• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2017 – 2018

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2017 – 2018"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2017 – 2018

Phần 1: (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới :

"Làng tôi một làng Trung du Bắc bộ như bao làng quê của bạn, có gì là của riêng làng đâu, vậy mà mỗi khi lớn lên lại thêm đau đáu nhớ về.

Nhớ những ngày xa xôi lắm, trên con đường làng đất nâu mịn, vài chú trâu đủng đỉnh nằm lim dim dưới gốc đa trầm mặc, mái đình liêu xiêu, âm âm tiếng trẻ vỡ lòng(...)

Còn đó tiếng mẹ, tiếng bà ru tôi bên chiếc nôi tre, võng tre kẽo kẹt giữa trưa hè. Và kia nữa, mấy con trâu cũng đang thảnh thơi nằm nhai bã trầu dưới bóng tre xanh mát rượi nơi đầu ngõ. Quên sao được tuổi thơ tôi vắt vẻo trên lưng trâu, bay bổng tiếng sáo tre, sáo trúc, rượt đuổi cánh diều lúc hoàng hôn những chỉ muốn lên chơi cùng chị Hằng chú Cuội. Cuối làng kia, đàn cò rủ nhau về tổ, đậu trắng cả ngọn tre, con bay lên, con đậu xuống, chúng cãi cọ nhau ầm ĩ cả góc làng. Đêm về, khi

"trăng lên lùa cành tre, gió thổi tiếng ru hời"... là lúc cha tôi ung dung tự tại ngồi trên chiếc chõng tre rít điếu thuốc lào khoan khoái thả khói lên trời, ngắm trăng, ngắm sao mà trù tính việc cày bừa cấy hái. Lại nữa, cái không khí háo hức đón chờ Tết đến bằng việc tối tối cha ngồi chẻ lạt, mẹ ngồi nối lạt bánh chưng đọc câu ca dao "Lạt này gói bánh chưng xanh, Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng" thì chẳng bao giờ tôi quên được. Cái lạt tre ấy đã buộc chặt ký ức của tôi với làng.

Tôi lớn lên xa nhà đi công tác, hình ảnh luỹ tre làng vẫn chập chờn ẩn hiện trong giấc mơ của tôi. Mỗi lần về quê từ xa nhìn thấy luỹ tre xanh bao bọc xóm làng là tôi muốn chạy ào tới để được nằm khểnh vắt chân trên chiếc chõng tre, ngay dưới bới tre đầu ngõ mà thả hồn theo tiếng sáo tre, sáo trúc. Làng tôi ơi! Cây tre ơi! Sao mà đáng yêu đến thế!"

( Theo nguồn Internet ) Câu 1: Với kiến thức đã học, em hãy nêu tên một tác phẩm văn học đã học cùng đề tài với đoạn trích trên? Và cho biết tác giả của tác phẩm văn học ấy ? (1 điểm)

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ trong câu "Cuối làng kia, đàn cò rủ nhau về tổ, đậu trắng cả ngọn tre, con bay lên, con đậu xuống, chúng cãi cọ nhau ầm ĩ cả góc làng." Gạch dưới những từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy? (1 điểm)

Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (2 điểm )

"Và kia nữa, mấy con trâu cũng đang thảnh thơi nằm nhai bã trầu dưới bóng tre xanh mát rượi nơi đầu ngõ".

Câu 4: Em hãy viết vài câu văn bộc lộ tình cảm của em với quê hương (làng quê) mình . (1 điểm)

Phần 2: (5 điểm)

Đề:Ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh đầy sức sống. Tiếng chim lảnh lót, tiếng ong bay rù rì, tiếng gọi con dịu dàng của gà mẹ cùng với tiếng liếp nhiếp nũng nịu của bầy gà mới nở, lông vàng như tơ tằm…Hãy viết một bài văn miêu tả sáng tạo cảnh một khu vườn (vườn cây, vườn hoa, khu vườn trong công viên) trong một buổi sáng đẹp trời mà

em có dịp quan sát.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2017 – 2018

(2)

Phần 1 (5 điểm)

Câu 1: Với kiến thức đã học, em hãy nêu tên một tác phẩm văn học đã học cùng đề tài với đoạn trích trên? Và cho biết tác giả của tác phẩm văn học ấy ? (1 điểm)

Tác phẩm văn học: Cây tre Việt Nam

Tác giả : Thép Mới Mỗi ý : 0,5 điểm

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ trong câu "Cuối làng kia, đàn cò rủ nhau về tổ, đậu trắng cả ngọn tre, con bay lên, con đậu xuống, chúng cãi cọ nhau ầm ĩ cả góc làng." Gạch dưới những từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy? (1 điểm)

Biện pháp tu từ : Nhân hoá

Từ ngữ thể hiện : rủ nhau, cãi cọ Mỗi ý : 0,5 điểm

Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (2 điểm )

Và kia nữa, mấy con trâu cũng đang thảnh thơi nằm nhai bã trầu dưới bóng tre xanh mát rượi nơi đầu ngõ.

Chủ ngữ : Mấy con trâu

Vị ngữ : cũng đang thảnh thơi nằm nhai bã trầu dưới bóng tre xanh mát rượi nơi đầu ngõ

Cấu tạo : Chủ ngữ là Cụm danh từ Vị ngữ là Cụm động từ Mỗi ý : 0,5 điểm

Câu 4: Em hãy viết vài câu văn bộc lộ tình cảm của em với quê hương (làng quê) mình ( 1 điểm)

Học sinh có thể bộc lộ mọi cung bậc tình cảm như nỗi nhớ, tình yêu, kí ức, tự hào.... nhưng tình cảm ấy phải chân thành, sâu sắc.

Học sinh diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả (0,5 điểm)

Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác, GV xem xét và cho điểm.

Phần 2:

Đề: Ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh đầy sức sống. Tiếng chim lảnh lót, tiếng ong bay rù rì, tiếng gọi con dịu dàng của gà mẹ cùng với tiếng liếp nhiếp nũng nịu của bầy gà mới nở, lông vàng như tơ tằm…Hãy viết một bài văn miêu tả sáng tạo cảnh một khu vườn (vườn cây, vườn hoa, khu vườn trong công viên) trong một buổi sáng đẹp trời mà em có dịp quan sát.

+ Về nội dung: (3,5 điểm)

Chọn đúng cảnh cần tả (vườn cây, vườn hoa, khu vườn trong công viên) và thời gian miêu tả (buổi sáng)

Cần kết hợp miêu tả với tự sự, biểu cảm,… Khi miêu tả cần kết hợp sự quan sát với cảm nhận, đánh giá, so sánh, liên tưởng,…

Lạc đề, sai cơ bản kiến thức (0 điểm) + Về hình thức: (1,5 điểm)

Đủ 3 phần : MB, TB, KB ; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (0,5 điểm)

Lập luận chặt chẽ, trình bày các ý, chi tiết, sự việc mạch lạc, chặt chẽ, biết cách mở bài, kết bài của một bài văn miêu tả. (0,5 điểm)

Dùng từ, đặt câu phải chuẩn xác. Lời văn trong sáng ,cần có cảm xúc (0,25 điểm) Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng (0,25 điểm)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kể về tình cảm của ông bà hoặc bố mẹ với các thành viên khác trong gia đình, với mọi người xung quanh,…. c) Kết bài: Khẳng định tình cảm của em

Từ khi gà con còn nằm trong trứng, gà mẹ đã nói chuyện với chúng bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng, còn chúng thì phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ.. Khi gà mẹ thong thả

- Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân, - Gióng sinh ra cũng phi thương khi đi cũng

Mark the letter A, B, C or D in the numbered to indicate the word that differs from the rest in the position of the main stress in each of the following questions.. Choose the

PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH HỌC HỆ 7 NĂM( Chương trình cũ).. Finish the second sentence in such a way that is similar to the

PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH HỌC TIẾNG ANH HỆ 7 NĂM - CHƯƠNG TRÌNH SGK CŨ 1.. Write the second sentence so that it has a similar meaning to

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC HỌC SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2017-2018.. MÔN:

Tìm từ chỉ sự vật trong câu: “Bỗng một em gái đứng dậy, tiếng tới mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt