trệu trạo, khú khăn

- Xồng xộc: Gợi tả dỏng điệu xụng thắng vào, thẳng đến một cỏch nhanh, đột ngột

- Xộc xệch: Gợi tả dỏng vẻ lỏng lẻo, khụng gọn gàng, ngay ngắn

- Sũng sọc: Mắt mở to khụng chớp đưa đi đưa lại rất nhanh

- Vật vó: Vật mỡnh, lăn lộn vỡ đau đớn

GV: Ta tiếp tục tỡm hiểu về cụng dụng của hai loại từ tượng hỡnh và tượng thanh

(Nhúm bàn) Cõu hỏi b) T49

- Để tỡm hiểu tỏc dụng của từ tượng hỡnh và tượng thanh trờn, ta cần đặt vào đoạn trớch, đồng thời cú thể so sỏnh cỏc từ gần nghĩa với cỏc từ mà ta cần tỡm hiểu

I. Đặc điểm, cụng dụng 1. Khảo sỏt, phõn tớch ngữ liệu

*Vớ dụ: SGK (49)

- Múm mộm, xồng xộc, rũ rượi, xộc xệch, sũng sọc.→

Gợi tả hỡnh ảnh, dỏng vẻ, trạng thỏi của sự vật.

- hu hu, ư ử → mụ phỏng õm thanh tự nhiờn của con người.

- Gợi hỡnh ảnh sinh động, cụ thể

(10)

VD: chạy xồng xộc

- chạy: nói về hoạt động nhanh và đột ngột->

không gợi tả dáng điệu

- chạy xồng xộc: nói về hoạt động nhanh và đột ngột-> có gợi tả dáng điệu vội vàng và hấp tấp.

Có giá trị biểu cảm ( gắn với VB, thể hiện thái độ lo lắng, quan tâm của ông giáo với lão Hạc )

? Từ "móm mém, hu hu " gợi tả hình ảnh về lão Hạc như thế nào

- Gợi hình dáng khuôn mặt khốn khổ của lão Hạc với cái miệng rụng hết răng, còn má thì hõm vào, cằm thì nhô ra...

- hu hu: đọc lên thì âm thanh của nó gợi ra tiếng khóc to và liên tiếp-> biểu thị trạng thái tâm lý đau đớn, xót xa của lão Hạc sau khi buộc lòng phải bán con chó Vàng- một kỷ vật của con trai lão để lại và cũng là con vật gắn bó với lão như một người bạn tri kỷ.

? Từ việc phân tích về tác dụng của một số từ tượng hình, tượng thanh ở các đoạn văn trên, hãy nêu một cách đầy đủ về từ tượng hình, từ tượng thanh

? Ta thường gặp các từ tượng hình, tượng thanh trong các loại văn bản nào

? Hãy nêu nhận xét đầy đủ về công dụng của từ tượng hình, tượng thanh

? Các từ đó được sử dụng trong đoạn văn có tác dụng gì

HS: Gợi được hình ảnh cụ thể, sinh động về hình ảnh Lão Hạc. sự đau đớn, ân hận của Lão khi bán chó. Sự đau đớn của LH trong cái chết  mô tả cụ thể, rõ nét cái chết đau đớn, thê thảm của LH.

? Em hãy tìm những VD tương tự trong văn bản

“Tức nước vỡ bờ”.

HS: lật đạt, rón rén, om sòm, sầm sập, run rẩy,...

? Từ những ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh

? Khi sử dụng từ tượng hình, tượng thanh sẽ có tác dụng gì

HS: Gợi được hình ảnh, âm thanh.

? Loại từ này thường được sử dụng trong loại văn nào

HS: Văn tự sự và miêu tả.

- Từ tượng hình → gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái.

- Từ tượng thanh → mô phỏng âm thanh tự nhiên của con người.

- Công dụng: gợi được hình ảnh, âm thanh, có giá trị biểu cảm cao.

(11)

? Nêu kết luận chung về từ tượng hình và từ tượng thanh

* Lưu ý: Phần lớn từ tượng thanh, tượng hình là từ láy

? Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK/ T49 2. Ghi nhớ_SGK/49 .

H§3 - Mở rộng sáng tạo (17p) - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp:vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm

- phương tiện: bảng, SGK - Kĩ thuật: động não.

HS nêu yêu cầu BT - HS làm miệng

II. Luyện tập

Bài tập 1 (49)

a) Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo.

chỏng quèo

- HS làm miệng (hoặc lên bảng)

- HS thảo luận trao đổi nhóm → trình bày

- HS đặt câu vào bảng nhóm, treo, nhận xét

- HS tìm, phát biểu , nêu ý nghĩa của việc dùng từ

b) Từ tượng thanh: bịch, bốp, soàn soạt

Bài tập 2 (50)

- Từ tượng hình gợi tả dáng đi của người: lom khom, dò dẫm, nhất ngưởng, liêu xiêu, lò dò

Bài tập 3 (50)

- Ha hả: Từ gợi tả tiếng cười to, sảng khoái, đắc ý

- Hì hì: vừa phải, thích thú, hồn nhiên, hiền lành

- Hô hố: to, vô ý, thôgây cảm giác khó chịu

- Hơ hớ: thoải mái, không cần che đậy, giữ gìn, hơi vô duyên

Bài tập 4 (50)

- Gió to làm cho cành cây gãy lắc rắc.

- Những giọt nước mắt lã chã rơi trên khuôn mặt cô bé.

- Cành đào lấm tấm những nụ hoa.

- Đường làng khúc khuỷu, lập lờ đom đóm bay.

- Tiếng đồng hồ tích tắc như nhắc em học bài.

- Mưa rơi lộp bộp rồi ào ào, xối xả.

- Tiếng bạn ấy bắt đầu ồm ồm.

Bài tập 5 (50)

(12)

- VD: Qua đèo Ngang, Mưa Hoạt động 4: Luyện tập, hướng dẫn về nhà

4. Củng cố: 2’

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não.

? Em hãy trình bày những nội dung cơ bản cần nhớ trong tiết học HS xung phong trình bày, nhận xét, bổ sung

GV nhận xét, khái quát về từ tượng hình, tượng thanh.

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài: học ghi nhớ - phân biệt được từ tượng hình, tượng thanh. PT được tác dụng.

- Sưu tầm bài thơ có từ tượng hình, tượng thanh.

- Soạn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

+nghiên cứu ngữ liệu và trả lời các câu hỏi mục I, II từ đó rút ra kết luận về : cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn làm cho chúng liền ý, liền mạch.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

Ngày soạn: 24.9.2020 Giảng:

Tiết 15 - Tuần 4 Tập làm văn

LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1.Kiến thức

- Hiểu được cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn làm cho chúng liền ý, liền mạch.

2. Kỹ năng - KNBH: nhận biết , sử dụng các từ, các câu có chức năng tác dụng liên kết các đoạn văn trong 1 văn bản.

- GDKNS : kỹ năng tự nhận thức, xử lý thông tin,

3. Thái độ - Giáo dục học sinh có trách nhiệm trong việc xác định được chủ đề, bố cục, cách liên kết, cách trình bày đoạn văn trong các văn bản được học.

(13)

4.Phỏt triển năng lực: rốn HS năng lực tự học ( Lựa chọn cỏc nguồn tài liệu cú liờn quan ở sỏch tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà cú chất lượng hỡnh thành cỏch ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo cỏc kiến thức đó học), năng lực giải quyết vấn đề (phỏt hiện và phõn tớch được ngữ liệu ), năng lực sỏng tạo ( cú hứng thỳ, chủ động nờu ý kiến), năng lực sử dụng ngụn ngữ khi núi, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tỏc khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhúm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tớch cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

- GV: nghiờn cứu SGK, chuẩn KT- KN, TLTK, giỏo ỏn, bảng phụ - HS : Trả lời mục I, II

III. Phương phỏp

- Phương phỏp đàm thoại, phõn tớch ngụn ngữ, thảo luận nhúm, thực hành cú hướng dẫn, động nóo

IV. Tiến trỡnh dạy học và giỏo dục 1- Ổn định tổ chức (1’)

2- Kiểm tra bài cũ (5’)

? Thế nào là đoạn văn? Cỏch trỡnh bày nội dung trong đoạn văn

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nờn văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lựi đầu dũng, kết thỳc bằng dấu chấm xuống dũng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.

- Cỏc cỏch trỡnh bày: diễn dịch, qui nạp, múc xớch, song hành, tổng phõn hợp

3- Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiờu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hỡnh thức: hoạt động cỏ nhõn.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trỡnh.

GV: Văn bản là một chỉnh thể thống nhất. Muốn vậy ta phải tạo mối quan hệ chặt chẽ, hợp lý giữa cỏc đoạn văn với nhau, tức là cỏc đoạn văn phải được liờn kết với nhau, để làm được điều đú ta học bài hụm nay.

Hoạt động 2- Hỡnh thành kiến thức (17) - Mục tiờu: hướng dẫn học sinh tỡm hiểu tỏc dụng của việc liờn kết cỏc đoạn văn trong văn bản

- Phương phỏp:phõn tớch ngữ liệu, phỏt vấn, khỏi quỏt,.

- phương tiện: bảng, SGK - Kĩ thuật: động nóo.

GD ĐẠO ĐỨC: Giỏo dục cho học sinh ý thức xỏc định của việc liờn kết cỏc đoạn

I. Tỏc dụng của việc liờn kết cỏc đoạn văn trong văn bản

1. Khảo sỏt, Pt ngữ liệu

* VD: 2 đoạn văn (50)

(14)

văn trong văn bản.

- 1 HS đọc 2 VD(50)

?) ở VB1 2 đoạn văn có mối liên hệ gì không? Tại sao?

- Đ1: Tả cảnh sân trường Mĩ Lý trong ngày tựu trường

- Đ2: Cảm giác của “tôi” 1 lần ghé thăm trường trước đây => việc tả và cảm nhận không cùng thời điểm (hiện tại - quá khứ)

=> người đọc hụt hẫng Hai đoạn không có sự gắn kết.

?) Xét VB2 và cho biết cụm từ “trước đó mấy hôm” viết thêm vào đầu đoạn văn 2 có tác dụng gì? 2 đoạn văn liên kết với nhau như thế nào?

- Sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa 2 đoạn văn với nhau -> liền ý, liền mạch

?) Cụm từ “trước đó mấy hôm”này là phương tiện liên kết của 2 đoạn văn. Vậy tác dụng của nó trong văn bản?

- Giúp người viết: Trình bày vấn đề một cách lô gic

- Giúp người lĩnh hội văn bản tiếp nhận đầy đủ văn bản tạo sự gắn kết về nội dung GvV gọi Hs đọc Ghi nhớ (sgk)

* Nhận xét

- VB1: 2 đoạn văn không liên kết với nhau

- VB2: Cụm từ “Trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết

2. Ghi nhớ (Sgk) - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu

cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

- Phương pháp:phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái quát,.

- phương tiện: bảng, SGK - Kĩ thuật: động não.

?) Xác định phương tiện liên kết trong VD a, b, c, d?

a) Sau khâu tìm hiểu b) Nhưng

d) Nói tóm lại

?) Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng VD?

a) Liệt kê d) Tổng kết, khái quát b) Tương phản, đối lập c) đó

II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

a, Khảo sát và phân tích ngữ liệu - VD: sgk (51,52)

- Nhận xét: Mối quan hệ giữa các đoạn văn

a) Quan hệ liệt kê

b) Quan hệ tương phản, đối lập c) Dùng đại từ, chỉ từ và các từ ngữ có tác dụng liên kết: (đó, này,

(15)

?) Kể thêm các phương tiện liên kết khác?

a) Trước hết, đầu tiên, sau nữa, cuối cùng, một là, hai là...

b) Trái lại, tuy vậy, ngược lại...

d) Nhìn chung, tổng kết lại, nói một cách khái quát...

* Xem lại VB 2

?) Từ “đó” thuộc loại từ nào? Kể thêm 1 số từ cùng loại?

- Là chỉ từ -> Này, kia, ấy, nọ...

?) “Trước đó” là thời điểm nào?Tác dụng của từ “đó”

- Là thời quá khứ -> Liên kết 2 đoạn văn

? để liên kết đoạn văn, người ta thường dùng những từ ngữ chỉ quan hệ gì làm phương tiện liên kết ?-> ghi nhớ sgk

đây...).

d) Quan hệ tổng kết, khái quát

b, Ghi nhớ (Sgk)

* HS đọc VD 2 (53)

?) Xác định câu liên kết giữa 2 đoạn văn?

Tại sao câu đó lại có t/dụng liên kết ? - ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy?

-> nối tiếp, phát triển ý ở cụm từ “ bố đóng sách cho mà đi học” ở đoạn văn trên

?) Qua phân tích các VD, em thấy các đoạn văn trong VB có cần liên kết không?

Có mấy cách liên kết?

- 2 HS phát biểu -> GV chốt ->1 HS đọc ghi nhớ

2. Dùng câu nối để liên kết đoạn văn

a, Khảo sát, phân tích ngữ liệu - VD: sgk(53)

- Nhận xét: nối tiếp, phân tích ý đoạn văn trước

b, Ghi nhớ: SGK (53) H§3 : Mở rộng sáng tạo (16p)

- Mục tiêu: học sinh thực hành luyện tập kiến thức đã học.

- Phương pháp:vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm

- phương tiện: bảng, SGK - Kĩ thuật: động não.

B1: HS nêu yêu cầu – làm việc cá nhân, phát biểu, nhận xét

III. Luyện tập

Bài tập 1 (53)

a) Nói như vậy:  thay thế cho đoạn 1.

Tổng kết

b. Từ : thế mà  chỉ sự đối lập, tương phản giữa đoạn trước (nóng bức),đoạn sau (rét)

c. Từ : cũng nối tiếp, liệt kê (nối đoạn 2 với đoạn 1), tuy nhiên : tương phản (nối đoạn 3 với đoạn 2)

(16)

B2: HS nêu yêu cầu, làm việc nhóm, đại diện nhóm trả lời, nhận xét

B3: Hs viết đoạn- đọc , nhận xét GV có thể cho điểm khuyến khích những HS viết tốt

Bài tập 2 (54)

a) Từ đó c) Tuy nhiên b) Nói tóm lại d) Thật khó trả

lời Bài 3: Viết đoạn văn Hoạt động 4: Luyện tập, hướng dẫn về nhà

4. Củng cố: 2’

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não.

? Em hãy trình bày những nội dung cơ bản cần nhớ trong tiết học HS xung phong trình bày, nhận xét, bổ sung

GV nhận xét, khái quát về từ tượng hình, tượng thanh.

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài: học ghi nhớ - Tìm và chỉ ra được các từ ngữ câu văn được dùng để liên kết các đoạn văn trong một văn bản theo yêu cầu cụ thể.

- Soạn: Từ địa phương, và biệt ngữ XH

+nghiên cứu ngữ liệu và trả lời các câu hỏi mục I, II từ đó rút ra kết luận về : thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; nắm được hoàn cảnh sử dụng giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong Vb..

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Ngày soạn: 24.9.2020 Giảng:

TUẦN 4 -Tiết 16 Tiếng Việt

TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

- Nắm được hoàn cảnh sử dụng giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong Vb.

2. Kỹ năng

- Hiểu biết, hiểu nghĩa 1 số từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH.

- Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ Xh phù hợp với tình huống giao tiếp.

- GDKNS

(17)

+ KN trao đổi, chia sẻ so sánh từ tượng hình, từ tượng thanh, đặc điểm, cách dùng các loại từ trên.

+ KN ra quyết định việc sử dụng linh hoạt trong các hoàn cảnh khác nhau từ địa phương và biệt ngữ xã hội, trợ từ, thán từ, tình thái từ.

+ KN tự nhận thức về việc trau dồi vốn hiểu biết về tiếng Việt của bản thân để sử dụng tiếng Việt tốt hơn trong giao tiếp. (Sử dung các PP: động não, thực hành...)

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức tìm hiểu sự phong phú của Tiếng việt

HỢP TÁC (tinh thần hợp tác trong học hỏi vốn ngôn ngữ nước ngoài phù hợp để bổ sung thêm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt).

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu SGK,chuẩn kiến thức - kĩ năng, TLTK, giáo án.bảng phụ - HS : chuẩn bị soạn mục I, II

III. Phương pháp

- Phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích ngôn ngữ,thực hành/động não.

IV. Tiến trình dạy học và giáo dục 1- Ổn định tổ chức(1’)

2- Kiểm tra bài cũ(5’)

? Thế nào là từ tượng hình?Tượng thanh? Tác dụng? Đặt câu có dùng 2 từ loại này?

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh,dáng vẻ, trạng thái sự vật

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

- Tác dụng: Gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động , có giá trị biểu cảm cao.

3- Bài mới :

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: thuyết trình.

GV: Có bà mẹ chồng nói với con dâu: Con “gầy” bếp lên rồi “quày” thịt cho mẹ!. Đến bữa ăn, bà mẹ giục các con “ăn “nồm nồm” vào”.

(18)

? Các em có hiểu câu nói của bà mẹ chồng đó không?

Dẫn vào bài: các từ gầy, quày, nồm nồm chính là từ ngữ địa phương. Bài học của chúng ta hôm nay có tên: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (18p) - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu Từ ngữ địa phương

- Phương pháp:phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái quát.

- Phương tiện: bảng, SGK - Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

* HS quan sát VD

GD đạo đức: giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc từ việc hiểu đúng về từ địa phương và biệt ngữ xã hội; có trách nhiệm với việc giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc theo từng vùng miền và từng tầng lớp nhất định; phải giản dị trong việc sử dụng từ ngữ, biết mượn từ ngữ tùy từng trường hợp sử dụng.

?) Hài từ “ bắp”,”bẹ” đều có nghĩa là ngô, nhưng từ nào được dùng phổ biến hơn? Tạo sao?

- Từ ngô vì nó nằm trong vốn từ vững toàn dân, có tính chuẩn mực văn hoá cao, được sử dụng rộng rãi

?) Trong các từ trên, từ nào là từ địa phương? từ nào là từ toàn dân ?Tại so?

- Từ “bắp”, “bẹ” : vì dùng trong phạm vi hẹp - Từ toàn dân : ngô ->được sử dụng rộng rãi toàn dân

Vậy em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương?

* HS đọc ghi nhớ

?) Tìm một số từ địa phương khác?

VD: từ nhút (nghệ Tĩnh) -> món ăn được muối từ xơ mít.

- Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt (Nam Bộ)

→ Do sự giao lưu kinh tế văn hoá → từ toàn dân.

I. Từ ngữ địa phương 1.Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* Ví dụ: sgk (56)

*. Nhận xét

- Từ địa phương “bắp”, “bẹ”

- Từ toàn dân : ngô.

2. Ghi nhớ: sgk(56)

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu biệt ngữ XH

- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái quát,.

- Phương tiện: bảng, SGK - Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

II. Biệt ngữ xã hội (7’) 1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* Ví dụ: SGK

* Nhận xét

(19)

* HS đọc VD

GD đạo đức:giáo dục về các giá trị: TRÁCH

NHIỆM, YÊU THƯƠNG, GIẢN DỊ (trong việc sử dụng từ ngữ

?) Tại sao tác giả dùng từ “mẹ”, “mợ” trong đoạn văn?

- Là 2 từ đồng nghĩa

- Tại sao có chỗ tác giả dùng từ “mẹ”, có chỗ lại dùng “ mợ”.

(mẹ trong lời kể  đối tượng là độc giả; mợ trong câu đáp của bé Hồng với cô  hai người cùng tầng lớp xã hội).

- Trước CMT8, trong tầng lớp XH nào, cha mẹ được gọi bằng cậu mợ?

(trung lưu, thượng lưu)

?) Từ “ngỗng, trúng tủ” có nghĩa gì ? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?

- Ngỗng: điểm 2 Tầng lớp học sinh

- Trúng tủ: đúng cái phần đã học kỹ sinh viên

?) Các từ trên gọi là biệt ngữ xã hội. Vậy em hiểu thế nào về biệt ngữ xã hội?

- 2 HS phát biểu ->GV chốt -> HS đọc ghi nhớ (sgk 57)

- Từ mợ, cậu tầng lớp trung lưu, thượng lưu trước CM thường dùng.

- Từ “ngỗng, trúng tủ”: tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng

=> là biệt ngữ xã hội 2. Ghi nhớ: sgk(57)

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ ĐP và BNXH, tích hợp giá trị đạo đức.

- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái quát.

- Phương tiện: bảng, SGK - Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

?) Khi sử dụng các lớp từ này, cần lưu ý gì? Tại sao?

- Chú ý đến tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp

?) Tại sao trong các tác phẩm thơ, văn, các tác giả vẫn dùng các lớp từ này? Tác dụng?

- Để tô đậm sắc thái địa phương.

?) Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

- Dễ gây ra sự tối nghĩa, khó hiểu

? Để giữ gìn tiếng nói của dân tộc ngay từ bây giờ em cần làm gì?

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội 1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Không lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

(20)

- Hs tự bộc lộ.

* HS đọc ghi nhớ (sgk 58) 2. Ghi nhớ: sgk 2(58)

Hoạt động3: Mở rộng sáng tạo(17p)

- Mục tiêu: học sinh thực hành luyện tập kiến thức đã học.

- Phương pháp:vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm

- Phương tiện: bảng, SGK - Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động nhóm.

- HS trả lời miệng

- 2 HS lên bảng, cả lớp làm ra nháp

- Trả lời miệng

- Thảo luận nhóm -> Trình bày Chi: gì, sao

Rứa: thế, vậy

IV Luyện tập 1-Bài 1(tr. 58) a - Nghệ Tĩnh:

- Nhút: một loại dưa muối.

- Thẻo: một loại nước chấm.

- Thộ: thấy.

b - Nam Bộ:

- Nún: mũ và nún.

- Mận: quả roi.

c - Thừa Thiên Huế:

- Đào: quả roi - Mố: vừng.

2. Bài tập 2(59)

- Quay : chép hoặc xem bài của bạn trong giờ kiểm tra (thi)

 Thà bị điểm kém còn hơn là quay bài của bạn.

- Viêm màng túi : hết tiền;

- xạc : phê bình hoắc trách mắng gay gắt…

- Tớ lại được xơi trứng môn Toán ( điểm 0)

- Những người đi thi đại học lại cứ phải sắm phao (tài liệu để quay cóp khi thi) - Vua ( trẫm), thức ăn của vua ( ngự thiện), giường của vua ( long sàng)

3. Bài tập 3(59)

- Nên dùng từ dịa phương: a - Không nên dùng từ địa phương: các trường hợp còn lại

4. Bài tập 4(59)

- Gan chi gan rứa mẹ lờ ?

Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai (Tố Hữu)

HĐ 4: Luyện tập, hướng dẫn về nhà 4. Củng cố: 2’

(21)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

? Em hãy trình bày những nội dung cơ bản cần nhớ trong tiết học HS xung phong trình bày, nhận xét, bổ sung

GV nhận xét, khái quát về từ địa phương và biệt ngữ XH.

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài: học ghi nhớ - sưu tầm một số câu ca dao, hò ,vè, thơ ,văn sử dụng từ địa phương và biệt ngữ XH. Đọc và sa]r lỗi do lạm dụng từ ngữ địa phương trong bài viết TLV.

- Soạn: Tóm tắt văn bản tự sự

+Nghiên cứu ngữ liệu và trả lời các câu hỏi mục I, II từ đó rút ra kết luận về : + Giúp HS nắm được mục đích, cách thức tóm tắt 1 văn bản tự sự

- Luyện tập khả năng tóm tắt văn bản tự sự. đọc hiểu , nắm bắt toàn bộ cốt truyện của 1 Vb tự sự.

+ Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết. Tóm tắt Vb tự sự phù hợp với y/cầu sử dụng.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến