• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
45
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8

Ngày soạn: 23/10/2021 Ngày dạy: 25/10/2021

Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT DƯỚI CỜ

NGHE CHIA SẺ VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG MINH (TIẾT 1)

I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Quan tâm và thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân. Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Loa, máy tính, video hài….

- Học sinh: Văn nghệ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Nghe chia sẻ về chủ đề “ Người tiêu dùng thông minh” (15’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát: Chiến sĩ tí hon

- GV dẫn dắt vào hoạt động.

- GV cho HS giao lưu với khách mời

“Người tiêu dùng thông minh”

- Giao lưu:

- Hs tập trung theo hiệu lệnh của cô TPT và GVCN, GV trực ban.

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát Chiến sĩ tí hon - HS lắng nghe

- HS theo dõi

(2)

+ Trên tay chú có gì?

+ Tác dụng con heo này để làm gì?

- GV cho HS giới thiệu về heo đất?

- GV cho HS giao lưu thêm một số đồ vật

* Vui văn nghệ. UDCNTT

- GV mở video bài hát Nụ cười của bé và yêu cầu HS hát.

3. Tổng kết, dặn dò ( 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- Chú heo đất

- Đựng tiền tiết kiệm…

- Lắng nghe - Quan sát

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TOÁN

BÀI 28 : EM VUI HỌC TOÁN( TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kĩ năng ước lượng độ dài của một số đồ vật (theo đơn vị xăng-ti-mét) rồi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại. - Thiết kế một trò chơi học toán qua đó củng cố kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 20.

- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ, tranh, Sợi dây đo, bút chì, thước kẻ….

- Học sinh: + Sợi dây đo, các thẻ số cần thiết.

+ Bút màu, giấy vẽ để thiết kế một trò chơi.

+Thước có vạch chia xăng-ti-mét và một số đồ vật có thể dùng để đo độ dài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu(3’)

- GV bật nhạc bài Đếm sao - GV giới thiệu và ghi bài.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 và đặt tên cho mỗi nhóm.

2. HĐ thực hành, luyện tập( 30’) Bài 3:

a, Hãy ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét.

b, Hãy dùng thước có vạch chia xăng-ti- mét để đo và kiểm tra lại độ dài của các vật được ước lượng ở câu a.

- HS tham gia múa hát theo.

- HS nhắc lại tên bài học.

- HS nhận nhóm và quay về vị trí của nhóm mình.

(3)

- Yêu cầu HS bày lên bàn một số đồ vật thông dụng cần đo.

- Tổ chức thi đua giữa các nhóm:

Yêu cầu HS thực hiện thảo luận theo nhóm 4: (chiếu yêu cầu lên màn hình) + Ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét, sau đó nhóm trưởng ghi lại các số đo vừa ước lượng của từng thành viên ra giấy.

+ Sau khi ước lượng, dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại. So sánh số đo chính xác và số đo ước lượng ban đầu

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.

- Gọi đại diện nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm của nhóm mình và trình bày ý tưởng. Nhóm nào có nhiều bạn ước lượng số đo ban đầu gần sát nhất so với số đo chính xác là nhóm thắng cuộc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố - dặn dò 2’

- Gọi HS nói cảm xúc sau giờ học.

- Gọi HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

- Gọi HS nói về hoạt động còn lúng túng và hỏi: Nếu làm lại thì em sẽ làm gì?

- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS bày các đồ vật cần đo lên mặt bàn.

- Lắng nghe

a, Hãy ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét.

b, Hãy dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại độ dài của các vật được ước lượng ở câu a.

- HS thảo luận nhóm.

- Hs thực hiện ước lượng

- Đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày Tên đồ vật Độ dài

- Hs nhận xét

- HS nói theo suy nghĩ: vui khi được trực tiếp tìm ra số đo của các đồ vật…

- HS nói theo suy nghĩ: Thích nhất đo bàn…

- HS nói theo suy nghĩ: Em còn lung túng khi sử dụng dây đo cm….

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 3+4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(4)

- Củng cố và phát triển kĩ năng nghe - viết. Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

Làm đúng các bài tập chính tả. Rẽn kĩ năng chính tả thông qua trò chơi đoán từ.

Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác;

Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học.

- Giúp học sinh hình thành và phát triển những PC: chăm chỉ học tập, yêu quý thầy cô, bạn bè, tính cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa SGK.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (2’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát

*Kết nối:

- Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài 2. Hoạt động Khám phá ( 13’)

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

Cô giáo lớp em 2 khổ thơ đầu - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Sao chữ Chào lại phải viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Trò chơi: Đoán từ - Gọi HS đọc YC

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 Mỗi nhóm ghi đáp án của mình vào bảng nhóm. Nhóm nào làm nhanh, đúng thì thắng.

- HS thực hiện

HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Tất cả chữ cái đầu dòng thơ và chữ Chào.

- Vì viết sau dấu ngoặc kép.

- Thoảng, ghé, nào, nắng (hay nhầm l/n) - HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- Trò chơi: Đoán từ

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện- Nhóm làm nhanh nhất đính bảng.

Đáp án: a- trống; b- chổi; c- bảng;

(5)

- GV nhận xét – chốt.

3. Hoạt động Luyện tập thực hành (17’)

* Hoạt động 3: Viết tên đồ vật trong mỗi hình

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gv cho HS làm việc theo nhóm 4 với nội dung sau:

+ Quan sát các đồ vật trong tranh.

+ Nói tên đồ vật.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét – chốt.

* Hoạt động 4: Hỏi đáp về công dụng của từng đồ vật ở bài tập 5

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi với nội dung :

+ Đọc câu mẫu trong SHS.

+ Quan sát lại các đồ vật trong tranh ở BT5.

+ Hỏi đáp về công dụng của đồ vật.

- Gv cho HS làm việc theo nhóm 4 với nội dung sau:

- Đại điện một số cặp trình bày.

- GV nhận xét- chốt.

* Hoạt động 5: Ghép các từ ngữ để tạo thành 4 câu nêu đặc điểm.

- HS đọc yêu cầu.

- Cho HS làm việc theo nhóm 6 nội dung:

+ Đọc các từ ngữ hàng trên ( chỉ sự vật)

+ Đọc các từ ngữ hàng dưới (các từ chỉ đặc điểm)

d- bàn

- HS nhận xét.

- Viết tên đồ vật trong mỗi hình - HS làm việc nhóm 4

- cái kéo, khặn mặt, đồng hồ, cái thìa(muỗng), hộp màu(bút chì màu), Cái đĩa.

- HS nhận xét.

- Hỏi đáp về công dụng của từng đồ vật ở bài tập 5

M: - Kéo dùng để làm gì?

- Kéo dùng để cắt giấy, cắt vải….

- HS thực hiện.

- Hs làm việc nhóm 4

- HS nhận xét.

- Ghép các từ ngữ để tạo thành 4 câu nêu đặc điểm.

- HS làm việc nhóm đôi.

(6)

+ Chọn các từ ngữ hàng trên sao cho phù hơp với hàng dưới.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét- chốt- tuyên dương.

4. Hoạt động Vận dụng, mở rộng (3’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Hoàn thành các Bt chuẩn bị bài sau:

Ôn tập GHK 1 tiết 5+6

- Đáp án:

- Hs nhận xét.

- Ôn tập giữ HK 1 tiết 3,4 - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn : 23/10/2021 Ngày dạy : 26/10/2021

Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2021

TOÁN

ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kiểm tra kết quả học tập của hs. Xác định các số trên tia số; tìm số liền trước, liền sau của một số; tực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 20; giải toán liên quan đến phép cộng và phép trừ

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, tự tin, trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Đề kiểm tra - HS: Bút viết, vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

BÀI KIỂM TRA SỐ 1 Bài 1. Quan sát tia số, viết số thích hợp vào ô trống:

Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Số liền trước Số đã cho Số liền sau

…………. 9 ………….

…………. 43 ………….

…………. 70 ………….

(7)

………….. 91 …………..

Bài 3. Tính:

7 + 5 = … 13 – 6 = … 7 + 9 = … 3 + 9 = … 12 – 8 = … 15 – 7 = … Bài 4. Tính:

7 + 5 + 5 = … 17 – 3 – 7 = … 13 – 5 + 8 = … 8 + 4 + 7 = … 14 – 5 – 2 = … 9 + 9 – 6 = … Bài 5. Khoanh vào chữ cái đặt trước đồ vật dài 1 dm:

Bài 6. Tô màu theo chỉ dẫn: Các phép tính có kết quả là 13 tô màu đỏ, 7 tô màu nâu, 8 tô màu vàng, 15 tô màu xanh lá cây, 14 tô màu tím.

Bài 7. Thỏ nâu và thỏ trắng thi xem ai nhảy xa hơn. Bước nhảy của tho nâu dài 9 dm. bước nhảy của thỏ trắng dài hơn bước nhảy của thỏ nâu 2 dm. Hỏi độ dài bước nhảy của thỏ trắng là bao nhiêu đề-xi-mét?

Bài giải

………

………

………

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

(8)

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 5+6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể, kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện. Củng cố kĩ năng vận dụng Tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình, phân biệt từ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật. Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm. Viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Giúp học sinh hình thành và phát triển những PC: chăm chỉ học tập, yêu quý thầy cô, bạn bè, tính cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng. Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (2’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát

*Kết nối:

- Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài 2. Hoạt động Khám phá ( 13’)

* Hoạt động 1: Đóng vai, nói và đáp trong 4 tình huống

- HS đọc yêu cầu.

a. Nhờ bạn nhặt giúp cái bút bi rơi.

b. Khen bạn viết chữ đẹp.

c. An ủi bạn khi bạn bị ốm nên phải nghỉ học.

d. Chúc mừng sinh nhật bạn.

- Chọn 1 trường hợp, hướng dẫn 1 cặp đôi thực hiện.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi theo các nội dung:

+ Đọc 1 lượt 4 tình huống.

+ Đọc từng tình huống và thảo luận đáp án đúng cho mỗi tình huống.

- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét- chốt- tuyên dương.

3. Hoạt động Luyện tập thực hành ( 17’)

* Hoạt động 2: Mỗi câu ở cột A thuộc

- HS thực hiện

- Đóng vai, nói và đáp trong 4 tình huống.

- Hs làm việc nhóm đôi.

- HS nhận xét.

(9)

kiểu câu nào ở cột B?

- Goi HS đọc yêu cầu.

- Cho HS làm việc nhóm đôi:

- GV gợi ý thêm câu giới thiệu có từ là, câu nêu hoạt động có từ chỉ hoạt động, câu nêu đặc điêm có từ chỉ đặc điểm.

- Đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét – Chốt- Tuyên dương.

* Hoạt động 3: Chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi thay cho ô vuông:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

Ăn gì trước?

Hai anh em vừa ăn bánh quy vừa trò chuyện:

Anh: - Nếu cái bánh này hình chiếc ô tô, em sẽ ăn phần nào trước■

Em: - Em sẽ ăn bốn cái bánh xe ạ■

Anh: - Tại sao vậy■

Em: - Em phải ăn bánh xe trước để cái xe không chạy được nữa■ Nếu ăn các bộ phận khác, anh nghĩ cái xe chịu đứng yên cho em ăn nó hay sao?

- HS làm nhóm đôi- trao đổi chấm chéo.

- Đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét- Chốt- tuyên dương .

- Mỗi câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B?

- HS thực hiện.

Đáp án:

- HS nhận xét.

- Chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi thay cho ô vuông

- Hs làm việc nhóm đôi.

Đáp án:

Ăn gì trước?

Hai anh em vừa ăn bánh quy vừa trò chuyện:

Anh: - Nếu cái bánh này hình chiếc ô tô, em sẽ ăn phần nào trước?

Em: - Em sẽ ăn bốn cái bánh xe ạ.

Anh: - Tại sao vậy?

Em: - Em phải ăn bánh xe trước để cái xe không chạy được nữa. Nếu ăn các bộ phận khác, anh nghĩ cái xe chịu đứng yên cho em ăn nó hay sao?

- HS nhận xét.

(10)

4. Hoạt động Vận dụng, mở rộng ( 3’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Hoàn thành các Bt chuẩn bị bài sau: Ôn tập GHK 1 tiết 7+8

- Ôn tập giữ HK 1 tiết 5,6 - Lắng nghe

- HS nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 7+8)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể, kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ.

- Phát triển phẩm chất: yêu quý thời gian, yêu quý lao động, yêu quý các nhận vật trong truyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh SGK - HS: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (4’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát

*Kết nối:

- Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài 2. Hoạt động Khám phá ( 12’)

* Hoạt động 1: Nhìn tranh và nói tên câu chuyện. Chọn kể một câu chuyện em thích.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

-GV yêu cầu quan sát các bức tranh trong SHS.

- Thảo luận nhóm 4 - thực hiện nội dung - Cho HS nêu tên câu chuyện dưới tranh.

- Kể một đoạn câu chuyện trong nhóm.

- HS hát - Lắng nghe

- 1 HS: Nhìn tranh và nói tên câu chuyện. Chọn kể một câu chuyện em thích.

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS kể.

- HS nhận xét.

(11)

- HS nhận xét.

- GV nhận xét – Chốt

- Mời đại diện các nhóm thi kể.

- GV đưa ra tiêu chí kể chuyện bình chọn bạn kể hay nhất.

- HS nhận xét- GV nhận xét- tuyên dương.

3. Hoạt động Luyện tập thực hành ( 16’)

* Hoạt động 2: Cùng bạn hỏi đáp về những câu chuyện em và bạn vừa kể.

Mẫu:

- Câu chuyện có mấy nhân vật?

- Bạn thích nhân vật nào?

- Gọi HS đọc yêu câu cầu.

- HS làm nhóm đôi- 1 HS hỏi – 1 HS trả lời và ngược lại.

- Đại diện một số nhóm trình bày.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét- chốt.

4. Hoạt động Vận dụng, mở rộng ( 3’)

- 1 HS.

- HS lắng nghe - HS NX

- Cùng bạn hỏi đáp về những câu chuyện em và bạn vừa kể.

Trả lời:

Hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật?

Đáp: Câu chuyện có 4 nhân vật, là đỗ con, cô mưa xuân, chị gió xuân, bác mặt trời.

Hỏi: Bạn thích nhân vật nào?

Đáp: Mình thích nhất là bác mặt trời ấm áp.

Hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật?

Đáp: Câu chuyện có hai nhân vật chính là cậu bé Vũ Duệ và thầy giáo.

Hỏi: Bạn thích nhân vật nào?

Đáp: Em thích nhất cậu bé Vũ Duệ vì cậu rất chăm học.

Hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật?

Đáp: Câu chuyện có hai nhân vật là Bi và Bống.

Hỏi: Bạn thích nhân vật nào?

Đáp: Em thích nhất là Bi, vì cậu là

người anh tra

biết nhiều điều.

Hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật?

Đáp: Câu chuyện có 4 nhân vật gồm voi em, voi anh, hươu và dê.

Hỏi: Bạn thích nhân vật nào?

Đáp: Em thích nhất là voi anh, vì voi anh là người anh trai rất yêu quý em của mình.

- Hs nhận xét

(12)

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Hoàn thành các Bt chuẩn bị bài sau:

Ôn tập GHK 1 tiết 9+10

- Ôn tập giữa HK 1 - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn : 23/10/2021 Ngày dạy : 27/10/2021

Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2021

TOÁN

PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nhận biết được các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Biết cách đặt tính và thực hiện tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 100 (cộng có nhớ dạng 37 + 25 dựa vào cách cộng có nhớ trong phạm vi 20).

- Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Phát triển năng lực Toán học.

- Hình thành phẩm chất chăm chỉ học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các thẻ chục que tính, 7và 5 que tính rời; Bảng phụ trò chơi khởi động; 8 thẻ bông hoa, 8 bút dạ xóa và cây hoa điểm tốt. bảng con.

- HS: Các thẻ chục que tính, 7 và 5 que tính rời.

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò 1. HĐ Mở đầu (5’)

* Khởi động:

- GV cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng

- GV giới thiệu trò chơi.

- Chọn đội chơi: Cô sẽ chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội sẽ có 3 bạn chơi.

- Nêu luật chơi.

- Cho HS chơi.

- Gọi HS đánh giá và bình chọn đội thắng cuộc - GV tổng kết trò chơi, chọn đội thắng cuộc và khen HS.

*Kết nối:

- Phép tính 37+ 20 là phép tính có dạng gì?

- GV viết thêm chữ số 5 vào hàng đơn vị số 20 để được 25, chuyển thành phép cộng 37+25

- HS lắng nghe

- 2 đội - mỗi đội 3 HS + Đội Sơn Ca.

+ Đội Họa mi.

- HS lắng nghe - HS chơi

- 1 HS đánh giá 2 đội chơi và bình chọn nhóm chơi tốt nhất.

- HSTL: Là phép tính cộng hai số có hai chữ số trong phạm vi 100 - không nhớ

- 37 + 25 là phép tính cộng có nhớ.

(13)

Học sinh tìm điểm khác nhau trong 2 phép tính cộng trên

-GV nói: Vậy để biết cách tính cộng số có 2 chữ số với số có 2 chữ số có nhớ trong phạm vi 100 , tiết toán hôm nay như thế nào thì cô và các em cùng tìm hiểu nội dung Tiết 46:

cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Tiết 1)

- GV đưa tên bài mới lên màn chiếu và ghi bảng tên đầu bài.

- Lắng nghe

- HS đọc nối tiếp tên đầu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(20p)

* Giới thiệu phép tính 37+25 và thao tác tìm kết quả bằng đồ dùng

- Cho HS quan sát tranh

- Bạn trong tranh đang làm gì?

- T/c cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Em dự đoán xem bạn sẽ làm gì để tìm được kết quả của phép tính 37+25?

- T/C cho Hs theo dõi video.

- Y/C HS sử dụng que tính, hay khối lập phương để tìm kết quả 37+25 theo nhóm đôi.

- GV gọi 1 nhóm lên bảng: 1 bạn nói cách thực hiện, 1 bạn thao tác bằng khối lập phương hay que tính.

- Gọi 1,2 nhóm khác nêu ý kiến đánh giá

- Vậy kết quả của phép tính 37 + 25 bằng bao nhiêu?

- Vậy kết quả của các em có giống với kết quả của bạn không các em cùng theo dõi đáp án của bạn trong video nhé

- GV chốt và khen ngợi học sinh

*GV HD HS cách đặt tính và tính theo cột dọc.

+ Cho hs phân tích số 37,25

- Em nào cho cô biết số 37 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- Để thực hiện phép tính theo cột dọc 37 +25 thì các em sẽ làm như thế nào?

- GV chốt cách thực hiện đúng ghi lên bảng - Gọi HS nhắc lại nối tiếp cách tính

- HS quan sát và trả lời câu hỏi + Bạn đang tìm cách tính kết quả phép tính 37+ 25 bằng que tính.

- HS thảo luận nhóm đôi TL câu hỏi

- HS xem Video HS thao tác.

- HS sử dụng que tính,hay khối lạp phương để tìm kết quả 37+25 theo nhóm đôi.

- 1 nhóm lên bảng chia sẻ cách thực hiện

- HS trả lời: Bằng 62 - HS theo dõi

- HS trả lời: Số 37 gồm 3 chục và 7 đơn vị.

Số 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị - HS TL : cộng từ phải sang trái. Cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục.

- HS nối tiếp chia sẻ cách tính + 7 cộng 5 bằng 12 , viết 2 nhớ

(14)

- GV chốt : Phép tính 37 +25: Đây là phép cộng dạng số có 2 chữ số với cho số có 2 chữ số trong phạm vi 100 có nhớ

+ Vậy để thực hiện phép cộng số có 2 chữ số cho số có 2 chữ số các con làm thế nào?

+ Em cần ghi kết quả các phép tính dạng này ra sao?

- GV chốt và khen HS

- Y/C học sinh nêu vài ví dụ về phép tính dạng 37+25. Chú ý khi cộng hàng đơn vị ghi số hàng đơn vị và số chục nhớ 1 cộng thêm vào chữ số hàng chục-

- GV yêu cầu cả lớp dùng bảng con thực hiện 1 trong số các ví dụ vừa tìm đc

- Hướng dẫn Hs đổi chéo bảng cho nhau và kiểm tra.

- GV nhận xét.

1.

+ 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.

- HS TL: cộng từ phải sang trái.

Cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục.

- Viết các chữ số ở kết quả - tổng- thẳng cột với các số ở trên- các số hạng

- 1 số HS nêu ví dụ: 34 + 18, 26 + 26…

- HS làm bảng con 1 phép tính.

- Hs thực hiện đỏi chéo kiểm tra cho nhau

3. Luyện tập – thực hành (5’) Bài tập 1: Tính

32 15 36 67

+ 29 +38 +47 +17

… … …. …

-Y/c hs đọc bài 1

- Gọi 1 HS đọc đầu bài

- GV hỏi: Bài tập 1 yêu cầu gì?

- Các phép tính này được viết như thế nào?

- Gọi 4 HS chia sẻ , mỗi hs một phép tính..Hs còn lại làm vào VBT

- Y/C hs nêu ý kiến về bài làm của các bạn.

- GV chốt kết quả đúng

- Yêu cầu HS đổi phiếu kiểm tra bạn - GV nhận xét bài làm 4 bạn trên bảng

- Cô muốn nghe một bạn nêu cách tính của

- HS đọc thầm Bài 1: Tính.

- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.

- Bài tập yêu cầu Tính - Được viết theo cột dọc

- 4 HS lên bảng trình bày trên bảng. Hs khác làm vào VBT Đáp án:

32 15 36 67

+ 29 +38 +47 +17

61 53 83 84 - HS nêu ý kiến đánh giá bài của bạn

- Đổi chiếu kiểm tra sau.

- HS nêu cách tính của phép thứ

(15)

phép thứ nhất. (32+29)

- Cô muốn nghe một bạn nêu cách tính của phép thứ hai. (15 +38)

- Cô muốn nghe một bạn nêu cách tính của phép thứ ba. (36 +47)

- Cô muốn nghe một bạn nêu cách tính của phép thứ tư. (67 +17)

- Vậy qua bài tập 1, các em cần chú ý gì khi thực hiện các phép tính này?

- GV chốt kiến thức chung:

+ Thực hiện cộng từ phải sang trái, thực hiện cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục, lưu ý nhớ cộng thêm 1 chục vào hàng chục

+ Khi viết, ta viết các chữ số thẳng cột với nhau

* Củng cố và dặn dò: (5’)

- Em hãy cho cô biết hôm nay các em đã làm quen với dạng phép tính nào?

Tổ chức trò chơi“Cây hoa điểm tốt”

- Em hãy cho cô biết hôm nay các em đã làm quen với dạng phép tính nào?

- GV giới thiệu tên trò chơi: “Cây hoa điểm tốt”

- GV nêu luật chơi: 4 bạn 1 nhóm. Các nhóm sẽ cùng thi nhau viết thật nhanh phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 vào bông hoa sau đó lên dán vào cây.

- Tổ chức cho HS chơi.

- Tổng kết trò chơi.

- GV nói kết thúc bài học: Như vậy cô và các em đã tìm hiểu xong bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Dựa vào kiến thức của tiết học này, các em hãy về nhà tìm hiểu trước các tình huống thực tế có liên quan đến phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 để học tốt hơn tiết học sau.

nhất. ( 32+29 )

- HS nêu cách tính của phép thứ hai. (15 +38)

- HS nêu cách tính của phép thứ ba. (36 +47)

- Hs nêu cách tính của phép thứ tư. (67 +17)

- Cách đặt tính, Nhớ 1 cộng thêm vào hàng chục

- HS lắng nghe

- Cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS thực hiện chơi - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 9 + 10)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(16)

- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể, kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện, kĩ năng viết đoạn văn ( giới thiệu về một đồ chơi hoặc đồ dùng gia đình.). Củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản. Biết quan sát và viết đúng, trình bày đúng đoạn văn.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ.

- Phát triển phẩm chất: yêu quý thời gian, yêu quý lao động, yêu quý các nhận vật trong truyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK, phiếu BT - HS: Vở ô li; sách học sinh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (4’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát

*Kết nối:

- Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài 2. Hoạt động Khám phá ( 12’)

* Hoạt động 1: Đọc câu chuyện bó đũa trả lời các câu hỏi

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- HS hát - Lắng nghe

- 1 HS. Đọc câu chuyện bó đũa trả lời các câu hỏi

a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em như thế nào?

Đáp án: Không thay đổi

b. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo các con?

Đáp án: Người cha nghĩ ra cách dùng câu chuyện bó đũa để khuyên bảo các con về tình đoàn kết.

c. Vì sao bốn người con không bẻ gãy được bó đũa?

Trả lời: Bốn người con không bẻ gãy được bó đũa vì bó đũa rất cứng và chắc.

d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

Trả lời: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

e. Người cha muốn khuyên các con điều gì?

Trả lời: Người cha muốn khuyên các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

g. Tìm từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa của nó ở cột B.

(17)

- HS làm cá nhân trên phiếu bài tập GV in sẵn phần trả lời câu hỏi và thực hiện y/c tr 77.

- HS thực hiện – GV quan sát giúp đỡ.

- Gv chấm PBT – nhận xét.

3. Hoạt động Luyện tập thực hành ( 16’)

* Hoạt động 2: Viết 3-4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS đọc nội dung gợi ý trong SHS.

- GV gợi mở :

+ Đồ vật em muốn giới thiệu là gì ? + Đồ vật này do ai mua? Vào dịp nào?

+ Ích lợi của đồ vật đó là gì?

- Gọi vài HS nêu miệng.

- GV hướng dẫn liên kết các câu thành đoạn văn ngắn.

- Yêu cầu HS làm vở.

- GV chấm vở- Nhận xét. Đọc một số đoạn văn hay.

4. Hoạt động Vận dụng, mở rộng (3’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Hoàn thành các Bt chuẩn bị bài sau:

Đáp án:

h. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Trả lời:

- Nhóm từ chỉ sự vật: nhà, bó đũa, túi - Nhóm từ chỉ hoạt động: gọi, bẻ, đặt, nói

- HS thực hiện.

- 1 HS. Viết 3-4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình.

- quạt, ghế, bát, ô tô, búp bê…

- bố,bà, mẹ, ông, anh, chị, cô….

- HS tự nêu câu trả lời cá nhân, ví dụ:

quạt dùng để làm mát, bắt đựng thức ăn, cơm….

- HS thực hiện.

- Ôn tập giữa HK 1 - Lắng nghe

(18)

Đọc: Gọi bạn

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TOÁN

PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết cách đặt tính và ghi kết quả thẳng cột khi thực hiện các phép cộng dạng cộng số có hai chữ số với số có 2 chữ số có nhớ.

- Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Phát triển năng lực Toán học.

- Hình thành phẩm chất chăm chỉ học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bài giảng điện tử, máy chiếu.

- HS: SGK, VBT.1

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò 1. HĐ Mở đầu (3’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát tập thể.

*Kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ghi nhớ và vận dụng cách thực hiện các bài toán có liên quan về cộng có nhớ trong phạm vi 100

- GV ghi tên bài. Gọi Hs đọc tên bài

- Hs hát - Lắng nghe

- Đọc: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

2. HĐ luyện tập - Vận dụng (30’) Bài 2: Đặt tính rồi tính

19 + 43 47 + 14 58 + 26 66 + 25 - Gọi Hs đọc bài

- Bài yêu cầu gì

- Để đặt tính và tính đúng chúng ta làm như thế nào?

- GV nhận xét

- Gọi 4 hs lên bảng làm bài - Hs dưới lớp làm vào VBT

- Lắng nghe Hs dưới lớp đọc kết quả bài làm

- 1Hs đọc bài

- 1 Hs nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính - Để đặt tính chúng ta đặt theo cột dọc sao cho các số cùng hang thẳng cột với nhau, dấu cộng ở giữa hai số dịch sang bên trai, dấu gạch ngang thay cho dấu bằng ở dưới hai số.

- 4 Hs lên bảng làm

- Hs dưới lớp làm vào VBT - 1 Vài Hs đọc kết quả:

19 58 47 66

(19)

- GV gọi Hs nhạn xét cho nhau - Chữa bài trên bảng.

- GV chốt kiến thức về cách đặt tính rồi tính.

Bài 3. Tìm lỗi sai sửa lại cho đúng 19 58 47 66 + 43 + 26 + 14 + 25 62 84 61 91

- Gọi Hs nếu yêu cầu bài toán.

- GV hướng dẫn.

- YC Hs nếu nối tiếp .

- GV nhận xét: 2 phép tính đầu thuộc dạng cộng có nhớ thì bạn quen khống nhớ thêm 1 vào số chục, phép tính số 3 là cộng không nhớ thì bạn lại nhớ thêm 1 cộng vào số chục nên sai kết quả - YC Học sinh sửa lại cho đúng

+ + + +

43 26 14 25 62 84 61 91 - Hs nhận xét

- Hs chữa bài

- Hs nêu: Tìm lỗi sai sửa lại cho đúng - Học sinh quan sát giúp bạn voi tìm lỗi sai trong bài.

- Nối tiếp nêu miệng

- Hs sửa lại

29 37 42 + 47 + 54 + 36 76 91 78 Bài 4: Bài toán có lời văn

Một trang trại có 28 con dê đen và 14 con dê trắng. Hỏi trang trại đó có tất cả bao nhiêu con dê?

- GV HDHS quan sát tranh minh họa, đọc bài toán.

- Yêu cầu HS phân tích đề toán.:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV bao quát lớp làm bài vào vở ô li.

- Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài làm của mình.

- HS làm việc cá nhân, quan sát tranh, đọc đề toán.

- Có 28 dê đen và 14 dê trắng + Hỏi có tất cả bao nhiêu con dê?

- HS làm vào vở ô li.

- 1 Hs lên bảng trình bày.

Bài giải Có tất cả số dê là:

28 + 14 = 42 (con) Đáp số: 42 con

(20)

- GV tổ chức thi đua báo cáo kết quả.

Đánh giá 1 số bài của học sinh - Gọi Hs nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét.

*Củng cố, dặn dò (2’)

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HD chuẩn bị bài sau: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 tiếp theo dạng 47 +5

- HS báo cáo kết quả.

- Nhận xét bài trên bảng của bạn.

- Hs nêu: học cách đặt tính rồi tính , gải bài toán có liên quan đến phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

- HS nêu cảm nhận của mình: biết cộng nhanh các phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

AN TOÀN GIAO THÔNG

NHỮNG NƠI VUI CHƠI AN TOÀN (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết những nơi vui chơi an toàn và những nơi vui chơi không an toàn.

- Rèn kĩ năng quan sát để vui chơi an toàn, giao tiếp - hợp tác.

- Biết tránh những nơi vui chơi không an toàn để phát triển PC: cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Tranh, ảnh SGK

- Học sinh: sưu tập tranh ảnh nơi vui chơi an toàn và không an toàn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động học của HS 1. HĐ Mở đầu: (5’)

* Khởi động

- Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi

“Chuyền banh theo nhạc” trả lời câu hỏi:

Kể một nơi em thường xuyên vui chơi.

* Kết nối

- Để vui chơi an toàn em phải làm gì ? 2. HĐ khám phá: (28’)

Hoạt động 1: Tìm hiểu những nơi vui chơi an toàn.

- Cho HS quan sát hình 1,2,3/tr4

- Học sinh tham gia trò chơi chuyền banh.

- Quan sát xung quanh, lựa chọn chỗ chơi….

(21)

- Nêu những nơi vui chơi an toàn?

- Cho HS thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày

- Kể những nơi vui chơi an toàn khác mà em biết?

* GV chốt nội dung ở HĐ 1

Hoạt động 2: Tìm hiểu những nơi vui chơi không an toàn.

- Cho HS QS hình 1,2,3,4,5,6 /tr5

- Quan sát tranh và chỉ ra những nguy hiểm mà các bạn nhỏ có thể gặp phi vui chơi

- Cho HS thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày

- Kể thêm những nguy hiểm khác có thể gặp khi vui chơi?

* GV chốt nội dung ở HĐ 2

* Củng cố, dặn dò (2’) - Hôm nay học bài gì?

- Nhận xét giờ học

- Chuẩn bị giấy vẽ, màu, bút chì để chuẩn bị bài học Những nơi vui chơi an toàn (t2).

- HS Quan sát - HS thảo luận

+ H1: Vui chơi trong sân trường + H2: Vui chơi ở công viên

+ H3: Vui chơi ở sân nhà văn hóa – Nhận xét

- HS kể cá nhân: Sân nhà, nhà bóng, khu vui chơi….

– Nhận xét

- HS quan sát

- HS thảo luận

+ H1: Các bạn nhỏ chơi đá bóng trước cổng trường dễ xảy ra xe đụng.

+ H2: chơi ở khu vực gần đèn xanh đỏ đễ bị xe tông

+ H3: Vui chơi chỗ đậu xe có thể làm hỏng xe…

+ H4: Không được thả diều trên đường sắt

+ H5: Không vui chơi cạnh bờ sông dễ bị ngã xuống sông

+ H6: Không chơi cạnh hồ nước – Nhận xét

- HS kể cá nhân: trên sân thượng, cầu thang, bờ sông….

– Nhận xét

- Những nơi vui chơi an toàn - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:

...

...

Ngày soạn : 23/10/2021 Ngày dạy : 28/10/2021

(22)

Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2021

TOÁN

PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 (Tiếp theo)(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết và tìm được kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 47+5 dựa vào phép cộng có nhớ trong phạm vi 20. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Phát triển năng lực Toán học.

- Phát triển PC: Chăm chỉ, tự tin, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: PHTM, các thẻ chục que tính, 7và 5 que tính rời, khối lập phương; Bảng phụ trò chơi khởi động; 8 thẻ bông hoa, 8 bút dạ xóa và cây hoa điểm tốt. bảng con.

- HS: Máy tính trong PHTM, Các thẻ chục que tính, 7 và 5 que tính rời.

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu (5’)

* KĐ

- GV cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng

- GV giới thiệu trò chơi.

- Chọn đội chơi: Cô sẽ chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội sẽ có 3 bạn chơi.

- Nêu luật chơi.

- Cho HS chơi.

-GV đưa 1 số phép cộng khi đặt tính sai hoặc quên không nhớ để học sinh tìm

- Gọi HS đánh giá và bình chọn đội thắng cuộc

- GV tổng kết trò chơi, chọn đội thắng cuộc và khen HS.

*Kết nối

- Phép tính 47+ 15 là phép tính có dạng gì?

- GV xóa chữ số 1chục ở trước số 5 vào hàng đơn vị số 15 để được 5, chuyển thành phép cộng 47+5

Học sinh tìm điểm khác nhau trong 2 phép tính cộng trên

-GV nói: Vậy để biết cách tính cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ trong phạm vi 100 , tiết toán hôm nay

- HS lắng nghe

- 2 đội - mỗi đội 3 HS + Đội Sơn Ca.

+ Đội Họa mi.

- HS lắng nghe - HS chơi

- 1 HS đánh giá 2 đội chơi và bình chọn nhóm chơi tốt nhất.

- HSTL: Là phép tính cộng số có hai chữ số với số có 2 chữ số trong phạm vi 100 - có nhớ.

(23)

như thế nào thì cô và các em cùng tìm hiểu nội dung Tiết 48: cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Tiết 1)

- GV đưa tên bài mới lên màn chiếu và ghi bảng tên đầu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(20p)

Giới thiệu phép tính 47+5 và thao tác tìm kết quả bằng đồ dùng

ƯD PHTM

- Cho HS quan sát tranh (Gửi h/a tranh vào máy hs)

- Bạn trong tranh đang làm gì?

- T/c cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Em dự đoán xem bạn sẽ làm gì để tìm được kết quả của phép tính 47+5?

- T/C cho Hs theo dõi video.

- Y/C HS sử dụng khối lập phương hay que tính, tìm kết quả 37+25 theo nhóm đôi.

- GV gọi 1 nhóm lên bảng: 1 bạn nói cách thực hiện, 1 bạn thao tác bằng khối lập phương hay que tính.

- Gọi 1,2 nhóm khác nêu ý kiến đánh giá

- Vậy kết quả của phép tính 47 + 5 bằng bao nhiêu?

- Vậy kết quả của các em có giống với kết quả của bạn không các em cùng theo dõi đáp án của bạn trong video nhé

- GV chốt và khen ngợi học sinh

HDHS cách đặt tính và tính theo cột dọc phép tính 47+5

- GV HD HS cách đặt tính và tính theo cột dọc.

+ Cho hs phân tích số 47,5

- Em nào cho cô biết số 37 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- Để thực hiện phép tính theo cột dọc 47 +5 thì các em sẽ làm như thế nào?

- GV chốt cách thực hiện đúng ghi lên

- HS đọc nối tiếp tên đầu bài.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi

+ Bạn đang tìm cách tính kết quả phép tính 47+ 5 bằngkhối lập phương hay que tính.

- HS thảo luận nhóm đôi TL câu hỏi

- HS xem Video HS thao tác.

- HS sử dụng khối lập phương hay que tính, tìm kết quả 47+5 theo nhóm đôi

- 1 nhóm lên bảng chia sẻ cách thực hiện

- HS trả lời: Bằng 52 - Có ạ

- HS lắng nghe

- HS theo dõi - HS trả lời

Số 47 gồm 4chục và 7 đơn vị.

Số 5 gồm 0 chục và 5 đơn vị

- HS TL: Thực hiện tính từ phải sang trái. Từ hàng đơn vị trước.

(24)

bảng

- Gọi HS nhắc lại nối tiếp cách tính - GV chốt : Phép tính 47 +5: Đây là phép cộng dạng số có 2 chữ số với cho số có 1 chữ số trong phạm vi 100 có nhớ

? Vậy để thực hiện phép cộng số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số các con làm thế nào?

? Em cần ghi kết quả các phép tính dạng này ra sao?

- GV chốt và khen HS

- Y/C học sinh nêu vài ví dụ về phép tính dạng 47+ 5. Chú ý khi cộng hàng đơn vị ghi số hàng đơn vị và số chục nhớ 1 cộng thêm vào chữ số hàng chục - Chú ý đặt tính số đơn vị thẳng số đơn vị, số chục thẳng số chục

- GV yêu cầu cả lớp dùng bảng con thực hiện 1 trong số các ví dụ vừa tìm đc

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (6’)

Bài 1: Tính: ƯD PHTM

25 58 63 77

+ 6 + 4 + 8 + 7

… …. … …

- Y/c hs mở nhìn màn hình máy để đọc thầm bài tập 1.

- Gọi 1 HS đọc đầu bài

- GV hỏi: Bài tập 1 yêu cầu gì?

- Các phép tính này được viết như thế nào?

- Y/C HS làm bài tập số 1 vào máy

- Hs gửi bài cho cô

- GV mở file bài tập của 1 số hs và nhận xét

- GV chốt kết quả đúng

- Hs đổi chéo máy để KT bài của bạn

- HS nối tiếp chia sẻ cách tính

- HS TL: cộng từ phải sang trái. Cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục.

- Viết các chữ số ở kết quả - tổng- thẳng cột với các số ở trên - các số hạng

- 1 số HS nêu ví dụ

- HS nhắc lại:

+ B1: Đặt tính thẳng cột, viết dấu cộng và dấu gạch ngang.

+ B2: tính từ phải sang trái, lưu ý nhớ 1 vào cột số chục..

HS làm bảng con 1 phép tính: 38 + 4

- Hs đọc thầm Y/c - Hs đọc: Tính - Tính

- Tính theo cột dọc - Hs làm bài cá nhân

25 58 63 77

+ 6 + 4 + 8 + 7

31 62 71 84

- Hs gửi bài - Nhận xét

- Đổi chiếu kiểm tra sau.

(25)

- GV biểu dương khen ngợi qua hoạt động làm phiếu.

- Cô muốn nghe một bạn nêu cách tính của phép thứ nhất. (25+6)

- Cô muốn nghe một bạn nêu cách tính của phép thứ hai. (58 +4)

- Cô muốn nghe một bạn nêu cách tính của phép thứ ba. (63 +8)

- Cô muốn nghe một bạn nêu cách tính của phép thứ tư. (77 +7)

- Vậy qua bài tập 1, các em cần chú ý gì khi thực hiện các phép tính này?

- GV chốt kiến thức chung:

+ Thực hiện cộng từ phải sang trái, thực hiện cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục, lưu ý nhớ cộng thêm 1 chục vào hàng chục

+ Khi viết, ta viết các chữ số thẳng cột với nhau

* Củng cố, dặn dò (4’)

Tổ chức trò chơi“Cây hoa điểm tốt”

- Em hãy cho cô biết hôm nay các em đã làm quen với dạng phép tính nào?

- GV giới thiệu tên trò chơi: “Cây hoa điểm tốt”

- GV nêu luật chơi: 4 bạn 1 nhóm.

Các nhóm sẽ cùng thi nhau viết thật nhanh phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 vào bông hoa sau đó lên dán vào cây.

- Tổ chức cho HS chơi.

- Tổng kết trò chơi.

- GV nói kết thúc bài học: Như vậy cô và các em đã tìm hiểu xong bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Dựa vào kiến thức của tiết học này, các em hãy về nhà tìm hiểu trước các tình huống thực tế có liên quan đến phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 để học tốt hơn tiết học sau.

- HS nêu cách tính của phép thứ nhất.

( 25+6 )

- HS nêu cách tính của phép thứ hai.

(58 +4)

HS nêu cách tính của phép thứ ba. (63 +8)

- Hs nêu cách tính của phép thứ tư.

(77 +7)

- HS TL: Cách đặt tính số hạng thứ 2 chỉ có hàng đơn vịnên lệch về bên phải 1 chữ số so với số hạng thứ nhất, Nhớ 1 cộng thêm vào hàng chục

- Lắng nghe

- Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100

- HS lắng nghe

- HS thực hiện chơi - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

(26)

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: BÀI 17: GỌI BẠN (Tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ, đọc đúng các từ có vần khó, biết cách ngắt nhịp thơ.Trả lời được các câu hỏi của bài.Hiểu nội dung bài: Tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ.

- Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn; có tinh thần hợp tác làm việc nhóm. Từ đó phát triển phẩm chất yêu quý bạn bè, trách nhiệm, chịu khó….

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK - HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. Hoạt động Mở đầu( 5’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát

*Kết nối:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Hai bạn bê vàng và dê trắng đang làm gì? Ở đâu?

+ Bức tranh thể hiện tình cảm gì?

- GV hướng dẫn HS nói về một người bạn của mình theo gợi ý:

+ Em muốn nói về người bạn nào?

+ Em chơi với bạn từ bao giờ?

+ Em và bạn thường làm gì?

+ Cảm xúc của em khi chơi với bạn?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động khám phá ( 30’)

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Câu hỏi đọc lên giọng, đọc với giọng lo lắng; lời gọi đọc kéo dài, đọc với giọng tha thiết.

- HDHS chia đoạn: 3 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.

- Luyện đọc đoạn lần 1.

- Sửa lỗi phát âm sai, khó đọc - Luyện đọc đoạn lần 2

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

- Hs khởi động theo giai điệu bài hát.

- Vẽ Bê vàng và Dê trắng

- Đang lang thang đi tìm nhau trong rừng

- Tình bạn thân thiết, gắn bó giữa Bê vàng và Dê trắng.

- HS trả lời theo suy nghĩ của cá nhân.

- Lắng nghe

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

(27)

thuở, sâu thẳm, hạn hán, lang thang, khắp nẻo,…

- Luyện đọc câu khó đọc: Lấy gì nuôi đôi bạn/ Chờ mưa đến bao giờ?/ Bê! Bê!,..

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.

TIẾT 2

3. Hoạt động Luyện tập thực hành ( 30’)

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. (10’) - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.80.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 vào VBTTV/tr.40.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

Câu 1. Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra khi nào? Ở đâu?

Câu 2: Chuyện gì xảy ra khiến bê vàng phải lang thang tìm cỏ?

Câu 3. Khi bê vàng quên đường về, dê trắng đã làm gì?

Câu 4.Nêu cảm nghĩ của em về bê vàng và dê trắng.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại. (7’) - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. (15’)

Bài 1: Tìm từ ngữ thể hiện tậm trạng của dê trắng khi không thấy bạn trở về.

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.80.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo nhóm ba.

- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

+ C1: Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra từ thuở xa xưa, trong rừng xanh sâu thẳm.

+ C2: Một năm trời hạn hán, cỏ cây héo khô, bê vàng không chờ được mưa để có cỏ ăn nên đã lang thang đi tìm cỏ.

+ C3: Dê trắng chạy khắp nẻo tìm bê và gọi bê.

+ C4: Bê vàng bị lạc đường, rất đáng thương, dê trắng rất nhớ bạn, thương bạn; bê vàng và dê trắng chơi với nhau rất thân thiết, tình cảm; tình bạn của hi bạn rất đẹp và đáng quý,…

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe,

- 2-3 HS đọc.

- HS NX

- 2-3 HS đọc. Tìm từ ngữ thể hiện tậm trạng của dê trắng khi không thấy bạn trở về.

Đáp án: Chạy khắp nẻo tìm bê.

(28)

- Nhận xét

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 3,4 vào VBTTV/tr.40,41.

* BT 3/40: Viết lại những từ ngữ chỉ hoạt động của bê vàng và dê trắng trong khổ thơ cuối.

- Gọi HS đọc yêu cầu

Bê vàng Dê trắng

M: đi tìm cỏ

……… ………

- Nhận xét

* BT4/40: Viết một câu có sử dụng từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 3.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Nhận xét

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2: Đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng.

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.80.

- HDHS đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

4. Hoạt động Vận dụng, mở rộng ( 3’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Hoàn thành các Bt chuẩn bị bài sau:

Đọc: Tớ nhớ cậu.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS nhận xét

- 2-3 HS đọc. Viết lại những từ ngữ chỉ hoạt động của bê vàng và dê trắng trong khổ thơ cuối.

Đáp án:

Bê vàng Dê trắng

M: đi tìm cỏ

lang thang. chạy.

- HS nhận xét

- 2-3 HS đọc. Viết một câu có sử dụng từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 3.

Đáp án: Bạn Nam chạy rất nhanh.

- HS nhận xét

- 1-2 HS đọc. Đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng.

- HS hoạt động nhóm 2, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.

- 4-5 nhóm lên bảng.

- HS chia sẻ. Đọc: Gọi bạn

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: BÀI 2: TỚ NHỚ CẬU (TIẾT 1 + 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(29)

- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngữ điệu đọc phù hợp với suy nghĩ, tình cảm của sóc và kiến dành cho nhau.Trả lời được các câu hỏi của bài.

Hiểu nội dung bài: Nhận biết được tình bạn thân thiết và cách duy trì tình bạn.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ tình cảm bạn bè; kĩ năng nói lời chào, lời tạm biệt và đáp lời chào, lời tạm biệt.

- Biết trân trọng, gìn giữ tình cảm bạn bè. Phát triển PC: yêu quý bạn bè, đoàn kết, nhân ái…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK - HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. Hoạt động Mở đầu (4’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát

*Kết nối:

- GV cho HS nghe một bài hát về tình bạn của thiếu nhi.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Khi cùng chơi với bạn, em cảm thấy thế nào?

+ Khi xa bạn, em cảm thấy thế nào?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động khám phá ( 31’)

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Lời người kể chuyện: ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và của kiến gửi sóc: đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết.

- HDHS chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến nhận lời.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến thư của sóc.

+ Đoạn 3: Tiếp cho đến nhiều giờ liền.

+ Đoạn 4: Còn lại.

- Luyện đọc đoạn lần 1.

- Sửa lỗi phát âm sai, khó đọc - Luyện đọc đoạn lần 2

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

thường xuyên, nắn nót, cặm cụi,…

- Luyện đọc câu dài: Kiến không biết làm sao/ cho sóc biết/ mình rất nhớ bạn.// Cứ thế/ cậu cặm cụi viết đi viết lại/ trong nhiều giờ liền.// Không lâu sau,/ sóc nhận được một lá thư/ do kiến gửi đến.//,

- HS khởi động theo giai điệu bài hát.

- 3 HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

- Em thấy rất vui….

- Khi xa bạn, e thấy nhớ và buồn…

- HS nghe.

- Cả lớp đọc thầm.

- 4 HS đọc

- 4 HS đọc nối tiếp.

- 2-3 hs đọc

(30)

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

TIẾT 2

3. Hoạt động Luyện tập thực hành (32’)

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. (12’) - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.83.

Câu 1. Khi chia tay sóc, kiến cảm thấy thế nào?

Câu 2. Sóc đồng ý với kiến điều gì?

Câu 3. Vì sao kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi sóc?

Câu 4. Theo em, hai bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu không nhận được thư của nhau?

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 trong VBTTV/tr.41.

Bài 1: Sắp xếp các sự việc dưới đây theo trình tự câu chuyện trong bài đọc. (đánh số 1, 2, 3, 4, 5 vào ô trống bên dưới) - Đọc y/c BT

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2: Đánh dấu ✔ vào ô trống trước các từ ngữ chỉ tình cảm của dê trắng dành cho bê vàng.

☐ lo lắng, thương, nhớ

- 2-3 HS đọc.

- HS luyện đọc theo nhóm bốn.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

+ C1: Khi chia tay sóc, kiến rất buồn.

+ C2: Sóc thường xuyên nhớ kiến.

+ C3: Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến không biết làm sao cho sóc biết nó rất nhớ bạn.

+ C4: Nếu hai bạn không nhận được thư của nhau thì hai bạn sẽ rất buồn, rất nhớ nhau./ Có thể kiến sẽ giận sóc vì không giữ lời hứa./ …

- HS thực hiện.

- Sắp xếp các sự việc dưới đây theo trình tự câu chuyện trong bài đọc.

(đánh số 1, 2, 3, 4, 5 vào ô trống bên dưới)

Trả lời

Trình tự đúng của câu chuyện là:

1. Đôi bạn sống bên nhau.

2. Trời hạn hán, cỏ héo khô.

3. Bê vàng đi tìm cỏ.

4. Bê vàng lạc đường.

5. Dê trắng tìm bạn khắp nơi.

- Hs nhận xét

- Đánh dấu ✔ vào ô trống trước các

(31)

☐ quý mến, lo lắng, giúp đỡ

☐ che chở, chia sẻ, nhớ - Đọc y/c BT

- Y/c làm BT

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại. (10’) - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý lời người kể chuyện: ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và của kiến gửi sóc: đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. (10’)

Bài 1:Đóng vai sóc và kiến để nói và đáp lời chào lúc chia tay.

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.83.

- GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm đôi, thay nhau đóng vai sóc nói lời chia tay, đóng vai kiến đáp lời chia tay.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 2:Em sẽ nói với bạn thế nào khi:

- Bạn chuyển đến một ngôi trường khác.

- Tan học, em về trước còn bạn ở lại chờ bố mẹ đón.

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.83.

từ ngữ chỉ tình cảm của dê trắng dành cho bê vàng.

Trả lời

☑ lo lắng, thương, nhớ

☐ quý mến, lo lắng, giúp đỡ

☐ che chở, chia sẻ, nhớ - Hs nhận xét

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

- 2-3 HS đọc. Đóng vai sóc và kiến để nói và đáp lời chào lúc chia tay.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- HS chia sẻ.

- HS đọc. Em sẽ nói với bạn thế nào khi:

- Bạn chuyển đến một ngôi trường khác.

- Tan học, em về trước còn bạn ở lại chờ bố mẹ đón.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Hình thành và phát triển năng lực văn học (nhận biết được nhân vật, hiểu được diễn biến các sự việc diễn ra trong câu chuyện).. - Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Siêu âm khớp, đặc biệt siêu âm Doppler năng lượng khảo sát trực tiếp các khớp bị tổn thương (tổn thương màng hoạt dịch, viêm gân, bào mòn xương) cho phép

Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng giữa các dòng thơ; nhận giọng những từ gợi tả, gợi cảm.. Đọc diễn cảm toàn bài, diễn tả được tình cảm

Chị thường hướng dẫn tớ làm bài tập chơi với tớ cùng tớ làm việc nhà.. Tớ yêu

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết thái độ tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động lời nói.... - Hình thành phẩm chất chăm

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.. - Có tình cảm biết yêu quê hương đất nước; rèn kĩ năng

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh cô giáo trong bài thơ.. - Bồi dưỡng tình cảm yêu