• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16.9.2020 Giảng:

Tiết 25 - Tuần 7 MIấU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I.Mục tiờu

1. Kiến thức

- Vai trũ của yếu tố kể trong Vb tự sự. Vai trũ cỏc yếu tố miờu tả, biểu cảm trong Vb tự sự. Sự kết hợp cỏc yếu tố miờu tả và biểu cảm trong Vb tự sự.

2. Kĩ năng

- Nhận ra và phõn tớch được tỏc dụng của cỏc yếu tố miờu tả, biểu cảm trong làm văn tự sự. -Sử dụng kết hợp cỏc yếu tố miờu tả,biểu cảm trong làm văn tự sự.- Rốn khả năng viết văn bản tự sự cú cỏc yếu tố miờu tả, biểu cảm.

- Rốn KNS : giao tiếp (trỡnh bày ý tưởng, trao đổi...); ra quyết định: sử dụng yếu tố miờu tả, biểu cảm để nõng cao hiệu quả giao tiếp.

3. Thỏi độ: - Giỏo dục về cỏc giỏ trị: KHOAN DUNG, YấU THƯƠNG, GIẢN DỊ

4.Phỏt triển năng lực: rốn HS năng lực tự học ( Lựa chọn cỏc nguồn tài liệu cú liờn quan ở sỏch tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà cú chất lượng, hỡnh thành cỏch ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo cỏc kiến thức đó học), năng lực giải quyết vấn đề (phỏt hiện và phõn tớch được ngữ liệu), năng lực sỏng tạo ( cú hứng thỳ, chủ động nờu ý kiến), năng lực sử dụng ngụn ngữ khi núi, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tỏc khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhúm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tớch cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

G. Đọc kỹ tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức, SGK, SGV, soạn GA, bảng phụ H. Nghiờn cứu ngữ liệu và trả lời cỏc cõu hỏi mục I, từ đú rỳt ra kết luận.

III. Ph ơng pháp. P vấn đáp, phân tích tình huống, P nêu giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Kĩ thuật động não, thực hành có hớng dẫn

IV. Tiến trỡnh giờ dạy và giỏo dục 1- Ổn định tổ chức(1’)

2- Kiểm tra bài cũ(4’)

? Thế nào là túm tắt văn bản tự sự? Cỏc bước túm tắt 3- Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiờu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hỡnh thức: hoạt động cỏ nhõn.

- Kĩ thuật, PP: thuyết trỡnh.

*Đặt vấn đề bài mới:Trong cỏc văn bản đó học từ đầu năm, em thấy cú điểm chung gỡ về phương thức biểu đạt? (kết hợp cỏc phương thức tự sự + miờu tả +

(2)

biểu cảm). Việc kết hợp cỏc phương thức đú tạo nờn điều gỡ cho cỏc văn bản?

(sức hấp dẫn). Việc kết hợp cỏc yếu tố này với nhau như thế nào để cú hiệu quả.

Chỳng ta sẽ cựng tỡm hiểu bài học hụm nay.

Hoạt động 2 - Hỡnh thành kiến thức (16p) - Mục tiờu: hướng dẫn học sinh phõn tớch sự kết hợp cỏc yếu tố kể, tả và bộc lộ tỡnh cảm trong văn bản tự sự

- Phương phỏp:phõn tớch ngữ liệu, phỏt vấn, khỏi quỏt.

- Phương tiện: bảng, SGK - Kĩ thuật: động nóo.

- Hỡnh thức: hoạt động cỏ nhõn.

HS đọc 2 VD

? Đoạn văn nằm trong văn bản nào? Kể về điều gỡ

? Nguyờn Hồng đó diễn tả cảm xỳc ấy qua những phương thức biểu đạt nào

- Tự sự – miờu tả- biểu cảm

? Nhắc lại đặc trưng của từng phương thức này - Kể: nờu sự việc, hoạt động của nhõn vật

- Tả: chỉ ra tớnh chất, mức độ của nhõn vật , hành động

- Biểu cảm: bày tỏ tỡnh cảm, cảm xỳc

?) Xỏc định cỏc yếu tố miờu tả, biểu cảm trong đoạn văn? Cỏc yếu tố này đứng riờng hay đan xen vào nhau?

Kể: mẹ vẫy tụi … tụi chạy theo xe…mẹ kộo tụi…tụi oà khúc…mẹ khúc theo…tụi ngồi…

Tả:

- Tụi thở hồng hộc, trỏn đẫm mồ hụi, rức cả chõn - Mẹ tụi khụng cũm cừi, gương mặt... gũ mỏ Biểu cảm:

+ Hay tại sự sung sướng ...sung tỳc -> suy nghĩ + Tụi thấy những ... lạ thường-> cảm nhận + Phải bộ ... vụ cựng -> phỏt biểu cảm tưởng

=> cỏc yếu tố khụng tỏch riờng mà đan xen vào nhau

?) Nếu bỏ cỏc yếu tố miờu tả, biểu cảm trong đoạn văn đi thỡ đoạn văn sẽ như thế nào? 1HS kể mà chỉ cú yếu tố tự sự

- Đoạn văn khụ khan, khụng gõy xỳc động lũng người, ý nghĩa của cõu chuyện sẽ thấm thớa và sõu sắc hơn.

?) Vậy miờu tả, biểu cảm trong tự sự cú tỏc dụng gỡ?

- Đoạn văn trở lờn hấp dẫn, sinh động buộc người đọc phải suy nghĩ, liờn tưởng, rỳt ra bài học về tỡnh

I.

Sự kết hợp cỏc yếu tố kể, tả và bộc lộ tỡnh cảm trong văn bản tự sự

1. Khảo sỏt, phõn tớch ngữ liệu

- Yếu tố tự sự: sự việc lớn, nhỏ - Yếu tố miờu tả: tả “tụi”, mẹ - Yếu tố biểu cảm: suy nghĩ, cảm nhận, cảm tưởng của “tụi”

=> cỏc yếu tố đan xen vào nhau

(3)

mẫu tử thiêng liêng

?) Nếu bỏ yếu tổ tự sự đi thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ntn?- không có “chuyện” → cốt truyện là do sự việc và nhân vật tạo nên

- các yếu tố miêu tả, biểu cảm phải bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển

?) Vậy các yếu tố miêu tả, biểu cảm có tác dụng gì trong văn tự sự? - 2 HS phát biểu

?) Bài học cần ghi nhớ gì?

- 1 HS đọc ghi nhớ

Hđ3- Mở rộng sáng tạo (18p) - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp:vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm

- Phương tiên: bảng, SGK - Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhân, nhóm 1HS nêu yêu cầu

HS thảo luận nhóm : - N1: Tôi đi học - N2: Tức nước vỡ bờ - N3: Lão hạc

- N4: Cô bé bán diêm

→ trình bày

- GV Gợi ý

? Kể về ai

? Theo trình tự nào

? Biểu hiện tình cảm giữa hai người qua hành động, lời nói, cử chỉ, tâm trạng…)

-> HS viết ra phiếu học tập- đọc , GV chấm

- Miêu tả, biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động, sâu sắc

2.Ghi nhớ: Sgk(74) II. Luyện tập

Bài tập 1 (74)

a) Đoạn văn: “Sau một hồi trống ... trong các lớp” ( Tôi đi học)

b) Đoạn văn: “ Chao ôi... dần dần ( Lão Hạc)

c, “Người nhà lí trưởng… nhào ra thềm” ( Tức nước vỡ bờ) d, “Em quẹt que diêm thứ ba…

lên trời” ( Cô bé bán diêm) Bài tập 2 (74)

- Kể giây phút đầu tiên gặp người thân

- Tả: hình dáng, mái tóc (từ xa)

→ gần

- Kể hành động, những biểu hiện tình cảm khi gặp nhau

Hoạt động 4: Luyện tập, hướng dẫn về nhà 4. Củng cố: 2’

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

(4)

? Em hãy trình bày những nội dung cơ bản cần nhớ trong tiết học HS xung phong trình bày, nhận xét, bổ sung

GV nhận xét, khái quát về vai trò của sự kết hợp các yếu tố kể, tả và bộc lộ tình cảm trong văn bản tự sự.

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài: học ghi nhớ - phân biệt được các từ loại đã học ( trợ từ, thán từ) - Chuẩn bị bài: Đánh nhau với cối xay gió

+ Tìm hiểu tác giả Xéc – van - téc, tác phẩm Đôn – ki – hô – tê.

+ Tóm tắt đoạn trích + Chia bố cục

+ Trả lời các câu hỏi phần Hướng dẫn học bài SGK V. Rút kinh nghiệm

………

………...

...

Ngày soạn: 16.9.2020

Giảng:

Tiết 26, 27 Văn bản

ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

< Trích Đôn Ki- hô- tê, M. Xéc Van -téc >

I.

Mục tiêu 1. Kiến thức

- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật ,sự kiện ,diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.

- Ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van –téc đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan –xa.

2. Kĩ năng

- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích. Chỉ ra những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.Tiếp tục rèn kĩ năng đọc, kể, tóm tắt, phân tích, so sánh nhân vật

- Rèn KNS : giao tiếp lắng nghe/ phản hồi về tình huống truyện cuộc giao tranh giữa Đôn ki-hô-tê với những chiếc cối xay gió, những quan niệm đầy sách vở;

suy nghĩ sáng tạo: phân tích giá trị của đoạn trích vẻ đẹp của ước mơ, khát vọng mà Đôn-ki-hô-tê mong muốn; xác định nhận thức của bản thân.

3. Thái độ

(5)

- Giáo dục khát vọng lý tưởng cao đẹp vì cộng đồng, sống có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh. => giáo dục về các giá trị TRÁCH

NHIỆM, YÊU THƯƠNG, ĐOÀN KẾT….

GD bảo vệ môi trường: môi trường sống chỉ vùi đầu vào sách vở tầm thường là những cuốn kiếm hiệp đã sản sinh ra một con người hoang tưởng thiếu thực tế (sống với thế giới ảo) sẽ dẫn đến hệ lụy như Đôn –ki –hô- tê; từ đó cần biết nhận thức để xây dựng một môi trường sống của mình và xã hội tốt đẹp, nhân văn để bảo vệ nhân cách con người.

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương.

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu chuẩn kiến thức, SGK, TLTK, giáo án, máy chiếu

- HS: chuẩn bị bài. Tìm đọc truyện – Tóm tắt đoạn trích – trả lời các câu hỏi mục hướng dẫn chuẩn bị bài

III. Phương pháp

- Phương pháp đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm, nêu vấn đề/ động não IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục – tiết 1

1- Ổn định tổ chức (1’)

2- Kiểm tra bài cũ (5’) ?Cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm 3- Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: thuyết trình.

GV: Nhắc đến đất nước Tây Ban Nha thời kì Phục Hưng là chúng ta nhớ đến hình ảnh chiếc cối xay gió và các nhân vật cưỡi lừa, cưỡi ngựa, mặc áo giáp, vác thuổng, vác giáo rong ruổi trên đường . Đôn Ki- hô- tê của Xéc- van – téc là một tác phẩm văn học bất hủ viết về hình ảnh một hiệp sĩ như thế.

Hđ 2

Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm (7’) - Mục tiêu: học sinh nắm được những hiểu biết cơ bản về thể loại

- Phương pháp: vấn đáp

- Phương tiện: tư liệu, SGK, máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

?) Nêu hiểu biết của em về tác giả?

HS phát biểu - GV trình chiếu chân dung tác giả và giới

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả (1547 - 1616)

- Là nhà văn nổi tiếng của TBN và thế giới.

(6)

thiệu

G: Mi- Ghe Đơ Xéc-van-tét (1547-1616) là nhà văn nổi tiếng của Tây Ban Nha thời phục hưng. Cha ông là một thầy thuốc nghèo đông con. Thủơ ấu thơ, Xéc- van -téc chịu nhiều khổ cực, cùng gia đình di chuyển qua nhiều thành phố để kiếm sống

- Khi trưởng thành, ông gia nhập quân đội Tây Ban Nha, chiến đấu dũng cảm ở I-Ta-li-a và được thưởng huy chương

-Trên đường trở về nước, ông bị bọn cướp biển Bắc phi bắt làm tù binh 5 năm. Sau đó ông được gia đình chuộc ra, trở về Tây- Ban- Nha làm đủ nghề trước khi kiếm sống bằng ngòi bút.

-Xéc-van- tét làm thơ, viết kịch, sáng tác truyện ngắn, ông thực sự nổi tiếng với tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê nhà quí tộc tài ba xứ Man- Tra, tác phẩm đã đưa ông lên hàng các nhà văn vĩ đại thời kì Phục hưng.

Tác phẩm:

- Đôn Ki Hô Tê là một kiệt tác gồm 2 phần:

+ P1: 52 chương - xuất bản 1605 + P2: 74 chương - xuất bản 1615

- đoạn trích nằm ở phần I Hđ 3( 26’)

Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị của văn bản, giáo dục bảo vệ môi trường.

- Phương pháp: đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát vấn, khái quát, nhóm.

- Phương tiện: SGK, bảng, máy chiếu - Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

Hướng GD đạo đức: Ý thức đọc văn bản và tìm hiểu văn bản

*`GV hướng dẫn đọc: chú ý các câu đối thoại giọng Đôn Ki- hô- tê nói với cối xay gió: ngây thơ, tự tin xen lẫn hài hước

- 3 HS đọc - nhận xét

- Hãy tóm tắt đoạn truyện theo chuỗi sự việc chính?

