• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 20/3/2021

Ngày giảng : Tiết 101

Văn bản:

CÔ TÔ

(Nguyễn Tuân)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão qua ngòi bút miêu tả tài hoa, tinh tế của Nguyễn Tuân và đời sống con người lao động thân thiện, tích cực ở vùng đảo Cô Tô.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả cảnh sinh động, độc đáo và tài năng sử dụng ngôn ngữ miêu tả hết sức điêu luyện của tác giả.

2. Kỹ năng:

*Kĩ năng bài học:

- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm văn bản, đọc –hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả, trình bày suy nghĩ, cảm nhận về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản

*Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp quê hương đất nước

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh lòng yêu mến những con người lao động bình thường ở mọi miền tổ quốc; tình yêu thiên nhiên, yêu tiếng mẹ đẻ giàu có, trong sáng.

*Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường biển đảo

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

=> các giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

4. Định hướng phát triển năng lực:

(2)

Rèn cho học sinh năng lực tự học ( thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng. Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internét, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của giáo viên, theo các kiến thức đã học) năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phát triển được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương) năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động, sáng tạo nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm văn chương) năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác khi thưc hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bài giảng điện tử, tham khảo tài liệu có liên quan đến bài giảng.

- Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK, tìm thêm tư liệu về tác giả Nguyễn Tuân và đảo Cô Tô.

III. Phương pháp:

- Phương pháp: giảng bình, vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi.

-Kỹ thuật: động não, “khăn phủ bàn”, sơ đồ tư duy IV.Tiến trình giờ dạy và giáo dục

1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

? Cảnh Cô Tô sau cơn bão được miêu tả như thế nào? Cảm nghĩ của em?

3. Bài mới: (1’)

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về văn bản.

b. Nội dung: Cảm nhận cảnh bình minh trên biển c. Sản phẩm:Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

* Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

(3)

? Nếu em đã đi biển vào dịp hè, hãy tưởng tượng lại cảnh bình minh trên biển và miêu tả lại cho cô và các bạn cùng biết?

? Đứng trước cảnh đẹp ấy em cảm thấy thế nào?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời

* Dự kiến trả lời:

*Báo cáo kết quả:

- Tuyệt đẹp, rực rỡ, lộng lẫy, tráng lệ

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chuyển ý giới thiệu bài

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 22’) Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản

- Thời gian: 22 phút

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc –hiểu văn bản

-PP: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề,thuyết trình

- KT động não.

*Tích hợp kĩ năng sống:

Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp quê hương đất nước.

* HS đọc đoạn 2

?) Cảnh mặt trời mọc trên biển được miêu tả theo trình tự nào?

b. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô

(4)

- Trình tự thời gian mặt trời mọc, trên nền cảnh không gian rộng lớn của bầu trời, mặt biển

?) Để tả được tường tận cảnh mặt trời mọc tác giả đã làm như thế nào? Nói lên điều gì?

- Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo, ngồi rình mặt trời lên

?) Em hiểu “rình” là thế nào? Nhận xét thái độ của tác giả?

- Rình: chăm chú, mất nhiều thời gian => chờ đợi, bỏ công sức, rất công phu, trân trọng => yêu mến cảnh vật thiên nhiên, say mê khám phá cái đẹp mà tạo hoá ban tặng cho con người

?) Cảnh mặt trời mọc là một bức tranh đẹp và đầy chất thơ.

Em đồng ý không? HS bộc lộ

? Tìm và phân tích những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh tác giả vẽ cảnh mặt trời mọc ( phông nền, nét vẽ trung tâm, nét phác hoạ)

- Phông nền: chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi

? Một phông nền ntn hiện ra

- rông lớn, bao la, trong trio và tinh khiết

? Nét vẽ trung tâm là hình ảnh nào? biện pháp nghệ thuật và tác dụng

- Mặt trời

+ Mặt trời nhú lên dần dần…tròn trĩnh phúc hậu… lòng đỏ quả trứng TN đầy đặn -> hình ảnh so sánh đặc sắc vừa thực vừa như mơ vừa giàu sức sống là kết quả của sự quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú

+ hồng hào, thăm thẳm, đường bệ... -> 3 TT tả màu sắc ,trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho hình ảnh trung tâm hiên lên nổi bật trên cái mâm bạc. Hai màu sắc gợi cảm của bức tranh là màu hồng và màu ánh bạc- nghệ thuật phối màu hài hoà

(5)

+như một mâm lễ phẩm tiến ra...-> hình ảnh trang trọng uy nghi lộng lẫy giàu chất nhân bản vì nó hướng tới con người, vì người lao động

? Nét phác hoạ của bức tranh là cảnh nào

Vài chiếc nhạn – làm bức tranh sống động ,giàu chất thơ

?) Nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả khi tả mặt trời mọc?

- Độc đáo, điêu luyện

*GV: Mặt trời mọc mỗi sáng trên Cô Tô là quà tặng tạo hoá ban cho bà con. Mặt trời, nguồn sáng, nguồn sống và niềm vui của con người. Cảm hứng vũ trụ hoà quyện với cảm hứng nhân văn đã được thể hiện: bút pháp tài hoa của tác giả trong đoạn văn... Đoạn văn tả mặt trời mọc thể hiện sự phối sắc tài tình của tác giả. Đó là màu “hồng hào” của quả trứng, màu

“bạc” của mâm, màu “ngọc trai” của chân trời, màu “hửng hồng” của nước biển...

?) Em cảm nhận như thế nào về cảnh mặt trời mọc của tác giả?

* GV chuyển ý

Bằng bút pháp tả cảnh điêu luyện qua sự quan sát tinh tế và phép so sánh mới lạ cảnh mặt trời mọc là 1 bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ, đầy sức sống.

HS đọc đoạn 3 - quan sát hình 93

?) Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân đảo được miêu tả qua những chi tiết nào, hình ảnh nào? ở địa điểm nào?

- Địa điểm: quanh cái giếng nước ngọt -> đoàn thuyền sắp ra khơi

?) Phân tích giá trị của hình ảnh so sánh “cái xe của nó vui

c) Cuộc sống sinh hoạt của người dân đảo Cô Tô

(6)

như một cái bến và ...liền”?

- So sánh ngang bằng và không ngang bằng -> diễn tả cảnh sinh hoạt tấp nập, đông vui, đậm đà tình người

*GV: Đó là cảnh sống thanh bình với dòng nước ngọt và không khí sáng mai mát mẻ khác với cái tấp nập, ồn ào có khi ngột ngạt của chợ đất liền

?) Đảo Cô Tô còn là 1 nơi trù phú và người dân Cô Tô thig hăng say lao động. Em hãy chỉ rõ và phân tích?

- Nuôi hải sâm, cá mực, ngọc trai bào ngư, sò

- Bao nhiêu người gánh nước xuống thuyền chuẩn bị ra khời

?) Nổi bật nhất trong những người dân lao động ở Cô Tô là ai?

- Anh hùng lao động Châu Hoà Mãn -> giản dị, cởi mở...

?) Hình ảnh cuối cùng của đoạn trích là 1 hình ảnh so sánh rất ấn tượng. Em hãy phân tích?

- Chị Châu Hoà Mãn địu con - Biển cả là mẹ hiền...

=> cuộc sống ấm no hạnh phúc yên vui của con người

*GV: Nhà thơ Huy Cận cũng có 1 tứ thơ đẹp và ân tình như đoạn văn của Nguyễn Tuân:

Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào

?) Nguyễn Tuân đã giúp em hình dung như thế nào về cuộc sống, sinh hoạt của người dân đảo Cô Tô?

Cuộc sống sinh hoạt của người dân đảo Cô Tô hiện lên vui tươi, thanh bình, yên ả, giản dị, hạnh phúc.

*Tích hợp kĩ năng sống:

Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ

4. Tổng kết

(7)

ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

?) Hãy đánh giá thành công về nội dung, nghệ thuật của văn bản?

- HS thảo luận nhóm - trình bày – nhận xét, bổ sung - GV đánh giá bổ sung ,khái quát

- HS đọc ghi nhớ

a. nội dung:

Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô,vẻ đẹp của con người lao động trên vùng biển này.Qua đó thấy được tình cảm yêu quí của tác giả với mảnh đất quê hương.

b. Nghệ thuật

Khắc hoạ hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo. Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.

c. Ghi nhớ: Sgk(91)

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP ( 8’) - Thời gian: 8 phút

- Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức để luyện tập - Phương pháp: trao đổi nhóm.

- Phương tiện: máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não,.

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân

? Nước ta cũng có nhiều vùng biển đảo đẹp như Cô Tô? Em có thể giới thiệu với các bạn về một vài vùng biển mà em biết được không?

?Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em biết gì về

III. Luyện tập

- Liên hệ thực tế.

- Sáng tác

Giới thiệu về Cô Tô bằng một đoạn thơ do GV tự sáng tác.

(8)

hiện trạng của những cảnh đẹp đó?

- Nhiều vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

?Theo con lí do vì sao?

- HS: Do ý thức của con người ( vứt rác bừa bãi; chất thải công nghiệp;...)

- GV kết luận: Cô Tô vốn là một trong những vùng có rạn san hô đẹp nhất... trong rạn san hô bị cạn kiệt, khiến các loài rong, tảo biển sống trên rạn là thức ăn của cá phát triển mạnh.

Rong, tảo biển che phủ cỏc rạn san hô, làm san hô không quang hợp được và chết. Trông... rạn san hô đẹp, có các loài cá kinh tế, cá cảnh… Nơi đây có rất nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, sinh thái, vui chơi giải trí trên biển. Nhưng theo ông Chu Tiến Vĩnh, mặc dù có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhưng với thực tế hiện nay, Cô Tô đó trở thành vùng biển có mức độ bị đe doạ cao. Bói biển Cô Tô bắt đầu có nguy cơ ô nhiễm do nề nếp sinh hoạt của người dân trên đảo và rong biển chết trôi dạt vào bờ không được thu dọn, xung quanh khu vực dân cư có rất nhiều rác thải, mất vệ sinh. Đặc biệt, ngay phía trước nhà khách UBND huyện và vị trí ngay trung tâm thị trấn, là một bãi tắm rất đẹp, nhưng người dân ném các loại rác thải, chai lọ vỡ đủ loại ra bờ biển.

?Vậy chúng ta phải làm gì để những vùng biển đảo đó mãi mãi đẹp như cảnh đảo Cô Tô trong những trang kí của Nguyễn Tuân?

- HS trả lời.

GV đọc một bài thơ tự sáng tác bằng thể thơ 4 chữ cảm nhận về bài thơ.

Cô Tô sau bão,

Trong sáng lạ thường.

Trời như cao hơn, Nắng giòn bãi cát, Sóng biển vui hát, Ngợi ca quê hương.

Thêm mến, thêm thương Đảo xa Tổ quốc.

Lòng thầm mơ ước Đến đảo Thanh Luân.

Mãi nhớ Nguyễn Tuân Tài hoa tay bút,

Từng giờ, từng phút Đắm say cảnh trời Tình gửi trong lời Hoạ tranh đất nước.

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (4’)

a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập.

(9)

b. Nội dung: HS nghe câu hỏi, viết đv c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS; vở ghi.

d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết đoạn văn ( khoảng 5-7 câu) tả anh hùng Châu Hòa Mãn bằng lời văn của em. Trong đó sử dụng ít nhất một phép so sánh.

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

* Báo cáo kết quả:HS trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI SÁNG TẠO (3’)

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Xem bản đồ nước ta và trao đổi với người thân về chủ đề biển đảo của Tổ quốc:

- Hãy cho biết, biển đảo có vai trò gì về kinh tế và giao thông biển, an ninh- quốc phòng.

- Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

(10)

Nghe yêu cầu và thực hiện

* Báo cáo kết quả:HS trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

4. Củng cố : (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: Khái quát hoá.

- Kĩ thuật: hỏi chuyên gia 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2’) - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não.

- Học bài, nhớ được những chi tiết hình ảnh tiêu biểu, hiểu được ý nghĩa các hình ảnh so sánh

- viết 1 đoạn văn học tập cách tả mặt trời mọc ở biển của Nguyễn Tuân để tả mặt trời mọc ở nơi em ở

- Chuẩn bị: Tập làm thơ bốn chữ - Thi làm thơ năm chữ.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

(11)

Ngày soạn: 20/3/2021 Tiết 102 Ngày giảng:

TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ - THI LÀM THƠ NĂM CHỮ

I. Mục tiêu bài học:

1

. Kiến thức :

- HS nắm được đặc điểm của thơ 4 chữ .Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.

- Giúp HS nắm được đặc điểm và cách làm thơ 5 chữ, khái niệm về vần.

2. Kĩ năng:

*Kĩ năng bài học:

- Nhận diện được thể thơ 4 chữ.

- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ 4 chữ.

-Vận dụng được những kiến thức đã học vào việc tập làm thơ 4 chữ

- Làm quen với các hoạt động ngữ văn vui và bổ ích, tăng cường luyện nói, đưa học sinh vào các hoạt động văn hoá. Vận dụng kiến thức tạo lập một bài thơ 5 chữ. Phát hiện học sinh có năng khiếu làm thơ.

* Kĩ năng sống: suy nghĩ, sáng tạo, ra quyết định 3.

Thái độ : yêu mến, ham thích làm thơ.

4. Định hướng phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tự quản lí được thời gian khi làm bài và trình bày bài.

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứuSGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ -HS: soạn bài

III. Phương pháp

- Phương pháp phân tích ngữ liệu, vấn đáp, thực hành có hướng dẫn

(12)

IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. Ổn định tổ chức: (1’ )

2. Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài tập ở nhà 3. Bài mới: (1’)

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về thể loại của bài thơ và những đặc điểm của thể thơ này

b. Nội dung: HS đọc thuộc lòng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về số câu trong bài và số tiếng trong từng câu

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

* Dự kiến trả lời:Thuộc thể thơ năm chữ, số câu trong bài không hạn chế và số tiếng trong một câu là 5

GV dẫn dắt vào bài:

Như vậy các em đã tìm hiểu về đặc điểm của thể thơ năm chữ. Ngoài các đặc điểm trên thì gi

ờ học ngày hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu nhé

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15’) - Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu:Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm thể thơ 4 chữ, 5 chữ - PP :trực quan , vấn đáp

(13)

- KT: động não

GV treo bảng phụ đoạn thơ

?) Đọc và xác định vần chân, vần lưng trong khổ thơ của Xuân Diệu?

- Vần chân: hàng - trang - Vần lưng: hàng - ngang trang - màng

?) Chỉ ra vần liền và vần cách trong 2 VD? (Thơ Tố Hữu và đồng dao)

- Thơ Tố Hữu: vần cách cháu - sáu; ra - nhà - Đồng dao - vần liền hẹ - mẹ; đàn - càn

?) Chỉ ra chữ sai và thay bằng chữ “sông”, “cạnh”

trong BT 4

+ ngồi sưởi -> ngồi cạnh + con đò -> con sông

?) Thơ 4 chữ thường ngắt nhịp như thế nà

I. Đặc điểm của thơ 4 chữ 1. Cấu trúc

- Mỗi câu có 4 chữ

- Mỗi bài thường có 4 câu 2. Vần

a) Vần chân: 2 chữ cuối câu thơ vần với nhau

b) Vần lưng: Vần được gieo ở giữa dòng thơ

c) Vần liền: chủ yếu là vần chân, gieo liên tiếp ở các câu thơ

d) Vần cách: thường gieo cách 1 dòng thơ

- Chữ cuối câu thơ không vần phải đối thanh với vần

3. Nhịp thơ

- Thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 4 II. Đặc điểm của thơ 5 chữ (ngũ ngôn)

1) Cấu trúc

- Mỗi câu thơ 5 chữ - Mỗi bài thường 4 câu

- Có thể chia thành nhiều đoạn, khổ (4 hoặc 6 câu)

2) Vần: giống 4 chữ

(14)

3) Nhịp

- Nhịp 3/2, 2/3 hoặc 5

* Ghi nhớ (105)

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (15’) - Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu: luyện tập

- PP thực hành có hướng dẫn, nhóm - - KT: Động não

- 4 HS trình bày bài đã chuẩn bị ở nhà bằng bảng nhóm -> HS khác nhận xét

- GV uốn nắn, rút kinh nghiệm

III. Luyện tập

Bài 1: - Làm bài thơ ít nhất 4 chữ

- Xác định vần, nhịp

- Xác định nội dung, nghệ thuật (nếu có)

- HS đọc bài thêm - Xác định vần, nhịp

BT2: Đọc thêm BT3: Mẫu (Tế Hanh)

- Xác định vần lưng: nhỏ - vỏ vần chân: xanh - thanh - Nhịp thơ 2/2

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5’)

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.

b. Nội dung: HĐ cá nhân d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

?Đọc bài thơ và yêu cầu học sinh nhận xét thể thơ

(15)

Chương Dương cướp giáo giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù

Thái Bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

* Báo cáo kết quả:HS trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3’)

a. Mục tiêu: HS biết tìm tòi , mở rộng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học về thể thơ 4 chữ, 5 chữ để trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tìm một số câu thơ, câu ca dao thuộc thể thơ 4 chữ, 5 chữ.

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo kết quả:HS trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

(16)

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

4. Củng cố : (1 ) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

HS nhắc lại đặc điểm thể thơ 4 chữ 5. Hướng dẫn về nhà : ( 1’ )

- Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não.

- Nhớ đặc điểm thơ 4 chữ, nhớ một số vần cơ bản, nhận diện, sưu tầm một số bài thơ 4 chữ

*Chuẩn bị bài : Các thành phần chính của câu.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

(17)

Ngày soạn: 20/3/2021

Ngày giảng : Tiết 103

CHỮA BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Giúp HS thấy được ưu – nhược điểm của bài làm và biết cách sửa chữa.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh.

*Kĩ năng sống:

- Kĩ năng giao tiếp/ phản hồi ý kiến đóng góp của người khác.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức phê và tự phê, ý thức sửa chữa những lỗi đã mắc.

4. Định hướng phát triển năng lực : năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

II. Chuẩn bị

- GV: chấm chữa bài, soạn giáo án, bảng phụ - HS: ôn văn tả cảnh

III. Phương pháp

- Phương pháp thuyết trình, sửa lỗi IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1- Ổn định tổ chức : ( 1’)

2- Kiểm tra bài cũ : Không 3- Bài mới : (1’)

- Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình

(18)

Hoạt động 1 (12’) - Thời gian: 12 phút

- Mục tiêu: học sinh

xác định đề, biểu đáp án, biểu điểm

- Phương pháp: vấn đáp

- Phương tiện: máy chiếu, tư liệu, SGK.

- Kĩ thuật: động não

GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài

?) Xác định yêu cầu của đề?

- GV giúp HS chốt lại yêu cầu của đề

? Xây dựng đáp án và dàn ý - Hs thực hiện theo nhóm - Trình bày, nhận xét, bổ

sung

- GV đưa ra dàn ý chung

I. Đề bài: Như tiết 88

Hoạt động 2 : (10’) - Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu: học sinh nghe nhận xét của GV

- Phương pháp:thảo luận nhóm

- Phương tiện:bài viết.

- Kĩ thuật: động não

- GV nhận xét đánh giá ưu , nhược điểm trong bài làm của HS

II. Nhận xét 1. Ưu điểm :

- Đa số HS hiểu yêu cầu của đề bài.

- Có ý thức ôn tập phần lí thuyết

- Đã nắm được phương pháp viết bài văn tả cảnh.

- Lựa chọn đúng đối tượng miêu tả, quan sát, đưa ra được những hình ảnh tiêu biểu, một số bài văn viết có hình ảnh, có cảm xúc, lựa chọn từ ngữ và các phép tu từ để miêu tả khá hiệu quả, độc đáo.

- Có tiến bộ về bố cục : đa số các bài rõ 3 phần, cân đối, tách đoạn ở TB, đoạn MB viết khá ấn tượng sử dụng được các cách viết MB.

- Đã có ý thức liên kết các đoạn văn khá

(19)

chặt chẽ.

2. Nhược điểm :

- Có một số HS ý thức ôn phần lí thuyết chưa tốt nên câu 1, 2 làm chưa thật chính xác

- đoạn MB có hai HS chưa có đối tượng miêu tả

- Còn một số bài chưa biết tách đọan ở TB - Đối tượng miêu tả chưa thật nổi bật, đặc trưng

- Một số bài viết còn sơ sài

- Câu văn cụt hoặc quá dài, diễn đạt lủng củng không thoát ý, sử dụng từ chưa hay - Còn gạch xoá, sai lỗi chính tả

III, Chữa lỗi

Hoạt động 3 : (12’) - Thời gian: 12 phút - Mục tiêu: học sinh chữa lỗi sai

- Phương pháp:thảo luận nhóm, chữa bài - Phương tiện:bài viết.

- Kĩ thuật: động não

GV treo bảng phụ ghi sẵn các lỗi, hs sửa

Các lỗi Sửa lỗi

Sù sì,ngoằn nghèo, đốm nửa sanh,líu no, dâm dan

Tiết trời vào cuối tháng 5 nắng.

Hè về cả trường em rộ lên màu sắc và tiếng ve.

Bầu trời trong xanh với làn mây trắng trôi lơ lửng trên bầu trời.

Phượng sôi nổi nở đỏ rực trên bầu trời.

Cây phượng này từ thuở ông bà tôi học nó đã được gọi là ông.

- Chính tả:

- Lỗi diễn đạt, dùng từ, sử dụng phép tu từ

(20)

Sau khi được gội rửa cây phượng sạch tinh, rạng rỡ như những cái miệng luôn hé môi cười.

Rễ cây vững chắc đã giữ cho cây phượng vững chắc hơn.

Hoạt động 4 : ( 7’) - Thời gian:7 phút

- Mục tiêu: học sinh nghe những bài văn hay - Phương pháp: đọc, phất vấn câu hỏi

- Kĩ thuật: động não

GV thông báo điểm - đọc một số bài , đoạn văn viết hay

GV : Thông báo điểm – yêu cầu một số HS có bài viết hay đọc

IV, Đọc một số bài , đoạn văn viết hay Đọc một số bài viết - đoạn văn hay

4.

Củng cố: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

Kĩ năng viết bài văn tả cảnh ? 5. Hướng dẫn về nhà : (1 ’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não.

- Ôn tập lại kiến thức đã học về văn tả cảnh

- Chuẩn bị: các thành phần chính của câu – trả lời mục I,II V. Rút kinh nghiệm :

(21)

...

...

...

Ngày soạn: 20/3/2021 Tiết 104 Ngày giảng:

Văn bản:

CÂY TRE VIỆT NAM

<Thép Mới>

I. Mục tiêu bài học:

1.

Kiến thức :

- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam. Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt.

- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí. Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.

2.

Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ với giọng đọc phù hợp.

- Đọc - hiểu văn bản kí hiệu hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.

* Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp của cây tre trong đời sống của người Việt, tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước qua việc ca ngợi cây tre.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

3. Thái độ: yêu mến một loài cây của quê hương, từ đó bộc lộ tình yêu niềm tự hào về vẻ đẹp của dân tộc.

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

=> các giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

*Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường giáo dục.

(22)

4

. Định hướng phát triển năng lực : rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của văn bản.

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu chuẩn, SGK, SGV, bài soạn, máy chiếu - HS: tập đọc ở nhà, soạn bài

III. Phương pháp

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. Ổn định tổ chức ( 1 ’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’ ):

? Đọc thuộc lòng đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc ở đảo Cô Tô . ? Em học tập được gì khi viết văn miêu tả khi học xong văn bản

3.Bài mới: (1’)

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh….

Dân tộc VN luôn coi tre là loài cây tượng trưng cho vẻ đẹp bình yên của làng quê VN, tượng trựng cho phẩm chất của con người VN là cây tre. Vì thế tre là đề tài của …

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN I. Giới thiệu chung

(23)

THỨC MỚI (6’) -Thời gian: 6 phút

-Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm

-PP vấn đáp -KT: Động não.

?)Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

- 1 HS nêu ->GV trình chiếu chân dung tác giả, một số tác phẩm tiêu biểu - bổ sung – khái quát

Tác giả là nhà báo, nhà văn trưởng thành từ cách mạng T8 và kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Ông đã sáng tạo khái niệm "trận Điện Biên Phủ trên không" để ca ngợi chiến công của quân dân Hà Nội tháng 12/1972

?) Nêu xuất xứ của bài kí?

- GV: Bài văn tuy có chất kí nhưng chủ yếu là tuỳ bút kết hợp miêu tả, thuyết minh với trữ tìnhvà bình luận- Ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc qua hình ảnh cây tre

1. Tác giả

- Thép Mới (1925 - 1991) tên thật là Hà Văn Lộc, là nhà báo xuất sắc của báo chí cách mạng và kháng chiến - Văn chính luận của ông sắc bén, táo bạo, kí của ông giàu chất thơ

2. Tác phẩm:

- Tuỳ bút "Cây tre Việt Nam" viết 1955 để bình cho phim cùng tên của các nhà điện ảnh BaLan

Hoạt động 2.1:( 28') -Thời gian: 28 phút

-Mục tiêu: Hướng dẫn HS Đọc – hiểu văn bản

-PP :đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề

-KT: Động não

GV nêu y/c đọc: giọng điệu sôi nổi, tha thiết, nhịp nhàng

- 2 HS đọc ->GV đọc mẫu 1 đoạn

* HS giải nghĩa: nhũn nhặn, một thế kỉ

"văn minh" "khai hoá"...

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích a. Đọc

b. Chú thích: SGK

(24)

?) Bài văn này thuộc thể loại gì?Vì sao em biết? Về mặt thể loại, có gì giống và khác so với bài Cô Tô?

?) Văn bản chia thành mấy đoạn? Nội dung? - 4 đoạn

- Đ1: Từ đầu -> chí khí như người: Cây tre có mặt khắp nơi và những phẩm chất...

- Đ2: Tiếp -> Chung thuỷ: Tre gắn bó với con ngời trong cuộc sống hàng ngày và lao động

- Đ3: Tiếp -> chiến đấu:Tre với con ng- ười trong chiến đấu

- Đ4: Còn lại: Tre là bạn đồng hành trong hiện tại và tương lai

GV: Đoạn 1 là mở bài, đoạn 2, 3 là thân bài, đoạn 4 là kết bài

* HS quan sát đoạn 1

?) Mở đầu văn bản tác giả đã đa ra nhận xét: "Tre là...nhân dân Việt Nam". Theo em tác giả dựa vào đâu để khẳng định như thế

- Tre có mặt khắp mọi miền đất nước

?) Tre có những phẩm chất đáng quý gì? Thể hiện qua những hình ảnh nào?

- Mọc ở mọi nơi

- Dáng mộc mạc, vươn cao - Măng mọc thẳng

- Màu xanh tươi, nhũn nhặn - Cứng cáp, dẻo dai, vững chắc -> Sức sống vô cùng mạnh mẽ

* GV: Hơn 15 năm sau, nhà thơ Nguyễn Duy cũng viết:

2.Kết cấu - bố cục:

- Thể loại: Bút kí chính luận - trữ tình - thuyết minh.

- Bố cục: 3 phần

3, Phân tích văn bản a. Giới thiệu chung về cây tre

(25)

"ở đâu tre cũng xanh tơi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc mầu"

?) Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để diễn tả sự gắn bó thân thiết của tre với con ngừơi? Tác dụng?

- Nghệ thuật nhân hoá "Trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn"-> chở che, đùm bọc con người với bao tình yêu mến

- điệp ngữ

- hàng loạt các TT giàu sức gợi, giàu giá trị liên tưởng

- giọng điệu nhẹ nhàng,sâu lắng

?) Để chứng minh cho nhận định trên, tác giả còn đa ra những sự việc và hình ảnh nào để chứng minh?

- Tre thanh cao, chí khí

- Gắn bó với con người trong mọi hoàn cảnh

- Là đk chiến đấu

- Là công cụ biểu lộ tâm hồn, tình cảm

?) Tác giả ca ngợi màu xanh của tre nh thế nào? Nói lên điều gì?

- Dứơi bóng tre xanh: thấp thoáng mái chùa cổ kính, ....một nền văn hóa lâu đời, người dân dựng nhà, vỡ ruộng...

-> điệp ngữ "dưới bóng tre xanh" khẳng định màu xanh của tre là vẻ đẹp thanh bình, yên vui, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời, là nếp sống lao động cần cù của nhân dân...

* GV: Màu xanh của tre cũng là màu thời gian, màu tâm hồn, màu sắc của nền văn hoá, màu chung thuỷ. Cách viết của tác giả thật tài hoa. Chất trữ tình, chất thơ dào dạt diễn tả tình yêu quê hương xứ sở nồng nàn của tác giả

=> Tre là vẻ đẹp của nền văn hoá lâu đời, là nếp sống lao động, mang nhiều phẩm chất quí báu của con người Việt Nam..

(26)

?) Tại sao nói tre là vẻ đẹp của quê hư- ơng xứ sở? Qua đây việc giới thiệu em đọc được những cảm xúc sâu lắng nào trong tâm hồn nhà văn

- Phải yêu lắm,gắn bó lắm với luỹ tre làng mới thốt lên những lời tràn ngập niềm tự hào đến thế; mới nhìn dáng tre, màu tre, sự sinh sôi nảy nở của tre mà phát hiện ra bao vẻ đẹp riêng: mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, mới cảm nhận được hết vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như người của tre…

4.Củng cố: ( 1’ ) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

*Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường giáo dục.

GV khái quát tiết 1 về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, giới thiệu chung về cây tre

5. H ướng dẫn về nhà : (3’) - Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não - Học thuộc đoạn 1

- Tìm hiểu hình ảnh tre gắn bó với nhân dân VN và ý nghĩa biểu tượng của cây tre - Sưu tầm những tác phẩm viết về hình ảnh cây tre

V. Rút kinh nghiệm :

………

………

………

(27)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến