• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18

Bài 15

LỚP VỎ KHÍ CỦA TRÁI ĐẤT.

KHÍ ÁP VÀ GIÓ (02 tiết) I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Kiến thức

- Trình bày được thành phần không khí gần bề mặt đất.

- Nêu được vai trò của Oxy, hơi nước và khí Carbonic trong khí quyển.

- Mô tả được các tầng khí quyển và đặc điểm chính của các tầng.

- Kể tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.

- Trình bày được sự phân bố các đai các đai khí áp trên Trái Đất.

- Trình bày được sự phân bố và tính chất của các loại gió thường xuyên trên Trái Đất.

2. Năng lực

- Sử dụng được sơ đồ để mô tả các tầng khí quyển, các đai khí áp, gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan: Đưa ra được những giải pháp nhằm bảo vệ bầu khí quyển và lớp Ozon.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu khí quyển và tầng Ozon.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên

- Sơ đồ các tầng khí quyển.

- Các phiếu học tập.

- Bộ câu hỏi các trò chơi.

- Các hình ảnh trò chơi đuổi hình bắt chữ.

- Các từ khóa về các khối khí.

- Bảng nhóm, bút lông.

(2)

- Hình ảnh, video liên quan đến bài.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Giấy note làm bài tập trên lớp.

- Bút màu, giấy A4.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kích thích trí tò mò của HS cho bài mới.

b) Nội dung: HS được yêu cầu tham gia trò chơi đuổi hình bắt chữ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS và nội dung ghi trong bảng nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chia lớp thành 6 nhóm.

+ Các nhóm chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.

+ GV tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ.

+ Sau thời gian quy định của mỗi câu, các nhóm giơ bảng nhóm.

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm thảo luận và viết đáp án vào bảng nhóm.

+ Mỗi câu trả lời có 30s để suy nghĩ và viết đáp án.

+ Các nhóm không nhìn bài của nhau.

Hình Gợi ý/Đáp án

GIÓ THỔI

Ô NHIỄM

(Chiếc ô + người nhiễm bệnh  ô nhiễm)

(3)

KHÔNG KHÍ

(Chữ No: Không + Khí CO2  Không khí)

SƯƠNG MÙ

(hình ảnh sương mù ở Đà Lạt)

ĐAI KHÍ ÁP

(Đai đen + Khí Oxi + App Store  đai khí áp)

- Báo cáo, thảo luận:

+ Sau 30s/hình, các nhóm giơ bảng nhóm.

+ Sẽ có nhiều đáp án khác nhau, GV hỏi mỗi nhóm tại sao lại đưa ra đáp án đó.

+ GV chốt lại đáp án đúng và đánh dấu nhóm có câu trả lời chính xác lên bảng lớp.

- Kết luận, nhận định:

+ GV khen ngợi sự tích cực của HS.

+ GV tổng kết trò chơi, khen thưởng nhóm chiến thắng.

+ Từ đáp án của mỗi hình, GV khéo léo dẫn dắt vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới (50 phút)

(4)

Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ GẦN BỀ MẶT ĐẤT a) Mục tiêu:

- HS kể được tên các thành phần không khí.

- Đọc được bản đồ về tỉ trọng của các thành phần không khí.

b) Nội dung: HS được yêu cầu quan sát biểu đồ các thành phần của không khí, trả lời câu hỏi sau:

1. Cho biết các thành phần của không khí?

2. Cho biết vai trò của khí oxi, hơi nước và khí cacbonic đối với tự nhiên và đời sống?

c) Sản phẩm:

- Kết quả trong giấy note và câu trả lời miệng của HS.

d) Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV cho HS quan sát biểu đồ các thành phần của không khí, yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

1. Cho biết các thành phần của không khí?

2. Cho biết vai trò của khí oxi, hơi nước và khí cacbonic đối với tự nhiên và đời sống?

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS suy nghĩ và ghi câu trả lời ra giấy note trong 1 phút.

(5)

- Báo cáo, thảo luận:

+ Sau 1 phút, GV gọi một số HS trả lời.

+ HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

- Kết luận, nhận định:

+ GV chuẩn kiến thức.

1. Thành phần không khí gần bề mặt đất - Khí nitơ chiếm 78%.

- Khí ôxi chiếm 21% .

- Hơi nước và các khí khác chiếm 1%

 Các khí này có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đời sống.

- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù...

Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC TẦNG KHÍ QUYỂN a) Mục tiêu:

- Phân tích được hình vẽ các tầng khí quyển.

- So sánh được vị trí, đặc điểm và vai trò của các tầng khí quyển.

b) Nội dung: HS được yêu cầu hoạt động theo nhóm chuyên gia và mảnh ghép: quan sát hình 1 SGK/152 và tìm hiểu về các tầng khí quyển.

c) Sản phẩm:

- Kết quả làm việc theo nhóm chuyên gia và mảnh ghép.

- Bảng đặc điểm của các tầng khí quyển.

- Câu trả lời miệng của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. Quan sát hình 1 SGK/152: Các tầng khí quyển và đọc nội dung mục 2 trong SGK/152, 153:

 Vòng 1: nhóm chuyên gia: Tìm hiểu về đặc điểm, vị trí, vai trò của các tầng khí quyển nhóm phụ trách.

+ Nhóm 1, 2: tìm hiểu tầng đối lưu.

+ Nhóm 3, 4: tìm hiểu tầng bình lưu.

+ Nhóm 5, 6: tìm hiểu các tầng cao.

 Vòng 2: nhóm mảnh ghép: Hình thành 6 nhóm mới bằng cách các thành viên trong mỗi nhóm cũ đếm số thứ tự từ 1  6. Các thành viên có cùng số thứ tự về 1 nhóm. Như vậy sẽ có 6 nhóm mới.

(6)

- Thực hiện nhiệm vụ:

 Vòng 1: nhóm chuyên gia: tìm hiểu về các tầng khí quyển.

+ Các nhóm viết vào giấy A3.

+ Thời gian: 5 phút.

 Vòng 2: nhóm mảnh ghép: Hình thành 6 nhóm mới. Các thành viên ở nhóm mới sẽ cùng chia sẻ những thông tin đã tìm hiểu được ở nhóm cũ. Sau đó các nhóm hoàn thành bảng.

+ Lưu ý: Các nhóm đổi chỗ cho nhau theo hướng dẫn. Để tránh việc học sinh di chuyển lộn xộn giáo viên cần quy định cách di chuyển, có hình thức khen/nhắc nhở khi nhóm di chuyển trật tự/ồn ào. Giáo viên chiếu sơ đồ và HS có 30 giây để di chuyển về nhóm mới.

(7)

Các thầy cô có thể bố trí lớp học sao cho học sinh di chuyển được thuận lợi và không bị rối. Để tăng thêm không khí cho lớp có thể cho học sinh bắt tay, chào hỏi nhau và vỗ tay khi hình thành nhóm mới.

Tên tầng Vị trí Đặc điểm Vai trò

Đối lưu Bình lưu Các tầng cao

- Báo cáo, thảo luận:

+ Hết giờ, GV gọi 3 nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 tầng.

+ Các nhóm khác cùng đối chiếu kết quả, nhận xét, bổ sung.

+ GV quy định: Nhóm nào lắng nghe và tìm ra được điểm sai/điểm tốt ở nhóm trình bày thì nhóm đó được cộng điểm.

- Kết luận, nhận định:

+ GV: Nhận xét, khen ngợi phần làm việc của HS.

+ GV chuẩn kiến thức. Mở rộng kiến thức và cho HS xem hình về cực quang và sao băng.

+ HS: Lắng nghe, ghi bài.

Sét và cầu vồng là các hiện tượng thời tiết xuất hiện ở tầng đối lưu

Sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hoặc giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Đôi khi sét hình thành trong các trận bão cát hoặc

(8)

khi núi lửa phun trào. Trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ lên tới 36.000km/h và đạt mức nhiệt độ tới 30.000 độ C.

Trong khi đó, cầu vồng xuất hiện do ánh sáng từ mặt trời khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước trong không khí. Các màu sắc của cầu vồng nằm theo thứ tự đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Cầu vồng và sét xuất hiện đồng thời trên bầu trời thành phố Hải Khẩu, đảo Hải Nam, Trung Quốc

2. Các tầng khí quyển - Gồm 3 tầng:

+ Đối lưu + Bình lưu

+ Tầng cao khí quyển.

- Tầng đối lưu:

+ Nằm dưới cùng, độ dày từ 0-16 km.

+ Tập trung 90% không khí, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp…

+ Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

- Tầng bình lưu:

+ Nằm trên tầng đối lưu, độ dày từ 16 – 50 km, không khí chuyển dộng theo chiều ngang.

+ Có lớp ôdôn có tác dụng hấp thụ, ngăn các tia bức xạ có hại của MT đối với sinh vật và con người.

(9)

Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ CÁC KHỐI KHÍ a) Mục tiêu: HS kể tên và nêu được đặc điểm của một số khối khí.

b) Nội dung: HS được yêu cầu hoàn thành bảng về các khối khí.

c) Sản phẩm:

- Kết quả làm việc nhóm.

- Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV yêu cầu các nhóm đọc nội dung mục 3 SGK/153 và hoàn thành bảng:

Khối khí Nơi hình thành Đặc điểm chính

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.

+ Trong khi các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV kẻ bảng các khối khí lên bảng lớp:

Khối khí Nơi hình thành Đặc điểm chính

Khối khí nóng Khối khí lạnh Khối khí đại dương Khối khí lục địa

+ GV: Gợi ý, hỗ trợ các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- Báo cáo, thảo luận:

+ GV phát cho mỗi nhóm một số từ khóa về các khối khí (Từ khóa này GV phải chuẩn bị trước ở nhà, in hoặc viết ra rồi dán băng keo 2 mặt lên mặt sau từ khóa để HS chỉ việc bóc băng keo ra và dán lên bảng).

+ GV tham khảo các từ khóa sau: VĨ ĐỘ THẤP, NHIỆT ĐỘ TƯƠNG ĐỐI CAO, VĨ ĐỘ CAO, NHIỆT ĐỘ TƯƠNG ĐỐI THẤP, BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG, ĐỘ ẨM LỚN, VÙNG ĐẤT LIỀN, TƯƠNG ĐỐI KHÔ.

+ Các nhóm nhận được từ khóa sẽ ghi tên nhóm lên góc phải của tờ giấy chứa từ khóa (ví dụ nhóm 1 thì chỉ cần ghi số 1, mục đích để GV biết được nhóm nào dán từ khóa đó lên bảng, từ đó có cơ sở nhận định xem nhóm đó dán đúng hay sai).

+ Sau đó, mỗi nhóm có 30s: cử đại diện lên bảng dán từ khóa vào ô thích hợp. Để tránh lộn xộn, GV có thể quy định lần 1: 3 HS đại diện nhóm 1, 2, 3 lên bảng dán, lần 2: 3 đại diện các nhóm còn lại.

(10)

- Kết luận, nhận định:

+ GV: Nhận xét, khen ngợi phần làm việc của HS.

+ GV: Chuẩn kiến thức và mở rộng cho HS biết về sự hình thành của sương mù:

Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta. Sương mù thường xuất hiện khi không khí từ mặt nước, ao, hồ, sông suối có độ ẩm tương đối lớn di chuyển tới vùng có nhiệt độ mặt đệm thấp hơn (lạnh). Việc hình thành sương còn cần một điều kiện khá quan trọng, đó là trời phải lặng gió, nếu không, sương sẽ không tụ lại được thành khối.

Sương mù giăng trên sông + HS: Lắng nghe, ghi bài.

3. Các khối khí

- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

Hoạt động 4: CÁC ĐAI KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT a) Mục tiêu:

- Trình bày được sự phân bố các đai các đai khí áp trên Trái Đất.

- Trình bày được sự phân bố và tính chất của các loại gió thường xuyên trên Trái Đất.

b) Nội dung: HS được yêu cầu tham gia 2 nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ 1: trò chơi Siêu trí nhớ.

- Nhiệm vụ 2: hoàn thành bảng các loại gió chính trên Trái Đất.

c) Sản phẩm:

- Kết quả làm việc nhóm/cặp/cá nhân.

- Hình vẽ các đai khí áp và gió chính trên Trái Đất của HS.

(11)

- Bảng các loại gió chính.

- Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

NHIỆM VỤ 1: Trò chơi: SIÊU TRÍ NHỚ

+ Làm việc cá nhân, GV chiếu hoặc treo hình 5 SGK/154 lên bảng.

+ HS có 1 phút để nhớ tất cả các chi tiết trên hình.

+ Cách 1: Sau thời gian ghi nhớ hình, HS đóng hết sách, chuẩn bị giấy A4, vở, bút chì, compa. HS có 2 phút để vẽ lại vào giấy những gì mình thấy. Sau 2 phút, GV yêu cầu tất cả HS dừng bút, mở SGK đối chiếu kết quả xem mình vẽ giống bao nhiêu %, bạn nào tự tin vẽ giống 100% thì giơ tay, GV kiểm tra nếu đúng như vậy thì cho điểm cộng. Các HS còn lại có 2 phút để chỉnh sửa lại hình vẽ của mình cho giống trong hình 5.

+ Cách 2: Sau thời gian ghi nhớ hình, GV treo hình các đai khí áp và gió nhưng để trống chú thích, yêu cầu HS điền chú thích tương ứng với các số trên hình. Hoặc GV in bản đồ trống Trái Đất, cho các nhóm thi xem nhóm nào vẽ các chi tiết trên hình nhanh và đúng nhất (so với hình gốc).

+ Tiếp theo, dựa vào hình vừa hoàn thành, HS cho biết:

Tên của các đai áp cao và đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất.

Nhận xét về sự phân bố của các đai khí áp ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

(12)

Hình 5. Các đai khí áp và gió chính trên Trái Đất

NHIỆM VỤ 2: Hai bạn kế nhau tạo 1 cặp, dựa vào thông tin trong hình 5 và kiến thức trong SGK/155, các cặp hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm Mậu dịch Tây ôn đới Đông cực đới

Thổi từ …. đến…..

Hướng gió:

- Thực hiện nhiệm vụ:

NHIỆM VỤ 1 + HS tham gia trò chơi tích cực.

+ Thời gian vẽ hình: Nếu cá nhân  2 phút, nếu nhóm  5 phút.

+ Phương tiện: Nếu cá nhân  giấy A4 hoặc vở, nếu nhóm  giấy A2.

+ GV: Gợi ý, hỗ trợ các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

NHIỆM VỤ 2 + Các cặp kẻ lại bảng vào giấy note.

+ Các cặp hoàn thành bảng trong thời gian 5 phút.

- Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi cá nhân/các nhóm báo cáo sản phẩm.

+ HS khác/nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Kết luận, nhận định:

(13)

+ GV: Nhận xét, khen ngợi phần làm việc của HS.

+ GV chuẩn kiến thức và mở rộng bài, giới thiệu về khí áp kế: Áp kế, khí áp kế hoặc phong vũ biểu là thiết bị dùng để đo áp suất khí quyển, khi ở trên cao áp suất khí quyển thấp làm nước tăng và ngược lại. Nó có thể đo được áp suất gây ra bởi khí quyển bằng cách dùng nước, khí hoặc thủy ngân. Đơn vị đo khí áp là mb (milibar).

+ HS: Lắng nghe, ghi bài.

4. Các đai khí áp và gió trên Trái Đất

(14)

a. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

 Khí áp:

- Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.

- Để đo khí áp: dùng khí áp kế. Đơn vị đo khí áp là mb (milibar).

 Các đai khí áp trên Trái đất

- Khí áp được phân bố trên TĐ thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.

+ Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N.

+ Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 B và N và khoảng vĩ độ 900B và N (cực Bắc và Nam).

b. Gió. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất

Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về áp thấp.

Đặc điểm Mậu dịch (Tín phong) Tây ôn đới Đông cực đới Thổi từ ….

đến…..

Từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo

Từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam

Từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam về 600 Bắc và Nam Hướng gió + ở nửa cầu Bắc, hướng

đông bắc

+ ở nửa cầu Nam, hướng đông nam

+ ở nửa cầu Bắc, gió hướng tây nam

+ ở nửa cầu Nam, gió hướng tây bắc

+ ở nửa cầu Bắc, hướng đông bắc + ở nửa cầu Nam, hướng đông nam 3. LUYỆN TẬP (25 phút)

a) Mục tiêu: HS làm được các bài tập khắc sâu kiến thức của bài.

b) Nội dung: HS được yêu cầu trả lời các câu hỏi hoặc làm bài tập để khắc sâu kiến thức của bài.

c) Sản phẩm:

- Sản phẩm trò chơi “Nhanh như chớp”.

- Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

NHIỆM VỤ 1: HOẠT ĐỘNG CẶP/ LÀM BÀI TẬP + Bài 1: Hãy ghi chú cho hình sau:

(15)

+ Bài 2: Hoàn thành bảng sau:

A B Trả lời

1. Khối khí nóng.

2. Khối khí lạnh.

3. Khối khí đại dương.

4. Khối khí lục địa.

a) Hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ thấp.

b) Hình thành ở biển, đại dương, độ ẩm lớn.

c) Hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ cao.

d) Hình thành ở lục địa, tương đối khô.

1...

2...

3...

4...

+ Bài 3: Tại sao các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất không thổi theo chiều Bắc - Nam? (Gợi ý: do ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lit làm lệch hướng chuyển động của các vật thể).

+ Bài 4: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thể hiện các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

(16)

NHIỆM VỤ 2: HOẠT ĐỘNG NHÓM/TRÒ CHƠI “NHANH NHƯ CHỚP”

+ GV chia lớp thành 2 nhóm lớn. Có 20 câu hỏi ngắn. Mỗi nhóm bốc thăm 10 câu.

+ Lượt 1: Nhóm 1 đọc lần lượt các câu hỏi đã bốc thăm được cho nhóm 2 trả lời.

+ Lượt 2: Ngược lại, nhóm 2 đọc lần lượt các câu hỏi đã bốc thăm được cho nhóm 1 trả lời.

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ NHIỆM VỤ 1: Các cặp có 7 phút để hoàn thành 4 bài tập.

+ NHIỆM VỤ 2:

Bộ câu hỏi trò chơi 1. Khí nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí?

2. Ở độ cao gần 16 km sát mặt đất, tập trung khoảng bao nhiêu % không khí?

3. Không khí ở tầng đối lưu chuyển động theo chiều nào?

4. Tầng nào là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp?

5. Trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm đi bao nhiêu độ C?

6. Tầng bình lưu nằm trong giới hạn nào?

7. Căn cứ vào đâu người ta chia thành khối khí nóng, lạnh?

8. Khối khí nóng, lạnh hình thành ở đâu?

9. Tính chất của khối khí nóng, lạnh?

10. Tính chất của khối khí đại dương và khối khí lục địa?

11. Gió Tín Phong ở Bắc Bán Cầu thổi theo hướng nào?

12. Gió Tín Phong ở Nam Bán Cầu thổi theo hướng nào?

13. Gió Tây ôn đới ở Bắc Bán Cầu thổi theo hướng nào?

(17)

14. Gió Tây ôn đới ở Nam Bán Cầu thổi theo hướng nào?

15. Gió Đông cực thổi từ đâu đến đâu?

16. Để đo khí áp người ta dùng dụng cụ gì?

17. Không khí ở tầng bình lưu chuyển động theo chiều nào?

18. Lớp ôdôn có tác dụng gì? hấp thụ, ngăn các tia bức xạ có hại của MT đối với sinh vật và con người.

19. Gió Tín Phong thổi từ đâu đến đâu?

20. Tính chất của khối khí lục địa?

- Báo cáo, thảo luận:

+ NHIỆM VỤ 1: GV tổ chức cho các cặp chấm chéo, bổ sung, nhận xét bài cho nhau.

+ NHIỆM VỤ 2:

 Các nhóm trả lời thật nhanh, sau 10s suy nghĩ mà vẫn không có đáp án thì không được tính điểm. Nhường quyền cho nhóm đặt câu hỏi trả lời.

 Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Nhóm nào cao điểm nhất là nhóm chiến thắng.

 Tuy nhiên nhóm đặt câu hỏi phải nhận định được nhóm bạn trả lời đúng hay sai.

Nếu không biết nhóm bạn trả lời đúng hay sai thì bị trừ 1 điểm.

- Kết luận, nhận định:

+ GV khen ngợi sự tích cực của các nhóm.

+ GV tổng kết nhóm chiến thắng.

+ GV nhấn mạnh những nội dung trọng tâm của bài.

4. VẬN DỤNG (10 phút)

a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để đưa ra những biện pháp bảo vệ tầng Ozon.

b) Nội dung: HS được yêu cầu xem video và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Sản phẩm trên giấy A3 của HS.

- Phần bình chọn của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

NHIỆM VỤ 1:

+ GV cho HS xem clip, https://www.youtube.com/watch?v=a0wLuv3SBYk + GV nêu vấn đề:

Nếu Trái Đất không có tầng Ozon, chuyện gì sẽ xảy ra? Tại sao?

Nêu những biện pháp để bảo vệ tầng Ozon.

NHIỆM VỤ 2:

+ HS tự bắt cặp: về nhà thiết kế 1 poster về bảo vệ tầng Ozon.

(18)

+ Thực hiện trên giấy A3, có trang trí, màu sắc.

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ NHIỆM VỤ 1:

 Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi theo kĩ thuật khăn trải bàn.

 Trình bày vào giấy A0 (trải giấy A0 ra bàn và phân chia các khu vực của cá nhân viết vào, ô ở giữa để tổng hợp các ý kiến chung của các thành viên trong nhóm).

 Thời gian: 5 phút.

+ NHIỆM VỤ 2: HS hoàn thành sản phẩm ở nhà, nộp bài vào tiết sau.

- Báo cáo, thảo luận:

+ NHIỆM VỤ 1: Các nhóm trả lời nhanh theo vòng tròn.

+ NHIỆM VỤ 2: GV dành khoảng 15 phút ở tiết sau để HS trưng bày sản phẩm và giới thiệu sản phẩm của mình trước lớp.

- Kết luận, nhận định:

+ GV khen ngợi sự tích cực của các nhóm.

+ GV mở rộng về tầng Ozon và nhấn mạnh những biện pháp bảo vệ tầng Ozon: Một số hoá chất dùng trong gia đình và trong công nghiệp khi bay hơi vào khí quyển, bốc lên cao làm suy thoái tầng ozon: CFC, metyl, … các chất này được dùng trong tủ lạnh, bình cứu hoả, bình xịt, nhựa xốp, chất làm sạch kim loại v.v…

Điều mà chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn quá trình suy thoái tầng ozon rất cụ thể và đơn giản, đó là:

1. Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.

2. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường.

3. Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.

4. Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.

(19)

5. Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.

6. Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”.

7. Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.

8. Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

V. PHỤ LỤC 1/ PHT

Tên tầng Vị trí Đặc điểm Vai trò

Đối lưu Bình lưu Các tầng cao

Khối khí Nơi hình thành Đặc điểm chính

Đặc điểm Mậu dịch Tây ôn đới Đông cực đới

Thổi từ …. đến…..

Hướng gió:

Phản hồi PHT

(20)

Tên tầng Vị trí Đặc điểm Vai trò Đối lưu 0  16

km

- Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp…

Bình lưu 16  50 km

- Nhiệt độ tăng theo độ cao.

- Không khí chuyển dộng theo chiều ngang

Có lớp ôdôn có tác dụng hấp thụ, ngăn các tia bức xạ có hại của MT đối với sinh vật và con người, bảo vệ sự sống trên TĐ Các tầng

cao

> 50 km Không khí rất loãng.

Khối khí Nơi hình thành Đặc điểm chính

Khối khí nóng Các vùng vĩ độ thấp Nhiệt độ tương đối cao Khối khí lạnh Các vùng vĩ độ cao Nhiệt độ tương đối thấp Khối khí đại dương Các biển và đại dương Độ ẩm lớn

Khối khí lục địa Vùng đất liền Tương đối khô

Đặc điểm Mậu dịch Tây ôn đới Đông cực đới

Thổi từ ….

đến…..

Từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo.

(Hoặc: Rìa áp cao cận chí tuyến  áp thấp xích đạo)

Từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam.

(Hoặc: Từ áp cao cận chí tuyến  áp thấp ôn đới)

Từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam về 600 Bắc và Nam.

(Hoặc: Từ áp cao cực

 áp thấp ôn đới) Hướng gió + ở nửa cầu Bắc,

hướng đông bắc

+ ở nửa cầu Nam, hướng đông nam

+ ở nửa cầu Bắc, gió hướng tây nam

+ ở nửa cầu Nam, gió hướng tây bắc

+ ở nửa cầu Bắc, hướng đông bắc

+ ở nửa cầu Nam, hướng đông nam 2/ Câu hỏi luyện tập

Bộ câu hỏi trò chơi 1. Khí nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí? (Nitơ: 78%)

2. Ở độ cao gần 16 km sát mặt đất, tập trung khoảng bao nhiêu % không khí? (90%) 3. Không khí ở tầng đối lưu chuyển động theo chiều nào? (thẳng đứng)

4. Tầng nào là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng mây, mưa, sấm, sét? (tầng đối lưu) 5. Trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm đi bao nhiêu độ C? (0,60C)

(21)

6. Tầng bình lưu nằm trong giới hạn nào? (16  50 km)

7. Căn cứ vào đâu người ta chia thành khối khí nóng, lạnh? (nhiệt độ) 8. Khối khí nóng hình thành ở đâu? (vùng vĩ độ thấp)

9. Tính chất của khối khí lạnh? (có nhiệt độ tương đối thấp) 10. Tính chất của khối khí đại dương? (độ ẩm lớn)

11. Gió Tín Phong ở Bắc Bán Cầu thổi theo hướng nào? (đông bắc) 12. Gió Tín Phong ở Nam Bán Cầu thổi theo hướng nào? (đông nam) 13. Gió Tây ôn đới ở Bắc Bán Cầu thổi theo hướng nào? (tây nam) 14. Gió Tây ôn đới ở Nam Bán Cầu thổi theo hướng nào? (tây bắc)

15. Gió Đông cực thổi từ đâu đến đâu? (từ khoảng các vĩ độ 900Bvà N về 600B và N) 16. Để đo khí áp người ta dùng dụng cụ gì? (khí áp kế)

17. Không khí ở tầng bình lưu chuyển động theo chiều nào? (chiều ngang)

18. Lớp ôdôn có tác dụng gì? (hấp thụ, ngăn các tia bức xạ có hại của MT đối với sinh vật và con người)

19. Gió Tín Phong thổi từ đâu đến đâu? (từ khoảng các vĩ độ 300B và N về xích đạo) 20. Tính chất của khối khí lục địa? (tương đối khô)

3/ Một số hình ảnh 4/ Các tài liệu khác

https://www.youtube.com/watch?v=ppWYx2m_JIE

http://baolamdong.vn/khoahoc/202002/su-hinh-thanh-suong-mu-2986911/

https://khoahoc.tv/set-xuat-hien-cung-cau-vong-39529

https://khoahoc.tv/bao-ve-tang-ozon-ket-noi-toan-the-gioi-25138 https://khbvptr.vn/cac-tang-khi-quyen/

https://www.youtube.com/watch?v=a0wLuv3SBYk https://www.youtube.com/watch?v=ppWYx2m_JIE http://baolamdong.vn/khoahoc/202002/su-hinh-thanh-suong-mu-2986911/ https://khoahoc.tv/set-xuat-hien-cung-cau-vong-39529 https://khoahoc.tv/bao-ve-tang-ozon-ket-noi-toan-the-gioi-25138 https://khbvptr.vn/cac-tang-khi-quyen/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc,

- Đó là trò chơi thú vị hơn những trò chơi của những người sống trên mây và trong sóng vì em không chỉ có mây – chính em đã là mây mà còn có trăng – hiện thân

- Giáo viên yêu cầu HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi :Tại sao phải giảm tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.. Phải thực hiện bằng các

- Nắm được những đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi, và ảnh hưởng của sườn núi đến môi trường.. - Biết được cách cư trú khác nhau ở các

- Trình bày sơ lược về mặt trận ở châu Âu và mặt trận Thái Bình Dương : chiến tranh bùng nổ ở châu Âu, lan nhanh ra khắp thế giới ; Liên Xô tham gia mặt trận chống

- Sơn Tinh phản công: dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.. - Đánh nhau

Hình ảnh trận chiến trên sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống. Tuy nhiên, các em chưa thể hiểu cụ thể diễn biến trận đánh, là một trong những

- Trình bày sơ lược về mặt trận ở châu Âu và mặt trận Thái Bình Dương : chiến tranh bùng nổ ở châu Âu, lan nhanh ra khắp thế giới ; Liên Xô tham gia mặt trận chống