• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16

Ngày soạn: 18/12/2019

Ngày giảng: Thứ hai 23/12/2019

Toán

TIẾT 76: NGÀY, GIỜ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết một ngày có 24 giờ

- Biết cách gọi tên các buổi vá các giờ trong ngày - Bước đầu nhận biết được đơn vị thời gian: Ngày, giờ

- Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian, xem giờ đúng trên đồng hồ - Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế hàng ngày

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xem giờ đúng trên đồng hồ.

3. Thái độ: Hs có ý thức học và hăng hái phát biểu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mô hình đồng hồ. Đồng hồ điện tử III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (3’)

- 2 HS lên bảng. Lớp nhận xét, Gv nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

2. Giới thiệu ngày giờ (12’)

? Bây giờ là ban ngày hay ban đêm?

- GV lần lượt cho HS quan sát mô hình đồng hồ chỉ 5 giờ, 11h, 8h tối, 12h đêm và hỏi ? Lúc . . . em đang làm gì?…

-1 giờ chiều còn dược gọi là mấy giờ ?Tại sao?

3. Luyện tập(18’)

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài nhóm đôi - Các nhóm báo cáo kết quả - Chữa bài :

Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.

- GV phân tích mẫu: + GV giới thiệu đồng hồ điện tử và đồng hồ số giờ?

- HS làm bài cá nhân - 1 HS làm bìa trên bảng - Chữa bài : +Lớp nhận xét

+ 1HS dưới lớp đọc lại bài làm của mình + Gv kiểm tra xác suất

GV: Lưu ý cách nhìn giờ trên đồng hồ điện tử và đồng hồ số

Vẽ đoạn thẳng AB, trên đoạn thẳng AB lấy điểm C sao cho ba điểm A, B, C thẳng hàng

- Mỗi ngày được chia ra các buổi khác nhau là sáng, trưa, chiều, tối, đêm - 1 giờ chiều còn được gọi là 13 giờ vì 12 giờ + 1 giờ = 13 giờ

Bài 1:Số

Em tập thể dục lúc 6. giờ sáng Mẹ đi làm về lúc 12 giờ trưa Em chơi bóng lúc 5. giờ chiều

Lúc 8 giờ tối em xem phim truyền hình Lúc 10. giờ đêm em đang ngủ

Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu

15 giờ hay 3 giờ chiêu

(2)

C. Củng cố, dăn dò (1’)

- Ycầu HS sử dụng thời gian sao cho có ích.

GV nhận xét giờ học

20 giờ hay . . . giờ tối

Tập đọc

CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng kể và giọng đối thoại. Hiểu nghĩa các từ mới.

- Nắm được diễn biến câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Qua1ví dụ đẹp về tình thân giữa 1 bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm, nêu bật vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ con.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, to, rõ ràng mạch lạc.

3. Thái đó: Hs có ý thức luyện đọc và có tình cảm yêu quý vật nuôi trong nhà.

*)QTE: Qua bài các con biết quyền được có cha mẹ, bác sĩ chăm sóc khi ốm đau II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Hs biết kiểm soát cảm xúc của mình và thể hiện sự cảm thông, biết trình bày suy nghĩ.

- Có óc tư duy sáng tạo, biết phản hồi và lắng nghe tích cực, chia sẻ.

III. ĐỒ DÙNGDẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc SGK, b/phụ; phấn màu.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1 A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- 2 HS đọc bài cũ

Em Nụ đáng yêu như thế nào?

Hoa giúp mẹ những việc gì?

- Gv nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện đọc (28’) a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV nêu cách đọc khái quát

b. Hdẫn HS l đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc câu

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.

- Luyện đọc từ khó

* Đọc từng đoạn trước lớp

Bé Hoa

Con chó nhà hàng xóm

- Giọng đọc chậm rãi, tình cảm.

- Nhảy nhót, tung tăng, lo lắng, rối rít, vẫy đuôi.

- Bé rất thích chó/ nhưg nhà Bé không nuôi con nào.//

- Cún mang cho bé/ khi thì tờ báo hay cái bút chì/ khi thì con búp bê.

(3)

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- HS luyện đọc câu khó - HS đọc chú giải SGK

*Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Từng HS đọc cho nhau nghe.

- Các HS khác nghe, góp ý.

* Thi đọc giữa các nhóm

- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn.

- Lớp nhận xét.

TIẾT 2 3. Tìm hiểu bài:(trình bày ý kiến CN)18’

- Bạn của Bé ở nhà là ai?

- Bé và Cún Bông thường chơi đùa với nhau như thế nào?

TH: Trẻ em có quyền được nuôi súc vật, yêu quý súc vật.

- Vì sao Bé bị thương?

- Khi bé bị thương, Cún đã giúp Bé ntn?

- Những ai đến thăm Bé?

- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ ai?

*)QTE: Qua bài các con biết quyền được có cha mẹ, bác sĩ chăm sóc khi ốm đau 4. Luyện đọc lại (12’)

- 3 nhóm HS thi đọc toàn truyện theo vai.

- Lớp nhận xét đánh giá.

C. Củng cố, dặn dò (2’)

? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- GV nêu nd bài.GV NX giờ học

- Là CB - con chó của bác hàng xóm.

- Bé và Cún nhảy nhót, tung tăng khắp nơi.

- Cún chơi với Bé, mang cho Bé tờ báo, cái bút chì, con búp bê, làm cho Bé cười.

- Bé nhờ Cún Bông mà mau lành bệnh.

- Người dẫn chuyện, Bé, Mẹ của Bé

- Tình bạn giữa Bé và Cún Bông giúp cho Bé mau lành bệnh.

- Câu chuyện ca ngợi tình bạn thân thiết giữa Bé và Cún Bông. Các vật nuôi trong nhà là bạn của trẻ con.

BUỔI CHIỀU

PHTN

GIỚI THIỆU ROBOT BÁO ĐỘNG ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tìm hiểu về Robot

- Cảm biến chuyển động, báo động

- Khi cảm thấy có vật tới gần, Roboot sẽ phát ra âm thanh để báo động.

2. Kĩ năng

- Học sinh có kĩ năng lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Học sinh sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối điều khiển robot.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe.

3. Thái độ

(4)

- Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp robot.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Robot Wedo.

- Máy tính bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gv yêu cầu hs nêu các bước lắp ráp - GV nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng.

B. Bài mới

1..Giới thiệu bài (1’)

* Hoạt động 1: (25’)Điều khiển Robot báo động khi phát hiện vật thể

- Gv phân tích các thuộc tính các thuộc tính của các khối chức năng

- Khối màu vàng có biểu tượng đồng hồ cát: Thời gian nghỉ của Robot; Khối màu cam: phát hiện vật cản ở phía trước; Khối màu đỏ có biểu tượng nốt nhạc; phát ra âm thanh.

- Bắt đầu chạy chương trình – Robot sẽ đợi cho đến khi phát hiện có vật ở trước mắt ( cảm biến ) – Robot phát ra tệp tin âm thanh số 1

- Gv yêu cầu hs trình bày lại chức năng của các khối và mô tả hoạt động của chương trình

- Gv nhận xét

C. Tổng kết- đánh giá (5’) - Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhở học sinh dọn dẹp lớp học.

- HS nhắc lại.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Hs nêu

- HS lắng nghe

____________________________________________

Bồi dưỡng HS

ÔN TẬP VỀ PHÉP TRỪ. GIẢI TOÁN I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Củng cố kỹ năng thực hiện phép trừ, tìm số trừ. Giải toán có lời văn.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ , tìm số trừ và giải toán có lời văn.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ: Hệ thống câu hỏi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài (1’)

(5)

2. Luyện tập (30’)

3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Tính nhẩm

- Hs đọc yêu cầu, làm bài - Hs làm bài, đối chiếu kq - Hs nx kết quả

Bài 2: Tìm x - Hs dọc yêu cầu - Hs làm bài - Hs nx kết quả

Bài 3: Mẹ có 3 chục quả cam, mẹ biếu bà số cam là số nhỏ nhất có hai chữ số giống nhau.

Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả cam - GV nhận xét, chữa lỗi.

Bài 4: Hình bên có a. Mấy đoạn thẳng?

b. Mấy hình tam giác?

- GV nhận xét, chữa lỗi.

A

B C D E C. Củng cố –dặn dò (1’)

Hệ thống các dạng bài tập .

Bài 1: Tính nhẩm

15 – 7 = 18 – 9 = 16 – 9 = 12 – 6 = 13 – 6 = 11 – 9 = 14 – 9 = 16 – 8 = 11 – 2 = 13 – 5 = 17 – 8 = 12 – 3 = Bài 2: Tìm x

35 - x = 21 - 3 36 – x = 27 35 - x = 18 x = 36 - 27 x = 35 - 18 x = 9 x = 17 Bài 3 Giải

Đổi 3 chục = 30

Số nhỏ nhất có hai chữ số là 11 Mẹ còn lại số quả cam là:

30 – 11 = 19 (quả)

Đáp số: 19 (quả cam)

Có 6 hình tam giác.

Có 10 hình tam giác

Ngày soạn: 17/12/2019

Ngày giảng: Thứ ba 24/12/2019

Toán

TIẾT 77: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết xem giờ đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối. Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12h, 17h, 23h. Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ, sáng tối )

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xem đồng hồ ở các thời điểm trong ngày.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mô hình đồng hồ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- HS lên bảng kể tên các giờ của mỗi buổi B. Bài mới

(6)

1.Giới thiệu bài(1’) 2. Thực hành(26’)

Bài 1. Gọi HS nêu yêu cầu - Gv treo tranh

? Đồng hồ A, B , C, D lần lượt chỉ mấy giờ - HS làm bài vào vở. Chữa bài :

+ GV kiểm tra xác suất

Bài 2. Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi

- Chữa bài : Các nhóm báo cáo

+ Giải thích cách làm bài - lý do lựa chọn C. Củng cố dặn dò:(3’)

? Ôn kiến thức giờ? Dặn dò HS về tập xem đồng hồ. GV NX giờ học

Bài 1. Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh

An đi học lúc 7 giờ sáng An thức dậy lúc 6 giờ sáng

Buổi tối An xem phim lúc 20 giờ 17 giờ An đá bóng

Bài 2 Vẽ thêm kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:

8 giờ 12 giờ 14 giờ 18 giờ 23 giờ

Kể chuyện

CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện “Con chó nhà hàng xóm”.

- Biết phối hợp với lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi lời kể cho phù hợp với nội dung bài. Có khả năng theo dõi bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện biểu lộ gương mặt phù hợp với từng nhân vật 3. Thái độ: Có thái độ trân trọng tình cảm của Bé và Cún Bông, yêu quý vật nuôi trong nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa truyện trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện trước.

? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn HS kể chuyện(12’) - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV cho HS quan sát tranh.

- Yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh.

* Kể chuyện trong nhóm

* Kể chuyện trước lớp

- Y/c Đại diện nhóm thi kể từng đoạn trước lớp theo tranh.

- Lớp nhận xét bạn kể.

Hai anh em.

- Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc nhau.

Con chó nhà hàng xóm.

* Kể lại từng phần câu chuyện

“Con chó nhà hàng xóm” theo tranh

Tranh 1: Bé cùng Cún Bông chạy nhảy tung tăng.

- Y/c từng HS trong nhóm nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyện cho nhau nghe.

- Đại diện nhóm thi kể từng đoạn trước lớp theo tranh.

- Hs thi kể

(7)

- HS đọc yêu cầu bài.

2.2.Kể lại toàn bộ câu chuyện(7’) - 3 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV NX

- 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện - Nhận xét

- 2.3 Dựng lại câu chuyện theo vai(10’) - Cho các nhóm chọn học sinh thi đóng vai - Giáo viên và học sinh nhận xét tuyên dương C. Củng cố, dặn dò:(3’)

? Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?

- Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện - Các nhóm thi đóng vai

- Ca ngợi tình bạn thắm thiết giữa Bé và Cún Bông.

BUỔI CHIỀU

Chính tả

CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng tóm tắt chuyện “Con chó nhà hàng xóm”.

- Luyện tập viết đúng bài tập chính tả phân biệt ui/uy; ch/tr; ?/v.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp, trình bày rõ ràng.

3.Thái độ: Hs có ý thức viết cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết nội dung đoạn chép.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ ( 4’)

- GV đọc - 2 HS viết bảng lớp.

- GV NX B. Bài mới

1. Giới thiệu bài( 1’)

2. Hướng dẫn tập chép ( 22’)

* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị

- GV mở bảng phụ chép sẵn đoạn chép.

- 2 HS đọc lai đoạn chép

? Vs từ “ Bé ” trong đoạn chép phải viết hoa?

? Trong 2 từ “ bé ”ở trong câu “Bé là một cô bé yêu loài vật” từ nào là tên riêng?

- HS luyện viết bảng con

* HS chép bài vào vở.

- HS chép bài

- GV theo dõi uốn nắn

sắp xếp sương sớm xếp hàng xôn xao

Con chó nhà hàng xóm

- Từ “Bé” phải viết hoa vì là tên riêng.

- Từ Bé thứ nhất là tên riêng - Quấn quýt, bị thương, mau lành.

(8)

* Chấm, chữa bài:

- HS chữa lỗi bằng bút chì.

- GV ghi nhận xét bài khoảng 5 em.

- Nhận xét bài viết của học sinh, rút kinh nghiệm.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả ( 7’) Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS đọc từ mẫu

- GV tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp + Thi tiếp sức bằng cách truyền giấy + GV NX các đội chơi

Bài 2: HS nêu yêu cầu - Lớp làm bài cá nhân.

- HS đọc bài làm của mình - GV nhận xét, bổ sung.

- 2 HS đọc lại các từ viết được C. Củng cố, dặn dò ( 1’) - GV NX giờ học

- GV nhận xét chung bài viết của HS

Bài 1: Tìm và ghi 3 tiếng.

a) Có vần ui:

- múi bưởi, cắm cúi, bụi phấn, túi áo b) Có vần uy:

- lũy tre, truy nã , suy yếu, khuy áo.

Bài 2: Ghi tiếp vào chỗ trống những từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch chăn chạn chum

chiếu chén chỉ chóng châu

chổi cháy

––––––––––––––––––––––––––––––––––

HĐNG

VẼ TRANH VỀ ANH BỘ ĐỘI I/ MỤC TIÊU: Giúp HS

1. Kiến thức: Khắc sâu về anh bộ đội

2. Kĩ năng: Luôn thể hiện lòng biết ơn anh bộ đội

3. Thái độ: Giáo dục HS khi gặp anh bộ đội cần phải lễ phép II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

1/ Nội dung

- Nói với nhau về anh bộ đội - Hát, đọc thơ về anh bộ đội - Vẽ tranh về anh bộ đội

2/Hình thức hoạt động : Làm việc theo nhóm và cá nhân III/ CHUẨN BỊ

- Câu hỏi về chủ đề - Giấy vẽ, bút chì

IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1/Hát tập thể bài : Em yêu trường em (1’)

- GV tuyên bố lý do . 2/ Phần hoạt động :

*HĐ1 : Nói cho nhau nghe theo nhóm(10’)

- Hát

(9)

+ Ngày 22/ 12 là ngày gì? Ngày kỉ niệm về ai?

+ Bạn biết gì về anh bộ đội?

+ Tình cảm giữa bộ đội và nhân dân như thế nào?

- GV giới thiệu cho HS biết về bộ đội thời chiến và thời bình

*HĐ 2 : Hát, đọc thơ về anh bộ đội(10’) - Hát , đọc thơ về anh bộ đội

- Bốc thăm xem tổ nào trình bày trước, có thể hát cá nhân hoặc tập thể

- Nhận xét, bình chọn cá nhân, tập thể trình bày tự tin

*HĐ3 : Vẽ tranh (15’)

- Lấy giấy bút vẽ tranh theo yêu cầu - Một số em trình bày về tranh của mình - Nhận xét, tuyên dương

V/KẾT THÚC (1’)

- Em có thích làm chú bộ đội không ? - Giáo dục HS yêu quý chú bộ đội

- HS trả lời

- Lắng nghe

- Hs thực hiện

- Hs vẽ tranh

____________________________________________

Ngày soạn: 18/12/2019

Ngày giảng: Thứ tư 25/12/2019

Toán

TIẾT 78: NGÀY, THÁNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đọc tên các ngày trong tháng

- Bước đầu biết xem lịch: biết đọc thứ, ngày, tháng. Biết tháng có 30 ngày, tháng 31 ngày.

- Nhận biết đơn vị đo thời gian. Củng cố về các đơn vị: ngày, tuần lễ 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xem lịch, đọc, viết ngày, tháng.

3.Thái độ: Hs yêu thích môn học, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1 tờ lịch tháng 11, tháng 12 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (3’) - GV kiểm tra

? 1 tuần lễ có mấy ngày?

? 1 tuần chúng ta học mấy ngày và nghỉ mấy ngày?- Gv nhận xét

B. Bài mới

1Giới thiệu bài (1’)

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài

2. Gthiệu các ngày trong tháng (12’) - GV treo tờ lịch tháng 11và hỏi

? Đây là tờ lịch tháng nào?

- 3-5 Hs trả lời

Đây là tờ lịch tháng 11

(10)

? Vì sao em biết ?

? Lịch tháng 11 cho em biết điều gì?

- Gọi HS đọc tên các cột.

? Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào

? Ngày 1 tháng 11 là thứ mấy ? - HS thực hành chỉ các ngày trên lịch

? Tháng 11 có bao nhiêu ngày ?

- GV kết luận lại những thông tin ghi trên lịch tháng, cách xem lịch tháng

3. Luyện tập(17’)

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu

- Gọi HS đọc mẫu, nêu cách viết của ngày 7 tháng 11

? Khi viết một ngày nào đó

trong tháng ta viết ngày trước hay tháng trước?

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng

+ HS đọc và NX bài trên bảng

+ HS đổi chéo vở – NX bài làm của bạn

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu phần a) - GV tổ chức trò chơi: Thi tiếp sức + Mỗi đội 5 HS - 2 đội

+ Thi tiếp sức điền vào bảng phụ + Đội nào nhanh là thắng cuộc - HS nhận xét cá đội chơi

- GV nhận xét – tuyên bố đội thắng cuộc. HS đọc yêu cầu phần b

- GV hỏi - HS trả lời- HS khác bổ sung

C. Củng cố dặn dò (1’) - GV nx giờ học

11

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Thứ bảy

Chủ nhật

1 2

3 4 5 6 7 8 9

10 11 12 13 14 15 16

17 18 19 20 21 22 23

24 25 26 27 28 29 30

Tháng 11 có 30 ngày

Bài 1. Đọc viết (theo mẫu )

Đọc Viết

Ngày bảy tháng mười một

Ngày 7 tháng 11 Ngày mười lăm

tháng mười một

Ngày 20 tháng 11 Ngày 30 tháng 11

Bài 2. Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12

Thứ hai Thứ

ba Thứ

Thứ

năm Thứ

sáu Thứ

bảy CN

12

1 4 5 7

9 10 13 14

16 18 19 21

22 25 26 28

29 31

Tháng 12 có 31 ngày

b) Xem trên tờ lịch trên rồi cho biết :

- Ngày 1 tháng 12 là thứ hai? Ngày 2 tháng 12 là thứ mấy ?

- Trong tháng 12 có mấy ngày chủ nhật?Đó là các ngày………….

Tập đọc THỜI GIAN BIỂU I. MỤC TIÊU

(11)

1. Kiến thức: Đọc đúng các số chỉ giờ. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cột, dòng.

- Biết chậm rãi, rõ ràng, rành mạch. Hiểu từ: thời gian biểu.

- Hiểu tác dụng của thời gian biểu: (giúp người ta làm việc có kế hoạch), hiểu cách lập thời gian biểu, từ đó biết lập thời gian biểu cho hoạt động của mình.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, to, rõ ràng.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn thói quen thực hiện theo đúng thời gian biểu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết câu luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài cũ

? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- Gv nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Luyện đọc(15’) a. Đọc mẫu

b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu:

- HS tiếp nối nhau đọc từng dòng.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

* Đọc từng đoạn trong nhóm - Từng học sinh trong nhóm đọc - Các HS khác nghe, góp ý.

*Thi đọc giữa các nhóm

- Đại diện… nhóm thi đọc nối tiếp - Lớp và giáo viên nhận xét

3. Tìm hiểu bài(12’) 1 HS đọc lại toàn bài.

? Đây là lịch làm việc của ai?

? Em hãy kể các việc Phương Thảo làm hàng ngày?

? Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để làm gì?

? Thời gian biểu ngày nghỉ của Thảo có gì khác ngày thường?

4. Thi tìm nhanh, đọc giỏi (8’)

- Đại diện nhóm thi đọc 1 vài thời gian trong thời gian biểu.

C. Củng cố, dặn dò: (1’)

*)TH: Qua bài con thấy mình có quyền gì. Thời gian biểu có tác dụng gì.?

- Gv nhận xét giờ học

Con chó nhà hàng xóm.

? Ca ngợi tình bạn thắm thiết giữa Bé và Cún

Thời gian biểu.

Đoạn 1: Tên bài + sáng Đoạn 2: Trưa.

Đoạn 3: Chiều.

Đoạn 4: Tối

- Thời gian biểu: Lịch làm việc.

- Vệ sinh cá nhân: Đánh răng, rửa mặt, rửa chân tay.

Đây là lịch làm việc của bạn Ngô Phương Thảo – Học sinh lớp 2A trường TH Hòa Bình

- Để bạn nhớ việc và làm việc một cách khoa học, thong thả, tuần tự, hợp lí, đúng lúc.

7 giờ – 11 giờ: Đi học.

Thứ bảy học vẽ, chủ nhật đến bà.

Nhóm 1: Sáng 6 giờ – 6 giờ 30

Nhóm 2: Ngủ dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân.

Quyền được học tập, quyền được tham gia.

- Thời gian biểu giúp cho ta xắp xếp thời gian làm việc hợp kí, có kế hoạch

(12)

- Y/c học sinh tự lập TGB cho mình.

Ngày soạn: 18/12/2019

Ngày giảng: Thứ năm 26/12/2019

Toán

TIẾT 79: THỰC HÀNH XEM LỊCH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố kĩ năng xem lịch tháng Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xem lịch tháng.

3. Thái độ: Hs có thái độ học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, Máy tính bảng III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

? Thứ năm tuần này là ngày 20 tháng 1, hỏi thứ năm tuần sau là ngày mấy ?

? Kể tên những tháng có 31 ngày, những tháng có 30 ngày?

- HS nhận xét. Gv nhận xét B. Bài mới

1.Giới thiệu bài(1’) - GV giới thiệu trực tiếp 2. Thực hành(26’)

Bài 1: GV treo tờ lịch tháng 1

? Đây là tờ lịch tháng nào?

? Vì sao em biết ?

- GV chuẩn bị 3 tờ lịch như SGK

- HS thi tiếp sức giữa 3 đội trong thời gian 4 phút

- Đội nào điền đúng nhanh là thắng cuộc

- Hs, gv nhận xét tuyên bố đội thắng cuộc

- Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy ?

- Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy? Tháng 1 có bao nhiêu ngày?

- Ngày 14 tháng 1 là thứ mấy ? Bài 2. UDPHTM

- GV cho HS quan sát tờ lịch tháng 4

- Thứ năm tuần sau là ngày 27

Tháng có 30 ngày là Tháng có 31 ngày là

Thực hành xem lịch

Bài 1. Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 1

1

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Thứ bảy

Chủ nhật

1 2 3 4

5 7 8 11

14 16 17

20 22 23

26 29 31

Tháng 1 có 31 ngày

Bài 2.

- Đây là tờ lịch tháng 4

12 Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Chủ

(13)

- Tiến hành gửi tập tin cho Hs.

- Tiến hành thu thập tập tin cho Hs.

- 2-3HS lên bảng chỉ nhanh những ngày theo yêu cầu của GV

C. Củng cố dặn dò (2’)

- Dặn dò HS về tập xem lịch tháng

hai ba tư năm sáu bảy nhật

1 2 3 4

5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18

19 20 21 22 23 24 25

26 27 28 29 30

Xem trên tờ lịch trên rồi cho biết :

- Tháng 4 có… ngày thứ bảy. Đó là các ngày…

- Thứ năm tuần này là 22 tháng 4. Thứ năm tuần trước là ngày … Thứ năm tuần sau là ngày ….

- Ngày 30 tháng 4 là thứ …..

- Học sinh dưới lớp nhận tâp tin và làm vào máy tính bảng

- Học sinh dưới lớp gửi tập tin

- Tháng 4 có 4 ngày thứ bảy. Đó là các ngày 3;10;18;25.

- Thứ năm tuần này là 22 tháng 4. Thứ năm tuần trước là ngày 15 Thứ năm tuần sau là ngày 29.

- Ngày 30 tháng 4 là thứ sáu

Chính tả TRÂU ƠI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe, viết chính xác bài ca dao 42 tiếng thuộc khổ thơ lục bát.

- Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát.

- Tiếp tục luyện tập, phân biệt các tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn ch/tr, ao/au/?/v 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn ch/tr, ao/au/?/v

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý con vật và có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, Máy tính bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(5’) - 2 HS viết bảng lớp.

- Dưới lớp viết bảng con.

- HS nhận xét- Gv nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Hướng dẫn nghe viết

2.1. HD học sinh chuẩn bị ( 8’) - GV đọc toàn bài chính tả.

- 3 HS đọc lại

Múi bưởi cái chăn tàu thủy con trăn

Trâu ơi

(14)

? Bài ca dao là lời của ai nói với ai?

? Bài ca dao cho em thấy tình cảm của người nông dân đối với con trâu như thế nào?

? Bài ca dao có mấy dòng

? Chữ đầu mỗi dòng thơ như thế nào?

? Nên bắt đầu từ ô nào trong vở - HS luyện viết bảng con

2.2. Học sinh chép bài vào vở (15’) - GV đọc – HS viết bài

Gv th.dõi uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

2.3. Nhận xét, chữa bài (3’)

- Gv đọc. HS soát lại bài NX bài 5 em.

3. Hdẫn làm bài tập chính tả (8’) Bài 1: HS đọc yêu cầu.

- Học sinh làm bài theo nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Lớp nhận xét

Bài 2: HS đọc yêu cầu

- Tiến hành gửi tập tin cho Hs.

- Tiến hành thu thập tập tin cho Hs.

- Lớp nhận xét kết quả.Gv nhận xét - 2 HS đọc lại kết quả.

- Lời người nông dân nói với con trâu như nói với một người bạn thân.

- Người nông dân rất yêu quý con trâu, trò chuyện, tâm tình với trâu như với một người bạn.

? Bài ca dao có 6 dòng.

? Chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa.

? Dòng 6 lùi vào 3 ô

? Dòng 8 lùi vào 2 ô

Ngoài ruộng, nông gia, quản công.

Bài 1: Tìm và ghi vào chỗ trống các tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hoặc au:

cau – cao cháu – cháo

Bài 2: Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào chỗ trống:

- Học sinh dưới lớp nhận tâp tin và làm vào máy tính bảng

- Học sinh dưới lớp gửi tâp tin

ch tr

chưa ăn, chăng dây châu báu, chong chóng

cây tre, buổi trưa ông trăng, con trâu, nước trong C. Củng cố, dặn dò (2’)

- GV nhận xét chung bài viết. GV nhận xét giờ học.

Luyện từ và câu

TỪ CHỈ TÍNH CHẤT CÂU KIỂU: AI – THẾ NÀO?

TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Bước đầu hiểu từ trái nghĩa. Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt những câu đơn giản theo kiểu Ai (Cái gì, con gì) – thế nào?

- Mở rộng vốn từ về vật nuôi.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt câu theo kiểu Ai ( Cái gì, con gì) – thế nào?

3. Thái độ: Có thái độ dùng câu đúng khi nói và viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tranh minh họa các con vật nuôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- 2 HS lên bảng làm bài cũ

a. Đặt câu tả tính nết của em bé.

Em bé rất ngoan.

(15)

- HS Nhận xét. GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn HS làm bài tập (26’) Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu, đọc mẫu.

? Trái nghĩa với từ tốt là gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả.

- Lớp nhận xét.

? Tất cả các từ tìm được ở bài 1 là từ chỉ gì?( Đều là từ chỉ tính chất)

- Yêu cầu tìm tiếp thêm từ chỉ tính chất.

- HS rút ra khái niệm từ trái nghĩa Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu

- 1 HS đọc câu mẫu

? Trong câu mẫu, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi ai, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi thế nào?

- HS làm bài vào vở bài tập

- HS đọc bài làm- HS NX.Gv nhận xét Các câu em vừa đặt từ chỉ t/c là từ nào?

? Để hỏi về tính chất ta dùng câu hỏi nào?

Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu,quan sát tranh.

- HS làm bài theo nhóm đôi.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- HS trình bày 1 số đặc điểm dễ nhận biết của các con vật.

? Các con vật này đều được nuôi ở đâu?

- HS kể thêm 1 số con vật nuôi trong nhà.

? Các con vật em vừa kể có đặc điểm gì?

C. Củng cố, dặn dò( 2’)

- GV hệ thống bài và nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập( vào vở bài tập).

Em bé rất thông minh.

Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

a) Tốt:

Mẫu: Tốt – Xấu

b) Ngoan ngoan – hư c) Nhanh nhanh – chậm d) Trắng trắng - đen đ) Cao cao – thấp e) Khỏe khỏe – yếu.

Bài 2: Chọn 1 cặp từ trái nghĩa vừa tìm được, đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó:

Ai (con gì,cái gì ) thế nào?

M : Chú mèo ấy rất ngoan Con chó nhà em rất hư.

Cái ghế đẩu cao.

Cái bàn thấp.

Bài 3: Viết tên các con vật vào chỗ trống dưới tranh:

1. Gà trống 6. Dê 2. Vịt 7. Cừu 3. Ngan 8. Thỏ 4. Ngỗng 9. Bò 5. Bồ câu 10. Trâu

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 20/12/2019

Ngày giảng: Thứ sáu 27/12/2019

Toán

TIẾT 80: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Xem giờ đúng trên đồng hồ. Xem lịch tháng nhận biết ngày tháng 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xem đúng giờ, đúng lịch.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mô hình đồng hồ. Tờ lịch tháng 5 như SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(16)

A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- GV đọc 2 hs viết trên bảng lớp - Dưới lớp viết vào nháp

- HS nhận xét .Gv Nxét tuyên dương B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Luyện tập(26’)

Bài 1. HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở

- HS đọc bài làm của mình

- Chữa bài: Nhận xét Đúng – Sai + Giải thích lý do lựa chọn Bài 2:

- GV cho HS quan sát tờ lịch tháng 5

- HS đọc yêu cầu phần a)

- HS làm phần a) vào vở – 1 HS làm trên bảng

- Chữa bài: + Nhận xét Đúng – Sai + Dưới lớp đôỉ chéo vở so sánh với bài của bạn

+ GV kiểm tra

- HS đọc yêu cầu phần b

- Hs thảo luận làm bài trong nhóm đôi

- Các nhóm thực hành hỏi đáp trước lớp. HS nhận xét – Gv nhận xét

Bài 3. HS nêu yêu cầu

- Tổ chức cho HS thi quay kim đồng hồ. GV đọc giờ – HS cùng quay kim - Tổ nào có nhiều HS quay đúng nhanh là thắng cuộc

- GV nhận xét các đội chơi - 9 giờ tối còn gọi là mấy giờ?

- 14 giờ còn gọi là mấy giờ?

C. Củng cố dặn dò (1’)

- Dặn dò HS về tập xem lịch tháng, tập xem đồng hồ. GV NX giờ học

Ngày 6 tháng 8 Ngày 24 tháng 4 Ngày 15 tháng 9

Luyện tập chung

Bài 1. Đồng hồ nào ứng với mỗi câu sau?

a) Em tưới cây lúc 5 giờ chiều

b) Em đang học ở trường lúc 8 giờ sáng c) Cả nhà em ăn cơm lúc 6 giờ chiều d) Em đi ngủ lúc 21 giờ Bài 2. a) Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 5

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Thứ bảy

Chủ nhật

1 2

5 6 7 8

5 11 12 16

17 22 23

26 27 30

31

Tháng 5 có 31 ngày

b)Xem trên tờ lịch trên rồi cho biết : - Ngày 1 tháng 5 là thứ ….

Tháng 5 có… ngày thứ bảy.Đó là các ngày...

-Thứ ba tuần này là ngày 11 tháng 5. Thứ ba tuần trước là ngày…Thứ ba tuần sau là ngày Bài 3. Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ

8 giờ sáng 2 giờ chiều 20 giờ 21 giờ 9 giờ tối 14 giờ

Tập làm văn

KHEN NGỢI – TẢ NGẮN VỀ CON VẬT.

LẬP THỜI GIAN BIỂU

(17)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết nói lời khen ngợi. Biết kể về một vật nuôi - Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày.

*)GDBVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật.

*)TH: Hs biết được mình có quyền được tham gia được lập thời gian biểu để giúp học tập, vui chơi có kế hoạch.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tả ngắn về con vật và kĩ năng lập thời khóa biểu.

3. Thái độ: Có thái độ yêu quý vật nuôi trong gia đình.

*BVMT: Giáo dục các em ý thức bảo vệ các loài động vật.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Hs biết kiềm chế cảm xúc, biết quản lý thời gian.

- Biết lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài tập 1 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- 2 HS đọc bài viết về anh, chị, em - HS nhận xét. GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn HS làm bài tập (26’) Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài - HS đọc và phân tích câu mẫu - GV ghi kết quả

- Dưới lớp đọc bài làm của mình

Khen ngợi, tả ngắn về con vật Lập thời gian biểu

Bài 1: Từ mỗi câu dưới đây, đặt 1 câu mới để tỏ ý khen.

Mẫu: Đàn gà rất đẹp.

Đàn gà mới đẹp làm sao!

a. Chú Cường mới khỏe làm sao!

? Khi nói câu khen ngợi người ta nhấn giọng (cao giọng) ở từ nào?

? Khi viết câu khen ngợi người ta sử dụng dấu gì ở cuối câu?

Bài 2: HS nêu yêu cầu.

- Lớp quan sát tranh minh họa các con vật nuôi trong SGK.4 HS nói tên con vật em chọn kể. Lớp và GV nx, bình chọn người kể hay nhất.

*)GDBVMT: Giáo dục các em ý thức bảo vệ các loài động vật.

Bài 3: HS đọc lại thời gian biểu buổi tối của bạn Phương Thảo.

- 1 HS làm mẫu. Giáo viên nhận xét - 3 HS làm bài trên bảng- Lớp làm vào vở.

- HS dưới lớp đọc thời gian biểu vừa lập.

GV nx

Chú Cường khỏe quá!

b. Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!

Lớp mình hôm nay sạch quá.

c. Bạn Nam học mới giỏi làm sao!

Bạn Nam học giỏi thật!

Bài 2: Kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết

Bài làm

Nhà em nuôi một con lợn trông nó rất đáng yêu. Chú lợn có bộ lông màu hồng hào. Mõm chú xinh xinh. Mỗi khi đòi ăn chú thường kêu “ủn ỉn” inh ỏi cả nhà . Chú lợn mới đáng yêu làm sao!

Bài 3: Lập thời gian biểu buổi tối của em.

Buổi tối

18 giờ – 18 giờ 30: ăn tối.

18 giờ 30 – 19 giờ 30: Chơi với em bé 19 giờ 30 – 20 giờ 30 phút: học bài 20 giờ 30 phút – 21 giờ: Vệ sinh các

(18)

C. Củng cố, dặn dò (2’)

*)QTE: Qua bài con thấy mính có quyền gì?

GV nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà lập và thực hiện đúng với thời gian biểu.

nhân

21 giờ- 21 giờ 15 phút: xem Chúc ngủ ngon

21 giờ: Đi ngủ

- Quyền được tham gia được lập TGB để giúp học tập, vui chơi có kế hoạch.

SHL + Kĩ năng sống Phần thứ nhất : Sinh hoạt lớp tuần16

I. MUC TIÊU

- Hs nắm được ưu khuyết điểm trong tuần qua và có hướng sửa chữa.Giáo dục các em tinh thần đoàn kết thương yêu đùm bọc nhau trong học tập và lao động

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Nội dung sinh hoạt

- Lớp trưởng sinh hoạt lớp

- Gv nx các mặt hoạt động trong tuần qua

* Ưu điểm: ……….……….……….

………...

……….……….…

……….………...………..……

……….……….……

* Tồn tại: ……….……….……….………...……….

……….……….…………

……….………...……….………….

- Tuyên dương: ……….….………...……...……

- Xếp loại: ………..………...………..

2.Phương hướng tuần 17

+ Tiếp tục duy trì sĩ số, đi học đúng giờ. Thực hiện giừo truy bài hiệu quả + Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, lớp, trường. mặc ấm trong những ngày rét.

+ Tiếp tục ôn luyện thi viết chữ đẹp cấp trường. Tích cực trong học tập và ôn tập kiến thức cũ.

+ Tích cực giải Toán và Tiếng Anh và GTTM trên mạng Internet trên mạng + Tiếp tục quyên góp sách để hoàn thiện tủ sách lớp học

+ Tiếp tục thực hiện nề nếp ăn nghỉ bán rú

Phần thứ hai: Kĩ năng sống

CHỦ ĐỀ 4. KĨ NĂNG TỰ TIN I MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Hiểu tự tin sẽ mang lại những ích lợi gì b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tự tin trong giao tiếp

(19)

c)Thái độ: Học tập tích cực và tuyên truyền mọi người xung quanh những ích lợi của sự tự tin.

II. ĐỒ DÙNG

- Phiếu học tập bài tập 2

Phiếu học tập

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước những biểu hiện tự tin trong giao tiếp với ngời khác

a) Nói ấp úng, lí nhí

b) Mắt không dám nhìn vào người nghe.

c) Nét mặt cử chỉ tự nhiên.

d) Biết sử dụng điệu bộ cử chỉ phù hợp để hỗ trợ cho lời nói.

e) Chủ động đặt câu hỏi cho người khác.

g) Bình tĩnh trả lời câu hỏi của người khác.

h) Hay lo lắng, bối rối, có tác động thừa như gãi đầu, vân vê gấu áo, di tay xuống mặtn bàn….

i) Chủ động tỏ ý kiến, mong muốn của bản thân k) Nhút nhát, tự ti

l) Không dám nói trước đám đông m) Tự kiêu, coi thường ngời khác

n) Bắt bạn bè trong nhóm phải phục tùng ý kiến của mình.

p) Bắt nạn bạn yếu hơn mình.

q) Nhường nhịn giúp đỡ mọi người III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Ổn định tổ chức

B. KT bài cũ (2’)

- Hãy nêu ích lợi của biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

- GV nhận xét.

C. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới (15’)

*Bài1: Theo em các bạn trong mỗi tranh dưới đây đã tỏ ra tự tin chưa?

Vì sao?

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn.

- Quan sát, giúp đỡ từng nhóm.

- Gọi vài học sinh trình bày

- GV nhận xét, tuyên dương, khích lệ học sinh

- GV nhận xét và kết luận chung.

- Lớp hát - 2 HS trả lời

*Thảo luận nhóm bàn

+T1: xung phong hướng dẫn các bạn chơi trò chơi: Bạn nam đã tỏ ra tự tin vì bạn xung phong lên hướng dẫn các bạn chơi.

+T2: ngượng ngùng, xấu hổ khi người khác hỏi chuyện: Hai bạn chưa tự tinvì còn sợ sệt và ngượng ngùng.

+T3: Điều khiển các bạn tập thể dục trong giờ ra chơi: Bạn nam đã tỏ ra tự

(20)

*Bài tập 2

- GV phát phiếu cho các nhóm và tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm - Quan sát, giúp đỡ từng nhóm.

- Gọi vài học sinh trình bày

- GV n.xét, tuyên dương, khích lệ hs - GV nhận xét và kết luận chung.

C. Củng cố, dặn dò (2’)

- Hãy nêu lại lợi ích của việc biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

- Nhận xét tiết học

tin vì bạn điều khiển các bạn tập thể dục rất tốt.

+T4: Xấu hổ, từ chối khi được mời lên hát bạn nữ chưa tự tin vì bạn xấu hổ không dám lên hát

- Nhóm nhận phiếu thảo luận.

- 3 HS đại diện 3 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét

- 2HS phát biểu

BUỔI CHIỀU

Bồi dưỡng Tiếng Việt ÔN LUYỆN ĐỌC VÀ VIẾT I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức đã học cho học sinh về đọc diễn cảm bài : “Con chã nhµ hµng xãm”. Viết đúng và đẹp đoạn trong bài “Con chã nhµ hµng xãm”

b)Kỹ năng: Rèn kn đọc và viết cho các em.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong rèn chữ viết đúng và đẹp.

II. CHUẨN BỊ: Hệ thống các bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC a. Hoạt động 1: (2ph)Giới thiệu bài

Hôm nay chúng ta ôn luyện về đọc và viết b. Hoạt động 2: (15ph)

Luyện đọc: Bài “Con chã nhµ hµng xãm”.

- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, đọc đúng giọng của từng nhân vật .

? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

+ Gọi từng em đọc theo từng đoạn của chuyện . - Thi đọc theo nhóm .

- Theo dõi và uốn nắn giúp hs đọc tốt.

c. Hoạt động 3(15ph)Luyện viết: đoạn văn Bài

“Con chã nhµ hµng xãm”.

- Gv đọc bài viết trên bảng.

- Hướng dẫn tìm hiểu bài viết.

- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.

Lắng nghe hướng dẫn cách đọc.

Tình bạn giữa Bé và Cún Bông giúp cho Bé mau lành bệnh.

- Câu chuyện ca ngợi tình bạn thân thiết giữa Bé và Cún Bông. Các vật nuôi trong nhà là bạn của trẻ con- Từng em đọc theo đoạn.

- Các nhóm thi đọc .

- Theo dõi nhận xét lẫn nhau.

- Hs đọc lại bài.

- Hs nêu nội dung bài viết và cách viết.

(21)

- Theo dõi giúp đỡ học sinh viết.

- Yêu cầu đọc kq bài.

d. Hoạt động 4: (3ph) Nhận xét,dặn dò.

- Gv chấm và nhận xét 4- 5 em.

- Hệ thống lại bài.

- Hs viết bài vào vở

- Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập viết CHỮ HOA O I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết viết chữ Ô hoa theo cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng

dụng: Ong bay bướm lượn cỡ nhỏ, đúng mẫu và nối chữ đúng quy định.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ N hoa theo cỡ vừa và nhỏ.

3.Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong rèn viết chữ đẹp và giữ vở sạch II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ O hoa. Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- 2 HS viết bảng lớp. Dưới lớp viết bảng con.

GV nhận xét phần viết của HS B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Hướng dẫn viết chữ hoa(7’) a. Hướng dẫn hs quan sát nhận xét - HS quan sát mẫu chữ.

? Chữ O hoa cỡ nhỡ có chiều cao và độ rộng như thế nào?

? Chữ O hoa gồm mấy nét, là những nét nào?...

- GV hướng dẫn viết chữ N hoa nhỡ.

- GV vừa viết mẫu chữ N hoa cỡ nhỡ vừa giảng giải cách viết

b. Luyện viết bảng con.

- HS luyện viết chữ O hoa 2 lượt - GV nhận xét, uốn nắn

3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng(5’) a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng

- HS đọc cụm từ ứng dụng.

? Cụm từ ứng dụng tả cảnh gì?

GDBVMT: Câu văn gợi cho em nghĩ đến cảnh vật thiên nhiên như thế nào?

b. HD học sinh quan sát, nhận xét:

? Nêu độ cao của các chữ cái?

? Khoảng cách giữa các chữ trong câu?

? Khi viết chữ cái O và chữ cái n ta nối ntn?

- GV viết mẫu chữ Ong cỡ vừa.

N – Nghĩ Chữ hoa O

- Chữ O hoa cỡ nhỡ cao 5 li, rộng 4 li.

- Chữ O hoa gồm 1 nét: cong kín.

- Điểm đặt bút nằm trên giao của đường kẻ 6 và đường dọc 4.

- Điểm dừng bút nằm trên đường dọc 3 ở giữa đường kẻ ngang 4 và đường kẻ ngang 5.

- Ong bay bướm lượn.

- Tả cảnh ong, bướm bay đi tìm hoa, rất đẹp và thanh bình.

- Cảnh thiên nhiên tươi đẹp và thanh bình

Cao 2,5 li: O,g,y,b,l.

Cao 1 li: Các chữ cái còn lại.

- Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái O Nét 1 của chữ n ta nối với cạnh phải

(22)

c. Hướng dẫn viết bảng con - HS viết bảng con chữ Ong 2 lượt

- GV nhận xét uốn nắn thêm về cách viết.

4. Viết vở tập viết(15’)

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh viết chậm 5. Nhận xét bài(3’)

- GV thu và nhận xét bài một số em.

- Nhận xét bài viết của HS C. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét giờ học..

của chữ O hoa

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

*Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp. Chúng thường biết

Gà Trống

Trường: Tiểu học Kim Đồng Trường: Tiểu học Kim Đồng.. Đông Triều – Quảng Ninh Đông Triều –

Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã. hi sinh vì

Một số học sinh chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ.. Như thế làm mất trật

a/ Trong gìơ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường ,em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em .Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với

- Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.. - Đoàn kết, thân ái với bạn bè