- Một Hs tóm tắt - nhận xét

+ Lần này Đôn gặp những chiếc cối xay gió giữa đồng và chàng liền nghĩ đó là những tên khổng lồ xấu xa. Mặc cho Xan - chô can ngăn song Đôn 1 mình xông tới và cả người lẫn ngựa bị trọng thương. Trên đường đi tiếp Đôn

2. Tác phẩm

- VB trích ở phần I tp “Đôn Ki Hô Tê”, là bộ tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Xéc – van – téc.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc, tìm hiểu chú thích

a, Đọc

(7)

vì danh dự của hiệp sỹ và nhớ tới nàng Đuyn - xi - nê - a nên không rên rỉ, không ăn, không ngủ trong khi Xan - chô cứ ăn no ngủ kỹ.

- Giải thích một số từ khó1,2,5,7,12

? VB thuộc loại gì ?

G: Cuốn tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê nhà quí tộc tài ba xứ Man- Tra của Xéc-van-tét là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục Hưng, nó đã làm cho tên tuổi của ông trở thành bất hủ .Đặt trong sự phát triển chung của tiểu thuyết thế giới, Đôn-ki-hô-tê nhà quí tộc tài ba xứ Man- Tra được coi là một kiệt tác. Xéc-van-tét đã viết cuốn tiểu thuyết này trong vòng 10 năm (1605-1615) ông viết trong nghèo khổ và nghiệt ngã của cuộc đời. Khi tập 2 ra đời, cuốn tiểu thuyết trọn bộ thì chỉ một năm sau nhà văn qua đời.

b, Chú thích (Sgk) 2. Kết cấu – bố cục - Thể loại: Tiểu thuyết

?) Đoạn trích có bố cục như thế nào?

- 3 phần

+ P1: Từ đầu -> không cân sức: Thầy trò Đôn Ki hô tê trước khi đánh nhau với cối xay gió ( những chiếc cối xay gió hay là những tên khổng lồ ghê ghớm)

+ P2: Tiếp -> bị toạc nửa vai: Đánh nhau với cối xay gió( một trận giao chiến không cân sức)

+P3: Còn lại: 2 thầy trò tiếp tục cuộc phiêu lưu

GD đạo đức: Không được sống hoang tưởng, phải có lòng dũng cảm, biết hi sinh, giúp đỡ người khác

?) Văn bản có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

- Đôn Ki -hô -tê và Xan -chô pan- xa

Dựa vào chú thích, em thấy NV Đôn -ki – hô -tê được khắc hoạ ra sao ?

+ Nguồn gốc, xuất xứ nhân vật ? Ngoại hình ? - Nguồngốc: Quý tộc nghèo

- Ngoại hình: Gầy, cao lênh khênh ngồi trên lưng ngựa còm, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài toàn những thứ đã han gỉ...

?) Em có nhận xét gì về hành trang của hiệp sĩ này

- Đủ món, đủ nghề, đúng mốt của một trang hiệp sĩ nhưng thật nhếch nhác, lỉnh kỉnh, manh dáng vẻ của một anh hề hơn một trang hiệp sĩ.

?) Tất cả những trang bị của đôn- Ki- Hô- tê mục đích làmgì ?

- Mục đích ; Làm hiệp sĩ lang thang trừ gian tà, giúp đỡ người lương thiện

?) Theo dõi phần đầu của đoạn trích, hãy nêu lí do vì sao Đôn Ki hô tê lại đánh nhau với cối xay gió?

- Tưởng đó là bọn khổng lồ gian ác

- Bố cục: 3 phần

3. Phân tích

a, Nhân vật Đôn - ki - hô - tê

(8)

- Thấy đây là vận may (1 cuộc chiến đấu chính đáng và quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất)

?) Em nhận xét gì về động cơ của Đôn Ki hô tê khi đánh cối xay gió?

- Động cơ trong sáng, hồn nhiên, tốt đẹp: tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân

?) Để thể hiện động cơ tốt đẹp đó, Đôn Ki hô tê đã đánh cối xay gió như thế nào?

- Dù biết đây là “ cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức” -> bỏ mặc lời can ngăn của Xan chô

- Phóng ngựa dũng cảm xông lên - Quát mắng lũ quỉ khổng lồ

- Nguyện cầu người tình lý tưởng...

?) Nhận xét về hành động của Đôn Ki hô tê lúc này?

- Dũng cảm như 1 anh hùng -> đáng kính phục

* GV: Trong giây phút tấn công kẻ thù đó, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói lên, đẹp như 1 anh hùng, rất đáng kính phục

?) Hành động của Đôn Ki hô tê có gì đáng buồn cười? Vì sao?Điều đó thể hiện suy nghĩ gì ?

- hành động tốt đẹp nhưng đối tượng quyết đấu lại là những chiếc cối xay gió hiền lành vô tội -> hoang tưởng, hão huyền, mang tính phá phách

?) Kết quả của trận đánh đó? Thái độ lúc này của Đôn Ki hô tê thể hiện đặc điểm gì trong tính cách của lão?

- Ngọn giáo bị gãy tan tành ( mất bao thời gian để đánh bóng...)

- Người và ngựa ngã văng ra xa, nằm không cựa quậy - Con ngựa bị toạc nửa vai

-> thất bại một cách đau đớn

-> Dũng cảm, kiên cường (không hề rên la, coi thất bại chẳng vào đâu) nhưng hoang tưởng nên giải thích mê muội, điên rồ

*GV: Thất bại đau đớn như thế nhưng không một tiếng rên la, trái lại vẫn cháy bỏng 1 niềm tin, 1 quyết tâm hành động vì nghĩa lớn. Một bản lĩnh làm người như thế thật đáng khâm phục biết bao! Chỉ tiếc bản lĩnh ấy không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống...

?) Sau đó Đôn Ki hô tê đã có hành động gì và suy nghĩ gì? Nhận xét?

- Bẻ một cành cây khô lắp thành ngọn giáo - Thức trắng đêm nghĩ tới tình như hiệp sĩ - Không ăn sáng : như hiệp sĩ

-> Đôn Ki hô tê vừa đáng trân trọng vừa nực cười, vừa đáng thương vừa đáng trách

(9)

?) Qua phân tích trận chiến đấu với những chiếc cối xay gió, em thấy Đôn Ki hô tê là người như thế nào? Có điều gì đáng khen, điều gì đáng chê ở nhân vật này?

- Khen :nhân cách cao thượng - Chê: điên rồ, hoang tưởng

*GV: Đôn Ki hô tê luôn là một con người cao thượng, trong sạch, dũng cảm, trong sạch, sống hết mình vì lý tưởng nhưng hoang tưởng, điên rồ, thiếu thực té, mù quáng, trở thành trò cười cho thiên hạ.

GV: đây là một con người có lý tưởng, tốt đẹp, có lòng nhân ái, tinh thần dũng cảm nhưng hành động lại điên rồ, mù quáng, phi thực tế, mơ mộng làm theo sách vở, máy móc, buồn cười do ngốn quá nhiều sách kiếm hiệp nên Đôn- ki- hô tê trở thành 1 nhân vật nực cười, đáng trách mà cũng đáng thương.

?) Từ Đôn Ki hô tê,em rút ra bài học gì cho mình?

- Tránh xa truyện kiếm hiệp bởi lẽ môi trường sống chỉ vùi đầu vào sách vở tầm thường là những cuốn kiếm hiệp đã sản sinh ra một con người hoang tưởng thiếu thực tế (sống với thế giới ảo) sẽ dẫn đến hệ lụy như Đôn –ki –hô- tê; từ đó cần biết nhận thức để xây dựng một môi trường sống của mình và xã hội tốt đẹp, nhân văn để bảo vệ nhân cách con người.

*GV: Đôn Ki hô tê gàn dở, nhưng biết yêu thương nhân loại,yêu tự do, bình đẳng, ghét thói xa hoa, ăn bám, quí trọng danh dự, đạo người. Đôn Ki hô tê chết là vì lý tưởng hiệp sĩ chết.Vậy thời đại mới (TBCN) đem lại cái gì cho Đôn Ki hô tê? Đó là câu hỏi phản ánh sự khủng hoảng của lý tưởng nhân văn chủ nghĩa Tây Ban Nha TK 16, 17.

?Vì sao nói nhân vật Đôn-ki-hô-tê là nhân vật điên- tỉnh ? - HS thảo luận :

Đó là nghệ thuật lưỡng hóa vì trong con người Đôn-ki-hô- tê có cả phần điên và phần tỉnh

- Điên vì nghĩ cối xay gió là khổng lồ

- Tỉnh là vì khao khát cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn

- Hiệp sĩ Đôn Ki hô tê là người có lí tưởng tốt đẹp, hành động dũng cảm nhưng nhận thức mù quáng, điên rồ nên đã chuốc lấy thất bại thảm hại.

4. Củng cố: (2’)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn

- Kĩ thuật: Sử dụng KT hỏi chuyên gia

2 HS lên bảng – HS dưới lớp hỏi 6 câu liên quan đến tiết 1 – HS nào trả lời được nhiều câu thắng cuộc được bầu làm chuyên gia.

5. HDVN. (3 phút)

(10)

- Học bài và soạn tiết 2:

+ Tóm tắt văn bản

+ Nhận xét về nhân vật Đôn Ki-hô – tê + Phân tích hình ảnh Xan – chô Pan xa.

+ PT nghệ thuật tương phản của văn bản.

+ Rút được ra ý nghĩa giáo dục của văn bản V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Ngày soạn: 16 .9.2020

Giảng: Tiết 2 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

? Tóm tắt đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió?

3- Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: thuyết trình. GV chuyển sang tiết 2 Hđ 3( 22’)

Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị của văn bản, giáo dục đạo đức.

- Phương pháp:đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát vấn, khái quát, nhóm.

- Phương tiện: SGK, bảng, máy chiếu - Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

GD đạo đức: Không sống ích kỷ, vụ lợi

Dựa vào chú thích, em hãy hình dung về nhân vật Xan – chô Pan –xa ?

- Phân tích những mặt tốt- xấu của NV Xan –cho-pan – xa?

- Là 1 người dân béo lùn, làm giám mã cho Đôn Ki hô tê - Hi vọng sau này làm thống đốc, cai trị vài hòn đảo ->

cuộc đời giàu sang phú quý - Đủng đỉnh cưỡi lừa theo chủ - Mang bầu rượu, túi thức ăn

b.Giám mã Xan- chô Pan xa

(11)

?) Khi thấy Đôn Ki hô tê đánh nhau với cối xay gió, Xan chô đã làm gì? Tại sao?điều đó chứng tỏ Xan- chô suy nghĩ ntn?

- Xan chô đã can ngăn vì Xan chô biết đó là cối xay gió chứ không phải là những tên khổng lồ.

- Lúc đầu hét to để can ngăn nhưng sau đó để mặc chủ

?) Hành động này của Xan chô có gì đúng, có gì sai?

- Đúng: vì biết hành động của chủ mình là gàn dở, điên cuồng -> sẽ thất bại

- Sai: không quan tâm và dùng bằng hành động và sức vóc của mình để can ngăn sự điên rồ của chủ

?. Trong cuộc chiến đấu với cối xay gió của chủ, Xan –chô - pan – xa luôn là người đứng ngoài cuộc. Điều đó đặc điểm nào khác trong tính cách của Pan –chô ?

Đoạn tả Xan – chô chỉ ăn ngủ cho thấy bác là con người NTN ?

- Thực dụng, tầm thường : quá quan tâm những nhu cầu vật chất

Đến đây em hiểu gì về Xan chô?

Bảng phụ:

- Nguồn gốc : Nông dân

- Ngoại hình : Béo, lùn, cưỡi lừa, mang theo bầu rượu, túi thức ăn

- Mục đích : Làm giám mã, theo hầu Đôn – ki mong được hưởng chiến lợi phẩm.-> làm thống đốc, cai trị vài hòn đảo -> cuộc đời giàu sang phú quý

- Suy nghĩ (Đầu óc tỉnh táo) : can ngăn chủ tấn công cối xay gió

- Tính cách: hèn nhát

+ Thực dụng, tầm thường : quá quan tâm những nhu cầu vật chất

? Nhận xét cách Xd 2 nhân vật của tác giả ?Tác dụng của việc XD đó ?

-Hai nhân vật vừa song song vừa tương phản

- Hai nhân vật góp phần bổ sung cho nhau lại có điểm chung thống nhất -> hấp dẫn, độc đáo trong văn học trung đại Tây Ban Nha.

? Nhà văn đã xây dựng được một cặp nhân vật đối lập, tương phản bất hủ trong văn học. Hãy chứng minh?

- HS thảo luận nhóm - trình bày – GV trình chiếu - PT

Đ Đôn Ki hô tê Xan chô pan ta - làm theo sánh vở

- Có khát vọng cao cả - Muốn giúp ích cho đời, không quản ngại hi sinh

- Mong ước tầm thường - Chỉ lo cho bản thân, hèn nhát

- Tỉnh táo, thực dụng

=>Xan chô là người tỉnh táo nhưng hèn nhát và thực dụng

(12)

- Mê muội, hoang tưởng vì đọc quá nhiều sách kiếm hiệp

- Hành động điên rồ

- Lời nói màu mè kiểu cách

- Hành động khôn ngoan

Hoang tưởng và cao thượng

Tỉnh táo và tầm thường

? Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua hai nhân vật Đôn Ki hô tê ?

- Khát vọng lý tưởng cao đẹp vì cộng đồng, sống có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh.

Hoạt động 4(5’)

- Mục tiêu: học sinh biết đánh giá giá trị của văn bản.

- Phương pháp: phát vấn, khái quát - Phương tiện: máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

?) Em rút ra ý nghĩa gì từ 2 nhân vật này?

- Thảo luận nhóm 1

?) Nhận xét về biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản?

- thảo luận nhóm 2

HĐ 5 (6’)

- Mục tiêu: học sinh biết đánh giá giá trị của văn bản.

- Phương pháp: phát vấn, khái quát - Phương tiện: SGK.

- Kĩ thuật: trình bày 1’

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

?Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Đôn Ki- hô-tê sau khi học xong văn bản?

- HS suy nghĩ , trình bày miệng trong 1’

- HS nhận xét,bổ sung

GV nhận xét , cho điểm khuyến khích

4. Tổng kết a. Nội dung

Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki- hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống XH.

b. Nghệ thuật

Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giưa hai hình tượng nhân vật

- Giọng điệu phê phán, hài hước

c. Ghi nhớ: sgk (80) III. Luyện tập

4. Củng cố: (2’)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, GV đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

(13)

- Phương pháp:thuyết trình - Kĩ thuật: trình bày 1’

Câu chuyện phiêu lưu của hai thầy trò Đôn …có ý nghĩa phản ánh bước chuyển mình vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha trên con đường từ XHPK sang XHTB phức tạp, thử thách rèn luyện con người. Cuối cùng thì cáI điên rồ của Đôn và sự mộng tưởng của Xan chỉ là cái vỏ tạm thời. Phẩm chất đạo đức tốt đẹp của hai nhân vật này là truyền thống của dân tộc TBN.

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học ghi nhớ, tóm tắt văn bản, đọc kĩ phần chú thích để hiểu về tác giả, tác phẩm , nhớ được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong văn bản.

- Soạn: Tình thái từ :

+ Nghiên cứu ngữ liệu, trả lời mục I.

+ Từ đó rút ra nhận xét về khái niệm và cách sử dụng tình thái từ.

+ Kỹ năng sử dụng tình thái từ trong các tình huống giao tiếp.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

Ngày soạn: 16.9.2020

Giảng: Tuần 7- Tiết 28 Tiếng Việt

TÌNH THÁI TỪ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS hiểu được khái niệm và cách sử dụng tình thái từ 2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng sử dụng tình thái từ trong các tình huống giao tiếp.

- KNS : + Ra quyết định sử dụng linh hoạt tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng tình thái từ.

+KN tự nhận thức về việc trau dồi vốn hiểu biết về tiếng Việt của bản thân để sử dụng tiếng Việt tốt hơn trong giao tiếp.

3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc => giáo dục về các giá trị: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, GIẢN DỊ (trong việc sử dụng từ ngữ).

4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn

(14)

ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu chuẩn kiến thức, SGK, TLTK, giáo án, bảng phụ.

- HS : chuẩn bị bài mục I,II; tìm những câu văn, câu thơ có dùng tình thái từ III. Phương pháp

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm, vấn đáp, thực hành có hướng dẫn

IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’)

2- Kiểm tra bài cũ (5’)? Thế nào là trợ từ, thán từ? Đặt câu có sử dụng trợ từ, thán từ

- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh họơc biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

3- Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: thuyết trình.

*GV: Nhân dân ta thường nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời nói trong giao tiếp hàng ngày cũng phần nào thể hiện tính cách nhận thức của con người. Vì sao lại khẳng định như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu...

Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức (16p) - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu chức năng của tình thái từ

- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái quát.

- Phương tiện: bảng, SGK - Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

Gd đạo đức: Có ý thức sử dụng tình thái từ

* GV treo bảng phụ chép 3 VD a, b, c

* HS đọc Vd

?) 3 câu trên thuộc kiểu câu có mục đích như thế nào?

a. Nghi vấn b. Cầu khiến c. Cảm thán

?) Nếu bỏ các từ gạch chân thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi không? Tại sao?

I. Chức năng của tình thái từ 1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu:

(sgk)

* Nhận xét

- à → tạo lập câu nghi vấn - đi → tạo lập câu cầu khiến - thay → tạo lập câu cầu khiến

(15)

- Nếu bỏ thì thông tin, sự kiện không thay đổi nhưng mục đích nói sẽ thay đổi

- Câu a: không còn là câu nghi vấn - Câu b: không còn là câu cầu khiến - Câu c: không còn là câu cảm thán

?) Vậy các từ à,đi, thay có tác dụng gì?

- Là yếu tố tạo nên nghi vấn, cảm thán, cầu khiến

?)Ở VD d, từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?

- Sắc thái kính trọng, lễ phép

?) Các từ trên gọi là tình thái từ. Vậy em hiểu thế nào là tình thái từ? Có mấy loại tình thái từ?

- 2 HS nêu -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ

* GV treo bảng phụ nêu VD:

a. Ta đi nào! → Tình thái từ biểu thị mục đích cầu khiến

b. Ăn cây nào rào cây ấy → đại từ phiếm chỉ c. Cậu thích cái áo nào?→ đại từ nghi vấn

?) Các từ “nào” trong 3 VD có gì khác nhau?

d. Mình về đi. -> Tình thái từ biểu thị ý cầu khiến

đ. Mình đi về. -> đại từ

?) Hai từ đi ở 2 VD có gì khác nhau? Cần lưu ý gì?

2. Ghi nhớ: sgk (81)

* Lưu ý: Cần phân biệt tình thái từ với các từ đồng âm khác nghĩa, khác từ loại

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh phân tích sử dụng tình thái từ

- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái quát.

- phương tiện: bảng, SGK - Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

* GV treo bảng phụ

?) Các tình thái từ ở các VD trên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào?

- a) → hỏi, thân mật - b) → hỏi, kính trọng

- c) → cầu khiến, thân mật - d) → cầu khiến, kính trọng

?) Khi nào thì sử dụng tình thái từ biểu thị sắc thái kính trọng? Thân mật?

II. Sử dụng tình thái từ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- à → hỏi, thân mật - ạ → hỏi, kính trọng

- nhé → cầu khiến, thân mật - ạ → cầu khiến, kính trọng

(16)

- Kính trọng: với bề trên, người lớn tuổi - Thân mật: với bề dưới, ngang hàng

?) Qua các VD trên, hãy nêu cách dùng tình thái từ?

- 3 HS nêu -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ

*GV: Tình thái từ ít được sử dụng trong các văn bản hành chính, văn bản khoa học.

? Tình cảm của em đối với tiếng việt mình như thế nào?

-Tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc => giáo dục về các giá trị: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, GIẢN DỊ (trong việc sử dụng từ ngữ)

2. Ghi nhớ 2: sgk (81)

HĐ4- Mở rộng sáng tạo (17p)

- Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp:vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm

- Phương tiên: bảng, SGK - Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhóm.

- HS làm miệng - H/ đ theo nhóm -> đại diện trình bày

- HS lên bảng làm bài tập 3-4 ( mỗi HS 2 câu )

HS nêu yêu cầu- tìm, trả lời, nhận xét

III. Luyện tập

BT 1 ( 81) Các tình thái từ : b, c, e, i

BT 2 (82)

a) chứ: nghi vấn, điều muốn hỏi phần nào đã được khẳng định b) chứ: nhấn mạnh điều khẳng định, cho là không thể được c) ư : hỏi, phân vân

d) nhỉ: thái độ thân mật

e) nhé: dặn dò, thái độ thân mật g) vậy: thái độ miễn cưỡng h) cơ mà: thái độ thuyết phục BT 3( 83)

- Thưa cô phải làm mấy bài tập ạ?

- Bạn học bài rồi chứ?

- Ngày mai, mẹ cho con đi chợ nhé

BT 4 (83)

a) Tôi giúp bạn rồi mà!

b) Đưa bạn ấy về tận nhà đấy!

c) Thôi, tớ tự làm bài tập vậy.

d) Con thích về quê cơ BT 5 ( 83)

Một số tình thái từ trong tiếng địa phương :

VD :

- Hả/ hỉ - chứ/ chớ

(17)

- mà/mừ

- nhé/nha, nghen HĐ 4: Luyện tập, hướng dẫn về nhà

4. Củng cố (2’)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não.

? Em hãy trình bày những nội dung cơ bản cần nhớ trong tiết học HS xung phong trình bày, nhận xét, bổ sung

GV hệ thống hoá kiến thức của bài qua yêu cầu HS lập sơ đồ tư duy với từ khoá

Tình thái từ

Khái niệm các loại cách sử dụng 5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Nhớ được khái niệm và cách sử dụng tình thái từ, hoàn thành bài tập . Biết giải thích nghĩa của tình thái từ trong một văn bản tự chọn, biết sử dụng tình thái từ đúng tình huống giao tiếp.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả ,biểu cảm + Nghiên cứu ngữ liệu SGK và trả lời câu hỏi.

+Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.

+ Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến