• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 14

BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH

I/. Mục tiêu 1. Kiến thức.

- Trình bày khái niệm miễn dịch.

- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

- Có ý thức tiêm phòng miễn dịch.

2. Kỹ năng. Rèn kỹ năng:

- Quan sát tranh, hình SGK, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.

- Kỹ năng khái quát quá kiến thức.

- Hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế.

. Kĩ năng sống:

- Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích được cơ chế bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động của bạch cầu.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp.

- Kĩ năng ra quyết định rèn luyện sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

3. Thái độ.

Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện ơ thể, tăng khả năng miễn dịch.

4. Năng lực cần hướng đến

- Năng lực quan sát, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

5.Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan , hệ cơ quan trong cơ thể .

- Tự do: Con người sống tự do trong môi trường sống của mình luôn có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

- Yêu thương sức khỏe bản thân , có trách nhiệm giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống.

- Tôn trọng những thành tựu của khoa học trong nghiên cứu cơ thể người Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học;

- Khiêm tốn, trách nhiệm, đoàn kết; phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân, độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung.

II/. Chuẩn bị của gv và hs:

1. Chuẩn bị của gv:

GV:- Tranh phóng to các hình trong SGK - Thông tin liên quan đến bài:

+ Liêm pho bào.

+ Một số thơng tin khác.

2. Chuẩn bị của học sinh:

HS: Xem bi trước ở nhà III. Phương pháp:

(2)

- Thảo luận nhóm, động não, trực quan, vấn đáp- tìm tòi.

IV. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định lớp:1’ GV chào HS cho các em ngồi, kiểm tra vệ sinh, dụng cụ học tập 2. Kiểm tra bài cũ:5’

GV: ? Thành phần của máu, chức năng của huyết tương và bạch cầu ? GV: ? Môi trường trong có vai trò gì ?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

*Hoạt động 1:TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU

*Mục tiêu: Chỉ ra được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh đó là: Đại thực bào LIM PHO B và LIM PHO T.

PP:trực quan, vấn đáp

* Hình thức tổ chức:

- dạy học theo tình huống.

* Năng lực:

- Năng lực quan sát, phân loại, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

* Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời

- GV yêu cầu HS đọc TT SGK Hs: thảo luận nhóm .

? Thế nào là kháng nguyên, kháng thể ? TL:

- Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể.

- Kháng thể là những phân tử Prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng sinh.

?Cơ chế giữa kháng nguyên và kháng thể ? TL:

- Cơ chế chìa khóa và ổ khóa.

- HS đọc thông tin SGK ( Thảo luận nhóm ).

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại theo dõi bổ sung.

-GV yêu cầu HS quan st hình 14.1 trả lời câu hỏi:

? Vi khuẩn, vi rút khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp những hoạt động nào của bạch cầu ?

I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.

- Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể.

- Kháng thể là những phân tử Prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng sinh.

- Cơ chế chìa khóa và ổ khóa.

(3)

TL:

+ Hoạt động thực bào

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin kết hợp tranh 14.3 , 14.4 SGK- T46 và hoàn thành lệnh .

? Sự thực bào là gì ? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào ?

TL :

- Thực bào: bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa.

- Bạch cầu trung tính, bạch cầu mono( đại thực bào), các đại thực bào có kích thước lớn hơn bạch cầu trung tính nên khả năng thực bào cũng lớn hơn, có khả năng nuốt vào trong tế bào cùng lúc rất nhiều tế bào vi khuẩn và tiêu hóa chúng đi.

? Nếu các yếu tố xâm nhiễm vượt qua được hàng rào bảo vệ đầu tiên của bạch cầu thì bạch cầu sẽ có hoạt động gì để bảo vệ cơ thể ?

TL :

- Tế bào Lim Pho B tiết kháng thể làm vô hiệu hoa chúng.

? Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào ?

TL :

+ Lim Pho B: chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên.

Nếu virut, vi khuẩn thoát khỏi sự bảo vệ của tế bào limpho B thì sẽ gây nhiễm cho cơ thể. Khi đó sẽ gặp hoạt động bảo vệ của các tế bào limpho T.

? Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách nào ?

+ Lim Pho T: phá hủy tế bào đã nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng( nhờ cơ chế chìa khóa và ổ khóa giũa kháng thể và kháng nguyên), tiết ra protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm khuẩn và tế bào nhiễm bị phá hủy.

* Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:

- Thực bào: bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa.

- Lim Pho B: tiết kháng thể vô hiệu hóa vi khuẩn.

- Lim Pho T: phá hủy tế bào đã

(4)

- Liên hệ với căn bệnh AIDS hướng dẫn HS giải thích.

+ vi rút HIV tấn công vào các tế bào limpho T làm suy giảm hệ thống miễn dịch => mắc các bệnh nguy hiểm và chết.

*Hoạt động 2: Miễn dịch

*Mục tiêu: HS nắm được khái niệm miễn dịch, phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễm dịch nhân tạo.

PP:trực quan, vấn đáp

* Hình thức tổ chức:

- dạy học theo tình huống.

* Năng lực:

- Năng lực quan sát, phân loại, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

* Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời

- GV: Dịch đau mắt đỏ có một số người mắc bệnh, nhiều người không bị mắc. Những người không mắc đó có khả năng miễn dịch với bệnh này.

VD 1:

Loài người không bao giờ mắc các bệnh của động vật khác như : lở mồm long móng của trâu bò, lợn tai xanh, toi gà....đó chính là miễn dịch bẩm sinh.

VD2 :

Người nào đã bị một số bệnh nhiễm khuẩn như : sởi, thủy đậu, quai bị....thì sau đó không bị mắc lại nữa. Đó chính là miễn dịch tập nhiễm.

VD3 :

Khi được tiêm phòng văcxin một số bệnh như : bại liệt, ho gà, uốn ván, viêm gan B...thì chúng ta cũng sẽ miễn dịch với các loại bệnh đó. Đây chính là miễn dịch nhân tạo.

Yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi :

? Miễn dịch là gì ? TL :

- Miễn dịch: là khả năng không mắc một số bệnh , dù người đó sống trong môi trường có vi khuẩn

nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.

II. Miễn dịch

- Miễn dịch: là khả năng không mắc một số bệnh nào đó , dù người đó sống trong môi trường có vi khuẩn gây bệnh.

(5)

gây bệnh.

- HS đọc thông tin SGK

- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại theo dõi bổ sung.

GV:

? Có những loại miễn dịch nào ? TL :

- Có 2 loại miễn dịch:

+ Miễn dịch tự nhiên: Là khả năng tự chống bệnh của cơ thể ( Do kháng thể ).

+ Miễn dịch nhân tạo: tạo cho cơ thể có khả năng miễn dịch bằng vắc xin.

? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó ? TL :

- Miễn dịch tự nhiên có được một cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi cơ thể đã bị nhiễm bệnh.

- Miễn dịch nhân tạo có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh.

GV giải thích cho HS nắm vững về vắcxin.

*Cơ sở khoa học của tiêm vắc xin là:

-Đưa các vi khuẩn ,virút đã được làm yếu vào cơ thể để hình thành phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể phản ứng kịp thời khi vi sinh vật đó xâm nhập ,để

bảo vệ cơ thể.

-Yêu cầu các bậc cha mẹ cho con đi tiêm phòng, và đảm bảo số lần tiêm nhắc lại . -Người lớn trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm mầm bệnh,nếu đã có bệnh thì không tiêm phòng được.

- Yêu cầu HS liên hệ bản thân và thực tế.

? Em hiểu như thế nào về AIDS, dịch SARS, dịch cúm H5N1...

-GV nêu thông tin cho HS biết sâu hơn về những dịch bệnh này.

- Có 2 loại miễn dịch:

+ Miễn dịch tự nhiên: Là khả năng tự chống bệnh của cơ thể ( Do kháng thể ).

+ Miễn dịch nhân tạo: tạo cho cơ thể có khả năng miễn dịch bằng vắc xin.

4. Kiểm tra, đánh giá :

Hãy đánh dấu nhân vào câu trả lời đúng:

(6)

1. Hãy chọn 2 loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào.

a. Bạch cầu trung tính.

b. Bạch cầu ưa axít.

c. Bạch cầu ưa kiềm d. Bạch cầu đơn nhân.

e. Lim Pho bào.

2. Hoạt động nào là hoạt động của Lim Pho bào.

a. Tiết kháng thể vô hiệu quá kháng nguyên.

c. Tự tiét chất bảo vệ cơ thể.

b. Thực bào bảo vệ cơ thể.

d, Tất cả đều đúng

3. Tế bào T phá hũy tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nào ? a.Tiết men phá hũy màng.

c. Dùng chân giả tiêu diệt.

b. Dùng phân tử Prôtêin đặc hiệu.

d. Tất cả diều sai.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK vào vở bài tập.

- Đọc mục: “ Em có biết ”?

- Tìm hiểu về máu và truyền máu - Xem trước bài mới.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì ở nửa cầu Bắc tạp trung nhiều lục địa nên còn được gọi là “lục bán cầu” và đại dương tập trung nhiều ở nửa cầu Nam nên được gọi là “thủy bán cầu”?. Để hiểu rõ hơn cô và

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So