• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ: 12 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện: 4 tuần Tên chủ đề nhánh: Các nghề phổ biến.

Thời gian thực hiện từ:

A. TỔ CHỨC

ĐÓN TR -TH DC SÁNG NỌI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Đón trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ 2.Điểm danh

3.Trò chuyện

- Trò chuyện về một số nghề phổ biến quen thuộc ở địa phương.

4.Thể dục sáng

Tập các động tác theo cô

- Cô đón trẻ đúng giờ.

- Tạo niềm tin ở trẻ khi đến lớp với cô.

- Trẻ tự biết cất đồ dùng cái nhân vào đúng nơi qui định

- Trẻ biết được tên của mình và tên của bạn.

- Giúp trẻ biết quan tâm tới bạn bè

- Trò chuyện giúp trẻ mở rộng kiến thức.

- Biết được tên, công dụng, cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình

- Trẻ tập đúng động tác theo cô.

- Có ý thức trong giờ học.

- Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề.

- Tủ đựng đồ.

- Sổ theo dõi, bút

- Sân thể dục.

(2)

.NGHỀ NGHIỆP

Từ ngày 19/11/2018 đến 14/12/2018 Số tuần thực hiện 01 tuần

Ngày 26/11/2017 đến ngày 30/11/2018

CÁC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần.

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Cô gọi tên trẻ theo thứ tự

- Trò chuyện :

+ Bố, mẹ con làm nghề gì?

+ Tại địa phương con có những nghề gì?

+ Hãy kể tên những nghề mà con biết?

Giáo dục trẻ biết yêu quý trân trọng những công việc của bố mẹ.

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ:

* Khởi động:

- Cô dùng sắc xô cho trẻ đi thành vòng tròn và đi bằng các kiểu chân.

* Trọng động:

- Cho trẻ tập các động tác.

+ Hô hấp: Gà gáy

+ ĐT Tay: Tay đưa ra trước lên cao + ĐTChân: Ngồi xổm đứng lên liên tục + ĐT Bụng : Đứng quay người sang 2 bên + ĐT Bật: Bật tách và khép chân

* Hồi tĩnh:

- Cho trẻ chơi TC: cây cao, cỏ thấp

- Chào cô,chào phụ huynh cất đồ dùng

- Trẻ dạ cô

- Công nhân, công an - Công nhân, nông dân,…

- Trẻ kể

- Trẻ khởi động

- Tập theo cô.

- Trẻ chơi trò chơi

(3)

HOT ĐNG NGOÀI TRI NỌI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Hoạt động có mục đích.

- Quan sát thời tiết, công việc của cô cấp dưỡng

- Trò chuyện nghề phổ biến ở địa phương

2.Trò chơi vận động:

- Mèo đuổi chuột - Kéo co

- Cáo ơi ngủ à

3. Chơi tự do.

- Vẽ tự do trên sân

- Trẻ biết được đặc điểm thời tiết trong ngày.

- Biết chọn trang phục phù hợp với thời tiết

- Trẻ biết được công việc của cô cấp dưỡng

- Biết tên một số nghề phổ biến ở địa phương

- Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi - Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi

- Trẻ sáng tạo khi chơi.

- Biết vẽ tự do trên sân - Tạo sự thoải mái vui chơi

- Sân trường sạch sẽ.

- Địa điểm đến thăm quan

- Tranh ảnh về nghề gốm, nghề mỏ, nghề nông,…

- Mũ dép cho trẻ,trang phục gọn gàng.

- Sân chơi

- Dây thừng - Mũ cáo

- Phấn vẽ

(4)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Cô cùng trẻ đi dạo quanh sân trường

* Hướng dẫn trẻ quan sát thời tiết :

+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào ?

+ Trời lạnh chúng minh phải mặc trang phục như thế nào?

->Giáo dục trẻ mặc ấm khi trời lạnh

*Quan sát trò chuyện về công việc cô cấp dưỡng - Hằng ngày trên lớp ai nấu cơm cho các con ăn?

- Công việc của các cô là gì?

-> Giáo dục trẻ biết ơn các cô các bác trong trường

* Hãy kể tên những nghề phổ biến ở địa phương con?

- Con thích nghề gì nhất?

- Bố mẹ con làm nghề gì?

- Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi

*TC: Mèo đuổi chuột

- Cách chơi: Một trẻ đóng vai là mèo, một trẻ đóng vai là chuột các bạn còn lại cầm tay đứng thành vòng tròn và đọc lời thơ: “Mèo đuổi chuột…..

- Luật chơi: Nếu chuột bị mèo bắt phải làm mèo và đổi vai chơi.

* TC: Kéo co

- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội, cầm dây thừng , khi có hiệu lệnh kéo phải kéo mạnh về đội mình

- Đội nào kéo qua vạch đỏ là đội đó thắng cuộc

* Trò chơi “cáo ơi ngủ à” cô hướng dẫn cách chơi : Một bạn làm cáo các bạn còn lại làm thỏ, vừa đi kiếm ăn vừa gọi cáo ơi ngủ à, cáo tỉnh giấc đuổi theo bắt thỏ. Luật chơi nếu chú thỏ nào bị bắt phải đổi lượt làm cáo.

- Cho trẻ và tổ chức cho trẻ chơi

- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề - Cô gợi ý hướng dẫn trẻ vẽ.

- Cô quan sát đảm bảo tính mạng cho trẻ chơi.

- Cô bao quát trẻ chơi tốt. giáo dục trẻ đoàn kết

- Quan sát trò chuyện cùng cô về những gì trẻ quan sát được.

- Trẻ đưa ra lời nhận xét của mình.

- Cô cấp dưỡng

- Trẻ kể - Trẻ trả lời

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ vẽ

(5)

HOT ĐNG GÓC NỌI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

* Góc đóng vai - Gia đình, mẹ chăm sóc em bé, nấu các món ăn.

*Góc xây dựng Xây dựng vườn hoa

*Góc Nghệ thuật Tô màu, xé dán tranh các loại hoa, biểu diễn các bài hát nói về các nghề ở địa phương.

*Góc học tập

- Đọc sách tranh truyện, làm sách tranh nghề phổ biến

*Góc thiên nhiên - Chăm sóc cây xanh

- Biết thể hiện vai chơi.

- Phân vai thành viên trong gia đình mẹ ,con...

- Trẻ biết cách xắp xếp, lắp ghép các hình khối xây dựng vườn hoa

- Trẻ tự tin khi biểu diễn

- Giúp trẻ ôn luyện giai điệu một số bài hát

- Biết tô màu xé dán một số loại hoa

- Biết làm sách tranh nghề phổ biến.

- Nhận biết được 1 số hình ảnh trong tranh.

- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận cho trẻ.

- Rèn luyện các giác quan nhanh nhẹn khi chăm sóc cây.

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng

- Sách ,vở, phấn, bút bảng,

- Búp bê.

- Bộ lắp ghép, các khối hình…cây xanh

- Bút sáp màu, bút chì, giấy màu, hồ dán

- Dụng cụ âm nhạc - Sách truyện, tranh ảnh

- Tranh một số loại hoa, kẹp ghim - Khăn lau

- Bộ chăm sóc cây

(6)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Thoả thuận trước khi chơi.

- Hỏi trẻ: các con đang học chủ đề gì? - Lớp mình có những góc chơi gì?

- Giới thiệu góc chơi, đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

- Các con thích góc chơi gì hãy về góc chơi đó nhé.

Trẻ tự nhận vai chơi 2. Quá trình chơi.

- Đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi

+ Nếu con đóng vai mẹ con sẽ làm gì?

+ Hàng ngày mẹ sẽ làm những công việc gì?

- Ai đóng vai bố đưa con đến trường ? - Cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi - Các bác đang lắp ghép gì thế?

+ Xây dựng vườn hoa để làm gì?

+ Bác sử dụng đồ dùng đó như thế nào?....

- Bác làm gì để giữ gìn, bảo vệ vườn hoa

- Trò chuyện để trẻ kể về những loại hoa mà trẻ biết . - Gợi ý trẻ xé, dán, tô màu các loại hoa

- Hướng dẫn trẻ biểu diễn 1 số bài hát về các nghề ở địa phương.

- Con nhìn thấy gì trong bức tranh này?

- Hướng dẫn trẻ cách làm sách, tranh

- Cho trẻ chăm sóc cây

- Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ cây trồng 3. Kết thúc chơi.

- Cho trẻ đi tham quan các góc chơi

- Cô cho tổ trưởng của các góc tự giới thiệu về góc chơi của mình

- Cô nhận xét các góc chơi, động viên những góc đạt được kết quả cao.

- Yêu cầu trẻ dọn đồ chơi, vào đúng nơi qui định

- Trẻ chơi mẹ đưa con đến trường, nấu ăn phục vụ gia đình

- Lắp ghép, xây dựng vườn hoa

-Tô màu xé dán tranh các loại hoa

- Biểu diễn các bài hát về các nghề ở địa phương - Làm tranh…

- Trẻ chăm sóc cây.

(7)

HOT ĐNG ĂN NỌI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1.Trước khi ăn.Trẻ rửa tay rửa mặt sạch sẽ trước khi ăn.

2.Trong khi ăn: Tổ chức cho trẻ ăn trưa

3. Sau khi ăn:

- Trẻ biết các thao tác rửa tay, mặt

- Trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình.

- Trẻ có nề nếp sắp xếp bàn ghế gọn gàng

- Nước, khăn..

- Bát, thìa, đĩa, khăn lau

HOT ĐNG NG 1. Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ: Tổ chức cho trẻ ngủ

3. Sau khi ngủ dậy

- Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ ngủ ngon giấc - Trẻ nằm đúng tư thế để ngủ

- Ngủ sâu giấc

- Tạo cho trẻ có tinh thần tốt sau giấc mơ.

- Chăn, gối, đĩa hát ru

- Phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ.

- giường, gối đầu.

- Khăn, một số động tác vận động

1. Ôn tập

- Trò chuyện xem tranh ảnh về chủ đề

- Ôn lại các bài hát, bài thơ, câu chuyện đã học.

2. Chơi hoạt động theo ý thích - Giáo dục kỹ năng sống, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

- Xếp đồ chơi gọn gàng.

3. Nêu gương

- Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề

- Nhận xét nêu gương tiêu chuẩn bé ngoan

- Thưởng cờ cuối ngày, bé ngoan cuối tuần cho bé

- Ôn những bài đã học

- Trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt hơn

- Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi trẻ được tự mình chọn đồ dùng đồ chơi.

- Trẻ thuộc các bài hát, biểu diễn tự nhiên.

- Rèn ghi nhớ cho trẻ.

- Nhận biết các ưu khuyết điểm của cá nhân trẻ và các bạn trong lớp.

- Những bài hát, thơ, truyện thuộc chủ đề.

- Đồ chơi trong các góc - Các bài hát về chủ đề.

- Cờ, bé ngoan

TR TR

4. Trả trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ một ngày ở trường

- Trẻ có thói quen chào hỏi khi đến lớp và khi về với bố mẹ.

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.

(8)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

Cô hướng dẫn trẻ các thao tác rửa tay, rửa mặt.

- Cô hỏi trẻ thực đơn ăn ngày hôm nay,và thực đơn đó thuộc nhóm gì? Cung cấp chất gifcho cơ thể?

- Cô động viên trẻ ăn hết xuất ăn của mình

- Cô nhắc trẻ cất gọn ghế ngồi, rửa tay, rửa mặt sạch sẽ.

- Trẻ rửa tay, mặt - Mời cô, mời bạn trước khi ăn.

- Trẻ thực hiện - Cô dọn sạch sẽ, thông thoáng phòng ngủ.

- Cô chuẩn bị đủ chăn, gối.

- Cô cho trẻ nghe những bài hát dân ca để trẻ ngủ - Cô cho trẻ đi vệ sinh sau khi ngủ dậy.

- Cho trẻ vận động nhẹ nhàng.

- Cho trẻ ăn quà chiều

- Trẻ chuẩn bị vào phòng ngủ.

- Ngủ

- Trẻ đi vệ sinh.

- Trẻ vận động - Trẻ ăn quà chiều

- Cô cho trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.

- Cô gợi ý hướng dẫn trẻ đọc truyện, hát, đọc thơ về chủ đề: bé làm bao nhiêu nghề, cháu yêu cô chú công nhân, cháu yêu cô thợ dệt

- Cô cho trẻ chơi theo ý thích.

- Rèn cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ: Rửa tay, rửa mặt,…

- Hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng.

Bước 1: Ổn định tổ chức: Hát hoặc đọc thơ về chủ đề.

Bước 2: Biểu diễn văn nghệ

- Cho trẻ biểu diền văn nghệ những bài hát thuộc chủ đề.

Bước 3: Nhận xét nêu gương

+ Cô hỏi trẻ về các tiêu chuẩn bé ngoan.

+ Cho trẻ nêu các tiêu chuẩn bé ngoan + Cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.

+ Cho trẻ cắm cờ

Bước 4: Tuyên dương thưởng cờ -> Cô nhận xét trẻ và cho trẻ cắm cờ

- Cô trả trẻ đúng phụ huynh

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ một ngày ở trường

- Trẻ đọc, hát.

- Trẻ sắp xếp đồ dùng đồ chơi.

- Trẻ hát, đọc thơ - Trẻ biểu diễn theo nhạc

- Nêu các tiêu chuẩn bé ngoan

- Trẻ tự nhận xét - Cắm cờ

- Chào cô, bố, mẹ, các bạn ra về.

(9)

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 26 tháng 11 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: Thể dục: - Đi theo dây

- TCVĐ – Nhảy nhanh tới đích

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát “Chú bộ đội”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết cách đi trên dây - Biết cách chơi trò chơi.

2. Kỹ năng

- Rèn các tố chất phát triển thể lực cho trẻ.

3. Giáo dục thái độ

- Giáo dục trẻ thích tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Hai dây thừng nhỏ dài 3-4m 2 ống cắm cờ làm đích, trang phục gọn gàng, nhạc bài “Bông hồng tặng cô”, xắc xô, 3 giỏ hoa.

2. Đồ dùng của trẻ

- Trang phục trẻ gọn gàng 3. Địa điểm tổ chức

- Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng - Cô kiểm tra sức khỏe.

2. Giới thiệu bài:

Hôm nay cô hướng dẫn các con thực hiện bài tập “Đi theo dây” và chơi trò chơi “ Nhảy nhanh tới đích” các con chú ý nhé!

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Khởi động

- Cho trẻ đi các kiểu chân, đi nhanh đi chậm, đi khom, đi kiễng gót, đi vẫy tay, theo nhạc bài hát “Bông hồng tặng cô” xếp đội hình 4 hàng ngang quay mặt lên phía cô.

- Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô

* Hoạt động 2: Trọng động

- Tập bài tập phát triển chung: Cô tập cùng trẻ + ĐT Tay: Tay đưa ra trước lên cao

- Trẻ tập + ĐTChân: Ngồi xổm đứng lên liên tục (NM)

+ ĐT Bụng: Đứng quay người sang hai bên + ĐT Bật: Bật tachsvaf khép chân

(Mỗi động tác tập 2x 8 nhịp. ĐTNM (tập 3x 8 nhịp) -Vận động cơ bản: “Đi trên dây”

- Cô tập mẫu lần 1: Không phân tích - Quan sát

(10)

- Lần 2: Hướng dẫn: Đứng chân rộng bằng vai, trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh thì bắt đầu bước đi theo dây từ đầu cho đến hết dây rồi đi quay trở lại sau đó về cuối hàng đứng.

+ Cô vừa thực hiện vận động gì?

- Mời 1 trẻ lên làm mẫu.

+ Con vừa được làm quen với vận động gì?

- Cô cho trẻ thực hiện: lần lượt từng nhóm trẻ lên thực hiện khoảng 2-3 lần.

- Cô cho các tổ thi đua Động viên trẻ thực hiện

- Quan sát, lắng nghe

- Đi theo dây

- 2 trẻ thực hiện mẫu - Đi theo dây

- Trẻ thực hiện

- Trò chơi vận động: “Nhảy nhanh tới đích”

+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội đứng trước vạch xuất phát, khi bản nhạc bắt đầu lần lượt từng bạn co chân nhảy thật nhanh tới đích, sau đó đi lên hái một bông hoa cắm vào giỏ hoa của đội mình thì bạn tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Kết thúc bản nhạc đội nào hái được nhiều hoa hơn đội đó chiến thắng.

- Tổ chức cho trẻ chơi - Quan sát động viên trẻ.

- Trẻ chơi

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng - Trẻ thực hiện 4. Củng cố giáo dục

- Hỏi trẻ hôm nay chúng mình đã tập bài tập gì?

- Chơi trò chơi gì?

- Nhận xét tuyên dương trẻ

- Đi theo dây

- TC: Nhảy nhanh tới đích 5. Kết thúc

- Cô và các con cùng hát bài “Chú bộ đội” - Hát

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

Thứ 3 ngày 27 tháng 11 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPXH – Tìm hiểu trò chuyện về một số nghề phổ biến ở địa phương

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát “Ước mơ xanh”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được tên gọi của một số nghề truyền thống ở địa phương như: Nghề gốm, nghề nông, công nhân mỏ.

(11)

- Biết được sản phẩm và lợi ích của các nghề trong xã hội.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được được công việc,sản phẩm do các nghề tạo ra.

3. Thái độ:

-Trẻ biết yêu quý giữ gìn các sản phẩm, biết tôn trọng người làm các nghề khác nhau.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô

- Tranh minh họa: Nghề nông, nghề gốm, nghề mỏ.

- Đất nặn,1 số sản phẩm gốm sứ, các loại quả bày thành quầy hàng.

2. Đồ dùng của trẻ :- Đất nặn, 3. Địa điểm :- Trong lớp học III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

-Cô hát cho trẻ nghe bài “ Ước mơ xanh”

+ Nghe bài hát các con cảm nhận được điều gì?

+ Ước mơ sau này lớn con sẽ làm nghề gì?

+ Con biết trong xã hội có những nghề gì?

+ Con thích nghề nào nhất? Vì sao?

- Trẻ hát.

- Kể tên nghề trẻ biết.

- Nói lên ý thích của mình.

2. Giới thiệu bài

- Trong xã hội có nhiều nghề khác nhau,nghề nào cũng đáng quý.Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về các nghề truyền thống ở địa phương mình nhé.

3. Hướng dẫn

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nghề nông.

+ Các con xem trong tranh có những gì?

+ Mọi người trong tranh đang làm gì?

+ Các bác nông dân làm việc ở đâu?

+ Bác nông dân làm ra những sản phẩm gì?

+ Dụng cụ lao dộng của người nông dân có những gì?

- Nghề nông là nghề rất phổ biến ở địa phương chúng ta.Các bác nông dân trong đó có ông bà, cha mẹ các con đã trực tiếp sản xuất ra lúa gạo,ngô,khoai,lạc đỗ….Những thứ đó được xếp vào nhóm lương thực,ngoài ra người nông dân còn chăn nuôi lợn gà,cá,trâu bò cung cấp thực phẩm cho chúng ta ăn hàng ngày.

*Hoạt động 2:Tìm hiểu nghề thợ mỏ + Bức tranh vẽ về ai?

+ Người thợ mỏ làm việc ở đâu?

+Thợ mỏ cần những dụng cụ gì?

+Sản phẩm của người thợ mỏ là gì?

+Than dùng để làm gì?

- Trẻ kể về nội dung tranh - Người cày ruộng,người cấy lúa

- Làm việc trên cánh đồng.

- Làm ra thóc,gạo,lúa ngô.

- Có cày, cuốc, liềm…

- Về người thợ mỏ - Trong các mỏ than

- Có xẻng, cuốc và máy móc..

- Sản phẩm là than - Làm chất đốt.

(12)

- Các con ạ trên quê hương Quảng Ninh chúng ta Nghề sản xuất than rất phổ biến.Than được dùng làm chất đốt,làm nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện.

+ Trong lớp mình bố mẹ bạn nào là thợ mỏ?

+ Con thấy bố mẹ khi đi làm về người như thế nào?Vì sao?

+Con đã làm gì để bố mẹ đỡ vất vả?

- Nghề nông và nghề thợ mỏ và một số nghề khác nữa là những nghề trực tiếp làm ra sản phẩm nên mọi người rất vất vả, các con phải biết quý trọng những sản phẩm do mọi người làm ra như khi ăn không làm rơi vãi cơm,biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ,sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng.

* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về nghề gốm

+ Có bạn nào được đến thăm nơi sản xuất gốm sứ?

+ Sản phẩm của nghề gốm có những gì?

- Cho trẻ đi thăm cửa hàng bán đồ gốm sứ.

+ Con biết gì về những sản phẩm này?

+ Những sản phẩm này làm bằng nguyên liệu gì?

+ Những sản phẩm này sử dụng vào những việc gì?

- Các con ạ sản phẩm do nghề gốm làm ra có rất nhiều như đồ dùng để ăn uống,đồ dùng để trang trí như bình hoa,các con vật cảnh..và còn có những sản phẩm là vật liệu xây dựng như gạch,ngói…đều được làm ra từ nguyên liệu là đất sét.Ở quê hương Đông Triều chúng ta có rất nhiều nhà máy gốm sứ như nhà máy gốm Hoàng Quế,nhà máy gốm Quang Vinh Mạo Khê,ngoài ra còn có nhiều lò gạch,lò gốm khác sau này lớn lên các con sẽ tìm hiểu thêm nhé,còn bây giờ các con có muốn tập làm người thợ làm gốm không?

* Hoạt động 3 : Cho trẻ nặn sản phẩm của các nghề.

- Cho trẻ ngồi về các góc trao đổi xem trẻ sẽ nặn những gì.Cô gợi ý trẻ nặn bát đĩa,cốc,các con vật và các loại quả…

- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của các nhóm.

- Mời 1 vài trẻ kể.

- Người bẩn do bụi than

-Trẻ kể theo sự hiểu biết

- Làm từ đất sét.

- Sử dụng trong ăn uống hàng ngày, để trồng hoa, xây nhà…

- Trẻ về góc nặn sản phẩm của nghề gốm

4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay các con cùng tìm hiểu về gì? - Tìm hiểu trò chuyện về một số nghề phổ biến ở địa phương - Về nhà các con cùng tìm hiểu thêm về các nghề này nhé

5. Kết thúc

- Chuyển hoạt động tiếp theo

Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

(13)

………

………

………

Thứ 4 ngày 28 tháng 11 năm 2018 Tên hoạt động: Văn học – Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề Hoạt động bổ trợ: Hát “Lớn lên cháu lái máy cày”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ 2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển ngôn ngữ nói đủ câu rõ ràng mạch lạc cho trẻ - Rèn kỹ năng tô màu cho trẻ

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng người làm nghề, yêu lao động, trân trọng các nghề.

II. CHUẨN BỊ .

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Tranh minh họa, slide trình chiếu nội dung bài thơ.

- Tranh chưa tô màu các dụng cụ, đồ dùng của nghề thợ xây, nghề y, 2. Địa điểm: Trong lớp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức.

- Nghe đố! Nghe đố!

“Nghề gì bạn với vữa vôi

Xây nhà cao đẹp bạn tôi đều cần?”

Nghề gì?

2. Giới thiệu bài.

Chúng mình có muốn làm bác thợ xây để xây lên những công trình thật đẹp và ý nghĩa không? Hãy cùng trải nghiệm các nghề khác nhau qua một bài thơ rất hay " Bé làm bao nhiêu nghề" Tác giả Yến Thảo.

3. Hướng dẫn.

a. Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe.

- Cô đọc diễn cảm lần 1:

+ Các con vừa được nghe bài thơ gì? Tác giả là ai?

- Cho cả lớp đọc tên bài thơ, tên tác giả 1 – 2 lần.

- Giảng nội dung: Bài thơ nói về bạn nhỏ chơi đóng vai thành rất nhiều người với các nghề khác nhau: Thợ xây, thợ mỏ, thợ hàn, thầy thuốc, cô nuôi. Mỗi nghề đều là một công việc mang những ý nghĩa cao đẹp.

- Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa

-Trẻ trả lời

- Lắng nghe

(14)

+ Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì? Tác giả là ai?

b. Hoạt động 2: Đàm thoại + Bài thơ nói về ai?

+ Bạn nhỏ chơi trò chơi gì?

+ Trong trò chơi bạn đóng vai thành ai?

+ Câu thơ nào cho con biết điều đó?

- Cô giải thích: Bác thợ nề là bác thợ xây.

- Những nghề đó làm công việc gì? Bác thợ xây làm công việc gì?

+ Thợ mỏ đem lại sản phẩm gì?

+ Bác thợ hàn làm lên cái gì?

+ Nghề thầy thuốc là làm gì?

+ Cô nuôi làm công việc gì?

Sau một ngày đi học được làm bao nhiêu nghề như vậy. Bé lại trở về với hiện tại là ai nhỉ?

Là Cái Cún, là bé yêu của mẹ mà thôi.

Một ngày ở nhà trẻ ...

Bé lại là cái Cún

- Thế con các con khi học ở trường chúng mình có được đóng vai thành những người Bác sĩ, Kĩ sư, Bác thợ xây như vậy không?

- Khi đóng vai thành người làm nghề như vậy con cảm thấy như thế nào?

- Được trải nghiệm với các nghành nghề khác nhau con có thấy người lao động vất vả không?

- Con có thương những người lao động không?

- Con đã làm gì để thể hiện tình cảm đó.

- Cô giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng người làm nghề, trân trọng, giữ gìn sản phẩm. Sử dụng đồ dùng, đồ chơi giữ gìn, cất dọn ngăn nắp gọn gàng.

*Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ - Trẻ đọc theo cô 2-3 lần cả bài thơ - Cô cho từng tổ đọc

- Cô cho nhóm đọc.

- Cô cho cá nhân đọc ( 2-3 trẻ )

- Cô động viên trẻ, sửa ngọng, sửa sai cho trẻ.

*Hoạt động 4: Tô màu tranh “ Các đồ dùng, dụng cụ làm nghề”

- Cô phát cho trẻ bức tranh vẽ các dụng cụ, đồ dùng làm nghề

- Yêu cầu trẻ tô màu bức tranh

- Cô bao quát, hướng dẫn, động viên, nhận xét trẻ tô

- Trẻ trả lời

- Trẻ đọc

- Trẻ nhận tranh - Trẻ tô màu.

(15)

4. Củng cố và giáo dục

- Hôm nay các con được biết thêm bài thơ gì?

- Do ai sáng tác?

- Qua bài thơ này, cô mong rằng các con luôn là

những bạn nhỏ chăm chỉ, yêu lao động, biết tôn trọng các nghề, biết giữ gìn nhà cửa, trường lớp...luôn sạch đẹp, không vẽ bậy lên tường

5. Kết thúc:

- Cô cho trẻ vừa đi vừa đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” và ra ngoài sân chơi.

- Bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề. Tác giả Yến Thảo.

- Lắng nghe

- Trẻ thực hiện

Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

………

………

Thứ 5 ngày 29 tháng 11 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: Toán: Nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát: “Cô giáo”.

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết phân biệt được khối vuông, khối chữ nhật

- Trẻ phân biệt được đặc điểm giống và khác nhau của khối vuông và khối chữ nhật

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Giáo dục thái độ

- Trẻ yêu thích môn học

- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Các khối vuông, khối chữ nhật - Máy tính, nhạc bài hát về chủ đề 2. Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ một rổ đồ chơi trong đó có các khối vuông, khối chữ nhật.

- Các khối để trẻ xếp mô hình các ngôi nhà 3. Địa điểm tổ chức:- Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

(16)

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức.

- Cô cho trẻ hát cùng cô bài hát: “Cô giáo”

+ Bài hát nói về nghề gì?

Các con kể xem trong xã hội có những nghề gì?...

- Hát

- Trẻ trả lời - Trẻ kể 2. Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con nhận biết phân biệt về khối vuông, khối chữ nhật. Các con chú ý học ngoan nhé!

- Vâng ạ 3. Hướng dẫn

*Hoạt động 1: Ôn tập hình vuông, hình chữ nhật.

- Cô cho trẻ chơi “ Chọn hình theo yêu cầu của cô”

+ Cô yêu cầu trẻ chọn hình vuông, hình chữ nhật giơ lên và phát âm đúng tên các hình theo yêu cầu của cô.

+ Cô chú ý sửa sai cho trẻ.

+ Cô cho trẻ nhắc lại đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật như thế nào? Cô sửa sai cho trẻ kịp thời.

* Hoạt động 2: Nhận biết và phân biệt khối vuông, khối chữ nhật

- Trẻ chọn và giơ hình

- Nêu đặc điểm hình vuông, hình chữ nhật

* Khối vuông

- Giơ cho cô khối vuông.

- Ai có nhận xét gì về khối vuông?

- Các con hãy sờ mặt bao của khối vuông và nhận xét mặt bao của khối vuông ?

- Khối vuông có mặt bao như thế nào?

- Tất cả mặt bao khối vuông đều phẳng.

- Đây chính là các mặt bao của khối vuông đấy.

- Khối vuông có bao nhiêu mặt?

- Các con đếm cùng cô nhé!

- Khối vuông có 6 mặt.

- Các mặt của khối vuông là hình gì?

- Tất cả đều là hình vuông.

- Ai có nhận xét gì về đặc điểm của khối vuông?

- Khối vuông có chồng được lên nhau không?(Cô cho 2 bạn ngồi gần nhau chồng 2 khối lên nhau).

=> Khối vuông là khối có tất cả mặt bao đều phẳng, có 6 mặt đều là hình vuông.

* Khối chữ nhật.

- Các con hãy lấy cho cô khối chữ nhật.

- Bạn nào có nhận xét gì về khối chữ nhật?

- Khối chữ nhật có mặt bao như thế nào?

- Các con cùng sờ thủ mặt bao khối chữ nhật nhé!

- Ai có ý kiến về mặt bao khối chữ nhật?

- Trẻ nhận xét

- Phẳng

- Có 6 mặt

- Là hình vuông - Trẻ nhận xét

- Có chồng được lên nhau

- Trẻ nhận xét - Là mặt phẳng

(17)

-> Khối chữ nhật tất cả mặt bao đều là mặt phẳng.

( Cô chỉ vào các mặt. Đây là mặt bao của khối chữ nhật).

- Khối chữ nhật có bao nhiêu mặt bao xung quanh?

- Các con đếm cùng cô nhé!

- Khối chữ nhật có 6 mặt bao xung quanh.

- Các mặt bao của khối chữ nhật là hình gì?

- Khối chữ nhật có 2 loại.

+ Một là tất cả các mặt bao là hình chữ nhật.

- Một loại 4 mặt là hình chữ nhật, 2 măt là hình vuông.

- Khối chữ nhật có chồng được lên nhau không?( Cô cho 2 bạn ngồi gần nhau chồng 2 khối lên nhau)

- Ai có nhận xét gì về khối chữ nhật?

- Khối chữ nhật tất cả mặ bao đều phẳng, có 6 mặt.

+ Một là tất cả các mặt bao là hình chữ nhật.

- Một loại 4 mặt là hình chữ nhật, 2 măt là hình vuông.

* So sánh

- Vậy khối chữ nhật và khối vuông có đặc điểm gì giống và khác nhau?

+ Điểm giống nhau: Tất cả các mặt bao 2 khối đều phẳng, cả 2 khối đều có 6 mặt và không lăn được.

+ Khác nhau: Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông.

- Khối chữ nhật : Có 2 loại: Một loại tất cả các mặt bao đều là hình chữ nhật.

- Một loại 4 mặt là hình chữ nhật, 2 mặt là hình vuông.

* Hoạt động 3: Luyện tập:

- Trò chơi 1 : Thi xem ai nhanh và đúng.

+ Bây giờ cô sẽ giơ các khối các bé nói nhanh tên khối nhé!

Cô đọc câu đố.

+ Tôi có 6 mặt, tất cả các mặt đều là hình vuông. Tôi là khối gì?

+ Tôi có 6 mặt tất cả các mặt đều là hình chữ nhật.

Tôi là khối gì?

- Nhận xét

- Có 6 mặt bao

- Là hình chữ nhật

- Có chồng được lên nhau

- Nhận xét

- Trẻ trả lời

- Khối vuông - Khối chữ nhật

(18)

- Trò chơi 2: “Chung sức”

Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội.

+ Đội 1 xếp cho cô các ngôi nhà từ khối vuông.

+ Đội 2 xếp cho cô các ngôi nhà từ khối chữ nhật.

Cách chơi: Một bạn trong đội đứng ở đầu cầu bên kia làm nhiệm vụ xếp các ngôi nhà. Các bạn còn lại có nhiệm vụ vận chuyển các khối cho các bạn đó xếp thành các ngôi nhà.

Luật chơi: Trong một bản nhạc đội nào xếp được nhiều ngôi nhà nhất đội đó giành chiến thắng.

- Cô cho trẻ chơi

- Trẻ chơi

4. Củng cố giáo dục:

- Các con vừa được học bài gì?

- Được chơi trò chơi gì?

- Nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật

- TC: “Thi xem ai nhanh và đúng”…

5. Kết thúc:Nhận xét tuyên dương - Chuyển hoạt động

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

Thứ 6 ngày 30 tháng 11 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: Tạo hình – Vẽ theo ý thích

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ thể hiện được suy nghĩ của mình qua hình vẽ.Vẽ được người làm nghề hoặc sản phẩm của 1 số nghề,biết cách sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy.

2.Kỹ năng:

- Rèn các thao tác, kỹ năng vẽ.

- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay. Kích thích trẻ sáng tạo 3. Thái độ:

- Trẻ biết yêu quý sản phẩm do mình làm ra,biết quý trọng những người lao động.

II. Chuẩn bị.

1. Đồ dùng của cô

- Tranh vẽ: Công an, giáo viên, nông dân, thợ dệt,bác sĩ…

- Giấy vẽ, bút màu.

2. Đồ dùng của trẻ

(19)

- Sáp màu, giấy A4, bút chì 3. Địa điểm tổ chức

- Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức.

- Cô cho trẻ đọc thơ: Bé làm bao nhiêu nghề.

+ Bài thơ nói đến ai?

+ Bài thơ nói về những nghề gì?

- Đọc thơ

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô và các con cùng quan sát và vẽ theo ý thích nhé!

- Có ạ 3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận về các nghề - Cho trẻ quan sát tranh nghề nông:

+Con thấy trong tranh có những gì?

+ Con biết những sản phẩm nào do nghề nông làm ra?

+ Người nông dân cần những dụng cụ nào để làm việc?

- Quan sát tranh vẽ thợ dệt:

+ Trong tranh có những gì? Con biết gì về nghề dệt may?

+ Sản phẩm của nghề dệt may là gì?

- Dụng cụ của nghề dệt may là máy dệt,máy may,kéo,kim chỉ… Nguyên liệu để sản xuất là sợi bông, tơ tằm.Sản phẩm của nghề dệt may là quần áo, chăn màn, khăn mũ…

- Cho trẻ quan sát tranh về nghề công an,bộ đội,giáo viên, bác sĩ. Trò chuyện cùng trẻ để trẻ nêu về đặc điểm trang phục của từng nghề.

+ Sau khi xem triển lãm tranh con cảm thấy như thế nào?

+ Con thích nhất tranh vẽ nghề nào?

+ Nếu được vẽ tranh con sẽ vẽ những gì?

- Bây giờ các con về các góc thể hiện sự khéo léo của mình qua các tranh vẽ để mang đi triển lãm nhé.Cáccon có thể vẽ người làm các nghề hoặc vẽ sản phẩm do các nghề làm ra mà các con thích nhất.

- Có bác nông dân

- Bác nông dân làm ra lúa gạo, rau, củ, quả, thịt lợn, thịt gà..

- Cần có Liềm, cuốc, máy tuốt lúa, máy cày

- Có người thợ dệt - Là quần áo mũ khăn…

-Trẻ kể những gì trẻ biết về các nghề.

- Con rất thích

- Trẻ nói lên ý thích của mình.

* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện

- Cô đến các nhóm thảo luận, trao đổi xem trẻ vẽ gì, cách bố cục hình vẽ trong tranh như thế nào?

- Cô quan sát, gợi ý, giúp đỡ những trẻ vẽ chưa được để trẻ thể hiện được ý tưởng của mình.

- Thảo luận và thực hiện - Trẻ lắng nghe

* Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm

- Cô hướng dẫn trẻ mang đặt sản phẩm lên trưng bày. - Trẻ mang sản phẩm lên

(20)

- Gợi ý trẻ giới thiệu về sản phẩm:

+ Con đã vẽ được những gì?

+ Con vẽ người làm nghề gì?

+ Con thích bức tranh nào nhất?

+ Tại sao con thích bức tranh này?

- Cô nhận xét nêu lên những bài, những nét vẽ đẹp, nét sáng tạo trong bài của trẻ.Động viên những trẻ chậm, kém để trẻ cố gắng những lần sau.

- Lựa chọn những sản phẩm đẹp để trưng bày

trưng bày

- Giới thiệu về sản phẩm của mình.

- Nhận xét sản phẩm

4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay chúng mình đã làm gì?

- Cô giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng và biết ơn thầy cô giáo

- Vẽ theo ý thích

5. Kết thúc

- Cho trẻ hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” và ra ngoài sân chơi.

- Hát

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

………

………

Hồng Thái Đông, ngày …….tháng….. năm 2018

Người duyệt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Các con ạ sản phẩm do nghề gốm làm ra có rất nhiều như đồ dùng để ăn uống,đồ dùng để trang trí như bình hoa,các con vật cảnh..và còn có những sản phẩm là vật

Giáo dục: Trong mỗi gia đình đều cần có những đồ dùng như đồ dùng để ăn, uống, để mặc để giải trí…Để có được những đồ dùng đó cha mẹ các con phải làm việc vất vả Để kiếm

* Giáo dục: Trong mỗi gia đình đều cần có những đồ dùng như đồ dùng để ăn, uống, để mặc để giảitrí…Để có được những đồ dùng đó cha mẹ các con phải làm việc vất vả để

- Các con ạ, có rất nhiều nghề sản xuất, sản xuất ra các sản phẩm khác nhau, sản phẩm của mỗi nghề đều giúp ích cho cuộc sống của chúng ta, để có được những sản phẩm

Thí nghiệm xử lý vật liệu sinh học để tạo thảm cỏ chứng tỏ sự thiết lập mối quan hệ cộng sinh của Rhizobium và Arbuscular mycorrhizae trên cây chủ mang lại

- Nghề nông và nghề thợ mỏ và một số nghề khác nữa là những nghề trực tiếp làm ra sản phẩm nên mọi người rất vất vả, các con phải biết quý trọng những sản phẩm do mọi

Giới thiệu bài: Trong gia đình chúng ta có rất nhiều đồ vật được trang trí như cái bát,cái khay và cái lọ hoa, mỗi đồ dùng đó lại có hình dáng và cách trang trí khác

Biện pháp được dùng để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn là:A. Ngâm vào