• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 21/10/2021 Ngày giảng:

TÊN BÀI DẠY: Tiết 15: LÀM TRÒN SỐ I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức

- Nhận biết được khái niệm làm tròn số

- Vận dụng được quy tắc làm tròn số, sử dụng đúng các thuật ngữ về làm tròn số - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến làm tròn số, có ý thức vận dụng quy tắc làm tròn số trong đời sống hằng ngày.

2. Về năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực chuyên biệt:

- Giúp học sinh chuyển đổi ngôn ngữ, từ ngôn ngữ thông thường sang đọc (nói), viết, kí hiệu về số được làm tròn là cơ hội để hình thành năng lực giao tiếp toán học, sử dụng ngôn ngữ toán.

- Thông qua quy tắc làm tròn, vận dụng dụng quy tắc trong thực tiễn tìm hiểu các thông tin về số liệu đã được làm tròn thông qua tìm hiểu mạng internet... góp phần hình thành, phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học cho học sinh.

- Giúp học sinh biết cách làm tròn số là cơ hội để hình thành năng lực tính toán.

- Khai thác các tình huống dẫn đến làm tròn số ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống (bài toán trả tiền điện)...là cơ hội để hình thành năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực hiện

- Trung thực: Thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn cần trung thực.

- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

-Thiết bị dạy học: Bảng phụ, bảng nhóm, máy tính, máy chiếu - Học liệu: Sách giáo khoa, Sách bài tập, tài liệu trên mạng internet.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (7 phút)

* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, kích thích học sinh tìm hiểu về làm tròn số

* Nội dung: Một số ví dụ thực tế

* Sản phẩm: Các ví dụ về làm tròn số và ý nghĩa của việc làm tròn số

* Tổ chức thực hiện: Hoạt động nhóm

Hoạt động của GV + HS Nội dung

GV giao nhiệm vụ:

– Thiết bị học liệu: Tranh ảnh (máy chiếu)

(2)

1. Quan sát hóa đơn tiền điện trong một tháng của gia đình bạn Nam và trả lời câu hỏi

2. Trên thực tế gia đình Nam sẽ trả bao nhiêu tiền cho người thu tiền điện? Tại sao?

3. Hãy nêu ví dụ trong thực tế có xuất hiện các số được làm tròn.

4. Ích lợi của việc làm tròn số đối với thực tế cuộc sống.

HS thực hiên nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện

- Phương thức hoạt động: Nhóm + Báo cáo thảo luận:

+ Kết luận nhận định:

a) Trên thực tế, gia đình chúng Nam phải trả 325 000 đồng vì:

- Ở Việt Nam không tồn tại tiền có mệnh giá 713 đồng.

- Vì 500 713 nên không thể làm tròn thành 324 500 mà phải làm tròn thành

325 000.

b) Các trường hợp thực tế có xuất hiện các số được làm tròn là hóa đơn siêu thị, biên lai mua sách, phí bảo hiểm, phí giao dịch ngân hàng,...

c) Làm tròn số số dễ nhớ, tiện ước lượng và tính toán

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20 phút) HĐ 1: Ví dụ

* Mục tiêu: HS thấy được cách làm tròn số thông qua hình ảnh số trên trục số, nhận biết chữ số được làm tròn.

* Nội dung: Một số ví dụ về làm tròn số

* Sản phẩm: Các số được làm tròn trong các ví dụ, Số điền vào ô trống trong ?1

* Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét *GV giao nhiệm vụ 1:

- Đọc ví dụ 1 trong sgk

- Nêu cách làm tròn các số 4,34,5 đến hàng đơn vị

- Nêu cách làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị

- Làm ?1

+ HS thực hiện nhiệm vụ:

- Đọc ví dụ trong sgk và trả lời câu hỏi - Phát biểu cách làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị

- Đọc kết quả của ?1

+ Báo cáo thảo luận: Hỏi trực tiếp học sinh

+ Kết luận nhận định: Qua phần ví dụ

1. Ví dụ

Ví dụ 1: Làm tròn các số 4,34,5 đến hàng đơn vị

4

4,3 4,5

5

4,9 5,4 5,8

6

Số 4,3 gần số 4 nhất, số 4,9 gần số 5 nhất.

Kí hiệu: 4,3 4 ; 4,9 5 ( đọc là xấp xỉ hoặc gần bằng)

?1

(3)

giáo viên đưa ra nhận xét: Để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta lấy số nguyên gần với số đó nhất

* GV giao nhiệm vụ 2:

- Làm tròn số 72 900 đến hàng nghìn

- Làm tròn số 0,8134 đến hàng phần nghìn (chữ số thập phân thứ ba)

+ HS thực hiện nhiệm vụ:

- Đọc thông tin sgk

- Vẽ trục số biểu thị các số và trả lời câu hỏi

+ Báo cáo thảo luận: Hỏi trực tiếp học sinh. Đối với học sinh yếu có thể hỗ trợ bằng cách đặt câu hỏi để học sinh trả lời:

- Xác định được các chữ số làm tròn: chữ số hàng đơn vị, hàng nghìn, chữ số thập phân thứ 3

+ Kết luận nhận định: Qua hai ví dụ giáo viên chốt lại kiến thức và giới thiệu quy ước làm trong số

5,4 5; 4,5 5; 5,8 6  

Ví dụ 2: Làm tròn số 72900 đến hàng nghìn

72900 73000  (tròn nghìn) Ví dụ 3:

0,8134 0,813 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 3)

HĐ 2: Quy ước làm tròn số

* Mục tiêu: Hiểu và vận dụng được quy ước làm tròn để làm tròn số

* Nội dung: Quy ước làm tròn, các ví dụ và làm ?2 trong sgk

* Sản phẩm: Ví dụ áp dụng quy ước làm tròn và kết quả ?2

* Tổ chức thực hiện: Họat động cá nhân

*GV giao nhiệm vụ 1:

- HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ - Tìm hiểu quy ước làm tròn trong sgk /36 trong hai trường hợp

- Áp dụng quy ước làm tròn thực hiện ví dụ

- Làm tròn số 86,149 đến chữ số thập phân thứ nhất.

- Làm tròn 542 đến hàng chục

- Làm tròn số 0,0861 đến chữ số thập phân thứ hai

- Làm tròn số 1573 đến hàng trăm +HS thực hiện nhiệm vụ 1:

Các nhóm phân công nhóm trưởng, thư ký làm nhiệm vụ và thực hiện thảo luận trong 5 phút.

- GV quan sát các nhóm hoạt động.

+ Báo cáo thảo luận:

- Đại diện HS 1 nhóm lên báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét chéo nhau

2. Quy ước làm tròn Quy ước

Ví dụ

- Trường hợp 1: T36 - SGK - Trường hợp 2: T36 – SGK Ví dụ:

86,149 86,1 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

542 540 (Tròn chục)

0,0861 0,09 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

1573 1600 (Tròn trăm)

(4)

- HS báo cáo quy tắc bằng miệng, báo cáo việc áp dụng quy tắc trình bày trên giấy + Kết luận nhận định: Qua các ví dụ giáo viên đưa ra nhận định - Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn 5 thì giữa nguyên bộ

phận còn lại. Trong trường hợp là số nguyên thì thay các số bỏ đi là số 0.

- Nếu chữ số đầu tiên trong các số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thi ta cộng thêm 1 vào các số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Trong trường hợp là số nguyên thì thay các số bỏ đi là số 0.

*GV giao nhiệm vụ 2:

- HS hoạt động cá nhân hoàn thành ?2

? Làm tròn số 79,3826 đến hàng đơn vị + HS thực hiện nhiệm vụ 2: Hoàn thành ?2 vào vở và lên bảng trình bày + Báo cáo thảo luận:

Đối với học sinh yếu có thể hỗ trợ bằng cách đặt câu hỏi để học sinh trả lời:

? xác định chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi tính từ trái sang phải.

? So sánh chữ số đó với số 5 (số đó có nhỏ hơn 5 hay không)

+ Kết luận nhận định:GV yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm trên bảng, GV chốt lại đáp án và kiến thức.

?2

79,3826 79,383 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba)

79,3826 79,38 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

79,3826 79,4 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

79,3826 79 (làm tròn đến hàng đơn vị)

3. Hoạt động 3. Luyện tập (8 phút )

* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học.

* Nội dung: Làm bài tập 73; 76 (sgk/ 36,37)

* Sản phẩm: Làm tròn đúng các số theo yêu cầu

* Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo cặp đôi

*GV giao nhiệm vụ

- HS làm theo cặp đôi làm Bài 73; 76 (sgk/

36)

+ HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- Đọc yêu cầu đề bài 73;76

- Làm việc theo cặp đôi 1 người hỏi 1 người trả lời

- Nhận xét chéo vở nhau + Sản phẩm học tập:

Bài tập 73 (Tr36-SGK)

(5)

7,923 7,92 17,418 17,42

79,1364 79,14 50,401 50,40 0,155 0,16 60,996 61,00

Bài tập 76 SGK

76 324 753 76 324 750 (tròn chục) 76 324 800 (tròn trăm) 76 325 000 (tròn nghìn) 3695 3700 (tròn chục)

3700 (tròn trăm) 4000 (tròn nghìn)

4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)

* Mục tiêu: Vận dụng được quy tắc làm tròn số vào giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với làm tròn số

* Nội dung:

Bài 74 sgk/36

Bài tập: HS phân tích lại việc làm tròn số trong hóa đơn tiền điện ở hoạt động mở đầu theo quy tắc làm tròn và lấy ví dụ về việc làm tròn số trong thực tế đời sống

* Sản phẩm: Lời giải và kết quả mỗi bài

* Tổ chức thực hiện: Cá nhân

*GV giao nhiệm vụ 1

- HS làm theo nhóm làm bài 74 sgk/36 vào phiếu học tập

+ HS thực hiện nhiệm vụ 1:

Các nhóm phân công nhóm trưởng, thư ký làm nhiệm vụ và thực hiện thảo luận trong 3 phút.

- GV quan sát các nhóm hoạt động.

+ Báo cáo kết quả

- Đại diện HS 1 nhóm lên báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét chéo nhau

+ Kết luận Sản phẩm

Điểm TB các bài kiểm tra của bạn Cường:

   

 

7 8 6 10 7 6 5 9 .2 8.3

15 7,2 6 7,3

       

 

*GV giao nhiệm vụ 2

- HS quan sát lại hóa đơn thanh toán tiền điện nhà Nam ở phần mở đầu thực hiện làm tròn theo quy tắc đến chữ số hàng

(6)

nghìn.

- Lấy các ví dụ thực tế cuộc sống có làm tròn số

+ HS thực hiện nhiệm vụ 2:

- Quan sát và trả lời - Suy nghĩ và nêu ví dụ + Báo cáo kết quả

- Đại diện HS 1 nhóm lên báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét chéo nhau

*GV giao nhiệm vụ 3

Quan sát tranh và thông tin về một số ví dụ làm tròn trong thực tế và thấy được ý nghĩa của nó

VD 1. Lượng khách du lịch đến vịnh Hạ Long 2019 đạt 4,4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế gần 2,9 triệu lượt, tăng 6%

so với cùng kỳ 2018.Thu phí 10 tháng đạt hơn 1.030 tỷ đồng; cả năm 2019, thu phí đạt hơn 1.294 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.

VD 2. Số người đến sân vận động Mỹ Đình để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam khoảng 25 000 người đông hơn so với trận đấu trước

+ HS thực hiện nhiệm vụ 3:

- Quan sát và tìm hiểu thông tin

- Thấy được ý nghĩa của việc làm tròn + Kết luận Sản phẩm

Làm tròn số được sử dụng rất nhiều trong thực tế

- Dễ dàng ước lượng so sánh, phân tích, tính toán

Du lịch Hạ Long

Sân vận động Mỹ Đình

* Hướng dẫn tự học ở nhà:

- Nẵm vững và học thuộc 2 quy ước làm tròn số

- Làm bài tập 75, 77 T 38, 39-SGK; Bài tập 93, 94, 95 T 16-SBT

- Tìm hiểu phần ”Có thể em chưa biết ” tính thể trạng của bản thân mình xem thuộc loại nào

-Tiết sau ...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

Câu 5: Trong từng bước phân loại bằng khóa lưỡng phân từ đầu đến cuối người ta luôn phân loại các loài sinh vật thành mấy nhóm..

Khi thử máu để truyền, với máu của vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính.. Nhóm máu O

Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình. Hút thuốc lá có hại

1.Kiến thức : Giúp HS nắm được các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông - Biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông để chứng minh tam

Nắm được cạnh đối diện với góc tù (góc vuông) trong tam giác tù (tam giác vuông) là cạnh lớn

Từ một điểm B nằm ngoài đường thẳng a có thể kẻ được vô số đường vuông góc và đường xiên đến.. đường