• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 19

CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự.

- Hiểu mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong văn tự sự.

- Bố cục của bài văn tự sự.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài dạy

- Rèn kỹ năng tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.

* Kĩ năng sống:

- Giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tuởng cá nhân về chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản tự sự.

- Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức đọc kĩ đề, tìm chủ đề, làm dàn bài trước khi viết bài văn tự sự.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

- Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi.

- Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;

và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

III/ PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, nêu vấn đề, quy nạp, phân tích, dạy học theo định hướng hành động, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC

(2)

1. Ổn định tổ chức. (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?

- Trình bày cụ thể trong 1 thời gian, địa điểm, do nhân vật thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

? Nhân vật trong văn tự sự là ai? Được thể hiện như thế nào?

- Là người thực hiện các sự việc, là người được thể hiện trong văn bản: lai lịch, tên gọi, hình dáng, tính nết, việc làm.)

3. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Tiết trước chúng ta đã nắm được đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Ở tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu 1 bài tự sự hoàn chỉnh gồm chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Thế nào là chủ đề của bài văn tự sự? Bố cục ntn? Yêu cầu của từng phần trong bài văn tự sự ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động thầy - trò Nội dung

Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, nêu vấn đề, quy nạp, phân tích, dạy học theo định hướng hành động, thực hành.

- KT: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Chủ đề của văn bản tự sự là gì?

- Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trong văn bản.

GV: Như vậy các sự việc là yếu tố thể hiện chủ đề, chủ đề lại thấm nhuần trong sự việc, không tách rời sự việc.

? Chủ đề và sự việc có mối quan hệ như thế nào?

- Mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời.

-> Chủ đề của văn bản còn được thể hiện ở việc làm của Tuệ Tĩnh.

? Chủ đề nằm ở đâu trong văn bản

- Nằm ở những câu then chốt (đầu, giữa,

I.Ôn tập lý thuyết

* Chủ đề bài văn tự sự

- Chủ đề là vấn đề chủ yếu.

- Chủ đề và sự việc có mối quan hệ chặt chẽ: sự việc thể hiện chủ đề, chủ đề thấm nhuần trong sự việc.

- Chủ đề thể hiện ở câu then chốt, ở hành động nhân vật, nhan đề, sự việc.

(3)

cuối) cũng có khi toát ra từ nội dung sự việc.

? Dàn bài văn tự sự có mấy phần? Gọi tên mỗi phần

- 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

? Nhiệm vụ của phần mở bài?

- Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

? Có thể thiếu mở bài được không?

- Không, vì người đọc khó theo dõi câu chuyện.

? Thân bài có nhiệm vụ gì? Có thể thiếu thân bài được không?

- Phát triển diễn biến câu chuyện. Không, vì nó là cái xương sống của câu chuyện.

? Kết bài có nhiệm vụ gì? Thiếu được không?

- Kết thúc câu chuyện. Không, vì người đọc sẽ không biết câu chuyện kết thúc ra sao.

? Dàn bài của bài văn tự sự thường có mấy phần? Đó là những phần nào?

GV: Vậy trước khi viết cần lập dàn bài gồm 3 phần đầy đủ như trên, với những ý lớn rồi dựa vào đó mà triển khai làm bài chi tiết Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, nêu vấn đề, quy nạp, phân tích, dạy học theo định hướng hành động, thực hành.

- KT: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

* Thảo luận nhóm (3’) - Gv chia lớp làm 3 nhóm.

Bài 1

? Hãy nêu chủ đề của văn bản “ Con Rồng cháu Tiên”, và văn bản “ Bánh chưng bánh giầy”.

- Các nhóm thảo luận, báo cáo.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Gv nhận xét, chốt.

Bài 2

* Dàn bài văn tự sự

- Gồm 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

+ Thân bài: Kể diễn biến sự việc.

+ Kết bài: Kể kết cục sự việc.

II. Luyện tập

Bài 1

- Chủ đề của văn bản “ Con Rồng cháu Tiên”, và văn bản “ Bánh chưng bánh giầy”.

- Văn bản Con Rồng cháu Tiên:

+ Lí giải nguồn gốc cao quý của dân tộc ta.

+ Ước nguyện thống nhất đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

- Văn bản “ Bánh chưng bánh giầy”.

+ Lí giải nguồn gốc Bánh chưng bánh giầy và tục thờ cung tổ tiên.

+ Truyền thống uống nước nhớ

(4)

Văn bản “ Phần thưởng”

? Chủ đề của truyện nhằm biểu dương và chế giễu điều gì?

- Ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành của người nông dân với vua; chế giễu tính tham lam cậy quyền thế của bọn quan tham của viên quan nọ.

? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch chân câu văn đó?

- Câu nói của người nông dân với vua.

Qua bài tập gv t ích hợp giáo dục đạo đức : giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

nguồn, đề cáo nghề nông.

Bài 2

- Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành của người nông dân với vua; chế giễu tính tham lam cậy quyền thế của bọn quan tham của viên quan nọ.

- Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề: câu nói của người nông dân với vua.

4. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

? Chủ đề của bài văn tự sự là gì?

? Dàn bài một bài văn tự sự gồm mấy phần? Nêu yêu cầu từng phần?

- H.s phát biểu.

? Qua nội dung bài học em có nhận xét gì về văn tự sự?

- H.s tự bộc lộ.

- Gv nhận xét và tích hợp giáo dục đạo đức:, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

5. H ướng dẫn về nhà: (3 phút) PP thuyết trình - Nắm được đặc điểm chủ đề của bài văn tự sự.

- Hoàn thành các bài tập.

- Chuẩn bị: Tìm hiểu để và cách làm bài văn tư sự

+ Ôn lại các kiến thức lý thuyết tìm hiểu đề trong văn tự sự, các bước làm bài văn tự sự.

+ Xem các dạng bài tập.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn:………

(5)

Ngày giảng:6A………

Tiết 20

TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề) - Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.

- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài dạy

- Rèn kỹ năng tìm hiểu đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.

- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.

* Kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tuởng phản hồi, lắng nghe tích cực về cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

- Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức tìm hiểu đề, lập dàn ý trước khi viết bài văn tự sự.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

- Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi.

- Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;

và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

III/ PHƯƠNG PHÁP/KT

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, nêu vấn đề, quy nạp, phân tích, dạy học theo định hướng hành động, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

(6)

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức. (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Dàn bài một bài văn tự sự gồm mấy phần? Yêu cầu từng phần?

* Yêu cầu:

- Bài văn tự sự gồm 3 phần

+ MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

+ TB: Phát triển diễn biến câu chuyện + KB: Kết thúc câu chuyện.

3. Bài mới: (35’)

* Giới thiệu bài:

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự, vậy để làm 1 bài văn tự sự chúng ta tiến hành ntn? Bài học hôm nay giúp ta hiểu điều đó.

Hoạt động thầy – trò Nội dung

Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, nêu vấn đề, quy nạp, phân tích, dạy học theo định hướng hành động, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Khi tìm hiểu đề, ta phải làm như thế nào?

- Chú ý những từ ngữ thể hiện yêu cầu của đề.

GV: Đề văn tự sự có thể diễn đạt thành nhiều dạng

+ Trực tiếp yêu cầu “kể” . + Gián tiếp yêu cầu “kể”.

? Muốn làm tốt một bài văn tự sự , cần phải thực hiện các bước nào?

- Tìm hiểu đề:

- Lập ý - Lập dàn ý

- Viết bài văn theo yêu cầu bố cục 3 phần

I.Ôn tập lý thuyết

* Đề văn tự sự:

- Làm bài văn tự sự: chú ý những từ ngữ thể hiện yêu cầu của đề.

* Cách làm bài văn tự sự:

- Tìm hiểu đề: Xác định yêu cầu.

- Lập ý: xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

(7)

? Tại sao trước khi làm bài văn tự sự phải tìm hiểu đề?

- Tìm hiểu đề là đọc kĩ đề bài , xác định các từ ngữ quan trọng, từ đó nắm vững yêu cầu của đề

? Bước lập ý là bước xác định những vấn đề gì?

- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa câu chuyện

? Tại sao phải lập dàn ý trước khi viết bài?

- Sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện, hiểu được ý định của người viết

? Nêu dàn ý của một bài văn tự sự?

Dàn bài

- Mở bài: Giới thiệu về nhân vật, sự việc - Thân bài: Kể diễn biến sự việc

- Kết bài: Kể kết cục câu chuyện

? Sau khi lập dàn ý ta làm gì?

Viết một bài văn theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết luận.

Tích hợp kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, nêu vấn đề, quy nạp, phân tích, dạy học theo định hướng hành động, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

* Thảo luận nhóm (3’) - Gv chia lớp làm 3 nhóm

? Em hãy tìm ý và lập dàn bài trong truyện Thánh Gióng?

- Các nhóm thảo luận, báo cáo.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Gv nhận xét, chốt.

- Lập dàn ý

- Viết bài văn theo yêu cầu bố cục 3 phần.

II. Luyện tập

Bài 1

* Truy ệ n TGióng : - Nhân vật: TGióng

- Sự việc: TGióng đánh giặc -> Bay về trời

- Chủ đề: ca ngợi người anh hùng dân tộc có công giết giặc.

* L ậ p dàn ý :

+ Mở bài: có nhiều cách.

- Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền

(8)

Bài 2

? Lập dàn ý cho văn bản “ Sơn tinh – Thủy tinh”

? Mở bài cần nêu những ý nào?

? Nhiệm vụ phần thân bài?

? Nội dung phần kết bài?

- H/s trả lời, gv nhận xét, chốt.

thuyết. Đã lên ba tuổi mà không biết nói, biết cười.

- Ngày xưa, tại một làng nọ có một chú bé rất lạ, đã lên ba mà không biết nói biết cười...

- Người nước ta không ai là không biết Thánh Gióng. Đó là một chú bé sống ở làng....thời Hùng Vương thứ sáu. Điều kì lạ là chú bé lên ba tuổi vẫn...

+ Thân bài: Sắp xếp sự việc theo thứ tự.

- Thánh Gióng ra đời, không biết nói.

- Giặc Ân đến, đòi đi giết giặc.

- Lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa, vươn vai...

- Roi gãy, nhổ tre, giết sạch giặc, bay về trời.

+ KB: Vua nhớ công ơn, lập đền thờ phong làm Phù Đổng Thiên Vương.

Bài 2 a. Mở bài

Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.

b. Thân bài

Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:

- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người.

Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.

- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.

- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến

(9)

? Qua nội dung bài học em có nhận xét gì về đề văn và cách làm bài văn tự sự?

- H/.s bộc lộ.

- GV nhận xét, uốn nắn và tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

với nhau

c. Kết bài

- Hàng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.

4. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

- Giáo viên nhắc lại các bước làm bài văn tự sự.

? Qua nội dung bài học em có nhận xét gì về văn tự sự?

- H.s tự bộc lộ.

- Gv nhận xét, uốn nắn và tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

5. H ướng dẫn về nhà: (3 phút) PP thuyết trình

- Học bài, nắm cách tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn tự sự.

- Chuẩn bị: Lời văn đoạn văn ngôi kể trong văn tự sự.

+ Ôn lại các kiến thức lý thuyết: đặc điểm lời văn đoạn văn tự sự, thế nào là ngôi kể trong văn tự sự, có những ngôi kể nào, đặc điểm...

+ Xem các dạng bài tập.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 21

(10)

LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Lời văn tự sự: dùng để kể người và kể việc

- Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.

- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự

- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài dạy

- Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc - hiểu văn bản tự sự.

- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.

- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự - Vận dụng ngôi kể vào việc đọc - hiểu văn bản tự sự.

* Kĩ năng sống:

- Giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tuởng cá nhân về lời văn, đoạn văn tự sự.

- Giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tuởng cá nhân về ngôi kể trong văn tự sự.

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng viết tốt lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự.

- Có ý thức xác định rõ ngôi kể khi kể chuyện.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

- Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi.

- Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;

và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

III/ PHƯƠNG PHÁP /KT

(11)

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- Kĩ thuật : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực.

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Tiếp theo các bài gi ithi u vế chuỗi s vi c, nhân v t, ch đế và dàn bài, tiết h c này se tìm hi u vế hành ự ệ văn: l i văn, đo n văn trong văn t s , đ c bi t là l i gi i thi u nhân v t và l i k s vi c. ự ự ờ ể ự ệ

Hoạt động Thầy - Trò Nội dung

Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:19 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực.

? Trong văn tự sự, người ta giới thiệu nhân vật qua những mặt nào?

- Giới thiệu tên, họ, lai lịch, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.

? Để kể người, người ta thường sử dụng những kiểu câu văn có từ và cụm từ nào?

- Kiểu câu sử dụng các từ: có, là.

? Khi kể 1 sự việc, ta phải kể như thế nào?

- Kể việc làm, hành động, kết quả việc làm hành động đó.

* Cách viết lời kể, lời thoại (giới thiệu, thuyết minh) về nhân vật và sự việc:

- Có hai cách để giới thiệu, thuyết minh:

+ Giới thiệu, thuyết minh trực tiếp nhân vật, sự kiện. Thường do người dẫn truyện đứng ra tự giới thiệu, thuyết minh rõ đặc điểm, tính

I.Ôn tập lý thuyết

1. Lời văn, đoạn văn tự sự * Lời văn giới thiệu nhân vật

- Giới thiệu tên, họ, lai lịch, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.

* Lời văn kể sự việc

- Kể việc làm, hành động, kết quả việc làm hành động đó.

(12)

nết, lai lịch, … của nhân vật.

+ Giới thiệu, thuyết minh gián tiếp. Cách giới thiệu này thường dùng đề giới thiệu thuyết minh về tính cách, tình cảm của nhân vật - Lưu ý:

+ Lời kể, lời thoại rõ ràng nhưng kín đáo, tế nhị. Không nên quá cầu kì, dài dòng, nhưng cũng không nên quá hời hợt, sơ lược. Cần phải thông qua lời kể, lời thoại để làm toát lên nội dung cốt truyện, chur đề của câu chuyện cũng như thái độ, tình cảm của mình + Cần nắm được đặc điểm tính cách, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính,… của các nhân vật trong câu chuyện đẻ lựa chọn được lời kể, lời thoại phù hợp với đối tượng nhân vật được kể + Lời kể, lời thoại phải phù hợp với ngôi kể.

Khi bài văn tụ sự dùng ngôi kể thứ nhất thì lừi kể thuyên về tự thuật, có thể nêu chi tiết những cảm nhận, suy nghĩ, thái độ, lời bình phẩm về các sự việc được diễn ra trong cốt truyện. Còn khi bài văn dùng ngôi thứ ba thì lời kể mang tính khách quan để cho người đọc, người nghe tự cảm nhận chủ đề tác phẩm qua từng nhân vật, từng sự việc.

+ Lời kể, lời thoại trong bài văn tự sự cần ngắn gọn, nên sử dụng nhiểu kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu tỉnh lược,… và đặc điểm cần lưu ý đến các dấu câu (dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng,..)

? Thế nào là câu chủ đề của đoạn văn?

- Là câu diễn đạt ý chính của đoạn văn.

? Các câu còn lại có quan hệ như thế nào với câu chủ đề?

- Giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.

? Em hãy nêu hình thức nhận biết của một đoạn văn tư sự?

- Đoạn văn:

+ Về nội dung: diễn đạt trọn vẹn một ý

+ Về hình thức: gồm nhiều câu, các câu không rời rạc mà phải kết hợp chặt chẽ với nhau để làm nổi bật ý chính của đoạn

- Đoạn văn bắt đầu từ chữ cái viết hoa đầu dòng lui vào 1 ô và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng

GV: Mỗi đoạn văn thường gồm một số câu,

* Đoạn văn:

- Câu chủ đề là câu diễn đạt ý chính của đoạn văn.

- Đoạn văn được đánh dấu bằng viết hoa lùi đầu dòng và dấu chấm xuống dòng.

(13)

được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa lùi đầu dòng hoặc hết đoạn có dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn thường có một ý chính.

GV: để kể một câu chuyện cho người khác nghe, cần phải có người kể và phải có ngôi kể.

? Ngôi kể là gì?

- Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.

GV: Khi kể chuyện ta thường gặp những ngôi kể nào? Vai trò, ý nghĩa của những ngôi kể đó ra sao ta cùng tìm hiểu các đoạn văn.

? Trong văn tự sự có những ngôi kể nào?

- Ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.

? Đặc điểm của ngôi kể thứ ba?

? Khi sử dụng ngôi kể thứ 3 tác giả có thể làm gì?

- Có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

GV: đây là ngôi kể hay được sử dụng.

? Ngôi kể thứ nhất có đặc điểm gì?

? Theo em khi xưng hô như vậy sẽ có tác dụng ntn đối với người kể chuyện?

- Có thể kể trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.

? Người kể đã sử dụng ngôi kể thứ mấy?

- Ngôi kể thứ nhất, là ngôi kể thường gặp trong tác phẩm tự sự.

? Người kể xưng tôi có nhất thiết là tác giả không?

? Kể bằng ngôi kể thứ 3 có ưu điểm, nhược điểm gì?

- Tính khách quan nhiều, tính chủ quan ít.

? Kể bằng ngôi thứ nhất có ưu điểm, nhược điểm gì?

- Tính chủ quan nhiều, tính khách quan ít.

Gv nhấn mạnh: (Khó chuyển vì: người kể giấu mình - lúc thì anh ta ở cung vua, lúc thì anh ta ở công quán… cuối cùng anh ta lại ở cung vua để nghe vua nói "Vua nghe nói từ đó mới phục hẳn")

+ Khi sử dụng ngôi kể thứ nhất: mang tính chủ quan.

2. Ngôi kể trong văn tự sự

- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.

* Ngôi kể thứ ba.

- Người kể giấu mình đi.

- Có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

* Ngôi kể thứ nhất - Người kể xưng tôi.

- Kể trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.

* Lưu ý: người kể xưng tôi không nhất thiết là tác giả.

(14)

+ Khi kể ngôi thứ 3: mang tính khách quan.

? Em hãy kể tên các câu chuyện đã được học có ngôi kể là ngôi thứ ba hoặc thứ nhất?

? Qua nội dung tiết học em có nhận xét gì

về lời văn đoạn văn, ngôi kể trong tiếng Việt?

- H/s tự bộ lộ.

- Gv nhận xét, uốn nắn và tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 15 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực

Bài 1

? Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật:

Thánh Gióng , Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh?

Giáo viên chia lớp thành 4 tổ , giao nhiệm vụ.

Tổ 1 viết câu giới thiệu Lạc Long Quân.

Tổ 2 viết câu giới thiệu Âu Cơ.

Tổ 3 viết câu giới thiệu Thánh Gióng.

Tổ 4 viết câu giới thiệu Tuệ Tĩnh.

Thời gian 10 phút, đại diện trình bày, các em khác nhận xét.

Giáo viên nhận xét bổ sung

Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Tháng Gióng khi roi sắt bị gãy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

- Hs viết theo cá nhân 3 phút, trình bày.

II.Luyện tập

Bài 1

- Lạc Long Quân: Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ. Thần có sức mạnh phi thường, nhiều phép lạ. Thần dạy dân cách chăn nuôi trồng trọt và giúp dân trừ yêu quái.

- Âu Cơ: Âu cơ sống ở trên vùng núi phía Bắc, thuộc dòng họ Thần Nông, dung nhan xinh đẹp tuyệt trần

- Thánh Gióng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng nọ có hai ông bà mãi không có con. Một hôm bà đi vào rừng, thấy một vết chân to nên lấy làm lạ đã ướm thử. Sau 9 tháng 10 ngày, bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô, bà đặt tên là Gióng. Nhưng đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết

(15)

GV: nhấn mạnh hình thức trình bày và sư sắp xếp các ý trong một đoạn văn.

Bài 2

Cho đề văn: Kể lại chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em.

Hãy viết phần mở bài, kết bài theo cách trên.

Mở bài

Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.

Thân bài

Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:

- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương:

một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người.

Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước thì người đó là

chồng Mị Nương.

- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị

Nương nên nổi giận.

- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau Kết bài

Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.

Giáo viên chia lớp thành 4 tổ , giao nhiệm vụ.

Tổ 1,2 viết phần mở bài theo các cách đã cho.

Tổ 3,4 viết phần kết bài .

Thới gian 10 phút, đại diện trùnh bày, các em khác nhận xét.

Giáo viên nhận xét bổ sung.

Bài 3

Lão nhà giàu nọ ra chợ mua một con lừa rất khỏe. Lão liền chất lên lưng nó bào nhiêu hang hóa và trở về làng. Dọc đường thấy sẵn củi, lão chặt luôn mấy vác buộc vào hai bên sườn nó. Con lừa nặng quá, vẹo cả lưng nhưng cũng gắng bước đi. Đi được một

nói, biết cười.

- Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định. Ông là một danh y lỗi lạc đời Trần.

Bài 2

Cho đề văn: Kể lại chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em.

Hãy viết phần mở bài, kết bài của đề văn trên.

* Mở bài

Trong các truyền thuyết đã được học ở đầu lớp 6, em thích nhất truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Câu chuyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo đã góp phần thêm sinh động cho cuộc cầu hôn đầy gay cấn để tranh giành nàng Mị Nương xinh đẹp giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.

* Kết bài

- Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn thường dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp được Mị Nương. Nhưng năm nào cũng vậy, Thuỷ Tinh chán chê cũng không thắng nổi Sơn Tinh, đành rút quân về.

Em rất yêu thích câu chuyện này – câu chuyện đầy cao trào của cuộc chiến. Truyện phần nào giúp em hiểu rõ hơn về hiện tượng bão lũ hằng năm, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ.

Bài 3

Tôi ra chợ mua một con lừa rất khỏe.

Tôi liền chất lên lưng nó bào nhiêu hang hóa và trở về làng. Dọc đường thấy sẵn củi, tôi chặt luôn mấy vác buộc vào hai bên sườn nó. Con lừa nặng quá, vẹo cả lưng nhưng cũng gắng bước đi. Đi được một quãng

(16)

quãng thấy tản đã vuông vắn nằm chắn bên đường. lão nghĩ bụng: “Hãy thồ nốt mấy hòn đá về, ít hôm nữa dựng nhà mà làm móng”.

Lão xếp nốt mấy tản đá lên lưng lừa. Lừa mệt quá, ì ạch lê từng bước một. Trời nắng to, lão nhà giàu thấy bức quá, liền cởi nốt chiếc áo trên mình vắc lên lưng lừa, nhứng lừa đã kiệt sức rồi nên chiếc áo vắt lên thì lừa ngã quị xuống, không đứng lên đươc. Lão nhà giàu cáu kỉnh quát:

- Thật là đò ăn hại! có cái áo mà cũng không chở nổi!”

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

- GV: Em hãy thay đổi ngôi kể cho đoạn văn trên?

thấy tản đã vuông vắn nằm chắn bên đường. tôi nghĩ bụng: “Hãy thồ nốt mấy hòn đá về, ít hôm nữa dựng nhà mà làm móng”. Tôi xếp nốt mấy tản đá lên lưng lừa. Lừa mệt quá, ì ạch lê từng bước một. Trời nắng to, tôi thấy bức quá, liền cởi nốt chiếc áo trên mình vắc lên lưng lừa, nhứng lừa đã kiệt sức rồi nên chiếc áo vắt lên thì lừa ngã quị xuống, không đứng lên đươc. Tôi cáu kỉnh quát:

- Thật là đồ ăn hại! có cái áo mà cũng không chở nổi!”

4. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp - Gv củng cố nội dung bài học.

? Qua nội dung tiết học em có nhận xét gì về văn tự sự?

- H/s tự bộ lộ.

- Gv nhận xét, uốn nắn và tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

5. H ướng dẫn về nhà: (3 phút) PP thuyết trình

- Học bài, nắm cách viết lời văn đoạn văn, ngôi kể trong văn tự sự.

- Chuẩn bị: Thứ tự trong văn tự sự.

+ Xem lại các kiến thức lý thuyết: khái niệm thứ tự kể trong văn tự sự....

+ Xem các dạng bài tập.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

.============********=============

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 22,23

THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

(17)

I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Hai cách kể, hai thứ tự kể: kể “xuôi”, kể “ngược”.

- Điều kiện cần có khi kể ngược.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài dạy

- Lựa chọn và thay đổi - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và yêu cầu thể hiện nội dung.

- Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.

* Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức: biết tự uốn nắn, sửa chữa những câu chữ chưa phù hợp để cho khả năng viết văn ngày càng hoàn thiện.

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ / kinh nghiệm của bản thân về vai trò của thứ tự kể trong văn tự sự.

- Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng 2 cách kể trong các bài viết.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

- Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi.

-Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;

và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

III/ PHƯƠNG PHÁP/KT

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, dạy học nhóm, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức. (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Nêu đặc điểm, ý nghĩa của ngôi kể thứ 3? Em đã học văn bản nào kể theo ngôi kể này?

(18)

? Nêu đặc điểm, ý nghĩa và dấu hiệu nhận biết ngôi kể thứ nhất?

* Yêu cầu

+ Khi sử dụng ngôi kể thứ nhất: Mang tính chủ quan.

+ Khi kể ngôi thứ 3: Mang tính khách quan + Ngôi 1 xưng “tôi”

+ Ngôi 3 gọi tên nhân vật...

Lấy đúng VD.

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Văn tự sự là một kiểu văn bản mà người viết có thể lựa chọn những cách thức biểu đạt thích hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Thứ tự kể là 1 yếu tố của cách thức biểu đạt trong văn tự sự.

Hoạt động thầy - trò Nội dung

Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:40 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, dạy học nhóm, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Trong văn tự sự có mấy thứ tự kể?

- Thứ tự kể xuôi và kể ngược.

? Thứ tự kể xuôi có đặc điểm gì?

- Các sự việc trong truyện được kể liên tiếp theo thứ tự tự nhiên, theo trình tự thời gian: việc xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau.

GV: các tác phẩm văn học dân gian chúng ta đã học cũng thường hay sử dụng thứ tự kể xuôi.

? Theo em, vì sao truyện cổ dân gian hay trình bày theo thứ tự này?

- Làm cốt truyện mạch lạc, giúp người đọc dễ theo dõi, dễ nhớ, nổi bật ý nghĩa truyện.

I.Ôn tập lý thuyết

- Kể xuôi: Kể theo thứ tự thời gian, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau.

-> Làm cốt truyện mạch lạc,

giúp người đọc dễ theo dõi, dễ

(19)

? Đó có phải là tác dụng, ưu điểm của thứ tự kể xuôi không?

? Kể theo thứ tự xuôi có nhược điểm gì?

- Dễ đơn điệu, nhàm tẻ.

? Thế nào là kể ngược?

- Các sự việc được kể theo thứ tự từ kết quả đến nguyên nhân, từ hiện tại - hồi tưởng kể lại các sự việc trước đó.

GV: đó là kể theo thứ tự ngược hay kể ngược.

? Em hiểu thế nào là kể ngược?

- Kể không theo trình tự thời gian mà theo mạch hồi tưởng của nhân vật, xáo trộn giữa qua khứ, hiện tại và tương lai.

* Thảo luận nhóm (3’)

? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh điều gì?

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện báo cáo-> gv nhận xét chốt.

- Làm cho sự việc phong phú, khách quan, bất ngờ, hấp dẫn, kịch tính, nhấn mạnh ý nghĩa của 1 bài học: không nên đùa cợt để mất lòng tin với người khác.

GV: cách kể này thường thích hợp với loại truyện hiện đại nhằm khắc sâu tâm trạng nhân vật.

? Cách kể này có nhược điểm gì?

- Khó theo dõi, có thể trùng lặp.

? Trong kể ngược, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng?

- Yếu tố hồi tưởng.

GV nhấn mạnh: có 2 cách kể

+ Kể xuôi: kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước, kể trước, việc gì xảy ra sau, kể sau, cho đến hết.

+ Kể ngược: đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể các sự việc xảy ra trước đó.

* Lưu ý: Thứ tự kể xuôi, kể ngược phải phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.

? Qua hai cách kể chuyện này, em thấy khi kể truyện chúng ta cần lưu ý điều gì?

nhớ, nổi bật ý nghĩa truyện.

- Kể ngược: từ hậu quả ở hiện tại sau đó hồi tưởng lại để kể nguyên nhân.

-> Làm cho sự việc phong phú, khách quan, bất ngờ, hấp dẫn, kịch tính, nhấn mạnh ý nghĩa, bài học nào đó.

(20)

- H.s tự bộc lộ.

- Gv nhận xét, uốn nắn và tích hợp kĩ năng sống:

suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 40 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, dạy học nhóm, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Lập dàn ý cho đề văn: “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa”.

Gợi ý:

- Lập dàn ý theo 2 ngôi kể đã học:

+ Cách 1: theo trình tự thời gian (ngôi kể 3, người kể giấu mình)

+ Cách 2: đi rồi  nhớ lại và kể (ngôi 1, người kể xưng tôi)

- Cả 2 cách phải làm rõ:

+ Lí do được đi? đi đâu? đi với ai? t/g đi.

. Những những sự việc trong chuyến đi.

. Những ấn tượng của em trong và sau chuyến đi.

? Xác định vai trò của yếu tố hồi tưởng trong câu chuyện? (Trong văn bản có sử dụng cách kể ngược, yếu tố hồi tưởng có vai trò rất quan trọng)

- HS viết bài trong 5 phút -> trình bày, lớp nhận xét, GV sửa chữa.

Qua bài tập gv t ích hợp giáo dục đạo đức giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

II. Luyện tập

Bài 1

Lập dàn ý theo 2 ngôi kể đã học

4. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp - Gv củng cố nội dung bài học.

? Thế nào là kể xuôi? ưu nhược điểm của kể xuôi?

? Thế nào là kể ngược? ưu nhược điểm của kể ngược?

(21)

? Qua nội dung bài học em có nhận xét gì về vai trò của thứ tự kể trong văn tự sự?

- H.s tự bộc lộ.

- Gv nhận xét, uốn nắn và tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

5. H ướng dẫn về nhà: (3 phút) PP thuyết trình - Học thuộc bài.

- Tập kể xuôi, kể ngược một truyện dân gian đã học: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- Chuẩn bị: Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự.

+ Xem lại các kiến thức lý thuyết: khái niệm, đặc điểm...

+ Xem các dạng bài tập.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

...

============********=============

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học).. - Năng lực giải quyết

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến