• Không có kết quả nào được tìm thấy

+ Nhấn mạnh ấn tượng về vẻ đẹp của “hoa và người”.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "+ Nhấn mạnh ấn tượng về vẻ đẹp của “hoa và người”."

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích rồi thực hiện các yêu cầu:

Từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu. Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó.

Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói. Nhưng mọi người vẫn lựa chọn điều này. Mọi lúc.

Chúng ta cần phải từ chối một thứ gì đó. Nếu không, ta hoàn toàn không thể có nổi bản sắc cá nhân.

Hành động lựa chọn một giá trị cho bản thân đòi hỏi việc từ chối lựa chọn giá trị khác. Nếu muốn có một tình bạn chân thành, tôi sẽ từ chối việc đối xử tệ bạc với bạn bè sau lưng họ. Nếu muốn một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tôi sẽ không lấy rượu và ma túy làm lẽ sống của cuộc đời mình.

Thành thực là niềm khao khát tự nhiên của con người. Nhưng một phần của việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta là thoải mái việc nói và nghe từ “không”. Theo đó, từ chối khiến cuộc đời bạn tốt đẹp hơn.

(Dân theo Mark Manson, Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm, NXB Văn học, Hà Nội, 2019, tr.238) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn văn: Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không ai muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói.

Câu 4. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết: một phần của việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta là thoải mái nói và nghe từ “không”?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Vận dụng cao Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về cách nói lời từ chối.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã hai lần miêu tả hành động van xin của người đàn bà hàng chài.

Tại bờ biển, khi bị chồng đánh và chứng kiến cảnh đứa con trai - thằng Phác - đánh lại bố: “Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã.

- Phác, con ơi!

Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy.”

Và tại tòa án huyện, khi chánh án tòa án huyện - Đẩu – yêu cầu bỏ chồng: “Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vái lia lịa:

- Con lạy quý tòa… Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”

Hãy phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong hai lần miêu tả trên, từ đó thấy được vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật này.

HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN VÀ BÀI VĂN.

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề: cách nói lời từ chối.

2. Giải thích:

- Từ chối: có thể hiểu là không đáp ứng một yêu cầu, nguyện vọng nào đó của người khác khi họ đề xuất với mình.

=> Từ chối là một kĩ năng cần thiết, quan trọng mà mỗi người cần phải học.

3. Bình luận:

- Ý nghĩa của lời từ chối:

+ Từ chối đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên nhẹ nhàng, dễ thở và hạnh phúc hơn.

+ Từ chối cũng là cách nâng cao giá trị bản thân; để bản thân có thời gian dành cho sự nghiệp, sở thích của riêng mình.

(2)

- Nhưng lời từ chối có thể làm tổn thương người khác và gây áp lực lên chính mình. Bởi vậy, khi từ chối chúng ta cần:

+ Học cách từ chối khéo léo.

+ Nói năng lịch sự, giải thích rõ ràng.

+ Từ chối khi đó là việc thực sự không thể làm được, từ chối một cách chân thành.

+ …

- Giá trị của bản thân mỗi người không phụ thuộc vào những gì bạn làm cho người khác. Bởi vậy, đừng ngần ngại từ chối khi cảm thấy cần thiết.

- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Câu 2.

* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất”. Ông luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.

- Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập truyện ngắn cùng tên, tác phẩm đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.

- Tác giả đã tìm thấy một trong những hạt ngọc ẩn giấu ấy trong tâm hồn người đàn bà hàng chài.

2. Phân tích hai chi tiết

2.1. Giới thiệu khái quát về người đàn bà hàng chài

- Không tên tuổi, vô danh như bao người đàn bà vùng biển khác - Ngoại hình xấu xí, thô kệch

- Số phận đau khổ, bất hạnh:

+ Nghèo khổ, lam lũ, vất vả

+ Nạn nhân của nạn bạo hành gia đình: thường xuyên bị chồng đánh đập 2.2. Phân tích chi tiết hành động vái lạy đứa con trai

- Nguyên cớ của hành động:

+ Người đàn bà, sau một đêm thức trắng kéo lưới, theo người đàn ông lên bờ, chờ chồng đánh. Bị chồng đánh dã man, tàn bạo, người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục, không hề kêu, không chống trả, không chạy trốn.

+ Thằng Phác lao tới, giằng chiếc thắt lưng, quật vào lão đàn ông. Gã đàn ông tát thằng bé hai cái khiến nó lảo đảo ngã dúi xuống cát….

- Ý nghĩa của hành động:

+ Cầu xin thằng bé tha thứ, mụ day dứt, mặc cảm vì chưa trọn phận làm mẹ. Mụ đã không thể che chở cho tâm hồn ngây thơ non nớt ấy tránh được vết thương tâm hồn.

+ Van nài thằng bé giữ trọn đạo hiếu của kẻ làm con.

=> Đó là nghịch lí của cuộc đời và cũng là hành động của người mẹ rất mực thương con, xót đau khi phải chứng kiến đứa con vì thương mẹ mà lỗi đạo với cha nó.

2.3. Phân tích chi tiết hành động vái lạy quý tòa

- Nguyên cớ của hành động: Chứng kiến cảnh ngộ của người đàn bà “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, với tư cách là người bảo vệ công lí cho nhân dân, chánh án Đẩu đã mời người đàn bà đến và yêu cầu người đàn bà li hôn.

- Ý nghĩa của hành động:

+ Cầu xin không ly hôn với chồng, quyết không giải phóng cuộc đời mình => nghịch lí, trớ trêu, khó hiểu + Thể hiện sự cam chịu, nhẫn nhục thậm chí nhu nhược, đớn hèn không dám đấu tranh để giải phóng số phận của nhân vật => cái nhìn bề ngoài.

=> Đó là hành động của con người chấp nhận đớn đau để có hạnh phúc. Nghịch lí đó khiến Phùng và Đẩu nhận ra, cuộc đời không đẹp, không lãng mạn nên thơ như chiếc thuyền ngoài xa bồng bềnh trong sương hồng. Đây cũng là cơ hội để họ thấu hiểu về cuộc đời.

2.4. Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài qua hai chi tiết

- Vẻ đẹp của một người đàn bà từng trải, sâu sắc lẽ đời. Đây là vẻ đẹp đặc biệt nhất của chị bởi chị là người đàn bà ít học: chị thấu hiểu nỗi khổ của chồng (do hoàn cảnh), thấu hiểu tình thương và cả sự nông nổi của con thơ, chị hiểu cuộc đời của người đàn bà hàng chài cần một người đàn ông trên thuyền để chèo chống khi phong ba bão táp. Vì vậy, chị không thể bỏ chồng, càng không thể để đứa con phạm đạo hiếu.

- Vẻ đẹp khoan dung, nhân hậu, hi sinh, vị tha: Chị cương quyết không chịu bỏ chồng có nghĩa chị chấp

(3)

nhận đòn roi của chồng. Chị coi đó như một cách giải tỏa những bức bách, u uất trong lòng người chồng.

Thậm chí chị không đổ lỗi cho chồng mà kéo lỗi về phía mình (nhà nghèo mà mình lại đẻ nhiều quá) - Vẻ đẹp tình mẫu tử thiêng liêng:

+ Chị luôn tìm mọi cách để bảo vệ con, bảo vệ tâm hồn non nớt của thằng Phác: xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh, và phải gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại.

+ Chị không bỏ chồng vì “Người đàn bà hàng chài chúng tôi sống cho con chứ không phải sống cho mình”

và niềm hạnh phúc của người đàn bà ấy là “ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”

=> Đánh giá

+ Đây là những chi tiết nghệ thuật độc đáo mà NMC đã dụng công xây dựng để khắc họa vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài. Từ hành động ấy, tác giả đã giúp ta phát hiện ra “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của nhân vật”.

+ Người đàn bà hàng chài là đại diện tiêu biểu cho cuộc đời và phẩm chất của người phụ nữ vùng biển nói riêng, người phụ nữ VN nói chung. Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả không chỉ bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của con người mà còn là cái nhìn ấm áp trước vẻ đẹp tâm hồn con người, thức tỉnh con người về cách nhìn nhận cuộc đời.

ĐỀ 2.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1)Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng.

Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.

(2)Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn…

Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.

(3)Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.

(http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/nuoi-duong-tam-hon-noi-chinh-ban.html) 1. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn (1)

2. Anh/ chị hiểu như thế nào về đoạn (2): Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.

3. Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?

4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thông điệp đó.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc “bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có hỏi người về xuôi;

- Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Có khi đáp lại, người về xuôi vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

(4)

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, tr.109 – 111, NXB Giáo Dục – 2008)

Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng kẻ ở- người đi trong các đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.

.---HẾT---

HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN VÀ BÀI VĂN Câu 1:

* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy cảm hứng từ văn bản ở phần Đọc hiểu); nêu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng về việc “bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại”.

2. Các câu phát triển đoạn:

* Giải thích:

- Hình ảnh ẩn dụ:

+ Bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn: những người không biết làm cho đời sống tinh thần của mình trở nên phong phú, tươi mới; họ lựa chọn và hài lòng với lối sống khô khan, thờ ơ, vô cảm với mọi người và chính mình...

+ Mọc đầy cỏ dại: những kẻ không biết tu dưỡng tâm hồn; để mặc những điều xấu xa, đen tối xâm nhập tâm hồn...

- Ví dụ: Lối sống hưởng thụ, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội hiện nay; hiện tượng sống buông thả, bất chấp hậu quả, bỏ mặc tương lai; quan niệm sống vị kỷ, hài lòng với những dục vọng tầm thường, thấp hèn; sống thiếu lý tưởng, mục tiêu phấn đấu; sống nhạt nhẽo, vô vị...

* Bàn luận

- Nêu tác hại: tạo ra những nhân cách tầm thường, mở ra cơ hội cho những suy nghĩ, hành vi đen tối len lỏi vào cuộc sống; tạo nên một lớp người sống hoặc khô cứng hoặc buông thả ảnh hưởng đến gia đình và xã hội; cuộc sống ngày càng trở nên u ám hơn, đất nước thiếu đi những công dân tốt ngược lại đầy rẫy những nhân cách tha hóa tác động xấu đến cộng đồng.

- Chỉ ra nguyên nhân: mỗi người chưa tìm ra cho mình một ý nghĩa, động lực sống đích thực;

những lối suy nghĩ ảo tưởng, chạy theo những hạnh phúc phù phiếm, những niềm vui sa đọa; lối sống đua đòi, thể hiện bản thân bằng những hành vi phản cảm, trái đạo lý; gia đình, xã hội ngày càng thực dụng, khô khan; giáo dục chạy theo thành tích mà không chú trọng giá trị nhân bản; đào tạo tâm hồn...

3. Câu kết đoạn: Nêu những bài học thiết thực cho bản thân (cố gắng làm đẹp cuộc sống của mình và mọi người; rèn luyện lối sống ấy từ những việc nhỏ nhất; luôn nỗ lực tìm thấy giá trị sống, hạnh phúc đích thực từ những điều giản đơn; tạo nên sợi dây gắn kết yêu thương trong gia đình và ngoài xã hội...).

Câu 2:

* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

1.Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm “Việt Bắc”, nêu vấn đề chính: tâm trạng kẻ ở- người đi

(5)

trong các đoạn thơ (Trích thơ).

- Nêu ý phụ: tính dân tộc trong đoạn thơ.

2.Thân bài:

a. Khái quát sơ lược về tác phẩm cần cảm nhận:

b. Cảm nhận về tâm trạng kẻ ở- người đi 25

* Tâm trạng người ở lại (đồng bào VB) - Gợi lại tình cảm sâu đậm, gắn bó + Cách xưng hô mình ta.

+ Tính từ: thiết tha, mặn nồng.

- Nhắc nhở người về xuôi đừng quên nghĩa tình Việt Bắc + Câu hỏi tu từ.

+ Điệp cấu trúc “Mình về... có nhớ...”.

- Khẳng định những tình cảm sâu đậm

+ Khoảng thời gian 15 năm gắn bó đầy gian khổ nhưng đầy ắp tình cảm, kỷ niệm đẹp.

+ Hình ảnh cây – núi; sông – nguồn: vẻ đẹp của núi rừng VB; ẩn dụ: VB là cội nguồn của CM với tấm lòng tha thiết không bao giờ vơi cạn.

=> Tâm trạng lưu luyến, dành hết những tình cảm thiêng liêng sâu đậm gửi theo người về xuôi.

* Tâm trạng của người về xuôi (cán bộ, chiến sĩ CM)

- 2 câu đầu thể hiện tấm lòng của người về xuôi với VB, luôn thủy chung, son sắt.

+ Vừa hỏi lại để khẳng định tình cảm, vừa nhắn nhủ VB đừng quên mình.

+ Nhấn mạnh ấn tượng về vẻ đẹp của “hoa và người”.

- 8 câu sau cho thấy vẻ đẹp hài hòa, gắn bó cùng tôn lên vẻ đẹp của nhau giữa thiên nhiên và con người.

+ Mùa đông: màu đỏ của hoa, màu xanh của lá tương phản, tươi tắn đầy sức sống của rừng chuối; người đi lên nương rẫy dáng vẻ khỏe khoắn, tự tin, đầy sinh khí, nhiệt huyết.

+ Mùa xuân: màu trắng tinh khiết, bung nở của hoa mơ; dáng điệu lao động với sự tỉ mỉ chăm chút trên từng chiếc lá giang.

+ Mùa hè: không gian ngập tràn màu sắc rực rỡ (rừng phách đổ vàng), âm thanh rộn rã (ve kêu); hình ảnh thân thương của người em dịu dàng, thướt tha nhưng vẫn đậm chất lao động.

+ Mùa thu: ánh trăng tràn ngập tạo nên sắc màu lung linh, không gian huyền ảo, lãng mạn, gợi ước mơ thanh bình; tiếng hát ca ngợi ân tình thủy chung càng làm đẹp hơn tâm tình của người VB.

=> Lời thơ thể hiện những ấn tượng sâu đậm, khó phai trong lòng người về xuôi; cách cảm nhận xuất phát từ tình cảm tha thiết với VB: vẻ đẹp của cảnh hữu tình, người duyên dáng hòa quyện vào nhau trong một khung cảnh đậm chất trữ tình đằm thắm.

* Những đặc sắc nghệ thuật: thể thơ lục bát với âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng; lối xưng hô mình – ta; kết cấu đối đáp của ca dao dân ca; hình ảnh bình dị mà gợi cảm; giọng thơ tha thiết, đậm chất trữ tình.

c. Bàn luận mở rộng: Tính dân tộc trong 2 đoạn thơ

* Về nội dung

- Tình cảm sâu đậm của người đi kẻ ở đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp từ ngàn đời của nhân dân ta: coi trọng tình nghĩa hơn của cải vật chất; tình cảm sâu đậm không dễ xóa nhòa, quên lãng; sống thủy chung có trước có sau; tấm lòng tri ân, hướng về cội nguồn đã cho mình khôn lớn; tinh thần lạc quan: chia tay nhưng không bi ai, gợi nhớ kỉ niệm CM dù gian khổ nhưng vẫn luôn chứa đựng những cái nhìn tích cực...

- Vẻ đẹp trong cả hai đoạn đều là vẻ đẹp hướng nội, khai thác từ sự dung dị, mộc mạc mà

đầy sức gợi cảm của con người và thiên nhiên cảnh vật. Đó chính là quan niệm thẩm mỹ

(6)

thuần Việt: không chú trọng vẻ đẹp sắc sảo, rực rỡ mà đề cao sự thanh khiết, nhẹ nhàng; nét đẹp của tâm hồn luôn hướng vào trong với những cung bậc sâu lắng;vẻ đẹp của thiên nhiên tồn tại trong chính cuộc sống quanh ta...

- Hai đoạn thơ cũng cho thấy cách cảm nhận của nhà thơ về những vấn đề chính trị: luôn đề cao những sự kiện lớn lao, liên quan đến vận mệnh đất nước nhưng cách thể hiện không phù phiếm, cố tạo ra vẻ hoành tráng mà rất nhẹ nhàng, sâu lắng.

* Về nghệ thuật: Tố Hữu đã khai thác triệt để những vốn quý trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc: thể thơ lục bát; hình ảnh, con người gắn liên với vùng đất Việt Bắc; chất liệu từ những câu tục ngữ; đại từ nhân xưng mình-ta mượn từ ca dao, dân ca; giọng điệu nhẹ nhàng mà chân thành, sâu lắng phù hợp với cách cảm, cách tả, cách gợi về vẻ đẹp của ân tình, của cảnh và người, của những hoài niệm trong buổi chia tay.

3.Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

- Nêu bài học liên hệ: ý thức phát huy truyền thống dân tộc; lối sống tình nghĩa, thủy chung; tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước...

ĐỀ 3

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.

“Tấm vải bẩn thật” - Cô vợ thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn cứ lời bình phẩm ấy thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.

Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: “Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?”

Người chồng đáp: “Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.

Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu chuyện kia. Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là “lỗi lầm của người khác”.

Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ khoan thứ để nhẫn nại một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng.

Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ nhường kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức. Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân giận hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.” [...]

(Dẫn theo Thảo Yukimoon, Luôn nhìn thấy lỗi ở người khác: Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến, http://kenhl4.vn) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Vì sao người vợ lại bình phẩm về việc giặt vải của người hàng xóm, khi thực tế điều đó không liên quan đến cô ta?

Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào là thành kiến? Thành kiến là tích cực hay tiêu cực? Nêu một ví dụ thực tế về thành kiến trong xã hội ngày nay.

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan niệm “Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha ” không? (trình bày trong 5 -7 câu)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

(7)

Câu 1. (2 điểm)

Bằng đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy nêu quan điểm của anh/chị về ý kiến: Sự lừa lọc lớn nhất mà con người phải chịu chính là quan điểm riêng của bản thân mình.

(The greatest deception men suffer is from their own opinions. - Leonardo da Vinci) Câu 2. (5 điểm)

Trong truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều chi tiết nói về phản ứng tâm lí và hành động của Tnú vào cái đêm thằng Dục dẫn lính về làng Xô Man. Miêu tả tâm lí và hành động Tnú khi chứng kiến cảnh Mai và đứa con bị đánh đến chết, nhà văn viết:

"Một tiếng hét dữ dội. Tnú nhảy xổ vào giữa bọn lính. Anh không biết đã làm gì. Chỉ thấy thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Rồi Mai ôm đứa con chui vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai".

Miêu tả tâm lí và hành động của Tnú khi bị thằng Dục tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay, nhà văn viết:

"Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy trong bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi.

Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: "Người cộng sản không thèm kêu van…". Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!"

Phân tích nhân vật Tnú trong hai lần miêu tả như trên. Từ đó, nhận xét sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân vật.

HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN VÀ BÀI VĂN Câu 1.

- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận - Giải thích:

+ Sự lừa lọc lớn nhất mà con người phải chịu chính là quan điểm riêng của bản thân mình.

+ Quan điểm bản thân, vấn đề điểm nhìn.

- Phân tích/ Bình luận: Các luận điểm quan trọng cần chỉ ra được:

+ Quan điểm cá nhân, những định kiến chi phối cách nhìn, điểm nhìn, từ đó dễ dẫn đến những cách đánh giá lệch lạc.

+ Những tệ hại bởi cái nhìn và cách đánh giá chủ quan, cảm tính + Làm sao để nhìn nhận một cách khách quan, chân thực

- Liên hệ- Liên hệ bản thân:

Câu 2.

* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

I/.Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành và truyện Rừng xà nu.

– Nêu vấn đề cần nghị luận:Tâm lí và hành động của Tnú trong 2 lần được miêu tả thể hiện sự chuyển biến của người chiến sĩ cách mạng anh hùng.

II/.Thân bài:

1. Khái quát về tác phẩm, nhân vật Tnú:

- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, sơ lược cốt truyện.

- Khái quát về hoàn cảnh dẫn đến phản ứng tâm lí và hành động của nhân vật Tnú.

2. Phân tích nội dung, nghệ thuật thể hiện tâm lí và hành động của Tnú ở 2 đoạn văn:

a. Về nội dung:

a.1. Phân tích tâm lí và hành động của Tnú khi chứng kiến cảnh Mai và đứa con bị đánh đến chết:

- Hoàn cảnh cụ thể:

(8)

+ Dân làng chưa sẵn sàng để chống lại bọn thằng Dục. Cụ Mết và Tnú cùng thanh niên trong làng đang phải vào rừng lẩn trốn;

+ Tnú chứng kiến cảnh Mai và con bị bọn lính đánh đến chết.

-Tâm lí và hành động của nhân vật Tnú:

+ Tnú kêu lên đau đớn;

+ Tnú lao ra cứu vợ và con nhưng Mai và đứa con đã chết. Tnú bị bắt trói vào gốc cây xà nu.

-Ý nghĩa:

+ Thể hiện nỗi đau mất mát không thể kìm nén;

+ Thể hiện hành động mang tính tự phát và đơn độc của Tnú khi dân làng chưa sẵn sàng để hành động chống lại kẻ thù.

a.2. Phân tích tâm lí và hành động của Tnú khi bị thằng Dục tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay:

- Hoàn cảnh cụ thể: Sau cái chết của Mai và con, Tnú bị thằng Dục tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay.

-Tâm lí và hành động của nhân vật Tnú:

+ Không thấy lửa ở mười đầu ngón tay;

+ Cắn nát cả môi, cảm thấy mặn chát ở đầu lưỡi;

+ Nhớ đến lời anh Quyết;

+ Tnú không kêu van;

+ Tnú cảm thấy lửa cháy cả ruột đây rồi.

-Ý nghĩa:

+ Thể hiện nỗi đau tột cùng và sự kìm nén của Tnú;

+ Thể hiện sự vận động của nỗi đau thành nỗi căm thù;

+ Thể hiện ý chí của người cộng sản đã trưởng thành trong nhận thức cách mạng và lí tưởng đấu tranh.

b. Về nghệ thuật:

-Tác giả đã sáng tạo được nhiều chi tiết giàu ý nghĩa tượng trưng, lời văn trau chuốt giàu hình ảnh, giọng điệu ngợi ca, tự hào…

- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống đau đớn, nghiệt ngã để bộc lộ tính cách, tậm trạng hợp lí, xúc động.

3. Nhận xét sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân vật Tnú.

- Qua hai lần miêu tả, tác giả đều thể hiện những nỗi đau, những bi kịch cuộc đời và phẩm chất anh hùng, lòng gan dạ, dũng cảm, yêu thương và căm thù trong tâm hồn Tnú - người chiến sĩ cách mạng;

- Qua hai lần miêu tả, nhân vật Tnú có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động: biến nỗi đau thành sức mạnh và lòng căm thù, báo hiệu về hành động trả thù quật khởi. Đó chính là tính cách và phẩm chất anh hùng cách mạng của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ .

III/. Kết bài:

- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của nhân vật Tnú qua hai lần miêu tả;

- Rút ra bài học cuộc sống từ nhân vật Tnú ( sống yêu thương và căm thù; sống có lí tưởng, không đầu hàng hoàn cảnh…)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đầu thế kỷ XX, dưới tác động của văn hóa phương Tây và do nhu cầu thưởng thức của tầng lớp thị dân đương thời, đồng thời để bắt kịp xu hướng đổi mới của các loại

[r]

Liệt kê những việc làm của bạn hoặc những người trong gia đình bạn có thể gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.

Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.

 Một nhân cách cao đẹp: yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dũng cảm đấu tranh với nền chính trị

- Hình ảnh con người tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng bằng cả tâm hồn; đồng thời vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềm lo cho nước, cho cách mạng... (tình cảm, ấn

Bằng thủ pháp hiện thực tâm trạng hóa không gian nghệ thuật, Thiết Ngưng đã khiến cho không gian trong tiểu thuyết Những người đàn bà tắm không chỉ đơn thuần là

[…] Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo