• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chủ đề: Một số biện pháp tu từ từ vựng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chủ đề: Một số biện pháp tu từ từ vựng"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 27 tháng 9 năm 2019

TUẦN 7 CHUYÊN ĐỀ 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Năm được nội dung các biện pháp tu từ chính trong tiếng Việt : Nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ...

        - Hiểu được sự phong phú, tinh tế về giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các biện pháp tu từ trong Tiếng Việt, hiểu được tác dụng ( hiệu quả) của các biện pháp tu từ trong việc diễn đạt nội dung ý nghĩa của các BPTT.

2. Kỹ năng: Hình thành cho HS kỹ năng:

     - Kỹ năng giao tiếp

    - Kỹ năng sử dụng các BPTT linh hoạt trong nói và viết.

    - Vận dụng tốt trong bài văn cảm thụ.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu nước

- Giáo dục lòng yêu quý, trân trọng sự giàu đẹp và trong sáng của Tiếng Việt

- Giáo dục ý thức lựa chọn các BPTT phù hợp và đạt hiệu quả 4. Năng lực hình thành:

- Năng lực tư duy

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và trong quá trình tạo lập văn bản

- Năng lực sáng tạo B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên :

Đọc tài liệu, nghiên cứu, soạn giáo án.

2. Học sinh :

- Đọc các bài văn thơ đã học.

- Ôn lại các biện pháp tu từ.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I. So sánh:

1.Khái niệm:

So sánh là sự đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tượng, đặc điểm của một trong những đối tượng đó. So sánh tu từ có tác dụng tạo sắc thái biểu cảm, tạo cảm xúc cụ thể, sinh động, tạo tính hình tượng.

2. Bài tập áp dụng:

1. Tìm và phân tích các so sánh trong các câu thơ sau?

(2)

Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây

Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng.

(Ngô Văn Phú) Gợi ý : a.Đoạn thơ trên xuất hiện nhiều hình ảnh so sánh.

- Câu 1:

+ Cái cần được so sánh là: Mây.

+ Cái đưa ra để so sánh là: Bông.

- Câu 2:

+ Cái cần được so sánh là: Bông.

+ Cái đưa ra để so sánh là: Mây.

- Câu 4:

+ Cái cần được so sánh là: Đội bông

+ Cái đưa ra để so sánh là: Đội mây về làng.

* Nhận xét: - Cách so sánh của nhà thơ Ngô Văn Phú khá độc đáo, thú vị, một hình ảnh so sánh mang đậm chất ca dao với lối so sánh giản dị, mộc mạc hồn nhiên ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và ca ngợi vẻ đẹp chân chất của con người lao động với những giá trị lao động sáng tạo.

- Nghệ thuật so sánh giữa câu 1 và câu 2 là so sánh chéo ( mây- bông; bông - mây) đến câu 4 là so sánh hợp nhất (Đội bông - đội mây về làng) nghệ thuật này tạo được một ấn tượng đậm nét, thẩm mĩ trong lòng độc giả bởi sự tràn ngập màu trắng tinh khiết của bông trong vụ mùa bội thu. Trên bức tranh thơ không chỉ đậm đặc gam màu trắng mà còn điểm xuyết chút màu “Đỏ hây hây” trên đôi má những cô gái đang độ tuổi xuân hăng say lao động. Vậy nên ở đây có sự giao hoà giữa thiên nhiên và con người, thiên nhiên tươi đẹp mà con người cũng đẹp.

2. Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ so sánh được sử dụng trong phần lời của bài hát “Quê hương” Nhạc Giáp Văn Thạch - lời thơ Đỗ Trung Quân.

Gợi ý:

Trong bái hát “ Quê hương” Đỗ Trung Quân đã đem so sánh vế A (sự vật được so sánh) : Quê hương với rất nhiều vế B (sự vật dùng để so sánh):

- Chùm khế ngọt - Con diều biếc - Cầu tre nhỏ - Con đò nhỏ

- Là đường đi học...

- Như là chỉ một mẹ thôi!...

(3)

Vế A là một khái niệm trừu tượng, chỉ có một và lặp lại được đem so sánh ngang bằng mà lại không ngang bằng với rất nhiều vế B...là những hình ảnh, sự vật cụ thể rất đỗi thân quen, gần gũi gợi nhớ chất chứa kỷ niệm, tình cảm thiêng liêng...Có thể nói Đỗ trung Quân đã “định nghĩa” Quê hương- một nội dung trừu tượng bằng những hình ảnh rất cụ thể... Một sự so sánh bề ngoài thì “nổi” thì “ngang bằng” nhưng thực ra lại là “chìm”, là “không ngang bằng”, quê hương là tất cả... làm cho mỗi người đọc tự do liên tưởng, cảm nhận về quê hương theo những cảm xúc ký ức riêng. Vì thế mà lời hát sinh động, gần gũi, mà vô cùng hàm súc và luôn tươi mới. Tác giả đã phát hiện ra hình ảnh và cách so sánh độc đáo gây được chú ý của nhiều người.

Nhờ thế mà lời thơ, bài hát đã nhanh chóng đi vào lòng người được giới trẻ thuộc lòng và hát say mê...

* Bài học : khi phân tích giá trị biện pháp tu từ so sánh cần chú ý:

+ Phải phân tích kĩ hình ảnh được đem ra so sánh (B) (Hình ảnh này biểu trưng cho điều gì? Gợi cho ta suy nghĩ liên tưởng tới điều gì? Giúp ta hiểu gì về hình ảnh so sánh (A).

+ Phải nhận xét, chỉ ra được cái hay của cách nói này (NT).

+ Phải đánh giá, nhận xét được thái độ, tình cảm, tâm hồn của tác giả.

* Gợi ý cách viết mở đoạn: nên đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề, không viết dài dòng, lan man và xa đề.

Khi phân tích ta làm như sau : - cách viết: tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đem sự vật “A” so sánh với sự vật “B” để làm cho sự vật “A” được mô tả cụ thể hơn sinh động hơn từ đó gây cảm xúc cho tác giả và người đọc . VD: Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một hình ảnh so sánh thật hay đó là: ''Tôi quên thế nào... », tác giả đem cái cảm xúc về ngày đầu tiên đi học so sánh với hình ảnh « mấy cành hoa tươi » để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của « tôi » khi nhớ lại kỉ niệm trong ngày đầu đi học.

Câu kết: Tấm lòng, tình yêu của nhà văn Thanh Tịnh với mái trường, thầy cô, bạn bè, với kỉ niệm đầu tiên thiêng liêng sâu nặng đến chừng nào, bao nhiêu năm trôi qua mà vẫn tươi mới, vẹn nguyên.

3. Luyện tập

Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn sau:

Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Gợi ý:

Chú ý đây là cách phân tích một phép tu từ so sánh: A như B ( phân tích B để làm rõ A).

- Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một hình ảnh so sánh thật hay đó là: ''Tôi quên thế nào... », tác giả đem cái cảm xúc về ngày đầu

(4)

tiên đi học so sánh với hình ảnh « mấy cành hoa tươi » để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của « tôi » khi nhớ lại kỉ niệm trong ngày đầu đi học.

- Hình ảnh cành hoa tươi biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa tinh tuý, cái đáng yêu, đáng nâng nui của tạo hoá ban cho con người. Dùng hình ảnh cành hoa tươi tác giải nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên thật đẹp đẽ, đáng yêu, đáng nâng niu vô cùng. Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mới vẹn nguyên.

- Phép nhân hoá mỉm cười diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập rạo rực và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ phía trước. Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng ''tôi'' tràn ngập với bao hy vọng về tương lai.

* Nhận xét: Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và giàu chất thơ.

* Đánh giá: Tấm lòng, tình yêu của nhà văn Thanh Tịnh với mái trường, thầy cô, bạn bè, với kỉ niệm đầu tiên thiêng liêng sâu nặng đến chừng nào, bao nhiêu năm trôi qua mà vẫn tươi mới, vẹn nguyên.

-Ta thật xúc động trước tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè bạn của nhà văn Thanh Tịnh.

Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn van sau:

''Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi''

Gợi ý:

+ Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh + Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau:

- Chỉ ra được vế so sánh

- Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, ngây thơ, dịu dàng đáng yêu của trẻ thơ. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi mà sống mãi, đọng mãi và lung linh trong kí ức. Khát vọng được khám phá, chinh phục những chân trời tri thức và mãnh liệt hơn là khát vọng vươn tới một đỉnh cao của những câu học trò.

- Qua đó thể hiện tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới.

* Viết thành đoạn văn:

Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một so sánh rất hay đó là: ''Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi''. Đây là phép so sánh hay và rất đẹp. Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, thơ ngây, dịu dàng và đáng yêu của trẻ thơ. Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên sức sống thật kì diệu, thật mãnh liệt. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi mà sống mãi, đọng mãi trong kí ức. Bao nhiêu năm tháng qua rồi vẫn sống dậy lung linh. Ta thấy như đâu đó ánh lên một

(5)

khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao. Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và thấm đẫm chất trữ tình. Qua đó, ta cảm nhận được một tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới. Ước mơ, khát vọng ấy của nhà văn thật cao đẹp, đáng trân trọng biết nhường nào.

Câu 3 : Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:

'' Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng... '' Gợi ý:

+ Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh + Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau:

- Chỉ ra được vế so sánh

- Hình ảnh chim con được để dùng để diễn tả tâm trạng của ''tôi'' và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ được khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy - Qua đó, ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô bè bạn của nhà văn.

Câu 4: Phân tích những so sánh hay trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”:

So sánh 1: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì vụn nát mới thôi.

- Là một câu văn biểu cảm dài, nhịp văn dồn dập với liên tiếp nhiều động từ mạnh.

- Thể hiện một ý nghĩ táo tợn, bất cần đầy phấn nộ đang trào sôi như một cơn dông tố trong lòng cậu bé .

- Tâm trạng đau đớn, uất ức căm tức đến tột cùng. Các từ cắn, nhai, nghiến, nằm trong 1 trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức của nhân vật

- Càng căm giận bao nhiêu càng tin yêu, càng thương mẹ bấy nhiêu- Đặc biệt tình yêu thương và niềm tin yêu với mẹ đã khiến người con hiếu thảo ấy đã suy nghĩ sâu sắc hơn. Từ cảnh ngộ bi thương của người mẹ, từ những lời nói kích động của người cô, bé Hồng nghĩ tới những cổ tục, căm giận cái xã hội đầy đố kị và độc ác ấy với những người phụ nữ gặp hoàn cảnh éo le. Bé Hồng đã truyền tới người đọc những nội dung mang ý nghĩa xã hội bằng một câu văn giàu cảm xúc và hình ảnh.

- Chúng ta cảm thông với nỗi đau đớn xót xa, nỗi căm giận tột cùng của bé Hồng đồng thời rất trân trọng một bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng rất mực yêu thương và tin tưởng mẹ, chính tình yêu thương mẹ đã biến thành sức mạnh tinh thần trong lòng chú bé Hồng. Vẻ ngoài thì nhẫn nhục nhưng bên trong thì sôi sục một niềm căm giận muốn gồng lên chống trả lại mọi sự xúc phạm.

(6)

So sánh 2. Nếu người quay lại ấy là người khác… .khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

- Tác giả đã sử dụng cách nói so sánh tinh tế, độc đáo nhưng cũng thật chính xác. Nhà văn đã ví niềm khao khát, mong chờ được gặp mẹ trong lòng Hồng cũng giống như nỗi khát khao một “dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm” của người khách bộ hành giữa sa mạc.

- Bóng dáng người mẹ xuất hiện trước cặp mắt trông đợi mỏi mòn của đứa con giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

- So sánh nhằm diễn tả nỗi khao khát gặp mẹ mãnh liệt và tột bậc. Nỗi khao khát tình mẹ đang cháy sôi trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ mồ côi. Cũng như người bộ hành kia, nếu đó không phải là mẹ thì đứa con tội nghiệp ấy sẽ gục ngã, quị xuống kiệt sức trong nỗi khát thèm, trong sự tuyệt vọng đến tột cùng.

- Cái hay và hấp dẫn của hình ảnh so sánh là những giả thiết tác giả tự đặt ra nhằm cực tả nỗi xúc động của tâm trạng trong tình huống cụ thể. Đây là một so sánh giả định, độc đáo, mới lạ và phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng từ hi vọng tột cùng đến tuyệt vọng tột cùng .

- Qua đó, người đọc càng cảm nhận rõ hơn tình yêu mẹ tha thiết trong lòng chú bé.

Bài tập 2:  Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” nhà văn Nguyên Hồng viết:

“Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà căn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” Nêu tác dụng của biện pháp so sánh. Nêu cảm nhận của em về thái độ của Hồng được thể hiện qua chi tiết đó.

a. Tác dụngcủa biện pháp so sánh: nhấn mạnh ước muốn tiêu diệt những kẻ thù, những cổ tục vô hình đã đày đọa, làm khổ mẹ của chú bé Hồng, đó cũng là sức mạnh của tình yêu thương và tình mẫu tử thẳm sâu

b. Nêu cảm nhận của em về thái độ của Hồng được thể hiện qua chi tiết đó.

- Trong cuộc trò chuyện của Hồng với bà cô, diễn biến tâm trạng của Hồng được đẩy dần lên và lên đến cực điểm khi Hồng nghe bà cô kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ chú. Đau đớn, xót xa cho mẹ, Hồng nghĩ: “Giá những cổ tục...”

- “Cổ tục” vốn là những tục lệ xưa cũ. Trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, những thành kiến cổ hủ ấy đã bóp nghẹt quyền sống, đoạ đày những người phụ nữ đáng thương như mẹ của Hồng.

- Cách so sánh của tác giả thật cụ thể mà cũng thật ấn tượng. Tác giả đã kết hợp biện pháp so sánh với lối nói liệt kê và một loạt các động từ mạnh “vồ”,

“cắn”, “nhai”, “nghiến” để nhấn mạnh cảm giác đau đớn, uất ức của Hồng

(7)

khi người mẹ mà chú hằng yêu quí bị những cổ tục đầy đoạ. Càng thương mẹ bao nhiêu, Hồng càng quyết tâm chiến đấu đến cùng để phá bỏ những cổ tục ấy. Chính tình yêu thương mẹ đã biến thành sức mạnh tinh thần trong chú bé.

- Qua chi tiết trên, người đọc càng cảm động trước tình yêu lớn lao, trọn vẹn, mãnh liệt mà Hồng dành cho người mẹ đáng thương của chú.

Bài tập 3: Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu thơ sau “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”          (Quê hương – Tế Hanh) Tác dụng: Đây là một so sánh độc đáo, bất ngờ mảnh hồn làng là một hình ảnh trừu tượng thể hiện sức sống tiềm tàng, sức lao động bền bỉ, dẻo dai và lâu đời của một miền quê ven biển. Cánh buồm to được so sánh với mảnh hồn làng độc đáo, sáng tạo, biểu lộ niềm tự hòa sâu sắc với quê hương. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh ở đây không chỉ làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà lại gợi một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả được chính xác, giàu ý nghĩa và đẹp hơn để biểu hiện linh hồn làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng trương to no gió biển khơi bao la đó?

II. NHÂN HOÁ 1. Khái niệm:

Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Nhân hoá có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi với con người.

Có thể nói thêm rằng:

Nhân hoá hay nhân cách hoá là một biến thế của ẩn dụ, ở đó người ta chuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ chỉ thuộc tính của con người sang đối tượng không phải con người.

Có người cho nhân hoá thực ra là nhân vật hoá, tức là cách biến mọi vật thành nhân vật đối thoại hay như là một nhân vật của mình

Ví dụ:

Núi cao chi lắm núi ơi ?

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương. - Ca dao

Tác dụng chủ yếu của nhân hoá đối tượng với sự biểu đạt là miêu tả và trữ tình.

Trước hết, nhân hoá là cách đưa các đối tượng không phải con người sang thế giới con người. Khi các đối tượng không phải con người được khoác áo con người thì thường tạo nên một không khí mới, sinh động, chúng trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn đối với chúng ta, mở rộng trường liên tưởng…

(8)

Khi phân tích giá trị biểu cảm của phép nhân hoá ta viết như sau :

-Cách sử dụng biện pháp nhân hoá của tác giả khá độc đáo vì tác giả đã gắn hành động (tình cảm) của con người cho sự vật để miêu tả sinh động hình ảnh …từ đó gợi cảm xúc …

-Thực hành : cho câu thơ sau :

Sóng đã cài then đêm sập cửa

( Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá )

-Tìm phép nhân hoá ?

- phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ đó ?

- Cách phân tích : Cách sử dụng tu từ nhân hoá của tác giả thật độc đáo vì Huy Cận đã gán hành động “cài then” của con người cho sóng và hành động

“sập cửa” cho đêm để miêu tả sinh động hình ảnh màn đêm lan dần trên biển gợi lên một cảm giác thoải mái về đêm khi vũ trụ nghỉ ngơi .

Ví dụ: Chủ nghĩa cá nhân khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc, mà ai cũng biết: xuống dốc dễ hơn lên dốc - (Hồ Chí Minh- Đạo đức cách mạng)

Nhờ sử dụng nhân hoá mà đối tượng được nói đến ở đây trở nên thật sinh động. Qua sự nhân hoá này, chúng ta thấy chủ nghĩa cá nhân vốn có tài ẩn náu, nay hiện ra rất cụ thể, như một con người, tưởng như cũng hành động, cũng nói năng khôn khéo, cũng biết len lõi vào chỗ yếu của con người để tìm nơi dung thân...

Bên cạnh nhân hóa, phải kể đến vật hoá hay vật cách hoá, ở đây người ta chuyển đổi ý nghĩa của những từ ngữ chỉ thuộc tính của vật để biểu thị về con người. Vật cách hoá thường được dùng trong văn châm biếm, đùa vui, nhưng nó không phải không có giá trị biểu cảm.

Ví dụ:

Gái chính chuyên lấy được chín chồng, Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi.

Ai ngờ quang đứt lọ rơi,

Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng. - Ca dao 2. Bài tập :

1. Chỉ ra biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ sau

Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu

a. Tác dụng: hình ảnh nhân hóa đặc sắc, Vũ Đình Liên đã khiến người đọc cảm nhận được nỗi buồn tê tái, thấm thía của ông đồ trong những mùa xuân ế khách, tàn tạ khi chữ Nho bị người đời rẻ rúng. Nỗi buồn nặng trĩu trong lòng người dường như thấm cả vào đồ vật quanh ông.

b. Phân tích cái hay của hai câu thơ trên

(9)

Cái hay của hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm- mực đọng trong nghiên sầu” là khi mới đọc qua ta ngỡ đó là những câu thơ tả cảnh nhưng thực ra câu thơ đã mượn đồ vật để bộc lộ tâm trạng con người( tả cảnh ngụ tình). Tác giả đã nhân hóa giấy, mực, nghiên những vật liệu gắn bó thân thiết, là máu thịt là linh hồn của cuộc đời ông đồ, để nói lên tình cảm của ông lúc bấy giờ và tâm trạng sâù buồn của một lớp người đang tàn tạ và bị lãng quên. Những tờ giấy đỏ bầy ra không còn ai để ý đến, nghiên mực không được chiếc bút lông động vào, nỗi buồn tủi sầu não như đã thấm cả vào những vật vô tri vô giác. Hay nói một cách khác nỗi buồn, nỗi tủi từ lòng ông đồ làm cho mực khô và đọng lại trong nghiên sầu , như làm cho giấy đỏ buồn nhạt nhòa buông không thắm . Cách nói như vậy vừa cụ thể, vừa sâu lắng, làm nên cái hay của câu thơ, có sức lay động mạnh mẽ người đọc.

2. Chỉ ra biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ sau

Súng vẫn thức vui mới dành một nửa Nên bâng khuâng sương biếc nhớ người đi

Tác dụng: hình ảnh nhân hóa diễn tả hết sức thành công niềm vui chưa trọng vẹn của dân tộc ta khi miền Nam chưa giải phóng. Bởi vậy cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn, bao người lính tiếp tục phải cầm súng, cảnh giác với quân thù và ngời thân chốn quê nhà vẫn phải sống trong nhung nhớ chờ mong người ra trận

III. HOÁN DỤ 1.Khái niệm:

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có thể nói thêm rằng:

Hoán dụ là cách chuyển đổi lâm thời tên gọi ở đối tượng này sang biểu thị một đối tượng khác, dựa trên mối quan hệ khách quan, vật chất hoặc logic có tính chất gần gũi nhau giữa hai sự vật (Vì vậy, nói chung, có bao nhiêu mối quan hệ thì có thể có bấy nhiêu phương thức hoán dụ nhỏ)

* Mục đích và tác dụng của hoán dụ:

Mục đích của hoán dụ là nhấn mạnh vào một dấu hiệu, một thuộc tính nào đó của đối tượng được nói đến: dấu hiệu hoặc thuộc tính này được dùng làm cái đại diện, cái thay thế cho đối tượng.

Nhờ được xây dựng trên mối quan hệ khách quan có thực giữa các đối tượng, cho nên hoán dụ có khả năng khắc hoạ đặc điểm của đối tượng định nói đến. Nhấn mạnh đặc điểm nào, khắc hoạ đặc điểm nào của đối tượng định nói là tuỳ thuộc vào năng lực phát hiện và ý định chủ quan của người nói. Nói cách khác, tài năng của người nói thể hiện ở chỗ biết phát hiện ra

(10)

mối quan hệ khách quan có thực một cách chính xác, tiêu biểu và bất ngờ với mọi người. Những hoán dụ tốt, làm đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ mới mẻ chính là những hoán dụ thoả mãn được những điều kiện nói trên.

Ví dụ:

Bàn tay ta làm nên tất cả,

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.- Hoàng Trung Thông

Đặc trưng khéo léo của bàn tay, công cụ kỳ diệu của lao động, làm chúng ta liên tưởng đến sức sáng tạo phi thường của sức lao động, điều mà người nói nhận thức như là một quy luật muốn khẳng định, muốn khắc hoạ trước mọi người.

D. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5 phót):

- GV kh¾c s©u kiÐn thøc c¬ b¶n đã ôn tập.

  - HS  ôn luyện lí thuyết   - HS vÒ lµm bµi tËp cßn l¹i

 E. Điều chỉnh bổ sung:

………

………

………

………

               

       

KÝ duyÖt ngµy… th¸ng … n¨m ……

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn trên đó là làm nổi bật sức sống của mùa xuân khi tác động tới con người. Cách so sánh trong câu này là so sánh kép,

Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế ấy với cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài làm cho bài văn miêu tả cái cối xay gạo chân thực mà

Để so sánh thời điểm thời gian diễn ra sự việc trước với sự việc sau người ta dùng cụm từ sớm hơn.. Để so sánh thời điểm thời gian diễn ra sự việc sau với sự việc

Hoa sen trên nước Hoa dừa trên mây Đất nước em đây Bốn mùa hoa thắm Bài 3: Xếp các từ ngữ dưới đây vào chỗ trống thích hợp trong bảng:.. đường phố, đại lộ, mái đình,

- Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được gọi bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,

- Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hóa trong mẫu chuyện Bầu trời mùa thu ( BT1, BT2).. - Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình

- Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.. - Những từ ngữ thể hiện sự

Tính từ đuôi -ED dùng để diễn tả cảm xúc, cảm nhận của con người, con vật về một sự vật, hiện tượng, sự việc nào đó.. Thường dùng cho chủ ngữ chỉ người Ex: