• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 53

ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài dạy

- Quan sát và lựa chon các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.

- Trình bày những điều quan sat, lựa chon theo một trình tự hợp lí.

- Viết đoạn văn, bài văn tả người.

- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.

* Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: nhận ra đặc điểm, vai trò của phương pháp tả người trong cuộc sống, trong giao tiếp.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng và kinh nghiệm cá nhân đặc điểm của phương pháp tả người.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào viết văn tả người.

- GD bảo vệ MT: Ra đề văn miêu tả có liên quan đến môi trường.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó, yêu quê hương, đất nước, có trách nhiệm với cộng đồng => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH, TỰ DO.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP/KTDH

(2)

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, phân tích.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Chúng ta đã học về văn miêu tả, đã biết cách làm một bài văn miêu tả. Văn tả cảnh cũng như tả người, để làm nổi bật đặc điểm hình dáng, tính cách của một người nào đó chúng ta phải miêu tả. Vậy phương pháp tả người như thế nào? Bố cục của một bài văn tả người có giống tả cảnh hay không? Chúng ta tìm hiểu bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập các kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 17 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, phân tích.

- KT : Động não, chia nhóm đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Em hãy cho biết muốn tả người ta cần phải làm gì?

- Yêu cầu khi làm một bài văn tả người + Xác định đối tượng cần miêu tả

+ Lựa chọn những h.ảnh đặc sắc để miêu tả + Trình bày

* Thảo luận nhóm (3’)

? Bố cục bài văn tả người gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần?

- Các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ

I.Ôn tập lý thuyết

- Yêu cầu khi làm một bài văn tả người

+ Xác định đối tượng cần miêu tả + Lựa chọn những h.ảnh đặc sắc để miêu tả

+ Trình bày h.ảnh đó theo một thứ tự

- Bố cục: Ba phần

+ MB: Giới thiệu người được tả + TB: miêu tả ngoại hình, hành động...

+ KB: nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ.

(3)

sung.

- Gv nhận xét, chốt.

- Bố cục: Ba phần

Mở bài: Giới thiệu người định tả( người đó là ai? Quan hệ như thế nào với em? ấn tượng của em về người đó?)

Thân bài: Lần lượt tả:

- Ngoại hình

- Hành động , cử chỉ.

- Lời nói-> làm nổi bật tính cách của đối tượng Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về người được tả( yêu mến, tự hào, yêu thương …liên hệ nhiệm vụ bản thân) Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 17 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

Bài 1

Viết đoạn văn tả khuôn mặt mẹ em . - H/s viết đoạn văn

- Gv nhận xét, bổ sung.

? Qua nội dung bài học theo em khi làm bài văn tả người em cần lưu ý điều gì?

- H/s trả lời.

- Gv chốt và tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

Yêu quê hương, đất nước, con người.

II. Luyện tập

Bài 1

Em rất thích ngắm mẹ, mái tóc gọn gàng để lộ gương mặt hơi dài với đôi má cao. Nổi bật nhất trên khuôn mặt là đôi mắt, đôi mắt đen đen với cái nhìn hiền hậu rất dễ gần gủi, khi em đi học được điểm cao, đôi mắt ấy ánh lên niềm tự hào và nở nụ cười hiền như muốn chia sẽ với em. Ôi! mẹ thật tuyệt.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp - GV củng cố nội dung bài học.

? Theo em phương pháp tả người có vai trò gì trong việc làm bài văn miêu tả?

(4)

- H/s trả lời và gv tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó. Yêu quê hương, đất nước, con người.

V. H ướng dẫn về nhà: (3 phút) PP thuyết trình - Học thuộc ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Thực hành làm bài văn tả người.

+ Ôn lại các kiến thức lý thuyết.

+ Xem các dạng bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 54

THỰC HÀNH LÀM BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài dạy

- Quan sát và lựa chon các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.

- Trình bày những điều quan sat, lựa chon theo một trình tự hợp lí.

- Viết đoạn văn, bài văn tả người.

- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.

* Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: nhận ra đặc điểm, vai trò của phương pháp tả người trong cuộc sống, trong giao tiếp.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng và kinh nghiệm cá nhân đặc điểm của phương pháp tả người.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào viết văn tả người.

- GD bảo vệ MT: Ra đề văn miêu tả có liên quan đến môi trường.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

(5)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó, yêu quê hương, đất nước, có trách nhiệm với cộng đồng => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH, TỰ DO.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP/ KTDH

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, phân tích, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Các bước làm bài văn tả người? Bố cục bài văn tả người gồm mấy phần, nội dung từng phần?

* Định hướng

- Yêu cầu khi làm một bài văn tả người + Xác định đối tượng cần miêu tả

+ Lựa chọn những h.ảnh đặc sắc để miêu tả + Trình bày h.ảnh đó theo một thứ tự

- Bố cục: Ba phần

+ MB: Giới thiệu người được tả

+ TB: miêu tả ngoại hình, hành động...

+ KB: nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Chúng ta đã học về văn miêu tả, đã biết cách làm một bài văn miêu tả. Văn tả cảnh cũng như tả người, để làm nổi bật đặc điểm hình dáng, tính cách của một người nào đó chúng ta phải miêu tả. Vậy phương pháp tả người như thế nào? Bố cục của một bài văn tả người có giống tả cảnh hay không? Chúng ta tìm hiểu bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

(6)

Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Các bước làm bài văn tả người?

- Yêu cầu khi làm một bài văn tả người

+ Xác định đối tượng cần miêu tả + Lựa chọn những h.ảnh đặc sắc để miêu tả

+ Trình bày

? Bố cục bài văn tả người gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần?

- Bố cục: Ba phần

Mở bài: Giới thiệu người định tả( người đó là ai? Quan hệ như thế nào với em? ấn tượng của em về người đó?)

Thân bài: Lần lượt tả:

- Ngoại hình

- Hành động , cử chỉ.

- Lời nói-> làm nổi bật tính cách của đối tượng

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về người được tả( yêu mến, tự hào, yêu thương …liên hệ nhiệm vụ bản thân)

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt

I.Ôn tập lý thuyết

II. Luyện tập Bài 1

Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Dáng người tầm thước, thon gọn.

- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở. thường buộc lóc gọn sau gáy.

- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng

- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

Kết bài:

Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình

* Đoạn văn mở bài

Mỗi người chúng ta sinh ra trên đời này đều có mẹ. Mẹ là người đã mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng chúng ta lớn lên, thoi dõi từng bước đi của con từ lúc lọt long đến lúc trưởng thành. Mẹ là một người đặc biệt trong cuộc đời. Có lẽ ai cũng yêu thương mẹ nhất trên đời. Em cũng vậy.

* Đoạn văn kết bài

Mẹ em là nông dân nên quanh năm vất vả

(7)

câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

Bài 1

Lập dàn ý cho đè văn tả người thân của em. Viết đoạn văn mở bài và kết bài.

- H/ s thực hành lập dàn ý và viết đoạn văn

- Gv nhậ xét, chốt.

Bài 2

* Thảo luận nhóm (3’)

Từ bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu, hãy tả lại chú bé Lượm theo trí tưởng tượng của em.

- Các nhóm thảo luận- báo cáo.

- Nhóm khác nhận xét.

- Gv nhận xét, chốt.

Qua nội dung bài học theo em khi làm bài văn tả người em cần lưu ý điều gì?

- H/s trả lời.

- Gv chốt và tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó. Yêu quê hương, đất nước, con người.

bám đồng, bám ruộng nuôi chúng em khôn lớn. Những công việc mẹ làm hằng ngày cũng là vì con, vìgia đình. Bà nội vẫn thường bảo rằng mẹ chính là linh hồn giữ gìn hạnh phúc của gia đình này.

Bài 2

* Dàn ý:

Mở bài:

Giới thiệu Lượm là chú bé làm nhiệm vụ liên lạc trong kháng chiến chống Pháp.

Lượm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Thân bài:

- Hình dáng: nhỏ bé, nhanh nhẹn. Đôi mắt sáng, miệng cười tươi. Mặc bộ quần áo bằng vải ka ki cũ, áo trấn thủ mặc ngoài…

- Cử chỉ, hành động: đi nhảy chân sáo, luôn mồm huýt sáo..

- Lời nói: Kể chuyện về những ngày đi liên lạc với giọng hồn nhiên, chân thật. Thích đi công tác…

Kết bài: Yêu mến, tự hào, cảm phục Lượm.

+ Liên hệ bản thân

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp - GV củng cố nội dung bài học.

? Theo em phương pháp tả người có vai trò gì trong việc làm bài văn miêu tả?

- H/s trả lời và gv tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó. Yêu quê hương, đất nước, con người.

V. H ướng dẫn về nhà: (3 phút) PP thuyết trình - Học thuộc ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Ôn tập so sánh

(8)

+ Ôn lại các kiến thức lý thuyết: khái niệm, đặc điểm và các kiểu so sánh.

+ Xem các dạng bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

...

..

===========********=============

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 55

ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TẢ CẢNH

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Yêu cầu của bài văn tả cảnh

- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài dạy - Quan sát cảnh vật.

- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.

- Viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.

* Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: nhận ra đặc điểm, vai trò của phương pháp tả cảnh trong cuộc sống, trong giao tiếp.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng và kinh nghiệm cá nhân đặc điểm của phương pháp tả cảnh

3. Thái độ:

- Có ý thức quan sát, tìm chi tiết đặc sắc khi miêu tả.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

- GD bảo vệ MT: Ra đề văn miêu tả có liên quan đến môi trường.

* Tích hợp GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó, yêu quê hương, đất nước, có trách nhiệm với cộng đồng => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU

(9)

THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH, TỰ DO.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP. KTDH

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, phân tích.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’) ? Thế nào là văn miêu tả?

* Định hướng

- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghehình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc người nghe. Làm nổi bật được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật, con người. Qua các đặc điểm, tính chất đó, người đọc hình dung, nhận ra ngay sự việc được miêu tả.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Cảnh vật xung quanh ta rất đẹp và sống động, làm thế nào để tả cảnh đó vào một trang giấy cũng sôi động và đẹp đẽ không kém thực tế chúng ta cùng tìm hiểu bài học để biết cách làm bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội cần đạt Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập các kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, phân tích.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm

I.Ôn tập lý thuyết

* Các bước làm bài văn miêu tả

(10)

vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Muốn tả cảnh được ta phải làm gì?

- Xác định đối tượng, quan sát, trình bày Gv: Khi quan sát , phải biết huy động tất cả các giác quan để cảm nhận đầy đủ , toàn diện về đối tượng miêu tả

+ Thị giác-> hình ảnh + Thính giác-> âm thanh + Khứu giác-> hương vị

+ Vị giác, xúc giác-> cảm giác

- Quan sát-> viết bài phải theo trình tự hợp lí nhất định. Có thể theo trình tự thời gian hoặc không gian

- Ghi chép những điều quan sát được với những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật rồi liên tưởng, so sánh, nhận xét

? Bố cục bài làm văn tả cảnh gồm mấy phần?Nội dung từng phần?

- Bố cục: 3 phần

+ Mở bài : gới thiệu cảnh được tả

+ Thân bài : Tập trung tả cảnh vật theo thứ tự

+ Kết bài : phát biểu cảm tưởng về cảnh vật

? Qua nội dung bài học theo em khi làm bài văn tả cảnh em cần lưu ý điều gì?

- H/s trả lời.

- Gv chốt và tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

Yêu quê hương, đất nước, con người.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập các kiến thức về cụm danh từ.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, phân tích.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ Bài 1

* Thảo luận nhóm (3’)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

- Xác định đối tượng miêu tả - Quan sát, lựa chọn hình ảnh - Trình bày theo một thứ tự - Bố cục: 3 phần

+ Mở bài : gới thiệu cảnh được tả

+ Thân bài : Tập trung tả cảnh vật theo thứ tự

+ Kết bài : phát biểu cảm tưởng về cảnh vật

II. Luyện tập

Bài 1

a.Đoạn văn miêu tả, tái hiện cảnh cơn mưa rào vì nó giúp người đọc, người nghe hình dung rõ cơn mưa diễn ra như thế nào

b.Tác giả tả theo trình tự thời gian từ lúc bắt đầu mưa đến lúc

(11)

“ Mưa đến rồi, lẹt đẹt…lẹt đẹt. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, xói lên những rãnh nước sâu”

( Tô Hoài- Sách nâng cao Ngữ văn 6, trang 180)

1, đoạn văn trên có phải là đoạn văn miêu tả không? vì sao?

2, Tác giả tả theo trình tự nào?

3, Nhà văn đã quan sát tả cơn mưa rào bằng những giác quan nào? Nhờ đâu em biết cơn mưa ngày càng to?

- Các nhóm thảo luận báo cáo.

- Gv nhận xét, chốt.

Bài 2

Đọc doạn văn sau và trả lời câu hỏi:

A, “ Nhưng cũng có lúc… che chở cho làng”

( Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành)

B, “ Một đôi chèo bẻo về…. sương trắng bồng bềnh”

( Vũ Tú Nam)

( Sách nâng cao Ngữ văn 6 trang 193)

Các đoạn văn trên miêu tả những đối tượng nào?

Nét nổi bật của các đối tượng đó là gì?

mưa to

c.Tác giả tả bằng các giác quan:

thị giác , thính giác, khứu giác Nhờ các từ tượng thanh: lẹt đẹt, rào rào, ồ ồ… mà ta biết cơn mưa ngày càng to.

Bài 2

* Đoạn a: tả cảnh rừng xà nu - Đặc điểm nổi bật: Sức sống vươn lên mãnh liệt của cây xà nu

* Đoạn b: Tả cảnh Ba Vì vào xuân tươi đẹp , thơ mộng.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp - GV củng cố nội dung bài học.

? Theo em phương pháp tả cảnh có vai trò gì trong việc làm bài văn miêu tả?

- H/s trả lời và tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó. Yêu quê hương, đất nước, con người

V. H ướng dẫn về nhà: (3 phút) PP thuyết trình - Học thuộc ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Thực hành làm bài văn tả cảnh.

+ Ôn lại các kiến thức lý thuyết.

+ Xem các dạng bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

...

..

============********=============

(12)

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 56

THỰC HÀNH LÀM BÀI VĂN TẢ CẢNH

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Yêu cầu của bài văn tả cảnh

- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài dạy - Quan sát cảnh vật.

- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.

- Viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.

* Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: nhận ra đặc điểm, vai trò của phương pháp tả cảnh trong cuộc sống, trong giao tiếp.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng và kinh nghiệm cá nhân đặc điểm của phương pháp tả cảnh

3. Thái độ:

- Có ý thức quan sát, tìm chi tiết đặc sắc khi miêu tả.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

- GD bảo vệ MT: Ra đề văn miêu tả có liên quan đến môi trường.

* Tích hợp GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó, yêu quê hương, đất nước, có trách nhiệm với cộng đồng => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH, TỰ DO.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP/ KT

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, quy nạp, nêu ví dụ, phân tích,thực hành.

(13)

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Các bước làm bài văn miêu tả? Bố cục bài văn miêu tả gồm mấy phần?

* Định hướng

Các bước làm bài văn miêu tả - Xác định đối tượng miêu tả - Quan sát, lựa chọn hình ảnh - Trình bày theo một thứ tự - Bố cục: 3 phần

+ Mở bài : gới thiệu cảnh được tả

+ Thân bài : Tập trung tả cảnh vật theo thứ tự + Kết bài : phát biểu cảm tưởng về cảnh vật III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Giờ trước các em đã được tìm hiểu đặc điểm và các bước làm bài văn tả cảnh.

Để khắc sâu kiến thức lý thuyết chúng ta vào tiết học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội cần đạt Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, quy nạp, nêu ví dụ, phân tích,thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Các bước làm bài văn miêu tả?

- Các bước làm bài văn miêu tả

I.Ôn tập lý thuyết

(14)

+ Xác định đối tượng miêu tả + Quan sát, lựa chọn hình ảnh

+ Trình bày theo một thứ tự

? Bố cục bài làm văn tả cảnh gồm mấy phần?Nội dung từng phần?

- Bố cục: 3 phần

+ Mở bài : gới thiệu cảnh được tả

+ Thân bài : Tập trung tả cảnh vật theo thứ tự

+ Kết bài : phát biểu cảm tưởng về cảnh vật

? Qua nội dung bài học theo em khi làm bài văn tả cảnh em cần lưu ý điều gì?

- H/s trả lời.

- Gv chốt và tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó. Yêu quê hương, đất nước, con người.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

Bài 1

* Thảo luận nhóm (3’)

Lập dàn ý cho đề văn: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.

II. Luyện tập

Bài 1

Mở bài: Giới thiệu cảnh ngôi trường trong giờ ra chơi.

Thân bài: Tả cảnh ngôi trường theo trình tự.

- Trước giờ ra chơi: cảnh ngôi trường yên tĩnh, chỉ nghe tiêng thầy cô giảng bài, các dãy lớp, không khí trong lành.

- Trong giờ ra chơi: Có tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến: HS ùa ra như đàn ong vỡ tổ.

+ Các bạn nam: chơi bóng chuyền, bắn bi, đá cầu…

+ Các bạn nữ: chơi nhảy dây, kéo co,…

+ Các bạn khác: tụ tập thành nhóm ngồi trong lớp hoặc đứng ở hành lang của trường nói chuyện…

- Sau giờ ra chơi: các bạn xếp thành hàng tập thể dục và chuẩn bị vào lớp.

Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em đối với những giờ ra chơi.

Bài 2 Mở bài:

- Dẫn dắt để giới thiệu chung về cây phượng vĩ và tiếng ve kêu ngày hè

Thân bài:

(15)

- Các nhóm thảo luận, báo cáo.

- Gv nhận xét, bổ sung.

Bài 2

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây phượng vĩ và tiếng ve kêu vào một ngày hè. Viết đoạn văn mở bài và kết bài của đề văn trên.

- H/s lập dàn ý viết đoạn văn.

- Gv nhận xét, bổ sung.

Bài 3

Viết đoạn văn tả cảnh mùa đông?

* Khi tả yêu cầu HS cần tả được những ý sau:

- Tả bao quát từ xa

+ Dáng vẻ của cây( lớn hay bé, cao hay thấp )

+ Vị trí của cây( ở đâu, có vai trò như thế nào )

- Tả chi tiết từng bộ phận

+ Gốc cây : Màu sắc, hình dáng->liên tưởng + Thân cây : màu sắc, hình dáng, độ cao->so sánh

+ Cành cây : xòe ra xung quanh như thế nào + Tán cây, lá cây ( màu sắc,hình dáng) + Hoa ( màu sắc, cấu tạo hoa)

+ Âm thanh tiếng ve kêu

- Cây phượng đặt giữa bức tranh chung của thiên nhiên ( gió, nắng, quang cảnh xung quanh )...

. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây phượng và tiếng ve, ý nghĩa của nó với tuổi học trò.

* Đoạn văn mở bài

Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.

*Đoạn văn kết bài

Tiếng ve kêu: “Ve…Ve…Ve…”, âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè.

Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.  

Bài 3

Mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Buổi sáng, Mặt Trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Ra đường, cụ già, trẻ em và cả các thanh

(16)

- H/s viết đoạn văn.

- Gv nhận xét, bổ sung.

niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ sùm sụp để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt.

Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... trông có vẻ rất vui vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Ai ra về cũng đều rất hài lòng vì được phục vụ chu đáo. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp - GV củng cố nội dung bài học.

? Khái quát vai trò của phương pháp tả cảnh trong việc làm bài văn miêu tả?

- H/s trả lời và tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó. Yêu quê hương, đất nước, con người.

V. H ướng dẫn về nhà: (3 phút) PP thuyết trình - Học thuộc ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Đề và cách làm bài văn tả người.

+ Ôn lại các kiến thức lý thuyết.

+ Xem các dạng bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 57

SO SÁNH

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm, cấu tạo của so sánh, các kiểu so sánh thường gặp.

2.Kỹ năng

* Kỹ năng bài day:

- Nhận diện được các phép so sánh.

(17)

- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh dã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.

* Kĩ năng sống:

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về đặc điểm, tác dụng của phép tu từ so sánh.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng phép so sánh trong giao tiếp.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Giáo án, sgk, tài liệu(,TKBG,SGV), Chuẩn KTKN.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của gv (Đọc, trả lời câu hỏi sgk, giải bài tập).

C/ PHƯƠNG PHÁP/ KT

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, phân tích.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi Những đêm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

(18)

Em đi trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi.

Cách ví von như vậy gọi là biện pháp NT gì? Biện pháp đó có TD ntn?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập các kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, phân tích.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? So sánh là gì? So sánh có tác dụng gì?

- Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng->so sánh.

- Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói với những sự vật được nói đến , đó là sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống, chan chứa hi vọng...

-> Tăng tính hình ảnh và gợi cảm.

? Lấy ví dụ về phép so sánh trong bài Sông nước Cà Mau?

- Sông ngòi, kênh rạch càng bủa ngang, chi chít như mạng nhện.

- Cá bơi hàng đàn, đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

? Phép so sánh có những yếu tố nào?

- Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sv dùng để so sánh.

? Những yếu tố nào bắt buộc phải có mặt? Những yếu tố nào có thể bị khuyết?

- Những yếu tố bắt buộc phải có mặt:

Vế A, vế B.

- Những yếu tố có thể bị khuyết: Phương diện so sánh, từ so sánh.

? Từ so sánh ở hai phép so sánh trên là từ nào?

- Như.

? Còn có những từ nào chỉ ý so sánh nữa?

- Là, bằng, y như, giống như, tựa như, như là, tựa như là,...

I. Ôn tập lý thuyết

- Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng->so sánh

- Tác dụng: Tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

* Mô hình cấu tạo đầy đủ cảu phép so sánh:

- Vế A (nêu tên sự việc được so

(19)

? Mô hình cấu tạo đầy đủ cảu phép so sánh là như thế nào?

* Gồm:

- Vế A (nêu tên sự việc được so sánh) + Từ ngữ chỉ phương diện so sánh + Từ ngữ chỉ ý so sánh.

- Vế B (nêu tên sv, sự việc dùng để so sánh với sv, sự việc ở vế A)

? Hãy tìm một số TN, ca dao có dùng so sánh?

- 5 HS tìm -> nhận xét

- Gái thương chồng đương đông buổi chợ...

-> thiếu từ so sánh và phương diện so sánh.

? Có mấy kiểu so sánh? Lấy vd về mỗi kiểu so sánh?

- Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn thịt cá nói nhau nặng lời - Nói lời thì giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay

? Phép so sánh có tác dụng gì?

- So sánh tạo ra những hình ảnh sinh động, cụ thể, giúp người đọc, người nghe hình dung về các cách rụng khác nhau của mỗi chiếc lá.

- Thể hiện quan điểm của tác giả về sự sống và cái chết.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

- Gv chia nhóm làm các bài tập: nhóm 1 – bài 1, nhóm 2 – bài 2.

Bài tập 1

? Hãy tìm những câu văn sử dụng phép so sánh trong bài Bài học đường...tiên và Sông nước ...Mau?

- HS làm theo nhóm - Đại diện nhóm trả lời

- Nhận xét, bổ sung, qua bài tập Gv tích hợp kĩ năng sống: Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các biện pháp tu từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về

sánh)

+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

+ Từ ngữ chỉ ý so sánh.

- Vế B nêu tên sv, sự việc dùng để so sánh với sv, sự việc ở vế A)

- Mô hình cấu tạo của 2 phép so sánh:

+ A chẳng bằng B=> So sánh hơn kém

+ A là B=> So sánh ngang bằng.

II. Luyện tập

1. Bài tập 1

a) Bài học đường đời đầu tiên - Những ngọn...lia qua

- 2 cái răng...làm việc - Cái chàng Dế choắt..

.thuốc phiện

- Mỏ Cốc như cái dùi sắt...

b) Sông nước Cà Mau - ở đó...mây nhỏ

- Cá nước...sáng trắng

(20)

cách dùng các biện pháp tu từ tiếng Việt.

Bài tập 2

Tìm, nêu tác dụng phép so sánh trong đoạn trích sau: “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đỗ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trủi nhô lên hục xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên như hai dãy trường thành vô tận.”

? Qua bài tập và nội dung bài vừa học em có nhận xét gì về phép so sánh?

- H.s trả lời.

- Gv nhận xét và tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

- Những ngôi nhà bè...phố nổi Bài tập 2

- Đoạn trích trên có ba phép so sánh, dấu hiệu của các phép so sánh là từ như.

- Tác dụng của các phép so sánh làm cho đoạn văn có hìng ảnh cụ thể gợi cảm, nhờ có phép so sánh để kích thích trí tưởng tượng mà sông nước Cà Mau hiện lên trong ta như một bức tranh có đầy đủ hình ảnh trên bờ, dưới nước.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

? So sánh là gì? Mô hình cấu tạo của phép so sánh gồm mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào?

? Qua nội dung bài học em có nhận xét gì về tiéng Việt của chúng ta?

- H/s trả lời.

- Gv nhận xét và tích hợp giáo dục đạo đức: Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình

- Học nắm khái niệm, mô hình cấu tạo của phép so sánh.

- Hoàn thành các bài tập trong SBT.

- Nhận diện được phép so sánh, các kiểu so sánh trong các VB đã học.

- Chuẩn bị: Tập viết đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh.

+ Ôn lại liến thức lý thuyết.

+ Xem các dạng bài tập, tập viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn có sử dụng phép so sánh.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

...

============********=============

(21)

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 58

TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SO SÁNH

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm, cấu tạo của so sánh, các kiểu so sánh thường gặp.

2.Kỹ năng

* Kỹ năng bài day:

- Nhận diện được các phép so sánh.

- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh dã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.

* Kĩ năng sống:

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về đặc điểm, tác dụng của phép tu từ so sánh.

3. Thái độ:

Có ý thức sử dụng phép so sánh trong giao tiếp.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP/ KTDH

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

(22)

? Thế nào là so sánh? Lấy VD?

? Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh có mấy yếu tố? VD?

Yêu cầu

- Nêu đúng khái niệm phép so sánh

- Mô hình cấu tạo đầy đủ cảu phép so sánh: 4 yếu tố * Gồm:

-Vế A (nêu tên sự việc được so sánh) + Từ ngữ chỉ phương diện so sánh + Từ ngữ chỉ ý so sánh.

- Vế B (nêu tên sv, sự việc dùng để so sánh với sv, sự việc ở vế A) + VD: Cô giáo như mẹ hiền.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Tiết trước các em đã được ôn lại các kiến thức lý thuyể về phép tu từ so sánh.

Để giúp các em vận dụng tốt kiến thức lý thuyết đặc biệt là vận dụng để tạo lập văn bản chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân.

- Thời gian:10 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? So sánh là gì? So sánh có tác dụng gì?

- Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng->so sánh.

- Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói với những sự vật được nói đến , đó là sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống, chan chứa hi vọng...

-> Tăng tính hình ảnh và gợi cảm.

? Mô hình cấu tạo đầy đủ cảu phép so sánh là như thế nào?

* Gồm:

I. Ôn tập lý thuyết

(23)

- Vế A (nêu tên sự việc được so sánh) + Từ ngữ chỉ phương diện so sánh + Từ ngữ chỉ ý so sánh.

- Vế B (nêu tên sv, sự việc dùng để so sánh với sv, sự việc ở vế A)

? Có mấy kiểu so sánh? Lấy vd về mỗi kiểu so sánh?

- Mô hình cấu tạo của 2 phép so sánh:

+ A chẳng bằng B=> So sánh hơn kém + A là B=> So sánh ngang bằng.

- Ví dụ:

- Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn thịt cá nói nhau nặng lời - Nói lời thì giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 24 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

* Thảo luận nhóm (3’) Bài tập 1

Trong câu ca dao:

Nhớ ai bồi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.

- Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại

- H/s thảo luận – các nhóm báo cáo.

Gv nhận xét, chốt. Qua bài tập Gv tích hợp kĩ năng sống: Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các biện pháp tu từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng các biện pháp tu từ tiếng Việt.

Bài tập 2

II. Luyện tập

1. Bài tập 1

- Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể:

đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm.

Bài tập 2

* Phân tích tác dụng của phép so sánh a) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn So sánh không ngang bằng b) Rắn như thép ngang bằng Vững như đồng

Đội ngũ cao như núi, dài như sông

(24)

Tìm và phân tích loại phép so sánh a) Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển đông trước mặt c) Đất nước

Của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép - H/s làm miệng.

- Gv nhận xét, chốt.

Bài tập 3

Dựa vào bài “Vượt thác” viết đoạn văn (3- 5 câu) tả dượng Hương Thư đang vượt thác có sử dụng 2 kiểu so sánh.

- H/s viết đoạn văn.

- Gv nhận xét, chốt.

Bài tập 4

? Viết đoạn văn từ 3-5 câu với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng ít nhất 1 phép so sánh.

- H/s viết đoạn văn.

- Gv nhận xét, chốt.

? Qua bài tập và nội dung bài vừa học em có nhận xét gì về phép so sánh?

- H.s trả lời.

- Gv nhận xét và tích hợp giáo dục đạo đức:

Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

® ngang bằng c) Đẹp như hoa hồng ® ngang bằng Cứng hơn sắt thép ® không ngang bằng.

Bài tập 3

- Nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng như hai bàn tay khổng lồ muốn đẩy thuyền trở lại. DHT cởi trần đứng sau lái co người phóng sào chống trả với sức nước để đưa thuyền tiến lên. Trông DHT không kém gì một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ: Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, đôi tay khoẻ khoắn ghì chặt ngón sào. đến chiều tối, thưyền đã vượt qua thác Cổ Cò.

Mọi người trên thuyền đều thở phào nhẹ nhõm.

Bài tập 4

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp - Gv củng cố nội dung bài học.

? Qua nội dung bài học em có nhận xét gì về tiéng Việt của chúng ta?

- H/s trả lời.

- Gv nhận xét và tích hợp giáo dục đạo đức: Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình

- Học nắm khái niệm, mô hình cấu tạo của phép so sánh, các kiểu so sánh.

- Hoàn thành các bài tập trong SBT.

- Nhận diện được phép so sánh, các kiểu so sánh trong các VB đã học.

- Chuẩn bị: Ôn tập nhân hóa

+ Ôn lại liến thức lý thuyết: Khái niệm, tác dụng của phép nhân hóa.

+ Xem các dạng bài tập.

(25)

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 59

NHÂN HOÁ

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.

- Tác dụng của phép nhân hóa.

2.Kỹ năng

* Kỹ năng bài day:

- Nhận biết và bước đấu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.

- Sử dụng phép nhân hóa trong nói và viết.

* Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các phép tu từ nhân hóa phù hợp với thực tiễn giao tiếp.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ nhân hóa.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức bài học trong quá trình giao tiếp.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp GD đạo đức: Biết yêu tiếng Việt, trân trọng và giữ gìn tiếng mẹ đẻ.

Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC

B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

(26)

- Giáo án, sgk, tài liệu(TKBG,SGV), Chuẩn KTKN.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của gv (Đọc, trả lời câu hỏi sgk, giải bài tập).

C/ PHƯƠNG PHÁP/ KTDH

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- Kĩ thuật : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Có những kiểu so sánh nào? Tác dụng của phép so sánh? Đặt câu có sử dụng phép so sánh và chỉ rõ kiểu nào?

- Y/c:

+ Có 2 kiểu so sánh: Ss ngang bằng và ss không ngang bằng

+ Tác dụng : Gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc sinh động, có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

+ Bóng Bác.... lửa hồng.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Trong khi viết văn, muốn cho sự vật sinh động như có tâm hồn ta sử dụng phép nhân hoá. Vậy nhân hoá là gì? Sử dụng phép nhân hoá như thế nào cho thích hợp ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Em hiểu thế nào là phép nhân hoá?

- Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ...

vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự

I. Ôn tập lý thuyết

- Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

(27)

vật, con vật, cõy cối khiến cho chỳng trở nờn sinh động, gần gũi, cú hồn hơn.

? Hóy tỡm một phộp nhõn hoỏ và phõn tớch tỏc dụng?

- Văn bản; Chõn, Tay, Tai, Mắt, Miệng:

Miệng : lóo Chõn: cậu Tay: cậu Tai: bỏc Mắt: Cụ

? Cú mấy kiểu nhõn húa? Cho vớ dụ?

- Dựng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nõu, ễng mặt trời, Bỏc giun, Chị

giú,…

- Dựng những từ vốn chỉ hoạt động, tớnh chất của người để chỉ hoạt động tớnh chất của vật:

“Heo hỳt cồn mõy sỳng ngửi trời”

[Tõy Tiến – Quang Dũng]

"Sụng Đuống trụi đi Một dòng lấp lỏnh

Nằm nghiờng nghiờng trong khỏng chiến trường kỡ”

[Bờn kia sụng Đuống – Hoàng Cầm]

- Trũ chuyện với vật như với người:

“Trõu ơi ta bảo trõu này…”

[Ca dao]

Hoạt động 4

* Mục tiờu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm cỏc bài tập.

* Hỡnh thức tổ chức:

- Cả lớp/ cỏ nhõn/ nhúm.

- Thời gian: 20 phỳt

- PP: Vấn đỏp, thuyết trỡnh, nờu vớ dụ, gợi mở, quy nạp, phõn tớch, thực hành, dạy học nhúm.

- KT : Động nóo, đặt cõu hỏi, giao nhiợ̀m vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiợ̀m vụ, viết tớch cực

- Gv chia nhúm làm cỏc bài tập: nhúm 1 – bài 1, nhúm 2 – bài 2.

Bài tập 1

Xác định các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của

- Cỏc kiểu nhõn húa

+ Dựng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật.

+ Dựng từ ngữ chỉ hành động, tớnh chất của người để chỉ tớnh chất, hành động của vật.

+ Trũ chuyện, xưng hụ với vật, như với người.

II. Luyện tập

1. Bài tập 1

- Nhân hoá: ong bớm mà biết

đánh lộn nhau đuổi, hiền lành, bỏ chỗ, rủ nhau.

-> Làm cho đoạn văn miêu tả

thêm gợi hình, sinh động, càng gần gũi thân thơng với con ngời hơn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến