• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG THCS VIỆT DÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN: Lịch sử 9

Thời gian :45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM)

Trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8) bằng cách lựa chọn đáp án đúng và ghi ra giấy kiểm tra.

Câu 1. (Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam được bắt đầu từ ngày tháng năm:

A. Từ ngày 5- 1- 1930. B. Từ ngày 6- 1- 1930.

C. Từ ngày 3- 2- 1930. D. Từ ngày 7- 2- 1930.

Câu2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do ai soạn thảo?

A. Nguyễn Ái Quốc. B. Trần Phú.

C. Tôn Đức Thắng. D. Trường Chinh.

Câu 3. Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại:

A. Pác Bó (Cao Bằng) B. Ma Cao (Trung Quốc) C. Hương Cảng (Trung Quốc). D. Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

Câu 4. Mặt trận Việt Minh ra đời ngày, tháng, năm:

A. Ngày 28- 1- 1941. B. Ngày 10- 5- 1941 C. Ngày 18- 5- 1941. D. Ngày 19- 5- 1941

Câu 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày:

A. 18 -12- 1946 B. 19 -12- 1946 C. 20 -12- 1946 D. 21 -12- 1946

Câu 6. Chiến dịch nào dưới đây được xem là đỉnh cao trong cuộc kháng chiến chống Pháp?

A. Chiến dịch Việt Bắc 1947 B. Chiến dịch Biên Giới 1950 C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 D. Chiến dịch Tây Bắc 1953 Câu 7. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong thời gian bao lâu?

A. 50 ngày đêm B. 55 ngày đêm C. 56 ngày đêm D. 60 ngày đêm Câu 8. Ý nào sau đây không phải là nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ?

A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam.

B. Hai bên cùng thực hiện ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển ciao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

C. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7 năm 1956, dưới sự kiểm soát của Ủy ban quốc tế.

D. Các bên để cho nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai của mình thông qua tổng tuyển cử tự do.

II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu 1. (3,0 điểm)

Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950? Trình bày ý nghĩa của chiến dịch này?

Câu 2. (3.0 điểm)

Từ năm 1961 đến năm 1973, Mĩ tiến hành ở Việt Nam mấy chiến lược chiến tranh? Kể tên, thời gian Mĩ tiến hành các chiến lược chiến tranh đó? Chiến lược chiến tranh đặc biệt có gì giống và khác chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

(2)

---HẾT--- PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: LỊCH SỬ 9

I. TRẮC NGHIÊM (4,0 ĐIỂM) (Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án B A A D B C C D

II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (3,0 điểm)

Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?

Trình bày ý nghĩa của chiến dịch này.

* Ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Vì:

- Sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1-10-1949), tình hình thế giới và Đông Dương thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, không có lợi cho Pháp.

0,5

- Bị thất bại trên khắp các chiến trường Việt Nam và Đông Dương nên thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Lợi dụng tình hình, Mĩ can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

0,5 - Pháp thực hiện “Kế hoạch Rơ – ve” nhằm “khóa cửa biên giới

Việt – Trung” bằng hệ thống phòng ngự đường số 4, “cô lập căn cứ địa Việt Bắc”…, thiết lập “Hành lang Đông – Tây”, chuẩn bị một kế hoach có quy mô lớn nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần 2.

0,5 - Tháng 6-1950, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở

Chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông con đường liên lạc quốc tế, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.

0,5

* Ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới:

- Chiến dịch Biên giới thu – đông kết thúc thắng lợi mở đầu cho giai đoạn quân ta giành quyền chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ.

0,5 - Chứng minh sự trưởng thành của quân đội và cuộc kháng chiến

của quân dân ta… 0,25

- Sau chiến thắng này, quân ta chủ động mở các chiến dịch tiến công và phản công địch trên chiến trường chính Bắc Bộ và thu được nhiều thắng lợi.

0,25 Câu 2

(3,0 điểm)

Từ năm 1961 đến năm 1973, Mĩ tiến hành ở Việt Nam mấy chiến lược chiến tranh? Kể tên, thời gian Mĩ tiến hành các chiến lược chiến tranh đó. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

(3)

có điểm gì giống và khác với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?

* Từ năm 1961-1973, Mĩ đã tiến hành ở Việt Nam 3 chiến lược chiến tranh, đó là:

- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) - Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968)

- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973)

0,25 0,25 0,25 0,25

* Điểm giống và khác nhau của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

và chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

- Giống: đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ và đều

thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam. 0,5

- Khác nhau:

Nội dung so sánh

Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ Lực lượng

tham gia chiến tranh

Quân đội tay sai là chủ yếu, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy.

Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.

Vai trò của Mĩ

Mĩ đóng vai trò làm

“Cố vấn” chỉ huy.

Mĩ đóng vai trò chính, vừa làm “cố vấn” chỉ huy vừa trực tiếp chiến đấu.

Quy mô chiến tranh

Tiến hành ở miền Nam dựa trên vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

Tiến hành ở miền Nam và mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại với sự hỗ trợ của vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh cả trên bộ, trên không và trên biển.

Thủ đoạn cơ bản

“Ấp chiến lược” là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách

Chiến lược hai gọng kìm

“tìm diệt” và “bình định”

0,5 0,25

0,5 0,25

(Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm.

Nếu học sinh có cách diễn đạt khác mà vẫn đúng giáo viên vẫn cho điểm tối đa.)

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 28: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Chính phủ đã có việc làm gì để đáp ứng quyền lợi kinh tế của nhân dân miền

thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương.. thắng lợi của chiến dịch Điện

Thắng lợi quân sự nào khẳng định khả năng quân dân miền Nam Việt Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?. A.Chiến

Kiến thức : Kể lại một số sự kiện chính của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi ( xoá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não

Bắc ,Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc cuộc kháng chiến ..?. Câu 3 :Vì sao ta giành

Câu 6 trang 32 Vở bài tập Lịch sử 5: Chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng.. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi, đất nước được thanh bình. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta chứng minh. Người

Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương