• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:……/10/2019 Ngày giảng: ………

Tiết 10

TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề) - Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.

- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài dạy

- Rèn kỹ năng tìm hiểu đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.

- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.

* Kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tuởng phản hồi, lắng nghe tích cực về cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

- Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức tìm hiểu đề, lập dàn ý trước khi viết bài văn tự sự.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

- Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi.

- Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;

và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, nêu vấn đề, quy nạp, phân tích, dạy học theo định hướng hành động, thực hành.

(2)

- Kĩ thuật : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Dàn bài một bài văn tự sự gồm mấy phần? Yêu cầu từng phần?

* Yêu cầu:

- Bài văn tự sự gồm 3 phần

+ MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

+ TB: Phát triển diễn biến câu chuyện + KB: Kết thúc câu chuyện.

III. Bài mới: (35’)

* Giới thiệu bài:

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự, vậy để làm 1 bài văn tự sự chúng ta tiến hành ntn? Bài học hôm nay giúp ta hiểu điều đó.

Hoạt động thầy – trò Nội dung

Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, nêu vấn đề, quy nạp, phân tích, dạy học theo định hướng hành động, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Khi tìm hiểu đề, ta phải làm như thế nào?

- Chú ý những từ ngữ thể hiện yêu cầu của đề.

GV: Đề văn tự sự có thể diễn đạt thành nhiều dạng

+ Trực tiếp yêu cầu “kể” . + Gián tiếp yêu cầu “kể”.

? Muốn làm tốt một bài văn tự sự , cần phải thực hiện các bước nào?

- Tìm hiểu đề:

- Lập ý

I.Ôn tập lý thuyết

* Đề văn tự sự:

- Làm bài văn tự sự: chú ý những từ ngữ thể hiện yêu cầu của đề.

* Cách làm bài văn tự sự:

- Tìm hiểu đề: Xác định yêu cầu.

(3)

- Lập dàn ý

- Viết bài văn theo yêu cầu bố cục 3 phần ? Tại sao trước khi làm bài văn tự sự phải tìm hiểu đề?

- Tìm hiểu đề là đọc kĩ đề bài , xác định các từ ngữ quan trọng, từ đó nắm vững yêu cầu của đề

? Bước lập ý là bước xác định những vấn đề gì?

- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa câu chuyện

? Tại sao phải lập dàn ý trước khi viết bài?

- Sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện, hiểu được ý định của người viết

? Nêu dàn ý của một bài văn tự sự?

Dàn bài

- Mở bài: Giới thiệu về nhân vật, sự việc - Thân bài: Kể diễn biến sự việc

- Kết bài: Kể kết cục câu chuyện

? Sau khi lập dàn ý ta làm gì?

Viết một bài văn theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết luận.

Tích hợp kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, nêu vấn đề, quy nạp, phân tích, dạy học theo định hướng hành động, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

* Thảo luận nhóm (3’) - Gv chia lớp làm 3 nhóm

? Em hãy tìm ý và lập dàn bài trong truyện Thánh Gióng?

- Các nhóm thảo luận, báo cáo.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lập ý: xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

- Lập dàn ý

- Viết bài văn theo yêu cầu bố cục 3 phần.

II. Luyện tập

Bài 1

* Truy ệ n TGióng : - Nhân vật: TGióng

- Sự việc: TGióng đánh giặc -> Bay về trời

- Chủ đề: ca ngợi người anh hùng dân tộc có công giết giặc.

* L ậ p dàn ý :

+ Mở bài: có nhiều cách.

(4)

- Gv nhận xét, chốt.

Bài 2

? Lập dàn ý cho văn bản “ Sơn tinh – Thủy tinh”

? Mở bài cần nêu những ý nào?

? Nhiệm vụ phần thân bài?

? Nội dung phần kết bài?

- Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên ba tuổi mà không biết nói, biết cười.

- Ngày xưa, tại một làng nọ có một chú bé rất lạ, đã lên ba mà không biết nói biết cười...

- Người nước ta không ai là không biết Thánh Gióng. Đó là một chú bé sống ở làng....thời Hùng Vương thứ sáu. Điều kì lạ là chú bé lên ba tuổi vẫn...

+ Thân bài: Sắp xếp sự việc theo thứ tự.

- Thánh Gióng ra đời, không biết nói.

- Giặc Ân đến, đòi đi giết giặc.

- Lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa, vươn vai...

- Roi gãy, nhổ tre, giết sạch giặc, bay về trời.

+ KB: Vua nhớ công ơn, lập đền thờ phong làm Phù Đổng Thiên Vương.

Bài 2 a. Mở bài

Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.

b. Thân bài

Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:

- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người.

Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.

- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

(5)

- H/s trả lời, gv nhận xét, chốt.

? Qua nội dung bài học em có nhận xét gì về đề văn và cách làm bài văn tự sự?

- H/.s bộc lộ.

- GV nhận xét, uốn nắn và tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.

- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau

c

. Kết bài

- Hàng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

- Giáo viên nhắc lại các bước làm bài văn tự sự.

? Qua nội dung bài học em có nhận xét gì về văn tự sự?

- H.s tự bộc lộ.

- Gv nhận xét, uốn nắn và tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

V. H ướng dẫn về nhà: (3 phút) PP thuyết trình

- Học bài, nắm cách tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn tự sự.

- Chuẩn bị: Lời văn đoạn văn ngôi kể trong văn tự sự.

+ Ôn lại các kiến thức lý thuyết: đặc điểm lời văn đoạn văn tự sự, thế nào là ngôi kể trong văn tự sự, có những ngôi kể nào, đặc điểm...

+ Xem các dạng bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

...

============********=============

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Rèn cho học sinh năng lực tự học ( thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng. Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internét, hình thành cách ghi

rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến