• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chúc các con học tốt! TUẦN 24 Biện pháp tu từ: NHÂN HÓA I- Khái niệm: Ví dụ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chúc các con học tốt! TUẦN 24 Biện pháp tu từ: NHÂN HÓA I- Khái niệm: Ví dụ"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chào các con! Chắc là các con đã hoàn thành bài của Tuần 23 rồi phải không?

Cô biểu dương tinh thần học tập của tất cả các con. Hôm nay chúng ta tiếp tục 24 nhé. Cô mong các con cũng sẽ hoàn thành tốt bài tiếp theo này!

Nếu biết bạn nào chưa chưa tham gia học trên web trường các con nhắc nhở các bạn cùng học với.

Nhớ là chúng ta cũng chép bài vào tập, kết hợp Sách giáo khoa để đọc văn bản và làm bài tập. Chúc các con học tốt!

TUẦN 24

Biện pháp tu từ: NHÂN HÓA I- Khái niệm:

Ví dụ:

- Lão Miệng, bác Tai, cô Mắt … lại sống thân mật với nhau .

(từ lão, bác, cô là những từ vốn gọi người nhưng ở đây được dùng để gọi vật)

- Tre anh hùng lao động !

(anh hùng lao động là từ ngữ chỉ đặc điểm, phẩm chất của người nhưng ở đây được dùng để chỉ vật)

- Trâu ơi ta bảo trâu này…

(ơi là từ dùng để Trò chuyện với người nhưng ở đây được dùng để trò chuyện với vật )

cNhân hóa: là gọi , tả con vật , đồ vật , cây cối…bằng những từ vốn được dùng để gọi , tả người ; làm cho thế giới con vật , đồ vật , cây cối…trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người .

Ghi nhớ / 57 II- Luyện tập:

Bt 1/ 58:

Bt 2/58:

Bt 3/58:

Bt 4/59: Ghi lại các từ ngữ nhân hóa trong từng câu a,b,c,d Bt 5/59:

--- PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI 1- Cách làm bài văn tả người:

- Xác định được đối tượng cần tả( tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc).

- Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.

- Sắp xếp các chi tiết tiêu biểu theo trình tự của dàn ý.

* Dàn ý bài văn tả người:

a/ Mở bài : Giới thiệu chung về người sẽ tả . b/ Thân bài :

Có thể tả cụ thể theo trình tự sau :

1

THCS PHÚ HÒA ĐÔNG NGỮ VĂN 6 – TUẦN 24

(2)

- Tuổi tác ; ngoại hình , diện mạo ( Chọn những chi tiết tiêu biểu , nổi bật )

- Tính tình ( nhìn chung , thể hiện trong cách cử chỉ , thái độ , việc làm … với những người trong gia đình , những người xung quanh … )

- Công việc ( làm việc gì , cách giải quyết công việc , kết quả …)

Cần : Quan sát , chọn lọc những chi tiết tiêu biểu làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu cần tả ( Chú ý yêu cầu của đề bài ) .

c/ Kết bài : Nêu cảm nghĩ về người đã tả . II- Luyện tập:

Dựa vào dàn ý để viết bài văn : Tả một người mà em thấy kính yêu, gần gũi.

1- Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

2- Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Dáng người, làn da, gương mặt, mái tóc,...

- Mẹ ăn mặc rất giản dị.

b) Tả tính tình, hoạt động:

-Tính tình: cởi mở chan hòa, không đánh mắng con cái, ân cần dạy bảo, rất ôn hòa, nói năng nhã nhặn. Cũng rất nghiêm khắc.

- Mẹ rất đảm đang và tháo vát trong công việc, hết lòng với con cái, luôn quan tâm đến việc học của con cái.

- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng - Làm việc ở công ty: cần cù, chăm chỉ.

c) Một kỷ niệm khó quên:

Em bị bệnh, mẹ chăm sóc. Em cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.

3- Kết bài:

- Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người.

- Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

--- BÀI VIẾT SỐ 6

Học sinh chọn 1 trong 2 đề để làm bài:

Đề 1: Tả một người mà em thấy kính yêu, gần gũi.

Đề 2: Qua báo chí, truyền hình em đã thấy có rất nhiều người đã tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch Covid 19 ( cô chú lãnh đạo, bác sĩ, y tá, anh chị tình nguyện viên…). Em hãy viết bài văn miêu tả hình ảnh một trong những mà em đã thấy.

( Các con chọn 1 đề rồi viết đề ấy ra giấy, sau đó làm bài văn hoàn chỉnh. Đây là bài Kiểm tra bắt buộc phải làm để cô chấm lấy cột điểm Bài viết số 6)

---

2

THCS PHÚ HÒA ĐÔNG NGỮ VĂN 6 – TUẦN 24

(3)

Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ

Tác giả: Minh Huệ I- Đọc , tìm hiểu chú thích: SGK/ 66

- Thể thơ: 5 chữ II- Đọc, tìm hiểu văn bản:

- Hoàn cảnh: trên đường đi chiến dịch, mưa lâm thâm và lạnh.

- Thời gian: một đêm khuya

- Địa điểm: trong một “ mái lều tranh xơ xác”

1- Tình thương mênh mông của Bác đối với đội viên và dân công :

- Hình dáng: ngồi lặng yên, vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc.

- Cử chỉ, hành động: đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng.

- Lời nói: nhẹ nhàng, ân cần, đầy yêu thương.

- Nghệ thuật: miêu tả, so sánh, ẩn dụ.

" Sự yêu thương, chăm sóc của người cha với những đứa con.

c Bác giản dị, gần gũi mà hết sức lớn lao.

2- Tình cảm của anh đội viên với Bác :

- Thức dậy lần thứ nhất: ngạc nhiên, xúc động vì “trời đã khuya lắm rồi, mà sao Bác vẫn ngồi.”

- Lần thứ ba thức dậy: hốt hoảng, giật mình, lo lắng vì “ trời sắp sáng mất rồi” mà Bác vẫn chưa ngủ. Anh nằng nặc “Bác ơi mời Bác ngủ”

- Khi hiểu được Bác: anh “sung sướng, thức luôn cùng Bác”

- Nghệ thuật: miêu tả, so sánh, đảo ngữ, điệp ngữ.

c Lòng kính yêu vô hạn, biết ơn và tự hào.

3- C ảm nghĩ của nhà thơ :

- Khổ cuối: Việc Bác không ngủ được vì lo cho nước cho dân đã là một việc hết sức “ thường tình” vì Bác là Hồ Chí Minh.

c Bác vừa giản dị, gần gũi vừa lớn lao, vĩ đại.

III-Tổng kết:

Ghi nhớ /67

VI- Luyện tập: Học thuộc lòng cả bài thơ. (Với các bạn trung bình-yếu, các con cố gắng học thuộc lòng 5 khổ thơ đầu và 2 khổ thơ cuối.)

--- Các con đã hoàn thành bài của tuần 24 rồi đó !

3

THCS PHÚ HÒA ĐÔNG NGỮ VĂN 6 – TUẦN 24

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Lớp chia thành 3 đội chơi. Mỗi đội cử 3 bạn tham gia chơi.. Đội nào xong trước và có đáp án chính xác sẽ là đội giành chiến thắng. Bài học hôm nay cô và các con sẽ

2.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ cùng làm quen với các chữ cái i,t,c thông qua tên các con vật chúng mình cùng học nhé..

Các kết quả nghiên cứu này tạo tiền đề cho các (quá trình) nghiên cứu sâu hơn nhằm hướng tới mục tiêu tìm ra các hợp chất có hoạt tính sinh học và có dược tính

[r]

- Ý nghĩa: Người thừa hưởng thành quả của người khác, của thế hệ khác cần phải thể hiện lòng biết ơn.. - Bày tỏ

Các em hãy quan sát tranh, điền vào phiếu học tập1. Cây

- Hôm nay cô cùng các con học bài : Thứ tự các ngày trong tuần nhé.. Các con thấy tờ lịch chủ nhật có gì khác với những tờ lịch mình đã tìm hiểu ?. - Chủ nhật tất

[r]