• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15 / 12 / 2020 Tiết 17 Ngày dạy: 21 / 12 / 2020 TUẦN 16

Bài 7

YÊU THIÊN NHIÊN

SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS hiểu thiên nhiên bao gồm những gì và vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên - Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên.

- Biết cách sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên

- biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.

b.Giáo dục kĩ năng sống: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, đảm nhận trách nhiệm.

Tích hợp GDMT : Liên hệ cảnh thiên nhiên của địa phương mình. Qua đó bộc lộ tình yên thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.

3. Thái độ:

TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, HỢP TÁC, ĐOÀN KẾT

- Giáo dục đạo đức: Yêu thiên nhiên, tích cực trong việc bảo vệ thiê nhiên.Trách nnhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống. Phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên

- Giáo dục PBGDPL: Pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Giáo dục bảo vệ môi trường

+ Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên.

+ Vai trò quan trọng của thiên nhiên.

+ Tác hại của việc phá hoại thiên nhiên.

+ Những việc làm nhằm bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

+ Những việc làm phá hoại thiên nhiên cần phê phán, khắc phục

4. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực thể hiện hành vi, năng lực tự rèn luyện, …..

II. Tài liệu và phương tiện:

- Soạn bài theo kiến thức chuẩn.

- SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tư liệu.

- Cập nhật những thông tin mới nhất về chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước và những số liệu mới nhất về môi trường.

Ví dụ :

- Thiệt hại ở đồng bằng sông Cửu Long do lũ lụt gây ra.

(2)

- Luật bảo vệ môi trường của nhà nước CHXHCNVN III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học :

1. Phương pháp dạy học:

- Thảo luận nhóm - Giải quyết vấn đề.

- Nghiên cứu trường hợp điển hình....

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật động não.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

- Phân tích video - Giao nhiệm vụ...

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Thế nào là biết ơn?

?Chúng ta cần biết ơn những ai?

Yêu cầu

- Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.

- Tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người đã sinh thành và nuôi dưỡng ta.

- Biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ ta.

- Biết ơn những người đã giúp đỡ ta những lúc khó khăn, hoạn nạn. Những người đã mang đến cho ta những điều tốt lành.

- Biết ơn các anh hùng liệt sĩ, những người đã có công trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước.

- Biết ơn Đảng và Bác Hồ đã đem lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (05’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.

Quan sát tranh “Sau cơn lũ”- Bộ tranh GDCD 6.

? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh này?

Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Đó là hình ảnh về những trận lũ lụt, mà nguyên nhân là do sự tàn phá thiên nhiên của con nguời. Vì vậy để bảo vệ cuộc sống của mình và loài người, mỗi người phải có ý thức về vấn đề môi truờng. để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.

HOẠT ĐỘNG 2: (12’) Kiến thức bài học

Mục tiêu: thiên nhiên bao gồm những gì và vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp

(3)

thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

truyện đọc: Một ngày chủ nhật bổ ích.

- Gọi học sinh đọc truyện đọc SGK.

? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh ở Tam Đảo?

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét.

? Em thấy cảnh ở Tam Đảo như thế nào?

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

? Sau khi đi tham quan Tam Đảo về mọi người cảm thấy như thế nào?

- Nhận xét.

? Qua truyện đọc em thấy thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Và con người nên sống với thiên nhiên như thế nào?

- Nhận xét, liên hệ giáo dục.

Tìm hiểu truyện đọc: Một ngày chủ nhật bổ ích.

- Đọc nội dung truyện đọc SGK.

- Núi Tam Đảo hùng vĩ, mờ trong sương, nhiều cây xanh, mây trắng như đang vây quanh.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe.

- Cảnh Tam Đảo rất đẹp, thơ mộng, hùng vĩ.

- Nhận xét, bổ sung.

- Tâm trạng vui tươi, thoải mái, thấy người khoẻ ra.

- Nghe.

- Thiên nhiên giúp con người có sức khoẻ tốt, do đó con người phải bảo vệ, sống gần gũi với thiên nhiên.

- Nghe.

I/ Truyện đọc:

Một ngày chủ nhật bổ ích.

- Cảnh Tam Đảo đẹp, thơ mộng, hùng vĩ.

- Đi thăm Tam Đảo về mọi người thấy vui tươi, khoẻ ra, thoải mái.

=> Con người phải sống gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và liên hệ bản thân.

? Em hãy kể những yếu tố có trong bức tranh?

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét: Đó là những yếu tố của thiên nhiên.

? Hãy kể một số cảnh đẹp của địa phương Bình Định?

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

? Khi đi tham quan các cảnh đẹp em thấy mình như thế nào?

- Nhận xét: Bình Định nói riêng và cả nước nói chung có rất nhiều cảnh đẹp. Nó góp phần nâng cao đời sống tinh thần của

Rút ra bài học và liên hệ bản thân.

- Mây, núi, cây, không khí...

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe.

- Thắng cảnh Hầm Hô, bãi trứng, biển Quy Nhơn...

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe.

- Vui vẻ, sảng khoái, khoẻ khoắn...

- Nghe.

- Nghe.

- Có vai trò đối với sụ phát

II/Nội dung bài học:

- Thiên nhiên gồm:

Bầu trời, không khí, đất, nước, sông, suối, rừng cây, núi đồi, khoáng sản ...

(4)

con người.

? Ngoài ý nghĩa về tinh thần, thiên nhiên còn có vai trò như thế nào đối với sự phát triển đất nước? Lấy ví dụ chứng minh.

- Nhận xét., nhấn mạnh: Thiên nhiên là tài sản vo giá của dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người và sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Nhận xét.

- Treo tranh rừng bị tàn phá.

? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh trên?

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, nhấn mạnh: Thiên nhiên hiện nay đang bị tàn phá, môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.

? Vậy mỗi người, xã hội cần làm gì để có thể bảo vệ thiên nhiên?

- Nhận xét, bổ sung: Ngoài ra chúng ta còn phải chung lòng, chung sức trong cuộc đấu tranh ngăn chặn những hành vi phá hoại thiên nhiên, huỷ hoại môi trường...

triển kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch...

- Nghe.

- Quan sát.

- Thiên nhiên đang bị tàn phá nặng nề.

- Nhận xét, bổ sung.

- Mỗi người cần có tình yêu thiên nhiên, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.

- Nghe.

- Thiên nhiên rất cần thiết đối với cuộc sống của con người.

- Con người cần phải bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hướng dẫn học sinh luyện tập,

- Gọi học sinh đọc, làm bài tập a.

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

? Bản thân em đã sống gần gũi, yêu quý thiê nhiên hay chưa?

- Nhận xét, kết luận toàn bài:

Mỗi người cần rèn luyện cho mình lối sống gần gũi, yêu thên nhiên. Vì đó vùa là trách nhiệm

Luyện tập, củng cố.

- Đọc, làm bài tập a: Hành vi thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên: 1, 3, 4.

- Nhận xét, bổ sung.

- Liên hệ bản thân, trả lời.

- Nghe, củng cố bài học.

III. Luyện tập:

- Bài tập a:

Hành vi thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên: 1, 3, 4.

(5)

vừa là quyền lợi của mỗi người.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (08’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Mỗi khi nhà trường tổ chức đi tham quan phong cảnh trong và ngoài tỉnh, Dương đều đi và tận hưởng niềm vui của một ngày sống gắn bó với cảnh đẹp của thiên nhiên hùng vĩ. Còn Hoà thì lại khác hẳn, chẳng muốn đi đâu, vì Hoà cho rằng đi như thế mệt lắm, không giúp ích gì cho cuộc sống của mình.

1/Em đồng ý với việc làm của Dương hay Hoà ? Vì sao ?

2/ Em đã đi tham quan rừng núi, sông, hồ, biển nhiều chưa ? Em thấy việc đó có cần thiết không?

Lời giải:

1/ Em đồng tình với việc làm của Dương. Bởi vì, việc làm của Dương là thể hiện tình yêu với thiên nhiên, muốn tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên để thêm nâng niu, trân trọng.

2/ Em đã đi tham quan rừng núi, sông, hồ rồi. Em thấy, việc đó rất cần thiết, giúp em có thêm hiểu biết về thiên nhiên, cảnh quan nước ta, để thêm yêu thương, tôn trọng.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (02’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Tìm hiểu truyện đọc, thông tin về vấn đề môi trường; tranh ảnh về sự phá hoại, bảo vệ môi trường.

4. Hướng dẫn về nhà: (02’)

-Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.

- Học bài, làm bài tập b SGK/22.

- Xem lại nội dung các bài đã học, chuẩn bị tiết sau kiểm tra - Chuẩn bị: Ôn lại kiến thức chuẩn bị cho bài kiểm tra HK I.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo. Nếu một quả

Phát triển năng lực: Rèn học sinh năng lực tự học ( từ các kiến thức đã học biết cách làm một văn bản tự sự) năng lực giải quyết vấn đề ( phân tích tình huống ở đề

- Phát hiện được vấn đề, cách thức, giải pháp cần giải quyết trong ?1; ?2 - Sử dụng được các kiến thức kĩ năng toán học để trả lời các câu hỏi + Năng lực giao

- Khai thác các tình huống dẫn đến làm tròn số ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống (bài toán trả tiền điện)...là cơ hội để hình thành năng lực mô hình hóa toán

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo. Để trở

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức2. HOẠT

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương