• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 57: CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ Môn học: Ngữ văn - Lớp 7

Thời gian thực hiện: (01 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Giúp HS hiểu được các yêu cầu trong việc sử dụng từ. Trên cơ sở nhận thức đ- ược các yêu cầu đó, tự kiểm tra để thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

b. Năng lực đạc thù

- Năng lực ngôn ngữt: Biết sử dụng từ đúng chuẩn mực; phận biệt được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ; Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. Tìm tòi kiến thức để mở rộng vốn hiểu biết

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo, bang phụ.

2. Học sinh: - Chuẩn bị bài theo nội dung SGK và yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu cảu giáo viên . d) Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn lại 2 câu hát trong bài Thương ca tiếng Việt: "Tiếng Việt còn trong mỗi người, người Việt còn thì còn nước non/ Tiếng Việt còn trong mọi người, hồn Việt mình còn nguyên vẹn tròn"

Lời bài hát đã nói lên sự quan trọng của tiếng Việt đối với mỗi người, đới với cả nước non. Chính vì thế, mỗi người cần có ý thức sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực. Bài học hôm nay sẽ hỗ trợ chúng ta điều này.

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(2)

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Hoạt động 1: Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả

a) Mục tiêu: HS biết Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhóm 1

? Các từ gạch chân sai ở chỗ nào? Tại sao?

? Em hãy sửa lại

? Em rút ra bài học gì từ những trường hợp trên?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức Nhóm 1

? Các từ gạch chân sai ở chỗ nào? Tại sao?

? Em hãy sửa lại

- Sai: Dùi -> Dùng lẫn từ địa phương

-> Vùi

Tập tẹ -> Từ gần âm ->

bập bẹ

Khoảng khắc -> liên t- ưởng sai -> Khoảnh khắc

? Em rút ra bài học

gì từ

những trường hợp trên?

- Phải chú ý dùng từ đúng âm, đúng chính tả

- GV: cần chú ý tránh nhầm lẫn phụ âm: l/n, gi/r/d, s/x

I. Phân tích ngữ liệu

1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả

- Dùi->vùi - Tập tẹ->bập bẹ

- Khoảng khắc->khoảnh khắc

(3)

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

Hoạt động 2: Sử dụng từ đúng nghĩa

a) Mục tiêu: Học sinh biết Sử dụng từ đúng nghĩa

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức bài học d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhóm 2

? Các từ gạch chân dùng sai như thế nào?

Hãy thay bằng những từ thích hợp?

? Để tránh cái sai trên ta làm như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức

- Các từ trên dùng sai nghĩa, không phù hợp với văn cảnh

- GV: gợi ý:

Nhóm 2

? Các từ gạch chân dùng sai như thế nào?

Hãy thay bằng những từ thích hợp?

- Sáng sủa (Thị giác) – tươi đẹp (tư duy).

- Cao cả (nhận xét không sai về TN) ->

sâu sắc.

- Biết -> có (chỉ sự tồn tại).

-> Các từ trên dùng sai nghĩa, không phù hợp với văn cảnh.

? Để tránh cái sai trên ta làm như thế nào?

- Phải nắm vững khái niệm từ, sử dụng phù hợp với ngữ cảnh.

2. Sử dụng từ đúng nghĩa - Sáng sủa–> tươi đẹp - Cao cả -> sâu sắc - Biết -> có

(4)

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

Hoạt động 3: Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ

a) Mục tiêu: Học sinh biết Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức bài học d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Yêu cầu HS đọc VD (III) Nhóm 3

? Những từ gạch chân trong những câu trên dùng sai như thế nào?

Hãy sửa lại?

? Hãy nhận xét từ loại và chức năng ngữ pháp của những từ đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS : Thảo luận nhóm bàn

- Đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung Nhóm 3

? Những từ gạch chân trong những câu trên dùng sai như thế nào? Hãy sửa lại?

? Hãy nhận xét từ loại và chức năng ngữ pháp của những từ đó?

- Hào quang: DT -> không thể làm VN như TT (hào nhoáng)

- Ăn mặc: ĐT - Thảm hại: TT

=> không thể dùng như DT -> Thêm “Sự” vào trước “ăn mặc”

- Giả tạo phồn vinh -> Trái quy tắc trật tự từ TV -> Sự phồn vinh giả tạo.

Câu 3: Bỏ “với nhiều” thêm

3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ

- Hào quang-> hào nhoáng.

- Ăn mặc-> Cách ăn mặc (sự ăn mặc)

- Bỏ với nhiều, thay bằng từ rất thảm hại.

- Giả tạo phồn vinh-> phồn vinh giả tạo.

(5)

“rất”

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

Hoạt động 4: Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách

a) Mục tiêu: Học sinh biết Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức bài học d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Yêu cầu HS đọc VD (IV) Nhóm 4

? Những từ trên dùng sai như thế nào? Hãy sửa?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức Nhóm 4

? Những từ trên dùng sai như thế nào? Hãy sửa?

- Lãnh đạo không đúng giá trị biểu cảm

- Chú hổ

-> lãnh đạo: đứng đầu các tổ chức hợp pháp, chính danh -> cầm đầu: đứng đầu các tổ chức phi pháp, phi nghĩa (sắc thái coi thường, khinh bỉ)

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách - Lãnh đạo-> cầm đầu.

- Chú hổ -> Con hổ (nó).

Hoạt động 5. Không lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt

a) Mục tiêu: Học sinh biết Không lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức bài học d) Tổ chức thực hiện:

(6)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhóm 5

? Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương?

- Trong giao tiếp hàng ngày, không có dụng ý nghệ thuật.

- Tránh gây khó hiểu cho người đọc, người nghe.

? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?

- Lời nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh.

? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?

? Hậu quả của việc dùng sai các chuẩn mực?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức - Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa.

- Răng chị gan rứa? (Sao chị gan thế?) - HS trả lời

Nhóm 5

? Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương?

- Trong giao tiếp hàng ngày, không có dụng ý nghệ thuật.

- Tránh gây khó hiểu cho người đọc, người nghe.

? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?

- Lời nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh.

-HS đọc ghi nhớ.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

-HS đọc ghi nhớ.

5. Không lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt - Dùng từ nhi đồng (HV) câu văn thiếu tự nhiên, không trong sáng.

- Răng (sao), rứa (thế) khó hiểu với người ngoài địa phương.

(7)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Chỉ ra cái sai trong các câu sau rồi sửa?

Những câu sau sai ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng:

1. Khoa học tự nhiên nói chung, môn Văn nói riêng, đòi hỏi người nghiên cứu phải đọc nhiều, ghi chép nhiều.

2. Ngô Tất Tố đã miêu tả cặn kẽ cuộc sống người nông dân dưới chế độ cũ trong tác phẩm “Bước đường cùng”.

3. Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong đócó cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào thế kỉ XI đã chứng tỏ tinh thần anh dũng quật cường của dân tộc Việt Nam.

4. Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

a. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa, môn văn không thuộc vào khoa học tự nhiên. Câu này nên chữa lại như sau: Khoa học xã hội nói chung, môn văn nói riêng, đòi hỏi người nghiên cứu phải đọc nhiều, ghi chép nhiều.

b)  Lỗi về phản ánh sai hiện thực khách quan, “Bước đường cùng” không phải tác giả là Ngô Tất Tố. Câu này nên chữa lại như sau: Nguyễn Công Hoan đã miêu tả cặn kẽ cuộc sống người nông dân dưới chế độ cũ trong tác phẩm “Bước đường cùng”

c)  Lỗi về phản ánh sai hiện thực khách quan, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng không phải vào thế kỉ XI mà vào năm 40 công nguyên. Câu này nên chữa lại như sau:

Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm 40 công nguyên đã chứng tỏ tinh thần anh dũng quật cường

(8)

của dân tộc Việt Nam.

d)  Lỗi về phản ánh sai hiện thực khách quan, không thể úp nón lên mặt trước khi nằm xuống mà phải chữa lại thành như sau: Họ nằm xuống, úp nón lên mặt và ngủ một giấc cho đến chiều

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Phân tích lỗi sai trong đoạn văn sau và sửa lại

“Sơn Tinh và Thủy Tinh đều có sức mạnh ghê gớm. Người thứ nhất có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy đồi núi. Còn Sơn Tinh thì lại có tài khác: gọi gió, gió đến, gọi mưa, mưa về. Cả hai đều có sức mạnh ghê người và đều tỏ ra quyết liệt trong cuộc giao tranh sống mái. Thủy Tinh hô mưa gọi gió làm giông làm bão rung cả đất trời. Sơn Tinh bốc từng quả đồi, từng dãy núi, dựng bức thành cao chặn đứng dòng nước. Trận chiến diễn ra càng ngày càng giữ dội. Nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về Sơn Tinh vì Sơn Tinh có tài nghệ không kém gì Thủy Tinh”.

(Theo Nguyễn Quang Ninh) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS xem lại bài và nhận xét chéo cho nhau Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS khác nhận xét đánh giá.

Câu có lỗi sau được in đậm

“Sơn Tinh và Thủy Tinh đều có sức mạnh ghê gớm. Người thứ nhất có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy đồi núi. Còn Sơn Tinh thì lại có tài khác: gọi gió, gió đến, gọi mưa, mưa về.

Cả hai đều có sức mạnh ghê người và đều tỏ ra quyết liệt trong cuộc giao tranh.

Thủy Tinh hô mưa gọi gió làm giông làm bão rung cả đất trời. Sơn Tinh bốc từng

(9)

quả đồi, từng dãy núi, dựng bức thành cao chặn đứng dòng nước. Trận chiến diễn ra càng ngày càng giữ dội. Nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về Sơn Tinh vì Sơn Tinh có tài nghệ không kém gì Thủy Tinh”.

Đoạn văn trên có 3 lỗi sai:

(1) Đã viết “người thứ nhất” tức đã dùng phép thay thế cho đối tượng được chỉ định ở câu trên là “Sơn Tinh”, cho nên không thể viết “còn Sơn Tinh”

mà phải viết “còn Thủy Tinh” ( người thứ hai).

(2) Lỗi nhầm lẫn tính chất của đối tượng, vì ở trên đã nói Sơn Tinh có tài gọi gió, gió đến, gọi mưa, mưa về nhưng ở dưới lại viết Sơn Tinh bốc từng quả đồi, còn Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm giông làm bão.

(3) Câu cuối không hợp logic vì lí giải nguyên nhân thắng lợi của Sơn Tinh không chính xác (nên viết là: có tài nghệ cao cường hơn Thủy Tinh).

 Có thể đoạn văn được chữa lại như sau:

Sơn Tinh và Thủy Tinh đều có sức mạnh ghê gớm. Người thứ nhất có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy đồi núi. Còn người thứ hai thì lại có tài khác: gọi gió, gió đến, gọi mưa, mưa về. Cả hai đều có sức mạnh ghê người và đều tỏ ra quyết liệt trong cuộc giao tranh. Thủy Tinh hô mưa gọi gió làm giông làm bão rung cả đất trời. Sơn Tinh bốc từng quả đồi, từng dãy núi, dựng bức thành cao chặn đứng dòng nước. Trận chiến diễn ra càng ngày càng giữ dội. Nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về Sơn Tinh vì Sơn Tinh có tài nghệ cao hơn Thủy Tinh”.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

(10)

Tiết 58: ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM Môn học: Ngữ văn - Lớp 7

Thời gian thực hiện: (01 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học ở phần đọc - hiểu vb trữ tình trong học kì I.

- Ôn lại văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Cách lập ý và dàn bài cho một bài văn biểu cảm.

- Diễn đạt trong một bài văn biểu cảm.

2. Năng lực:

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(11)

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

- Năng lực tự chủ: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Nhận biết và phân tích được đặc điểm của vb biểu cảm.

- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản cho hs.

c. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực tự giác. Biết lắng nghe tìm tòi mở rộng kiến thức II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo

2. Học sinh: - Chuẩn bị bài theo nội dung SGK và yêu cầu của GV III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu cảu giáo viên . d) Tổ chức thực hiện:

Để giúp các em củng cố lại những kiến thức, kĩ năng làm bài văn biểu cảm, thấy được sự khác biệt giữa văn biểu cảm với văn tự sự, miêu tả và tác dụng qua lại của chúng khi viết văn ntn. Chúng ta vào bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Hoạt động : 1. Đặc điểm của văn biểu cảm

a) Mục tiêu: Học sinh nắm rõ Đặc điểm của văn biểu cảm

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức bài học d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Nhắc lại thế nào là văn bản biểu cảm.

? Văn bản biểu cảm còn được gọi với cách gọi nào?

? Tình cảm thể hiện trong văn bản biểu cảm là những tình cảm ntn?Các bước làm bài văn

A. Hệ thống hoá kiến thức 1. Đặc điểm của văn biểu cảm - Văn biểu cảm là kiểu văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung

(12)

biểu cảm?

? Muốn bày tỏ tình cảm, thái độ, cách đánh giá của mình trước hết cần có yếu tố nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV: Nhắc lại thế nào là văn bản biểu cảm.

- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức

- Văn trữ tình gồm nhiều thể loại văn học phong phú như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút…

+ Bốn bước: - Tìm hiểu đề, tìm ý.

- Lập dàn ý.

- Viết thành văn.

- Kiểm tra lại.

- Tự sự, miêu tả để hình thành và thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm của mình.

- GV chốt: cảm xúc là yếu tố đầu tiên, rất quan trọng trong văn biểu cảm. Đó là sự xúc động trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc

- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường độc ác…).

- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt 1 tình cảm chủ yếu.

- Có 2 cách biểu cảm: trực tiếp và gián tiếp.

- Bố cục của bài văn biểu cảm: 3 phần.

Hoạt động : 1. Đặc điểm của văn biểu cảm

a) Mục tiêu: Học sinh nắm rõ Đặc điểm của văn biểu cảm

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức bài học d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm có vai trò gì? Có nhiệm vụ như thế nào? Nêu VD?

- Gv chia lớp 3 nhóm. Y/c các nhóm thảo luận, trình bày kết quả.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận suy nghĩ tìm ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

2. Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn biểu cảm

- Tự sự và miêu tả gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

- Tự sự và miêu tả để khơi gợi cảm xúc, là phương tiện để bộc lộ cảm xúc do cảm xúc chi phối, không nhằm mục đích kể chuyện và miêu

(13)

- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

+ Tự sự: tái hiện sự việc.

+ Miêu tả: dựng chân dung đối tư- ợng.

+ Biểu cảm: thái độ, cách đánh giá của người nói qua viết qua tự sự, miêu tả.

Hoạt động : 2. Cách lập ý cho bài văn biểu cảm

a) Mục tiêu: Học sinh biết Cách lập ý cho bài văn biểu cảm

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức bài học d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Bài văn miêu tả cần có những yêu cầu gì..

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

+ Văn miêu tả: tái hiện đối tượng (người, vật, cảnh vật) nhằm dựng lại một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, người nghe hình dung rõ ràng về đối tượng đó.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

2. Cách lập ý cho bài văn biểu cảm

1. Các bước làm bài văn biểu cảm

a. Tìm hiểu đề, tìm ý b. Lập dàn ý

c. Viết bài d. Sửa bài 2. Cách lập ý

a. Liên hệ hiện tại với tương lai b. Tưởng tuợng tình huống, hứa hẹn, mong ước

c. Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ hiện tại

d. Quan sát, suy ngẫm 3. Bố cục: 3 phần

* Bố cục bài văn biểu cảm TPVH a. Mở bài: giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm b. Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên

c. Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

(14)

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? So sánh điểm khác nhau giữa 3 loại văn bản: Biểu cảm, miêu tả, tự sự?

? Tìm ý cho đề: Cảm nghĩ mùa xuân Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

Miêu tả Tự sự Biểu cảm

+ KN

+Đối tượng: con người, phẩm chất, đồ vật.

+ Đặc điểm: khi miêu tả có cảm xúc, TS nhưng không phải là chủ yếu.

+ KN

+ Đối tượng: con người, phẩm chất, đồ vật qua những s/v có mở đầu, diễn biến kết thúc.

+ Khi kể có miêu tả và biểu cảm nhưng chỉ là thứ yếu.

+ KN

+ Đối tượng: bộc lộ TT, tình cảm qua kể, miêu tả không cụ thể, hoàn cảnh.

+ Chọn chi tiết, đặc điểm tiêu biểu có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc.

2. Gợi ý

Mùa xuân của TN: Cây cối đâm chồi, nảy lộc, muôn loài sinh sôi nảy nở, không khí trong lành...

2) Mùa xuân của con người.

- Đem lại tuổi đời cho mỗi người.

- Đánh dấu sự trưởng thành cho thiếu nhi.

- Mở đầu một năm với những kế hoạch, dự định.

3) Cảm nghĩ về mùa xuân: yêu thích, mong đợi.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

(15)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:? Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào?

? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không, vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, điệp từ ngữ, câu cảm thán…

- Nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ vì văn biểu cảm bộc lộ tình cảm, cảm xúc vì thế ngôn ngữ văn biểu cảm thường mang tính hình tượng, gợi cảm, trữ

tình, gần với ngôn ngữ thơ ca.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

Tiết 59, Văn bản:

MÙA XUÂN CỦA TÔI ( Vũ Bằng )

Môn học: Ngữ văn - Lớp 7 Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(16)

Thời gian thực hiện: (01 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Vài nét về tác giả Vũ Bằng

- Những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bác qua nỗi lòng "sầu xứ", tâm sự day dứt của tác giả

- Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm: lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới;

biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: tạo lập văn bản nói, viết

- Năng lực văn học: Biết cách đọc - hiểu vb, phân tích được áng văn xuôi trữ

tình giàu chất thơ; nhận biết và làm rõ được vai trò của các yếu tố miêu tả trong vb.

c. Phẩm chất:

- Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, đất nước.

- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân với gia đình, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

+ Bản đồ về Sài Gòn.

2. Học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

+ Sưu tầm một số hình ảnh về Sài Gòn xưa và nay.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu cảu giáo viên . d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

(17)

HS xem video và nêu cảm nhận, ấn tượng về mùa xuân Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Hoạt động :

a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức bài học d) Tổ chức thực hiện:

NV1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Dựa vào phần chú thích SGK, hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả?

- GV: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - GV: Bổ sung

- Xuất thân trong một gia đình làm nghề xuất bản và mở hiệu sách.

- Cây bút viết văn và làm báo có tiếng từ trước 1945 ở Hà Nội- sau 1945: vào sống ở Sài Gòn: vừa viết báo vừa hoạt động cách mạng.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả :

- Vũ Bằng (1913 – 1984) - Nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng.

- Sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút ký.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mỹ Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc.

- Bài này trích từ tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt của tập tùy bút – bút kí Thương nhớ mười hai.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS

(18)

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Hướng dẫn đọc:

- GV: Đọc mẫu => 2 HS đọc tiếp đến hết ->

GV nhận xét.

- GV: Yêu cầu HS giải thích các chú thích: 3, 4, 5, 7, 12, 13.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung

- Chậm rãi, sâu lắng, tha thiết → tình cảm yêu thương, nỗi nhớ.

- Chú ý: Sắc thái những câu cảm.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích

NV2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Bài văn được viết theo thể loại nào? Em hiểu gì về thể loại đó?

- GV: Xác định bố cục văn bản? Nêu nội dung chính mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung

* Bổ sung: Tuỳ bút: Một thể bút kí thiên về biểu cảm trữ tình về cảnh vật, con người, cuộc sống mà nhà văn đã trải qua hoặc chứng kiến.

-Đây là một đoạn trích của thiên tùy bút nên không có bố cục hoàn chỉnh của một tác phẩm?

có thể chia làm 3 đoạn.

- Đoạn 1: Đầu → mê luyến Mùa Xuân: Tình cảm của con người đối với Mùa Xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên.

- Đoạn 2: Tiếp → mở hội liên hoan: cảnh sắc và không khí Mùa Xuân ở đất trời và lòng người.

- Đoạn 3: Còn lại: Cảnh sắc riêng của đất trời Mùa Xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng Giêng

2. Kết cấu - bố cục

- Thể loại: Kí- tuỳ bút mang tính chất hồi kí.

- Bố cục: 3 đoạn.

→ mạch lạc của văn bản theo dòng cảm xúc chủ quan → đậm chất trữ

tình.

(19)

ở miền Bắc.

→ mạch lạc của văn bản theo dòng cảm xúc chủ quan “mặc cho ngòi bút đưa đi, đến đâu hay đến đó…”→ bài văn xuôi đậm chất thơ, chất trữ tình.

* Hướng dẫn HS phân tích chủ yếu ở đoạn 2, đoạn 3.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích a) Mục tiêu: HS phân tích văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

NV1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Em hiểu như thế nào về 2 câu đầu tiên? Nhận xét về các biện pháp ngôn từ và dấu câu? Tác dụng?

? Từ các quan hệ gắn bó của các hiện tượng tự nhiên, xã hội, tác giả đã liên hệ đến tình cảm con người như thế nào?

? Câu văn nào gợi tả cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội, đất Bắc? Nghệ thuật? Tác dụng?

? Em hiểu như thế nào về cụm từ “mùa xuân của tôi”?

? Qua hồi tưởng của nhà văn, những dấu hiệu điển hình nào tạo cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc?

? Tác giả gọi mùa xuân Hà Nội là “Mùa xuân thánh thần của tôi” có ý nghĩa gì?

? Sức mạnh của mùa xuân được diễn tả như thế nào?

? Để diễn tả cảm xúc đó tác giả dùng phương thức biểu đạt nào?

? Nỗi nhớ quê hương, gia đình, người thân được diễn tả như thế nào?

? Qua đây, tình cảm dành cho mùa xuân đất Bắc của tác giả bộc lộ như thế nào?

? Theo em, mùa xuân đất Bắc hiện lên như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời

3. Phân tích

3.1. Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội:

- Câu phủ định, điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu.

Khẳng định: tình cảm yêu

🠖mùa xuân tha thiết, nồng nàn.

- Miêu tả, so sánh đặc sắc;

- Giọng điệu sôi nổi, tha thiết, có sức truyền cảm.

- Hình ảnh gợi cảm.

→ Bức tranh mùa Xuân đẹp, tràn đầy sức sống, tràn ngập khắp đất trời nhưng lại ấm áp, nồng nàn, đầy tình yêu thương, mang nét đặc trưng của mùa xuân miền Bắc.

Cảm xúc say sưa, mê đắm

🠖trước mùa xuân.

(20)

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, 1.

- Khẳng định tình cảm “mê luyến mùa xuân” là tình cảm sẵn có của con người

- Điệp ngữ “Đừng thương, ai cấm được”, dùng nhiều dấu , ; => nhấn mạnh tình cảm của con người dành cho mùa xuân là nhu cầu tất yếu, là quy luật -> Lời văn tha thiết mềm mại...

2.

- Khẳng định tình cảm con người với mùa xuân là quy luật không thể cấm đoán được.

3.

- “Mùa xuân của tôi... như mộng” -> liệt kê những dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc -> Gợi ra vẻ đẹp khác của mùa xuân

4.

- Mùa xuân của riêng “tôi”, mùa xuân trong lòng “tôi”

do “tôi” cảm thấy 5.

- Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đêm xanh

=> Cảnh sắc không khí mùa xuân: Tiếng nhạn kêu, huê tình => không khí hài hòa với cảnh sắc tạo một sức sống riêng của mùa xuân đất Bắc

6. Sức mạnh thiêng liêng, kì diệu của mùa xuân đất Bắc

7. Người yêu cảnh...muốn phát điên lên - Nhựa sống... muôn

- Tim dường như đập mạnh hơn..

- Ra đường gặp ai cũng muốn yêu thương

 Khơi dậy sinh lực muôn loài lưu giữ tổ tiên, đạo lí, gia đình

8. Kể, tả, so sánh, biểu cảm với hình ảnh so sánh mới mẻ, giọng điệu vừa sôi nổi vừa êm ái tha thiết

9. Nhang trầm, đèn nến - Bàn thờ, phật thánh, tổ tiên - Không khí gia đình đoàn tụ

 Nét đẹp cuộc sống, nghĩa tình

10. Hân hoan, biết ơn, thương nhớ mùa xuân - Bước 4: Kết luận, nhận định:

(21)

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

* Bình: Những chi tiết hình ảnh rất đặc trưng cho cảnh sắc và không khí mùa Xuân ở đất Bắc. Cả trong thiên nhiên và sinh hoạt của con người. Tác giả đã gợi tả được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa Xuân, vừa có cái lạnh của “ mưa riêu riêu, gió lành lạnh”

như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái nồng nàn của khí xuân, hơi xuân tràn ngập trời đất và thấm vào lòng người, những âm thanh tiếng nhạn kêu, tiếng chống chèo, câu hát huê tình. Không khí mùa xuân còn được hiện lên trong khung cảnh gia đình với bàn thờ, đèn nến, hương trầm…và tình cảm gia đình yêu thương thắm thiết.

NV2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Đọc đoạn văn 3: Đẹp quá đi…→ hết.

? Không khí và cảnh sắc tự nhiên sau rằm tháng giêng được thể hiện như thế nào qua sự miêu tả của tác giả? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng qua những từ ngữ hình ảnh đó?

Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

? Chỉ ra một số các câu văn có phép so sánh?

Trong đoạn văn này, em thấy hình ảnh, chi tiết, câu văn nào là đặc sắc nhất. Vì sao?

? Nhận xét gì về ngòi bút và sự cảm nhận của tác giả ở đây? Qua đó em hiểu gì về tác giả?

? Đoạn văn cuối giúp em cảm nhận thêm gì về không khí mùa xuân sau rằm tháng Giêng? Liên hệ thực tế người miền Bắc ăn Tết sau rằm tháng Giêng?

? Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa Xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa tinh tế của tác giả?

? Tác giả đã thể hiện tình yêu đất Bắc bằng một tình yêu như thế nào?

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

+ Giáo viên: hướng dẫn đọc, hỗ trợ nếu HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, - Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong

- Cỏ… HS: Gạch chân vào

sgk bằng bút chì - Mưa Xuân…

- Vệt xanh tươi…

3.2. Cảnh sắc và không khí mùa Xuân sau rằm tháng giêng

- Nghệ thuật so sánh đặc sắc, hiệu quả → nổi bật sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc, không khí đất trời.

- Sự cảm nhận, đặc biệt tinh tế, nhạy cảm→ sự gắn bó, am hiểu, tình yêu thiên nhiên; trân trọng, biết tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống.

- Con người trở về với cuộc sống êm đềm, thường nhật.

→ Tình yêu cụ thể, dạt dào, tinh tế, sâu sắc và bền bỉ.

(22)

- Vài con ong…

- ánh sáng hồng…

→ Biện pháp nghệ thuật so sánh được dử dụng hiệu quả→ nổi bật sự thay đổi, chuyển biến về màu sắc, không khí… bầu trời, nặt đất, cây cỏ…

trong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm tháng giêng.

-Bữa cơm giản dị, cánh màn điều,… kết thúc các trò chơi…→ cuộc sống êm đềm thường nhật đã thay thế không khí tưng bừng, rộn rã, náo nức của ngày Tết.

- Phản ánh chính xác, phù hợp với thực tế cuộc sống sau rằm tháng Giêng của người miền Bắc.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

* Bình: Nhà văn đã phát hiện ra một vẻ đẹp khác nữa của mùa Xuân đất Bắc. Đó là vẻ đẹp của sự hồi sinh của đất trời, cây cỏ trổ lộc, đơm hoa, kết trái: ”Đào hơi phai…kiếm nhị”

* Bình: Những hình ảnh tự nhiên từ sau rằm tháng Giêng. Ngòi bút của tác giả đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Tác giả đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ tong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm tháng giêng.

Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết

a) Mục tiêu: Học sinh biết cách tổng kết văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Nhận xét nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?

Trình bày.

- GV: Nhận xét về nội dung – ý nghĩa?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật:

- Giọng điệu sôi nổi, tha thiết nhớ thương, miêu tả đặc sắc, so sánh hiệu quả.

4.2. Nội dung, ý nghĩa .

*Nội dung:

Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc

(23)

giá.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

- HS: Đọc ghi nhớ SGK – 178

được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.

* Ý nghĩa:

Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở – một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.

4.3. Ghi nhớ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Bài văn Mùa xuân của tôi mang đến cho em những cảm nhận mới mẻ nào về mùa xuân trên đất Bắc?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

(24)

Văn bản Đọc thêm

SÀI GÒN TÔI YÊU (Minh Hương)

Môn học: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Giúp HS cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn.

- Hiểu được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ , tạo lập văn bản nói, viết - Năng lực đọc hiểu văn bản:

+ Đọc - hiểu được vb tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

+ Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.

c. Phẩm chất:

- Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, con người cho hs.

- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bnar thân đối vớI quê hương đất nước.

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo, 2. Học sinh:

- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK.

- Tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương mình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(25)

c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu cảu giáo viên . d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv cho học sinh xem ảnh những địa điểm nổi tiếng của thành phố HCM và đặt câu hỏi: Hình ảnh này gợi đến thành phố nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung Sài Gòn/ Thành phố HCM

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV dẫn dắt: Nếu HN là trung tâm hành chính của khu vực phía Bắc thì Sài Gòn lại là trung tâm ở phía Nam. Đây là thành phố phồn hoa bậc nhất nước ta. SG còn được mệnh danh là hòn ngọc của Viễn Đông- thành phố "rực rỡ tên vàng". Thành phố trẻ lớn nhất miền Nam vừa kỉ niệm 300 năm tuổi đã hiện lên một cách vừa khái quát vừa cụ thể trong tình yêu của một người đã từng sống ở nơi đây hơn nửa thế kỉ qua.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Hoạt động 1: Giới thiệu chung

a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về tác giả và tác phẩm

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức bài học d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Giới thiệu đôi nét về tác giả và xuất xứ tác phẩm?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

A. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Minh Hương 2. Tác phẩm

- Trích trong " Nhớ Sài

(26)

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - Minh Hương

- Trích trong " Nhớ Sài Gòn" NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 1994.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

Gòn" NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 1994.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Nên đọc văn bản với giọng ntn?

- GV: Bài văn được viết bằng thể loại nào?.

- GV: Nhắc lại đặc điểm của thể loại này??PTBĐ của văn bản?

- GV: Có nội dung lớn nào được phản ánh trong văn bản?

- GV: Nội dung ấy được thể hiện qua bố cục của văn bản ntn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giọng hồ hởi, vui tươi, hăm hở, sôi động, chú ý các từ địa phương.

G đọc - H đọc tiếp -> hết.

- Thể loại: Tuỳ bút.

- PTBĐ: biểu cảm+ miêu tả+ nghị luận.

- Vẻ đẹp của Sài Gòn.

- Tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn.

- Bố cục

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

B. HS tìm hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích

2. Thể loại - bố cục - Thể loại: Tuỳ bút.

- PTBĐ : biểu cảm+ miêu tả+ nghị luận.

- Bố cục: 3 phần

- P1: Đầu-> "họ hàng":

Những ấn tượng chung về SG.

- P2: tiếp-> "5 triệu": Vẻ đẹp phẩm chất của người SG.

- P3: còn lại: Khẳng định lại tình yêu của tác giả đối với SG.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích

(27)

a) Mục tiêu: HS biết phân tích văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Ghi nhận đầu tiên của tác giả về vẻ đẹp của Sài Gòn là gì?

? Nhận xét về cách tạo hình ảnh và tác dụng của nó.

? Ghi nhận thứ hai thuộc về thiên nhiên, khí hậu đặc biệt của SG. Đó là những nét nào?

? BPNT sử dụng trong đoạn văn và tác dụng của nó?

?Cảm nhận chung của em về SG qua sự giới thiệu của tác giả?

? Ở đây tác giả đã miêu tả và bình luận một cách cụ thể và tự tin. Theo em do đâu tác giả có thể viết như thế?

?Cảm nhận chung của em về SG qua sự giới thiệu của tác giả?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung

- Sài Gòn: - trẻ hoài như … thay da đổi thịt.

+ Tạo hình ảnh bằng:

- So sánh: SG trẻ như…

- Tính từ: nõn nà-> mới mẻ.

- Thành ngữ: thay da đổi thịt.

-> Thể hiện một cách gợi cảm sức sống của một đô thị trẻ

+ Thiên nhiên, khí hậu:

- Hiện tượng thời tiết: nắng sớm ngọt ngào, gió lộng buổi chiều, mưa bất chợt, mau dứt.

- Thời tiết thay đổi đột ngột, mau chóng: trời oi nồng…

+ Không khí, nhịp điệu sống:

- đêm: thưa thớt tiếng ồn.

3. Hướng dẫn phân tích 3.1. Vẻ đẹp của Sài Gòn - Hình ảnh so sánh, sử dụng các tính từ, thành ngữ

=> khẳng định sức sống, nét trẻ trung của Sài Gòn.

- Điệp cấu trúc câu -> sự phong phú đa dạng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.

- Là thành phố trẻ sôi động, với những con người chân thành, cởi mở, tự tin và anh dũng, là vùng đất ưu đãi con người.

(28)

- giờ cao điểm: náo động, ồn ào

- sáng: im lặng, k/ khí mát dịu, thanh sạch.

-> đa dạng, phong phú.

+ NT: điệp cấu trúc câu-> nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên, khí hậu SG.

- Là thành phố trẻ sôi động, với những con người chân thành, cởi mở, tự tin và anh dũng, là vùng đất ưu đãi con người.

- Tác giả đã gắn bó lâu năm bằng tình yêu tha thiết với SG.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

- GV bình: so sánh Sài Gòn như cây tơ đang độ nõn nà…để khẳng định thành phố cũng "xuân chán". Cách so sánh độc đáo, đa dạng, bất ngờ tô đậm nét trẻ trung của thành phố trẻ.

- GV bình: chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được những vẻ đẹp và nét riêng của TP. Thậm chí cả những điều tưởng chừng không mấy dễ chịu như sự "trái chứng" thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới, sự ồn ào sôi động…với tác giả cũng trở thành cái đáng yêu, đáng nhớ.

- GV chuyển ý: người SG, đó chính là cái cơ bản nhất tạo nên sức sống và nét đẹp riêng của thành phố SG.

NV2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Đặc điểm của cư dân SG được nhận xét ntn?

? Phẩm chất của người SG được khái quát trong nhận xét nào của tác giả?

?: Vẻ đẹp của người SG được nói tới ở đây là vẻ đẹp truyền thống. Tại sao tác giả lại tìm kiếm các vẻ đẹp truyền thống đó.

? Từ những nét biểu hiện riêng đã làm thành vẻ đẹp chung nào của người SG?

? Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn văn?

? Yêu SG, tác giả cảm thấy thương mến bao nhiêu cũng không thấy uổng công hoài của. Từ đó em hiểu tình cảm của tác giả dành cho SG là tình cảm

3.2. Tình yêu đối với con người

- Cư dân hội tụ từ các miền về.

- Phong cách người SG.

+ Chân tình, bộc trực.

+ Tuân thủ các nghi lễ ứng xử nhưng không màu mè, không mặc cảm tự ti.

+ Anh dũng, bất khuất trong chiến đấu.

- Ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ

=> Yêu Sài Gòn hết lòng,

(29)

ntn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung

- Đặc điểm cư dân: không có người Bắc, người Trung, người Nam, chỉ có người SG-> sự hoà hợp.

- Phẩm chất người SG: chân thành, bộc trực, cởi mở, tự nhiên, tốt bụng

- GV: Vẻ đẹp của người SG bộc lộ tập trung ở vẻ đẹp của các cô gái. Những nét đẹp nào được nói tới.

+ Nét đẹp riêng: các cô gái:

- Trang phục: giản dị đặc sắc.

- Dáng vẻ khoẻ khoắn, tươi vui, nhiệt tình.

- Xã giao: lễ độ, ý tứ

- GV: Vẻ đẹp của người SG được nói tới ở đây là vẻ đẹp truyền thống. Tại sao tác giả lại tìm kiếm các vẻ đẹp truyền thống đó.

- Vì vẻ đẹp truyền thống là giá trị bền vững, mang bản sắc riêng.

- Tác giả là người coi trọng các giá trị truyền thống và muốn tác động tới bạn đọc quan niệm này

- Người SG anh dũng, bất khuất trong chiến đấu.

- Ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ

- Mong mọi người hãy đến, hãy yêu Sài Gòn.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

muốn góp sức mình cho Sài Gòn.

Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết

a) Mục tiêu: Học sinh biết cách tổng kết văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Bài văn đem lại cho em những hiểu biết mới mẻ nào về cuộc sống và con người SG?Theo em sức truyền cảm của bài văn này do đâu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Lối viết nhiệt tình, có chỗ hóm hỉnh, trẻ trung.

4.2 Nội dung - ý nghĩa

(30)

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

- HS ghi nhớ.

- Tình yêu tha thiết , bền chặt của tác gỉa đối với SG 4.3. Ghi nhớ SGK/173

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Đọc đoạn" Tôi yêu Sài Gòn da diết...còn nhiều cây xanh che chở" và thực hiện những yêu cầu dưới đây

1. Đoạn văn sử dụng nhiều từ ngữ miêu ta trạng thái. Em hãy chỉ ra các tù nữ đó và nhận xét về cách cảm nhận của tác giả đối với thiên nhiên và không gian sống của SG?

Em có nhận xét gì về biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn văn này?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS khác nhận xét đánh giá.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Viết bài văn ngắn nêu rõ những nét độc đáo riêng ở quê hương em hoặc ở địa phương mà em từng gắn bó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS khác nhận xét đánh giá.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

(31)

Giáo viên nhận xét, đánh giá

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đấy là trách nhiệmc của người lớn chúng ta chứ không phải chỉ riêng ai… Chứ bây giờ để báo là người hùng thì ở bên ngoài có rất là nhiều người hùng chứ không chỉ

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.. - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

- Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động về màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật hành động?. - Yếu tố

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác. * Kết bài: Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, Sự vô tâm của mọi

Viết 3-5 câu kể về một sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi

Để giúp các em củng cố lại những kiến thức, kĩ năng làm bài văn biểu cảm, thấy được sự khác biệt giữa văn biểu cảm với văn tự sự, miêu tả và tác dụng qua lại của