• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: .../3/2022

Ngày giảng: 7A………..

CHỦ ĐỀ 9: CÂU

Tiết 2 6

LUYỆN TẬP:

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Ôn tập nắm vững các kiến thức, khắc sâu, mở rộng kiến thức về chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động cho câu qua một số bài tập cụ thể.

- Ôn tập nắm vững các kiến thức về câu chủ động, bị động qua một số bài tập cụ thể.

- Đọc lại nội dung bài học rút ra được những nội dung bài học. Nắm được những điều cần lưu ý vận dụng vào thực hành.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu phát hiện và phân tích tác dụng vai trò của chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Hs yêu thích môn học.

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Giáo dục cho HS các giá trị sống: TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ

Giáo dục đạo đức: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau. Có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Những năng lực cần hình thành cho học sinh

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ).

- Năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn.

- Năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm.

- Năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

(2)

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;

và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- Kĩ thuật : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

* Định hướng

- Khái niệm: là câu không có cấu tạo theo mô hình C – V.

Vd: Nắng. Gió. Trải mượt trên cánh đồng

III. Bài mới : (35’) Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Giúp hs có tâm thế vào bài tốt nhất Hình thức: cá nhân

Thời gian: (1’)

Phương pháp: trực quan, thuyết trình Kĩ thuật : động não.

Các em đã được học về phép thêm trạng ngữ cho câu. Trong tiết học này, thầy giới thiệu

Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết .

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực.

I. Ôn tập lý thuyết

1. Khái niệm

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người hoặc vật thực hiện một

? Thế nào là câu đặc biệt? Dùng câu đặc biệt có tác dụng gì?

- Tác dụng:

+ Bộc lộ cảm xúc

+ Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

+ Xác định thời gian nơi chốn.

+ Gọi đáp.

(3)

Gv: Hướng dẫn hs ôn tập về lý thuyết:

? Nêu khái niệm câu chủ động, câu bị động?

HS: Trình bày khái niệm.

? Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?

HS: trao đổi trả lời.

? Có bao nhiêu cách chuyển câu chủ động thành câu bị động? Lấy ví dụ minh hoạ?

HS: trả lời:

GV lưu ý hs: Không phải bất cứ câu nào có từ

“bị”, “được” đều là câu bị động.

Ví dụ: “Em bé bị ngã”

* Tích hợp giáo dục đạo đức: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau. Có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài

hoạt động hướng vào người, vật khác.

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.

Ví dụ:

- Bố em đang rửa xe. -> Câu chủ

động.

- Chiếc xe được bố em rửa. -> Câu bị động.

2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại:

- Tránh lặp đi lặp lại một kiểu câu, dễ gây ấn tượng đơn điệu - Đảm bảo mạch văn thống nhất 3. Các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

* Có hai cách chuyển câu chủ

động thành câu bị động:

- Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau cụm từ ấy.

- Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ từ, cụm từ chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

* Ví dụ:

- Công nhân may áo.

- Áo được công nhân may.

II. Luyện tập

(4)

tập.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực

- Gv chia nhóm làm các bài tập: nhóm 1 – bài 1, nhóm 2 – bài 2, nhóm 3 – bài 3, nhóm 4- bài 4.

Bài 1

Tìm câu chủ động và câu bị động trong đoạn văn sau:

Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượngiữa trời xanh. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ chỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa.

Bài 2

Cách chuyển đổi câu chủ động hành câu bị động ở đoạn văn sau nhằm mục đích gì?

“Bây giờ tôi hiểu ra, những đồ chơi trẻ con thời ấy rất hấp dẫn bởi tính mong manh của chúng.

Chiếc trống lùng tung bị thủng trong chốc lát, con ve bị đứt dây, con gà đất rồi cũng vỡ trên tay đứa bé. Vâng, thử tưởng tượng một quả bóng không bao giờ vỡ, không hể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm...”

Bài 3

Cho câu chủ động sau hãy chuyển thành hai câu bị động?

a. Bố đã dời chiếc bàn vào nhà.

Bài 1

- Câu chủ động:

Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật nhũng cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa - Câu bị động:

Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ chỗ

Bài 2

Mục đích chuyển đổi câu chủ

động thành câu bị động ở trên nhằm liên kết câu, làm cho câu sau liền mạch với câu trước.

Bài 3

a. - Chiếc bàn được bố dời vào nhà.

- Chiếc bàn đã dời vào nhà.

b. - Con dao díp được em buộc vào lưng con búp bê lớn đặt ở đầu giường.

- Con dao díp đã buộc vào lưng con búp bê lớn đặt ở đầu giường.

c. - Mùa xuân, bao nhiêu là chim được cây gạo gọi đến ríu rít.

(5)

b. Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn đặt ở đầu giường.

c. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

Bài 4

Trong những câu sau câu nào là câu bị động?

a. Hôm sau chúng tôi được đi Sa Pa.

b. Nhà cửa phần lớn xây bằng đá với sò.

c. Chân ông bị đau.

d. Rãnh nước đã được ông khơi thông vào buổi sáng.

e. Mặt trời chưa mọc, bà con trong các buôn đã nườm nượp đổ ra.

f. Những bông lúa tróc hết hạt được nhả ra từ chiếc máy xay.

Bài 5

Vì sao trong đoạn văn sau đây dùng nhiều câu bị động với từ “bị”? có thể thay thế “được” cho

“bị” không?

“Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất không có kế hoạch hoặc chỉ vì lợi ích trước mắt, không tuân thủ quy luật tự nhiên đã gây ra nhiều hậu quả xấu. Nhiều vùng đất màu mỡ bị phá hoại, nhiều khu rừng bị bốc cháy trụi. Nạn đốt rừng bừa bãi, nhất là rừng đầu nguồn đã gây ra lũ lụt cho nhiều vùng, đặc biệt là các vùng ven sông và đồng bằng.”

Bài 6

Xây dựng một đoạn văn có sử dụng câu chủ

động, câu bị động?

Hs làm ra nháp. Sau đó, gv gọi một số em đọc bài làm của mình.

Hs khác nhận xét. Gv chỉnh sửa.

- Mùa xuân, bao nhiêu là chim đã đến ríu rít.

Bài 4

Các câu là câu bị động: b, d, f.

Bài 5

Ta không thể thay “được” cho

“bị”. Vì nếu thay thế sẽ làm mất tác dụng biểu cảm. Từ “được”

mang sắc thái tích cực, mong đợi.

Còn “bị” mang sắc thái tiêu cực, không mong chờ. Như vậy, sẽ phù hợp với việc những cánh rừng bị

tàn phá.

Bài 6

IV. Củng cố

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học, liên hệ vận dụng thực tiễn

(6)

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 2 phút

- Hình thức: Cá nhân/lớp - Nội dung bài .

V.Hướng dẫn về nhà (3’) PP thuyết trình - Häc kÜ các néi dung đ· «n tËp.

- Chuẩn bị : Ôn tập: Thêm trạng ngữ cho câu.

+ Ôn lại kiến thức lý thuyết.

+ Xem lại các bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

. ============********============

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến