• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngàysoạn:8/1/21 Ngày giảng:13/1/21

Tiết 19:

CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Giúp học sinh nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

2. Kỹ năng:

- Giúp HS biết nhận xét đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.

3. Thái độ:

- Hình thành ở HS thái độ tôn trọng quyền của mình và của mọi người.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực.

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: - Năng lực tự học tự tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực xác định giá trị, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực trình bày suy nghĩ.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ . II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập.

Trò: Đồ dùng học tập, đọc trước bài mới.

III/ PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp: ho t ạ động nhóm, g i m v n áp g i m , s m vai, LTTH. ở ấ đ ở ắ - K thu t: ĩ ậ đặt câu h i, th o lu n nhóm, s m vai

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp, kĩ thuật: thuyết trình, trình bày 2 phút - Thời gian: (5 phút.)

Máy chiếu băng hình về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em - GV nêu câu hỏi thảo luận:

? Em có suy nghĩ gì sau khi xem những hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong đoạn video vừa rồi?

- HS nêu suy nghĩ cá nhân

(2)

- GV: UNESCO nhấn mạnh trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Đó khẳng định vai trò của trẻ em trong xã hội, ý thức được điều đó LHQ đó xây dựng Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. Vậy công ước đó quy định những điều gì? Để hiểu rõ chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

* Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu

:

Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về các vấn đề có liên quan đến quyền trẻ em

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm, động não, đọc hợp tác, hỏi và trả lời

- Thời gian: 35 phút.

- Cách thức tiến hành

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

*HĐ 1 : Hướng đẫn học sinh tìm hiểu phần truyện đọc .

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của truyện đọc “ Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội” . - Phương pháp: Đọc tích cực, vấn

đáp,thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật dạy học : Động não, trình bày - Thời gian: 10 phút

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Đọc: “ Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội”

- Tết ở làng trẻ em SOS ở Hà Nội diễn ra như thế nào?

- Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng trẻ em SOS?

- Hãy kể tên những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em mà em biết?

B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc truyện đọc trong SGK

GV tổ chức lớp thành 3 nhóm thảo luận theo những câu hỏi thảo luận :

N1: Tết ở làng trẻ em SOS ở Hà Nội diễn ra như thế nào?

N2: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng trẻ em SOS?

N3: Hãy kể tên những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em mà em biết?

- Các nhóm thảo luận:

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.

Đáp án dự kiến:

I.TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC:

1. Truyện đọc:

-“ Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội”

2. Nhận xét:

- Ngày 28- 29 tết nhà nào cũng luộc bánh chưng: Chị Đỗ lo sắm bánh kẹo, quần áo, hạt dưa, cành đào, quả quất, thịt gà, giò chả…

- Trẻ em mồ côi trong làng SOS được sống hạnh phúc, không khí đầm ấm. Đây là quyền trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước chăm sóc, bảo vệ.

- Các tổ chức: Làng trẻ em SOS, trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, quỹ bảo trợ trẻ em, lớp học tình thương…

(3)

- Nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng - Tết rất vui, mua sắm đủ thứ, đầy đủ nghĩ

lễ

- Đêm giao thừa quây quần bên tivi đón năm mới, chúc nhau sức khỏe, hò hát vui vẻ.

--> Vui vẻ, đầy đủ, đầm ấm, hạnh phúc - Tên tổ chức: Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, lớp học tình thương...

GV bổ sung thêm ý kiến và kết luận

? Vậy, qua những câu hỏi trên, em hãy kể các quyền mà trẻ em được hưởng?

Em có suy nghĩ gì khi hưởng các quyền đó?

HS suy nghĩ, trả lời: quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, quyền được yêu thương, quyền học tập, quyền vui chơi....

GV nhận xét, kết luận

Trẻ em cần được bảo đảm quyền lợi của mình, được xã hội tạo điều kiện để phát triển toàn diện

B3: Báo cáo kết quả hoạt động,

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

* Hoạt động 3:Tìm hiểu nội dung bài học:

- Mục tiêu: HS biết được các nhóm quyền trẻ em được hưởng

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, tháo luận nhóm.

- Kĩ thuật dạy học : Động não, trình bày - HTTC: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Thời gian:15 phút

- Cách thức tiến hành:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời vào năm nào? Do ai ban hành?

II. CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM:

1. Công ước LHQ về quyền trẻ em

- Năm 1989: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời.

- Năm 1990: Việt Nam kí phê chuẩn Công ước.

- Năm 1991: Việt Nam ban hành Luật chăm sóc giáo dục trẻ em.

2. Nội dung bài học

1. Nhóm quyền sống còn:

- Là những quyền được sống được

(4)

- Vì sao phải đưa ra công ước LHQ về quyền trẻ em.

- Tìm hiểu các nhóm quyền của trẻ em.

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

- GV giới thiệu khái quát về công ước LHQ.

- Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989.

VN kí công ước vào ngày 26/1/1990. là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên.

- GV cho HS q.s tranh tương ứng với từng nhóm quyền.

* Chơi trò chơi: Nhìn tranh đoán quyền của trẻ em ( Mỗi HS lựa chọn bức tranh, đoán xem bức tranh đó tương ứng với quyền nào).

? Vậy tại sao cộng đồng quốc tế lại quan tâm nhiều đến trẻ em ?

HS trả lời: Trẻ em là tương lai của đát nước và nhân loại.

? Theo tìm hiểu, Công ước liên hợp quốc gồm có mấy nhóm quyền?

HS trả lời:

- Nhóm quyền sống còn - Nhóm quyền bảo vệ - Nhóm quyền phát triển - Nhóm quyền tham gia - GV nhận xét, chốt

? Nêu nội dung của từng nhóm quyền?

=> Công ước LHQ là luật quốc tế về quyền trẻ em. Các nước tham gia công ước phải đảm bảo cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền ghi trong công ước.

GV: Đưa ra thông tin một số vụ hành hạ trẻ em

BTN:

1. Tình huống: Trên báo có tin: bà A ở Nam Định, vì ghen với vợ trước của

đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe.

2. Nhóm quyền bảo vệ:

- Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.

3. Nhóm quyền phát triển

- Là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển toàn diện như được học tập vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động thể thao văn nghệ…

4. Nhóm quyền tham gia :

- Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống trẻ em như được bày tỏ ý kiến nguyện vộng của mình

(5)

chồng nên đã liên tục hành hạ, đánh đập con riêng của chồng, không cho đi học ( em đã 8 tuổi) thấy vậy hội phụ nữ địa phương can ngăn nhiều lần nhưng bà A không thay đổi, nên đã lập hồ sơ đưa bà A ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hành vi trên.

? Em hãy nhận xét hành vi của bà A?

Em sẽ làm gì nếu thấy cảnh đó? Vì

sao?

HS suy nghĩ trả lời:

- Bà A vi phạm quyền trẻ em: Đánh đập, làm nhục, không cho đi học, ngăn cản.

- Khuyên bà A nên cho con đi học. Vì đó là quyền trẻ em.

- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.

- Ngăn chặn hành vi vi phạm trẻ em, bảo vệ trẻ em.

-> Cần xử phạt.

GV: bà A vi phạm quyền trẻ em điều 24, 28, 37 của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thì quyền trẻ em. ( nêu nội dung).

? Nếu bị xâm hại, bóc lột và ngược đãi em sẽ làm gì?

- Báo với người lớn, công an, các cơ quan có thẩm quyền về phát luật...

- GV nhận xét, chốt kiến thức

=> Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em như ngược đãi làm nhục bóc lột trẻ em đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động,

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Mỗi năm, cả nước có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại Theo báo cáo tại Hội nghị, bạo lực và xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em xảy ra ở bất kỳ quốc gia và nền văn hóa nào.

Bạo lực trẻ em xảy ra từ khi trẻ em còn rất nhỏ và các hình thức kỷ luật mang

(6)

tính bạo lực trong gia đình là loại bạo lực trẻ em phổ biến nhất, ước tính 3/4 trẻ em từ 2-4 tuổi trên thế giới (xấp xỉ 300 triệu em) bị cha mẹ, người chăm sóc áp dụng các hình thức kỷ luật bạo lực về thể chất hoặc tâm lý.

Số liệu của 28 quốc gia châu Âu cho thấy khoảng 90% trẻ em gái tuổi chưa thành niên từng bị ép buộc quan hệ tình dục nói rằng các em là nạn nhân của chính người thân hoặc người quen biết.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tỷ lệ trẻ em bị bạo lực và xâm hại cao, tỷ lệ xâm hại thân thể dao động từ khoảng 10% (Trung Quốc) đến 30,3 % (Thái Lan).

Bạo lực, xâm hại trẻ em gây hậu quả trước mắt và lâu dài trong suốt cuộc đời.

Nghiên cứu ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương cho thấy tống thiệt hại do bạo lực, xâm hại trẻ em gây ra, đặc biệt do các vấn đề sức khỏe và các hành vi nguy cơ cao về sức khỏe, ước tính 206 tỉ USD, xấp xỉ 2% tổng GDP của khu vực này.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại được phát hiện và xử lý.

Năm 2016, có 1.724 em bị bạo lực, xâm hại, trong đó 1.155 trẻ em bị xâm hại tình dục, chiếm 67%. Năm 2017, có 1.642 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó 1.397 em bị xâm hại tình dục, chiếm 85,1%.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, có 790 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó 605 em bị xâm hại tình dục, chiếm 76,6%.

Ước tính toàn cầu có khoảng 150 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai là nạn nhân của bạo lực và xâm hại tình dục. Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có tỷ lệ trẻ em bị bạo lực, xâm hại cao.

Đặt trong bối cảnh chung của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với 75 quốc gia được thống kê trong báo cáo của UNICEF, Việt Nam xếp thứ 49 về tình trạng xảy ra bạo lực với trẻ em.

Trên thực tế, số lượng trẻ em bị bạo lực, xâm hại còn nhiều hơn do trẻ em và gia đình của nạn nhân không cung cấp thông tin, tố giác vì e ngại lộ thông tin, ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình; bị thủ phạm đe dọa hoặc dùng tiền để hòa giải.

Có thể nói, bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em hiện nay là vấn đề nhức nhối, tính chất của các vụ xâm hại ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

4. Hướng dẫn về nhà (3p)

- Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK - Tìm hiểu ý nghĩa của Công ước

- Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học - Chuẩn bị tiết sau luyện tập

- Thu thập thông tin về các vụ bạo hành trẻ em.

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá

+ Tổn thất của các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về vật chất mà còn gây ô nhiễm môi trường. + Quy định của

+ Tôn trọng quyền của mình và mọi người + Có ý thức bảo vệ, không xâm phạm quyền của người khác; phê phán hành vi xâm phạm quyền trẻ em.. - Năng lực tư duy

- Học sinh giải thích được phức độ phức tạp của các tập tính đối với các đối tượng sinh vật ( động vật thuộc lớp thú) là khác nhau, ý nghĩa của sự đa dạng các tập

Đa số đột biến gây hại ở động vật  phòng tránh các tác nhân gây đột biến cho người và động vật. Tuy nhiên, đột biến ở thực vật lại có thể tạo giống mới ưu việt,

- Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh ; làm tiêu hao tiền của của bản thân, gia đình ; làm mất trật tự

Đặt vấn đề:Trong trồng trọt có nhiều nhân tố làm giảm năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm .Trong đó sâu bệnh là nhân tố gây hại cho cây trồng nhiều nhất .Để hạn

Một số biện pháp tiêu diệt các loại sâu hại cây ăn quả mà không gây ô nhiễm môi trường đã áp dụng tại gia đình, địa phương em:. - Sử dụng sinh vật có ích tiêu diệt sâu