• Không có kết quả nào được tìm thấy

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Phần I: (5 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.

Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (…) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

(Trích: Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm) 1. Nêu nội dung chính của đoạn văn. (1,0 điểm).

2. Em có nhận xét gì về cách lập luận của đoạn văn trên? (1,0 điểm)

3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý.(1,0 điểm).

4. Từ đoạn văn ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết một vài câu văn nêu tác dụng của việc đọc sách. (2 điểm)

Phần II: (5 điểm)

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu:

CẦN DỪNG LẠI

Sáng nay đi học trễ, mình mím môi nhấn pêđan và cau mày trước một tốp học sinh Tiểu học đang băng qua đường. Gấp lắm rồi, mình quyết định không nhường mấy em nhỏ. Bỗng một cậu bé đưa tay ngăn các bạn lại và nói với mình:“Chị qua trước đi chị!”.

Cảm thấy mặt nóng bừng, mình cắm cúi đạp. Cám ơn em, em bé nhỏ - người lớn, em không chỉ nhường nhịn chị mà khiến chị chợt nhận ra rằng: trong cuộc sống vội vã, đôi khi người ta cũng cần dừng lại…?

(Huỳnh Thị Phương Thuấn - Báo Hoa học trò)

Em suy nghĩ gì về vấn đề gợi ra từ câu chuyện trên. Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn nghị luận.

...Hết...

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2017- 2018

Đáp án mang tính gợi ý, GV căn cứ bài làm của HS xem xét cho điểm.

(2)

2

Phần Câu

Nội dung Điểm

I Đọc hiểu 5,0

1 Nội dung chính của đoạn văn:

- Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.

- Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý.

1,0

2 Nhận xét về cách lập luận của đoạn văn: Văn bản lập luận thuyết

phục, vì hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, dẫn chứng sắc bén. 1,0 3 - Nghệ thuật so sánh.

- Tác dụng: Nhà văn so sánh việc đọc sách như kẻ trọc phú khoe của (trọc phú giàu có nhưng vô học), cũng như người đọc nhiều sách nhưng đầu óc trống rỗng, đọc để trang trí bộ mặt.

1,0

4 - Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được một số tác dụng việc đọc sách: Sách cung cấp tri thức, giúp chúng ta mở rộng hiểu biết, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế ….

- Học sinh diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả .

- HS có thể có những cách diễn đạt khác, GV xem xét cho điểm.

2,0

II Tạo lập văn bản 5,0

2 Suy nghĩ gì về vấn đề gợi ra từ câu chuyện CẦN DỪNG LẠI A. Yêu cầu về kỹ năng:

1. Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội (Trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện, vận dụng tốt các thao tác nghị luận)

2. Bố cục bài rõ ràng, lập luận chặt chẽ, trong sáng, giàu sức thuyết phục.

0,5

(3)

3

B. Yêu cầu về kiến thức:

1. Phát hiện và giải thích được ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập đến: Trong cuộc sống, cần phải biết nhường nhịn, khiêm tốn, vị tha.

2. Thể hiện được suy nghĩ của bản thân nhưng về cơ bản phải đảm bảo các ý sau:

- Dừng lại để hiểu người ta, để sống vị tha hơn. Biết quan tâm, chia sẻ, cảm thông, nhường nhịn, yêu thương và giúp đỡ người khác.

- Trong hành trình cuộc sống, đôi khi chúng ta cũng cần dừng lại suy ngẫm về quá khứ, nhìn lại mình để tự hoàn thiện mình.

- Dừng lại lấy sức để sống có ích cho đời, để tiếp tục hướng đến tương lai tốt đẹp.

- Dừng lại để khống chế sự bồng bột, hiếu thắng của bản thân.

- Dừng lại để cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị đích thực của cuộc sống mà ta đang có.

3. Mở rộng:

- Vấn đề liên quan đến nhường nhịn: Trong cuộc đời này vẫn còn biết bao người sống khiêm nhường, vị tha… được mọi người tôn trọng và ngưỡng mộ.

- Tuy nhiên“Dừng lại” không có nghĩa là tự ti, không có tư cách cầu tiến để mình trở nên tụt hậu, cô đơn lạc lõng trong cuộc sống.

- Phê phán những người hiếu thắng, tự cao, tự phụ….

- Ý nghĩa của thái độ sống khiêm tốn, nhường nhịn.

- Liên hệ với cuộc sống vội vã, khẩn trương, gấp gáp của ngày hôm nay,...

3,5

C. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

0,5

D. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Lưu ý: HS có thể có những cách diễn đạt khác. Tùy từng mức độ diễn đạt, GV xem xét cho điểm.

0,5

Tổng

điểm 10

....Hết....

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.” (1 điểm).. Em hãy viết vài câu văn

Từ đoạn văn trên em học tập được điều gì về đức tính giản dị của Bác.. Hãy trình bày điều đó bằng một vài

Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn: “Trẫm muốn dựa vào

Giá trị, ý nghĩa Thể hiện niềm tự hào, tình yêu dành cho vẻ đẹp quê hương, đất nước, con người... - Sử dụng từ phù hợp về sắc thái biểu

Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nẩy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi

Cô biểu dương tinh thần học tập của tất cả các con. Hôm nay chúng ta tiếp tục 24 nhé. Cô mong các con cũng sẽ hoàn thành tốt bài tiếp theo này!.. Nếu biết bạn nào

Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về cố đô của nước Việt ta (ghi rõ tên tác giả)2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu

Hai xu hướng này bao gồm bốn hình thức nghiên cứu: nghiên cứu tác phẩm văn học từ các yếu tố văn hóa, nghiên cứu văn học trên cơ sở chỉ ra các chủ đề văn hóa, tư tưởng