• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 Ngày soạn: 13/3/2021

Ngày giảng: Tiết 97

Văn bản:

LƯỢM

<Tố Hữu>

I. Mục tiêu bài học:

1

. Kiến thức :

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm: Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi trong sáng. Cảm nhận được ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm, tình cảm yêu mến trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.

- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ: Các chi tiết miêu tả và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó trong bài thơ. Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.

2

. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Rèn kỹ năng đọc diến cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).

- Kỹ năng đọc hiểu bài thơ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

-Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh so sánh và những lời đối thoại trong bài thơ

* Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức giá trị của tình yêu quê hương đất nước, của lòng dũng cảm; Ý nghĩa thiêng liêng của sự hi sinh vì nhân dân vì Tổ quốc.

(2)

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3.Thái độ: Giáo dục lòg yêu mến, khâm phục tấm gương anh hùng của thiếu nhi trong lịch sử dân tộc.

- GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất yêu quê hương, đất nước, sống có niềm tin, có lí tưởng cao đẹp, khi cần có thể hi sinh cả thân mình vì đất nước.Rèn tính tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân => GD giá trị sống: YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC

4. Định hướng phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tự quản lí được thời gian khi làm bài và trình bày bài.

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu chuẩn kiến thức, SGK, SGV, bài soạn, tranh ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo

- HS: đọc- soạn bài III. Phương pháp:

- Phương pháp đọc diễn cảm, đàm thoại, thuyết trình, nhóm, nêu vấn đề, động não, trình bày 1’

IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (3’):

? Đọc thuộc lòng bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” , em cảm nhận được điều gì từ bài thơ

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 3 phút)

(3)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

b. Nội dung:Hiểu biết của HS về các anh hùng nhỏ tuổi c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Kể tên những người anh hùng nhỏ tuổi mà em biết ?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

* Dự kiến trả lời: Võ Thị sáu , Bế Văn Đàn, ...

HS khác bổ sung: ...

* Báo cáo kết quả:

* Đánh giá kết quả:GV nhận xét

GV đi vào bài : Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu vừa ở HN trở về thành phố Huế quê hương đang đánh Pháp quyết liệt, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm nhí nhảnh, vui tươi. ít lâu sau, nhà thơ lại nghe tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường đi công tác. Xúc động, nghẹn ngào, nhớ thương, cảm phục. Tố Hữu viết bài thơ Lượm.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1: (5’)

- Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu : Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả- tác phẩm

- PP đàm thoại - KT : động não

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả

- Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002), là nhà cách mạnh ,nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam

(4)

?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

HS phát biểu -- GV bổ sung

Ông tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi

- Là nhà thơ đầu tiên được giải thưởng Văn học Asean - Xứ Huế có những làn điệu dân ca ngọt ngào -> ảnh hưởng sâu sắc trong thơ ca Tố Hữu

?) Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

2. tác phẩm

- Sáng tác 1949 trong kháng chiến chống Pháp

- In trong tập thơ “Việt Bắc”

Hoạt động 2.2: ( 28’) - Thời gian: 28 phút

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc –hiểu văn bản

- PP đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề - KT: động não

GV nêu y/c đọc: giọng đọc thay đổi qua từng đoạn ( vui tươi ở đoạn đầu, ngừng ở những câu đặc biệt, xúc động nghẹn ngào ở phần cuối -> Đọc mẫu một đoạn ->

2 HS đọc tiếp

* Giải thích nghĩa một số từ khó

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích a. Đọc

b. Chú thích: SGK

? Bài thơ được kể bằng lời của ai?Xác định trình tự kể

? Xác định thể thơ

- thể thơ 4 chữ, một thể thơ dân gian truyền thống thường được dùng trong các bài vè kể chuyện sau đó được tiếp nhận và nâng cao trong thơ hiện đại, nhịp thơ ngắn, nhanh

? Bài thơ chia làm mấy đoạn? ý chính mỗi đoạn?

- Đ1: Từ đầu -> xa dần: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với tác giả

2. Bố cục:

- Thể thơ: 4 chữ

- PTBĐ: Tự sự, miêu tả, bộc lộ cảm xúc

- Bố cục: 3 phần

(5)

- Đ2: Tiếp -> giữa đồng: Chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm

- Đ3: Còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi

? Xác định PTBĐ của bài thơ - Tự sự –miêu tả - bộc lộ cảm xúc

*GV: Bài thơ có yếu tố tự sự cao nên phân tích theo nhân vật

?) Bài thơ có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

- Lượm, chú (nhà thơ) -> Lượm là nhân vật chính

* HS đọc Đ1

? Hoàn cảnh gặp gỡ có gì đặc biệt?

- Hoàn cảnh: “Ngày Huế đổ máu” (1946) khi Pháp đánh chiếm cố đô -> gặp gỡ tình cờ không hẹn trước

?) Khi tả người thường tả những đặc điểm gì?

- Hình dáng, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động...

?) Tác giả đã lựa chọn những phương diện nào để tả về lượm? Tìm những hình ảnh thơ thể hiện điều đó?

PT

- Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch -> trang phục của một chiến sĩ nhỏ tuổi

- Dáng điệu: loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh -> nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch

- Cử chỉ: huýt sáo, cười híp mí, như con chim chích ->

nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời

- Lời nói: “Cháu...ở nhà” -> tự nhiên, chân thật

?) Để miêu tả chú bé Lượm, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?

3. Phân tích

a) Hình ảnh chú bé Lượm

* Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu

(6)

- Nhịp thơ nhanh

- Từ láy gợi hình, tạo nhạc điệu cho câu thơ

- So sánh: “như ...vàng” -> hình ảnh Lượm nhỏ bé, đáng yêu

?) Em hiểu như thế nào về “con đường vàng”?

- Con đường đầy cát vàng, lá vàng, nắng vàng, con đường cách mạng...

*GV: “Con đường vàng” là một hình ảnh sáng giá tượng trưng cho con đường đầy nắng đẹp đi tới tương lai xán lạn mà cách mạng đã đem đến cho thiếu niên Việt Nam. So sánh Lượm “như con chim chích...” là một so sánh thật đắt giúp ta hình dung Lượm như chú chim non cất tiếng hót rộn ràng, tung tăng trong nắng mới, nhảy nhót trên đường vàng...

?) Quan sát kênh hình (73) và qua phân tích ở trên em hãy nhận xét về Lượm?

*GV: Trong thơ có hoạ. Phần đầu bài thơ là một bức tranh chân dung truyền thần chú bé liên lạc trong kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh chú bé Lượm thật đáng yêu để lại ấn tượng sâu sắc...

*Tự nhận thức giá trị của tình yêu quê hương đất nước, của lòng dũng cảm; Ý nghĩa thiêng liêng của sự hi sinh vì nhân dân vì Tổ quốc.

* GV chuyển ý

* HS đọc lại Đ2

?) Chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm diễn ra trong một hoàn cảnh như thế nào? Nhận xét về hoàn cảnh đó?

- Đạn bay vèo vèo – Thư đề “Thượng khẩn”

Nhịp thơ nhanh cùng nhiều từ láy, hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả hình ảnh Lượm – một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, lạc quan,say mê đi kháng chiến thật đáng mến,đáng yêu.

* Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng

- Hoàn cảnh: đạn bay vèo vèo, thư đề thượng khẩn

- Tinh thần làm nhiệm vụ: bỏ thư

(7)

?) Em hiểu như thế nào về từ “vèo vèo”?

- Miêu tả đạn giặc nhiều, nhanh => rất nguy hiểm

?) Trước hoàn cảnh đó Lượm đã làm gì? Suy nghĩ ra sao?

- Vụt qua mặt trận, sợ chi hiểm nghèo

?) “Vụt” nghĩa là gì? – Nhanh -> thái độ kiên quyết làm nhiệm vụ của Lượm

? Từ đó em có cảm nhận gì về hình ảnh chú bé Lượm khi trong chuyến liên lạc

*GV: Khi mang mệnh lệnh chiến đấu khẩn cấp, cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ mà không nề hà sự hiểm nguy đang cận kề. Câu thơ “Sợ chi hiểm nghèo” vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu.

?) Sự hi sinh của Lượm được tác giả miêu tả như thế nào? Nhận xét?

- “Bỗng loè chớp đỏ...máu tươi” -> hi sinh dũng cảm

=> câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau trước sự hi sinh anh dũng của Lượm

?) Hình ảnh thơ “Cháu...đồng” gợi cho em suy nghĩ gì?

- Chú bé hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên đầy hứa hẹn của một cuộc đời đang được chắp cánh cùng CM. Nhà thơ đã cảm nhận được sự hi sinh ấy có một vẻ thiêng liêng cao cả .Lượm như thiên thần bé nhỏ yên nghỉ giữa cánh động quê hương với hương thơm lúa non bao phủ quanh em và linh hồn bé nhỏ của Lượm đã hoá thân với thiên nhiên, đất nước

- Lượm đã chiến đấu và hi sinh vì quê hương

vào bao, vụt qua mặt trận -> Nhanh -> thái độ kiên quyết làm nhiệm vụ của Lượm

- Sự hi sinh của Lượm: “Bỗng loè chớp đỏ...máu tươi” -> hi sinh dũng cảm => câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau trước sự hi sinh anh dũng của Lượm

(8)

*GV: Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hi sinh của những chiến sĩ trên chiến trường. Tác giả đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn liệt sĩ vừa thân thuộc bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng...

?) Qua đoạn 2 em thấy Lượm là chú bé như thế nào?

?) Hãy nêu một vài gương thiếu niên dũng cảm trong kháng chiến chống ngoại xâm mà em biết?

Lượm dũng cảm làm nhiệm vụ và hi sinh anh dũng vì quê hương, đất nước

4.Củng cố: (2’) - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não

? Cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm 5.Hướng dẫn về nhà: (3’)

- Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não.

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với quê hương, đất nước.

?) Tác giả đã gọi Lượm bằng những từ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và phân tích tác dụng của sự thay đổi đó?

?) Trong đoạn 2 khi viết về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh anh dũng mà cao đẹp của lượm có những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt để thể hiện tâm trạng ,cảm xúc của nhà thơ. Tìm và nêu tác dụng?

?) Theo em việc lặp lại 2 khổ thơ cuối có dụng ý gì?Đó là kiểu kết cấu gì

(9)

?) Hãy đánh giá thành công về nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

? Học thuộc lòng bài thơ

? Viết đoạn văn miêu tả ngoại hình chú bé Lượm.

? Phân tích tình cảm của tác giả dành cho Lượm V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

(10)

Ngày soạn: 13/3/2021

Ngày giảng: Tiết 98

Văn bản

LƯỢM

<Tố Hữu>

I. Mục tiêu bài học:

1

. Kiến thức :

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm: Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi trong sáng. Cảm nhận được ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm, tình cảm yêu mến trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.

- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ: Các chi tiết miêu tả và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó trong bài thơ. Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.

2

. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Rèn kỹ năng đọc diến cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).

- Kỹ năng đọc hiểu bài thơ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

-Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh so sánh và những lời đối thoại trong bài thơ

* Kĩ năng sống:

(11)

- Tự nhận thức giá trị của tình yêu quê hương đất nước, của lòng dũng cảm; Ý nghĩa thiêng liêng của sự hi sinh vì nhân dân vì Tổ quốc.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3.Thái độ: Giáo dục lòg yêu mến, khâm phục tấm gương anh hùng của thiếu nhi trong lịch sử dân tộc.

- GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất yêu quê hương, đất nước, sống có niềm tin, có lí tưởng cao đẹp, khi cần có thể hi sinh cả thân mình vì đất nước.Rèn tính tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân => GD giá trị sống: YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC

4. Định hướng phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tự quản lí được thời gian khi làm bài và trình bày bài.

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu chuẩn kiến thức, SGK, SGV, bài soạn, tranh ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo

- HS: đọc- soạn bài III. Phươg pháp:

- Phương pháp đọc diễn cảm, đàm thoại, thuyết trình, nhóm, nêu vấn đề, động não, trình bày 1’

IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (3’):

? Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm – nhận xét của em về hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ?

3.Bài mới: (1’)

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

(12)

- Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI - Thời gian: 20 phút

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc –hiểu văn bản - PP đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề

- KT: động não

?) Tác giả đã gọi Lượm bằng những từ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và phân tích tác dụng của sự thay đổi đó?

- Chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ

+ Chú bé: cách gọi của một người lớn với một em trai nhỏ - thân mật nhưng chưa thật gần gũi, thân thiết

+ Cháu: bộc lộ tình cảm gần gũi, thân thiết, ruột thịt, trìu mến

+ Chú đồng chí nhỏ: thân thiết, trìu mến, trang trọng, nâng tầm vóc Lượm ngang hàng, cùng chí hướng với tác giả

+ Lượm: bộc lộ tình cảm, cảm xúc cao độ thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán khi nói về sự hi sinh cao đẹp của Lượm

?) Trong đoạn 2 khi viết về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh anh dũng mà cao đẹp của lượm có những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt để thể hiện tâm trạng ,cảm xúc của nhà thơ. Tìm

b) Tình cảm , cảm xúc của nhà thơ đối với Lượm

(13)

và nêu tác dụng?

- Ra thế - Lượm ơi!...

=> Câu thơ bị ngắt làm hai dòng tạo sự đột ngột và một khoảng lặng giữa dòng thơ -> xúc động nghẹn ngào, sững sờ đột ngột trước tin Lượm hi sinh ->

như tiếng nấc nghẹn ngào của tác giả

- Thôi rồi,Lượm ơi -> kể lại, hình dung lại sự việc mà tác giả như thấy mình đang phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên đã không kìm được lòng mình mà thốt lên như thế

- Lượm ơi, còn không? -> Khổ thơ riêng -> nhấn mạnh hướng người đọc suy nghĩ về sự mất còn của Lượm.Là câu hỏi tu từ và tác giả đã gián tiếp trả lời bằng việc nhắc lại hình ảnh lượm vui tươi, hồn nhiên trong hai khổ thơ cuối.

?) Theo em việc lặp lại 2 khổ thơ cuối có dụng ý gì?Đó là kiểu kết cấu gì

- Khẳng định hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên vẫn còn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước

*GV: Đây là kiểu cấu trúc đầu cuối tương ứng (kết cấu vòng tròn) khẳng định chú bé Lượm đã hi sinh nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người thiếu niên anh hùng vẫn bất tử, sống mãi cùng non sông đất nước

? Em có nhận xét gì về cảm xúc và tình cảm của tác giả với Lượm

Với các kiểu câu, đoạn thơ đặc biệt và kết cấu đầu cuối tương ứng tác giả đã thể hiện nỗi đau đớn, xúc động, nghẹn ngào, tiếc thương vô hạn trước sự hi sinh của Lượm và khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người.

Hoạt động 2.3: (7’) 4. Tổng kết

(14)

- Thời gian: 7 phút

- Mục tiêu:Hướng dẫn HS tổng kết

- PP: thảo luận nhóm – thuyết trình

- KT: Động não

*Tích hợp kĩ năng sống:

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

?) Hãy đánh giá thành công về nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

HS thực hiện nhóm – trình bày- nhận xét, bổ sung

GV khái quát – yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP(6’) -Thời gian: 6 phút

-Mục tiêu:Hướng dẫn HS luyện tập -PP đọc diễn cảm

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục phẩm chất yêu quê hương, đất nước, sống có niềm tin, có lí tưởng cao đẹp, khi cần có thể hi sinh cả thân mình vì đất nước

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với quê hương, đất

a. Nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện

- sử dụng nhiều từ láy có tác dụng gợi hình và giàu âm điệu

- kết hợp nhiều PTBĐ: miêu tả, tự sự,biểu cảm

- cách ngắt dòng các câu thơ - kết cấu đầu cuối tương ứng b. Nội dung:

Bài thơ khắc hoạ hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến.Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dánh cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.

c. Ghi nhớ: Sgk(77) III. Luyện tập BT 1

- Đọc diễn cảm bài thơ - Đọc phần đọc thêm

(15)

nước.

- 2 HS đọc

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG ( 3 phút)

a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài b. Nội dung:Kể được các tác phảm cùng chủ đề.

c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)

? Kể tên bài thơ, bài hát có cùng đề tài? Em hãy đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát có chủ đề về người chiến sĩ nhỏ tuổi ?

*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Trao đổi cặp đôi

* Báo cáo kết quả:HS trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO( 2 phút)

a. Mục tiêu:HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

b. Nội dung:viết đoạn văn c. Sản phẩm: bài tập trong vở d. Tổ chức thực hiện:

(16)

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của lượm.

*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ trả lời.

* Báo cáo kết quả:2 HS trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

4. Củng cố: (1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: trình bày 1’

5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’) - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não.

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với quê hương, đất nước.

- Học thuộc lòng bài thơ, hiểu ý nghĩa kết cấu đầu cuối tương ứng.

(17)

- Sưu tầm một số bài thơ nói về tấm gương nhỏ tuổi mà anh dũng.

- Viết đoạn văn tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm - Chuẩn bị bài: Hoán dụ

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

Ngày soạn: 13/3/2021

Ngày giảng: Tiết 99

HOÁN DỤ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Nắm được khái niệm hoán dụ, hiểu được tác dụng của hoán dụ.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

b. Các năng lực chuyên biệt:

Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt. Bước đầu tạo ra được phép hoán dụ đơn giản trong nói và viết.

3. Phẩm chất:Thích đọc sách, báo, tìm hiểu tư liệu để mở rộng hiểu biết. Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

(18)

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp phân tích ngữ liệu, vấn đáp, thực hành có hướng dẫn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về hoán dụ b. Nội dung: kiểm tra việc học bài của HS c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng d. Tổ chức thực hiện:

* Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Đọc thuộc lòng bài thơ: Lượm

? Cụm từ: “ đổ máu” trong câu thơ Ngày Huế đổ máu gợi cho em liên tưởng tới sự kiện gì

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời

* Dự kiến trả lời:

Năm 1947, tác dụng Pháp quay lại đánh chiếm Huế -> chiến sự nổ ra.

*Báo cáo kết quả

(19)

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV chuyển

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của Thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là

hoán dụ

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được thế nào là hoán dụ

b. Nội dung:tìm hiểu ví dụ.

c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động nhóm

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Treo bảng phụ đã viết VD + YC HS đọc vd?

? Em thấy "áo nâu" và "áo xanh" trong VD gợi cho em liên tưởng tới những ai?

“nông thôn, thành thị” chỉ ai?

? Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thành thị với các sự vật được chỉ có mối quan hệ ntn?

? Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này

GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm

I. Thế nào là hoán dụ:

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu : SGK - Tr 82

(20)

vụ:

- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

* Dự kiến trả lời:

+ "áo nâu" và "áo xanh" liên tưởng tới những người nông dân và công nhân.

+ nông thôn -> chỉ những người sống ở nông thôn

+ thành thị-> chỉ những người sống ở thành thị

+ "áo nâu" và "áo xanh" -> dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tích chất đó

+ nông thôn, thành thị-> dựa vào quan hệ giữa vật bị chứa đựng với vật chứa đựng.

-> Cách diễn đạt trong thơ Tố Hữu có giá trị b/cảm.

* Báo cáo kết quả:HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

GV: Cách viết như vậy người ta đã sdụng phép tu từ hoán dụ.

? Em hiểu thế nào là hoán dụ?

2. Nhận xét.

- "áo nâu" và "áo xanh" chỉ những ng- ười nông dân và công nhân -> dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sv có đặc điểm, tính chất đó.

- “nông thôn” và “thành thị” chỉ những người sống ở nông thôn và thành thị.->

dựa vào quan hệ giữa vật bị chứa đựng với vật chứa đựng.

=> là hoán dụ.

2. Ghi nhớ: SGK - TR 82

(21)

HS pb, nx, bs.

GV chốt.

- HS đọc ghi nhớ: SGK - TR 82

Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hoán dụ

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được các kiểu hoán dụ

b. Nội dung:tìm hiểu ví dụ

c. Sản phẩm:Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Thảo luận nhóm bàn

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- GV treo bảng phụ - HS đọc ví dụ

a. ? Bàn tay gợi cho em liên tưởng dến sự vật nào?

? Đó là mối quan hệ gì?

b. ? "Một" và "Ba " gợi cho em liên tưởng tới cái gì?

? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?

c. ? "Đổ máu" gợi cho em liên tưởng tới sự kiện gì?

? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm,

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt

II. Các kiểu hoán dụ:

1.Khảo sát, phân tích ngữ liệu: SGK

(22)

nhất.

* Dự kiến trả lời:

a. - Bàn tay: Bộ phận cơ thể người, công cụ đặc biệt để lao động (khả năng sáng tạo của sức lao động).

- Quan hệ: bộ phận và toàn thể.

b.- Một và ba: -> số lượng ít và nhiều.

- Quan hệ: số lượng cụ thể và số lượng vô hạn

( trừu tượng).

c. - Sự kiện: năm 1947, tác dụng Pháp quay lại đánh chiếm Huế -> chiến sự nổ ra.

- Quan hệ dấu hiệu đặc trưng của sự kiện..

* Báo cáo kết quả:HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức Câu hỏi bổ sung :

? Từ các vd pt ở mục I và II, em thấy có các kiểu hoán dụ nào?

- GV chốt lại

GV cho HS đọc lại ghi nhớ SGK - tr83.

* Bài tập nhanh:

Xác định và chỉ rõ mối quan hệ của phép hoán dụ trong khổ thơ sau:

Em đã sống bởi vì em đã thắng!

*. Nhận xét:

a. Bàn tay: chỉ người lđộng.

-> Qhệ: bộ phận và toàn thể.

b. Một và ba: số lượng ít và nhiều.

-> Qhệ: cụ thể và trừu tượng

c. Đổ máu: chỉ dấu hiệu của chiến tranh.

-> Quan hệ dấu hiệu đặc trưng của sự kiện.

2. Ghi nhớ: SGK - tr 83

(23)

Cả nước bên em, quanh giường nệm trắng

Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa

Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa….

( Tố Hữu)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Bài tập 1:

a. Mục tiêu: HS chỉ ra các phép hoán dụ và kiểu qh được sdụng.

b. Nội dung: HS nghe câu hỏi, làm BT c. Sản phẩm:phiếu học tập; vở ghi.

d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + HS đọc yc bt

+ Xác định các phép hoán dụ và kiểu qh được sdụng.

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt - GV hướng dẫn HS

* Dự kiến trả lời:

a) Làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng xóm.

- Qhệ: Vật chứa và vật bị chứa.

b) Mười năm: ngắn, trước mắt, cụ thể - Trăm năm:

dài, trừu tượng.

III. Luyện tập Bài tập 1:

(24)

- Quan hệ: cụ thể và trừu tượng.

c) - Áo chàm (y phục) chỉ người dân sống ở Việt Bắc

+ Quan hệ: Dấu hiệu đặc trưng và sự vật

d, + Trái đất: Chỉ loài người tiến bộ đang sống trên trái đất.

+ Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.

a) Làng xóm: người dân - Qhệ: Vật chứa và vật bị chứa.

b) Mười năm: ngắn, trước mắt, cụ thể

- Trăm năm: dài, trừu tượng.

- quan hệ: cụ thể và trừu tượng.

c) - Áo chàm (y phục) chỉ người dân sống ở Việt Bắc + Quan hệ: Dấu hiệu đặc trưng và sự vật.

d, + Trái đất: Chỉ loài người tiến bộ đang sống trên trái đất.

+ Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.

Bài tập 2:

(25)

Bài tập 2:

a. Mục tiêu: HS Phân biệt được ẩn dụ và hoán dụ.

b. Nội dung: HS nghe câu hỏi trả lời.

c. Sản phẩm: vở ghi.

d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc yêu cầu bài tập.

+ Phân biệt được ẩn dụ và hoán dụ.

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

* Dự kiến trả lời:

a. Giống: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác

b. Khác:

+ ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng (qua so sánh ngầm) về hình thức, cách thức, phẩm chất, cảm giác.

+ Hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi) đi đôi với nhau. Về bộ phận - toàn thể, vật chứa - vật bị chứa, dấu hiệu - sự vật, cụ thể - trừu tượng.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học về hoán dụ để trả lời câu hỏi của GV.

(26)

c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Dựa vào những ví dụ về các câu nói (viết) hàng ngày có sd phép hoán dụ hãy viết câu có sd phép hoán dụ?

- Chúng ta đang cần những bộ óc lớn để xd đất nước

- Ctr «Nối vòng tay lớn» đã đón nhận nhiều tấm lòng nhân ái.

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo kết quả:HS trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO a. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

b. Nội dung:Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức thực hiện: cá nhân

c. Sản phẩm:câu trả lời của HS vào trong vở.

d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tìm các câu văn thơ có sd phép hoán dụ?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

4.Củng cố: GV hệ thống bài

(27)

5. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà:

- Tìm các câu văn thơ có sd phép hoán dụ?

- Học bài, hoàn thiện các bài tập vào vở.

- Chuẩn bị bài: Cô Tô V. Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: 13/3/2021

Ngày giảng : Tiết 100

Văn bản:

CÔ TÔ

(Nguyễn Tuân)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão qua ngòi bút miêu tả tài hoa, tinh tế của Nguyễn Tuân và đời sống con người lao động thân thiện, tích cực ở vùng đảo Cô Tô.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả cảnh sinh động, độc đáo và tài năng sử dụng ngôn ngữ miêu tả hết sức điêu luyện của tác giả.

2. Kỹ năng:

*Kĩ năng bài học:

- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm văn bản, đọc –hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả, trình bày suy nghĩ, cảm nhận về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản

*Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp quê hương đất nước

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh lòng yêu mến những con người lao động bình thường ở mọi miền tổ quốc; tình yêu thiên nhiên, yêu tiếng mẹ đẻ giàu có, trong sáng.

(28)

*Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường biển đảo

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

=> các giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

4. Định hướng phát triển năng lực:

Rèn cho học sinh năng lực tự học ( thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng. Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internét, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của giáo viên, theo các kiến thức đã học) năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phát triển được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương) năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động, sáng tạo nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm văn chương) năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, năng lực hợp tác khi thưc hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bài giảng điện tử, tham khảo tài liệu có liên quan đến bài giảng.

- Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK, tìm thêm tư liệu về tác giả Nguyễn Tuân và đảo Cô Tô.

III. Phương pháp:

- Phương pháp: giảng bình, vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi.

-Kỹ thuật: động não, “khăn phủ bàn”, sơ đồ tư duy IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục

1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

? Đọc thuộc lòng bài “ Lượm” và nêu nội dung, nghệ thuật đặc sắc của văn bản?

3.Bài mới : (3’)

HOẠT ĐỘNG 1:KHỞI ĐỘNG

(29)

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về văn bản.

b. Nội dung: Cảm nhận cảnh bình minh trên biển c. Sản phẩm:Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện:

* Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Nếu em đã đi biển vào dịp hè, hãy tưởng tượng lại cảnh bình minh trên biển và miêu tả lại cho cô và các bạn cùng biết?

? Đứng trước cảnh đẹp ấy em cảm thấy thế nào?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời

* Dự kiến trả lời:

*Báo cáo kết quả:

- Tuyệt đẹp, rực rỡ, lộng lẫy, tráng lệ

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chuyển ý giới thiệu bài

Hiếm có một nhà văn nào có bút lực tài hoa như Nguyễn Tuân, tài hoa ở cả cách sử dụng ngôn ngữ cho đến tạo lập hình ảnh. Chính vì vậy, trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân được coi là cây bút tiêu biểu. Ông được coi là một

“định nghĩa” đầy đủ nhất về người nghệ sỹ. Là một cây bút tài hoa độc đáo cùng với phong cách tự do, phóng túng, Nguyễn Tuân đã tìm đến thể tùy bút và bút ký để ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, với mong muốn được bộc lộ cái tôi chủ quan, cái tôi độc đáo của mình. Đọc bài ký Cô Tô của Nguyễn Tuân, chúng ta sẽ thấy Cô Tô hiện lên nhiều vẻ đẹp qua bút lực tài hoa của nghệ sỹ ngôn từ

(30)

Nguyễn Tuân. Nhà văn miêu tả vùng biển Cô Tô - đảo phía đông bắc Tổ quốc Việt Nam - vô cùng tươi đẹp, giàu có, hùng vĩ vào một ngày đầu thu sau trận bão lớn.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 2.1: (8’)

Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm - Thời gian: 8 phút

-Mục tiêu: Tìm hiểu những nét chính về tác giả tác phẩm

-Phương pháp vấn đáp tái hiện - KT: động não

*Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường biển đảo.

? Dựa vào chú thích () SGK trang 90 và phần tự tìm hiểu thêm của các con về tác giả, các con hãy giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn Tuân?

- HS trả lời theo SGK.

- Nguyễn Tuân từng đi thăm thú nhiều nơi trên mọi miền đất nước nên hiểu biết rất phong phú về thiên nhiên, con người nước Việt.

- Là một bậc thầy về ngôn ngữ, 1 nghệ sĩ tinh tế và tài hoa trong phát hiện, sáng tạo cái đẹp.

- Các tác phẩm “Vang bóng một thời” “Sông

I/ Giới thiệu chung 1. Tác giả :

- Nguyễn Tuân (1910 - 1987), quê Hà Nội, là nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn xuôi hiện đại VN.

- Ông có sở trường về tuỳ bút với phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác, độc đáo.

(31)

Đà” “HN ta đánh Mỹ”...đã làm vẻ vang sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân.

*GV: Giới thiệu thêm:

 Nguyễn Tuân rất giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc (yêu tiếng mẹ đẻ, yêu những kiệt tác văn chương cổ điển, yêu âm nhạc dân gian, yêu thiên nhiên …).

 Nguyễn Tuân rất tài hoa, ông am hiểu nhiều ngành nghệ thuật và vận dụng sự am hiểu đó để sáng tác văn chương rất độc đáo.

 Sự nghiệp văn chương của ông để lại rất phong phú, độc đáo và tài hoa

? Giới thiệu về tác phẩm

?) Cho biết hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ văn bản?

Hoạt động 2.2 : (28') - Thời gian: 28 phút

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc –hiểu văn bản

- PP: Vấn đáp, phân tích,thuyết trình - KT động não.

GV: Hướng d n HS ẫ cách đọc đoạn trích:

+ Giäng vui tu¬i, hå hëi, cÇn chó ý ngõng

2. Tác phẩm :

- Trích phần cuối bài kí “Cô Tô”.

- Văn bản trích từ thiên kí sự cùng tên được viết trong một lần nhà văn đi thực tế ở đảo Cô Tô.

II, Đọc –hiểu văn bản

1, Đọc- Chú thích : a. Đọc:

(32)

nghỉ đúng chỗ và đảm bảo sự liền mạch của từng câu, từng đoạn.

+ Chú ý đọc nhấn mạnh vào các tính từ miêu tả nhất là cỏc tớnh từ, cụm tớnh từ (VD lam biếc, vàng giòn, xanh mượt…), các hình

ảnh so sánh đặc sắc, mới lạ, có sự tìm tòi của tác giả.

GV đọc mẫu 1 đoạn -> 2 HS đọc tiếp -> Nhận xột

* Giải thớch nghĩa một số từ khú.

GV chiếu cỏc Slides về hỡnh ảnh cỏc chỳ thớch :

- Cụ Tụ: Giới thiệu đoạn video clip về cảnh đảo Cụ Tụ.

- Gió đụi:

- Đỏ đầu sư:

- Ngấn bể:

- Hải sõm:

- Cỏ hồng:

? Bài văn được viết theo thể loại gỡ?

Phương thức biểu đạt chớnh của bài văn là gỡ?

*GV giải thớch: “Kớ” lối văn ghi chộp cỏc sự việc xảy ra theo trật tự thời gian.

- Tuỳ bỳt: Thể văn xuụi ghi mọi cảm xỳc mỗi khi nhận thấy một việc gỡ.

? Theo emcú thể chia văn bản Cụ Tụ làm mấy phần? Nờu nội dung chớnh từng phần?

b. Chỳ thớch: (SGK)

2. Kết cấu - Bố cục:

- Thể loại: Kớ

- Phương thức biểu đạt: Miờu tả.

(33)

- Đ1: Từ đầu -> ở đây: bức tranh toàn cảnh đảo Cô Tô đẹp trong sáng sau trận bão.

- Đ2: Tiếp -> nhịp cánh: cảnh mặt trời mọc trên biển.

- Đ3: Còn lại: cảnh sinh hoạt và lao động của người dân.

- GV chuyển ý: Phân tích văn bản theo bố cục:

+ Tiết 103: Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão.

+ Tiết 104: Hai phần còn lại HS đọc phần 1

? Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được tác giả ghi lại vào thời điểm nào? Vào thời điểm đó Cô Tô có gì đặc biệt?

- Thời gian:

+ Ngày thứ năm trên đảo + Cô Tô sau cơn bão

- Một thời điểm cụ thể chính xác đó là đặc điểm của thể ký.

Đây là một khoảnh khắc bình yên khi cơn bão đã đi qua. Tại sao tác giả lại chọn thời điểm này để tả về thiên nhiên Cô Tô, qua phần tìm hiểu tiếp theo ta sẽ lý giải.

?Tác giả đã chọn vị trí nào để quan sát và miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô? Vị trí quan sát đó có tác dụng như thế nào?

- Bố cục: 3 đoạn

3. Phân tích

a.Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão:

(34)

- HS trả lời: Vị trí quan sát: trên nóc đồn.

Tác dụng: dễ bao quát toàn cảnh biển đảo Cô Tô.

? Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Con hãy tìm các từ ngữ, hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài?

- Vẻ đẹp của đảo Cô Tô:

+ Trong trẻo, sáng sủa.

+ Bầu trời cũng trong sáng.

+ Cây cối xanh mượt,

+ Nước biển lam biếc, đậm đà.

+ Cát vàng giòn.

+ Cá nặng lưới.

? nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ (đặc biệt là các tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô?

- Sö dông nh÷ng h×nh ¶nh chän läc, c¸c tÝnh tõ gîi t¶ mµu s¾c vµ ¸nh s¸ng võa tinh tÕ võa gîi c¶m.

? Tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ nào nữa? Có gì độc đáo trong cách sử dụng ấy?

-Ẩn dụ “vàng giòn”: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.  Cảm nhận được sắc vàng - khô đến độ giòn của cát - một màu sắc ấm nóng và khoẻ khoắn.

? Thông thường khi cơn bão đi qua, người ta thường nhận thấy sự đổ nát, tàn phá của nó. Ở bài ký này, qua các cảm nhận của nhà

(35)

văn con cú nhận thấy điều đú khụng?

- Hs trả lời.

? Qua việc miêu tả của tác giả, con hình dung như thế nào về cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão?

- HS nờu cảm nhận.

- GV bỡnh chốt: Cỏch dựng từ (tớnh từ, cụm tớnh từ) cú tớnh gợi tả cao kết hợp cỏc từ chỉ mức độ để diễn tả ý nghĩa tiếp diễn tăng tiến làm cho người đọc hỡnh dung được khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sỏng, của vựng đảo Cụ Tụ. Thụng thường khi cơn bóo đi qua, người ta thường nhận thấy sự đổ nỏt, tàn phỏ của nú. Riờng ở bài ký này, qua cỏc cảm nhận của nhà văn ta khụng nhận thấy điều đú; Thậm chớ cảnh vật lại hiện lờn như mang một sắc thỏi mới, tinh khụi, quang đóng như vừa được gột rửa, thay ỏo mới; cảnh vật bừng lờn trong những nột đẹp đầy sức sống, như một cuộc hồi sinh kỳ diệu cho ta thấy Cụ Tụ đó đẹp nhưng giờ đõy - sau cơn bóo - nú lại hồi sinh nhanh chúng trong một sức sống mónh liệt, cứ như là một phộp màu nhiệm.

=> Thời khắc mà những sắc màu thiờn nhiờn thể hiện rừ nhất, ấn tượng nhất, ngũi bỳt tài hoa của tỏc giả bộc lộ rừ nhất.

Từ bức tranh này chắc chỳng ta đó hiểu vỡ sao tỏc giả lại chọn tả Cụ Tụ sau cơn bóo?

=> Chọn được vị trớ quan sỏt thớch hợp (trờn cao) và chỉ chọn vài chi tiết tiờu biểu để tả đó làm nổi bật được đối tượng cần tả. (Tớch hợp văn miờu tả).

? hóy phỏt hiện cõu văn bộc lộ trực tiếp tỡnh

Bằng việc lựa chon cỏc từ ngữ miờu tả chớnh xỏc, giàu tỡnh tạo hỡnh bức tranh

(36)

cảm của tỏc giả khi ngắm toàn cảnh Cụ Tụ?

- HS phỏt hiện cõu văn bộc lộ trực tiếp tỡnh cảm của tỏc giả: “Càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.”

? Tỏc giả đó cú cảm nghĩ gỡ khi ngắm toàn cảnh Cụ Tụ? Qua đú con hiểu gỡ về tỡnh cảm của tỏc giả.

HS nờu nhận xột, cảm nhận

- Mỗi HS nờu 1 ý kiến. í kiến sau khụng trựng ý

kiến trước. GV cú thể ghi nhanh cỏc ý kiến phỏt biểu của HS lờn bảng.

- GV phõn loại ý kiến của HS thành từng nhúm.

- Làm sỏng tỏ những ý kiến chưa rừ ràng và thảo luận sõu những ý kiến mang tớnh khỏi quỏt)

thiờn nhiờn trờn đảo Cụ Tụ sau cơn bóo hiện lờn tươi sỏng ,phong phỳ, độc đỏo.

*Luyện tập: PBCN của em về cảnh Cụ Tụ sau cơn bóo?

- HS chuẩn bị ra nhỏp -> trỡnh bày -> nhận xột.

4. Củng cố: (1’) - Thời gian: 1 phỳt

- Mục tiờu: củng cố kiến thức đó học, học sinh tự đỏnh giỏ về mức độ đạt được những mục tiờu của bài học.

- Phương phỏp: phỏt vấn - Kĩ thuật: động nóo

- GV khái quát nội dung bài học tiết 1 về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, vẻ

đẹp toàn cảnh Cô Tô sau cơn bão.

5. H ớng dẫn về nhà: ( 1 ) - Thời gian: 1 phỳt

- Mục tiờu:hướng dẫn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.

(37)

- Phương phỏp: thuyết trỡnh.

- Kĩ thuật: động nóo.

- Học bài, tìm đợc những chi tiết hình ảnh tiêu biểu, phân tích đợc ý nghĩa các hình

ảnh so sánh trong phần 2 tác phẩm V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến