• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
59
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7

Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét;tự giác tham gia các hoạt động,...

- Biết ý nghĩa ngày 20/10 là ngày phụ nữ Việt Nam.

*Yêu cầu riêng.

- Hs lắng nghe.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên- Loa, míc, - Học sinh:Văn nghệ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hskt 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Hát, đọc thơ về đồ dùng học tập. (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HSkhởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- GV cho HS hát, đọc thơ đồ dung học tập

- GV cho HS hỏi:

+ Bài hát nhắc đến gì?

+ Ngày phụ nữ Việt Nam là ngày bao nhiêu?

+ Để thể hiện tình cảm của các con với bà và mẹ những người phụ nữ trong gia đình con phải làm gì?

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS hát, đọc thơ về cô và phụ nữ .

-HS trả lời

- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời

Lắng nghe

Lắng nghe

(2)

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau tiết học. ( Nếu có)

………

………

TOÁN

BÀI 21: LUYỆN TẬP CHUNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hành cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.Thực hành vận dụng “ Quan hệ cộng trừ ” và thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.

- Vận dụng các phép tính đã học để giải quyết một số vấn đề thực tế.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

* Yêu cầu riêng:

- Học sinh lắng nghe cô giảng bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa 2.HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hskt 1. Hoạt động Mở đầu 5’

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Ai nhanh, ai đúng”.

- GV NX, tuyên dương.

2. HĐ thực hành, luyện tập (20p)

*Bài 4: Tính

- Gọi 2 HS nêu YC của bài

- HS nêu một phép tính cộng ( có nhớ ) trong phạm vi 20. Đố bạn nêu được các phép tính khác từ phép tính đó.

Ví dụ: Bạn A nêu 8 + 4

= 12, mời bạn B. Bạn B nêu: 4 + 8 = 12; 12 – 8= 4; 12 – 4 = 8.

Lắng nghe

Lắng nghe

(3)

- Bài 4 yêu câu gì?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách tính.

- GV hd trình bày kết quả phép tính thứ nhất vào vở bằng cách làm cho tròn mười.

*Tương tự yêu cầu HS trình bày các phép tính còn lại

9 + 1 + 8 = 10 + 8

= 18 8 + 2 + 5

= 10 + 5 = 15 4 + 6 + 7 = 10 + 7 = 17

11 – 1 – 3 = 10 - 3 = 7

14 – 4 – 1

= 10 - 1 = 9

19 – 9 – 6 = 10 – 6 = 4

- GV đánh giá biểu dương Bài 5: <. >, =

- Gọi 2 HS nêu YC của bài.

- Bài 4 yêu câu gì?

- Hãy chia sẻ cách làm của mình với các bạn

- Yêu cầu HS làm bảng con từng phép tính.

- GV chữa và chốt đáp án đúng.

- NX, biểu dương

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm 10p

- 2 HS nêu và xác định yêu cầu

- HS nêu: Tính

- HS làm các bài tập có hai phép tính cộng hoặc trừ liên tiếp thì thực hiện lần lượt từ trái sang phải.

- 2 HS nêu YC của bài - Điền dấu

- HS chia sẻ: thực hiện các phép tính ở hai vế rồi so sánh kết quả và lựa chọn dấu (>, <, =) thích hợp.

- HS suy nghĩ làm bảng con

6.

- HS đọc bài toán.

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(4)

*Bài 6:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài: GV cho hs đọc kết quả bài tập

- GV đặt câu hỏi cho các bạn khác nhận xét, góp ý kết quả

- Chiếu vở 1 số HS để HS khác theo dõi

- Nhận xét, biểu dương 3. Vận dụng, trải nghiệm - HS liên hệ, tìm tòi một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

- Nói cho bạn nghe: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

*Phép tính: 12 – 9 = 3.

*Trả lời: Hiền còn lại 3 chiếc chong chóng.

- HS liên hệ thực tế

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lắng nghe

VI. Điều chỉnh sau tiết học (nếu có)

………

……….

TIẾNG VIỆT

TIẾT 63: VIẾTCHỮ HOA E, Ê I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa E, Ê cỡ vừa và cỡ nhỏ; Biết viết câu ứng dụng: Em yêu mái trường/Có hàng cây mát.

(5)

- Phát triển năng lực ngôn ngữ:HS nêu được cấu tạo, quy trình viết chữ hoa E, Ê.

Nêu được cách nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng, nêu được khoảng cách giữa các con chữ, cánh đánh dấu thanh…. Vận dụng viết đúng kĩ thuật.

- Phát triển phẩm chất:Nhân ái (Yêu thương mái trường, thầy cô và bạn bè) vàtrách nhiệm (Có ý thức viết bài cẩn thận, sạch sẽ và có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.)

* Yêu cầu riêng:

- Học sinh lắng nghe cô giảng bài.

- Tô các chữ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa E, Ê và câu ứng dụng.

- HS: Vở Tập viết 2, tập một; bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hskt

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Cho HS thi viết chữ hoa tiết trước trên bảng lớp.

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong tiết tập viết hôm nay, các em sẽ học cách viết chữ hoa E, Ê và viết câu ứng dụng Em yêu mái trường/Có hàng cây mát.

- GV ghi bảng tên bài.

2. Hình thành kiến thức (12p) HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa E, Ê.

- Y/c HS chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa 2 chữ hoa E, Ê.

- GV hướng dẫn HS quan sát chữ viết hoa E, Ê nêu độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa E, Ê.

-2, 3 HS viết trên bảng lớp. cả lớp viết bảng con.

-HS hát và vận động theo nhịp bài hát.

-HS lắng nghe.

-HS ghi tên bài vào vở.

- HS quan sát mẫu.

- HS nhận xét: Chữ viết hoa Ê tương tự chữ viết hoa E chỉ thêm dấu mũ trên đầu.

- HS nêu:

+ Chữ viết hoa E cao 5 li và rộng 3,5 li, là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.

+ Chữ viết hoa Ê: Nét 1:

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(6)

- GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.

- GV viết mẫu trên bảng lớp (lần 1). Sau đó cho HS quan sát cách viết chữ viết hoa E, Ê trên màn hình (nếu có).

- GV viết mẫu trên bảng lớp (lần 2) kết hợp nêu quy trình viết.

- GV hướng dẫn HS tập viết chữ hoa E, Ê trên không, trên bảng con (hoặc nháp).

- GV hướng dẫn HS viết vở Tập viết.

GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

 Liên hệ: Em đã nhìn thấy chữ hoa

E, Ê ở đâu? Vì sao cần phải viết hoa?

3. Luyện tập, thực hành (15p).

HĐ2: HD viết câu ứng dụng

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng:

“Em yêu mái trường Có hàng cây mát.”

- GV hỏi: Em hiểu nội dung câu ứng dụng như thế nào?

- GV hướng dẫn HS nhận xét và lưu ý khi viết câu ứng dụng sau đó chia sẻ với bạn:

+ Mỗi dòng thơ có mấy tiếng?

+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết

giống chữ hoa E. Nét 2:

viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét 3: nét thẳng xiên ngắn phải trên đầu chữ E.

-HS quan sát và lắng nghe

- HS theo dõi cách viết mẫu sau đó tự khám phá quy trình viết, chia sẻ với bạn.

- HS quan sát GV viết mẫu, nhắc lại quy trình viết:

• Viết chữ hoa E: Đặt bút tại giao điểm của

đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và ṿng xoắn nhỏ ở thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn trên đường kẻ 3, lượn xuống dừng bút ở đường kẻ 2.

• Viết chữ hoa Ê: Viết như chữ E và thêm dấu mũ trên đầu.

- HS thực hành viết (trên không, trên bảng con hoặc nháp) theo hướng dẫn.

- HS nêu lại tư thế ngồi viết.

- HS viết chữ viết hoa E, Ê (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi chéo vở, góp ý cho nhau.

- HS đọc câu ứng dụng:

Lắng nghe

Lắng nghe

(7)

hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó?

+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu)

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?.

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 1,5 li? Con chữ t, r cao bao nhiêu?

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu?

- GV chiếu bài viết mẫu câu ứng dụng lên bảng/ viết mẫu.

- Tổ chức cho HS viết vở. GV quan sát, hướng dẫn những HS gặp khó khăn.

4. Vận dụng

- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp đôi.

- GV chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

 GV mở rộng:

Em hãy tìm thêm một số câu chứa tiếng có chữ hoa E.

* Củng cố bài học theo (3p)

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS chia sẻ: Tình yêu cả bạn HS đối với ngôi trường.

- HS theo dõi

- HS cùng nhau thảo luận nhóm đôi và chia sẻ tìm ra những điểm cần lưu ý khi viết câu ứng dụng:

+ Mỗi dòng thơ có 4 tiếng.

+ Chữ E, C viết hoa vì đứng đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường:

chạm nét đầu của chữ mvào nét cong của chữ cái hoa E.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng 1 chữ cái o.

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ E, y, g, C, h cao 2,5 li; chữ t cao 1,5 li;

chữ r cao 1,25 li, các chữ còn lại cao 1 li.)

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái t của tiếng mát.

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp/bảng phụ.

- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp đôi

- HS chú ý, tự sửa sai (nếu có).

- HS lắng nghe.

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết học (nếu có):

………

………

TIẾNG VIỆT

(8)

TIÊT 64: NÓI - NGHE: KỂ CHUYỆN: BỮA ĂN TRƯA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe kể và nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Bữa ăn trưa. Biết dựa vào tranh để kể lại 1 – 2 đoạn trong câu chuyện (không bắt bưộc kể đúng nguyên văn câu chuyện).

- Biết lắng nghe, trao đổi để nhận biết được các sự việc trong câu chuyện.Nghe GV, các bạn kể chuyện để chọn được cách kể phù hợp cho mình. Từ đó biết đặt câu hỏi cho mình, cho bạn về việc ăn uống khoa học.

- Phát triển phẩm chấtnhân ái(Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo; cảm nhận được niềm vui đến trường) và trách nhiệm (Yêu bản thân, biết cách ăn uống khoa học cho cơ thể khỏe mạnh. ).

* Yêu cầu riêng:

- Học sinh lắng nghe cô giảng bài.

- Tô theo tranh của chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh họa phần kể chuyện. Máy tính, máy chiếu.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hskt

1. Hoạt động mở đầu (3p)

- GV tổ chức cho HS thi kể về những món ăn hằng ngày mà các em thường ăn.

- GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài.

2. Hình thành kiến thức mới (10p)

HĐ1: Tìm hiểu nội dung và nghe kể câu chuyện.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh: Trong tranh gồm mấy nhân vật?

- GV chỉ vào tranh và giới thiệu nhân vật có trong 4 tranh : Các em thấy truyện có 4 bức tranh rất thân quen với các em. Trong tranh có các nhân vật thầy hiệu trưởng, cô đầu bếp, bạn Chi và các bạn HS. Các em hãy quan sát từng tranh kết hợp với việc lắng nghe cô kể.

- GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh.

- GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi sự việc tiếp theo là gì để cho HS tập kể theo/ kể cùng GV, khích lệ các em nhớ chi tiết của câu chuyện :

- HS thi kể về những món ăn hằng ngày.

- HS lắng nghe và quan sát tranh.

- HS quan sát tranh, trả lời : trong tranh gồm bốn nhân vật.

- HS quan sát tranh, lắng nghe.

- HS chú ý quan sát và lắng nghe GV kể chuyện.

- HS lắng nghe, tập kể

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(9)

+ Lời nói trong tranh là của ai?

+ Thầy hiệu trưởng nói gì?

+ Trong chuyện, món ăn từ đồi núi là gì?

Món ăn từ biển là gì?

+ Sự việc tiếp theo là gì?

- GV nhận xét, khuyến khích học sinh nhớ các chi tiết của câu chuyện.

3. Luyện tập thực hành (15p)

HĐ2: Hướng dẫn HS kể lại 1 – 2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

- GV hướng dẫn HS cách kể theo hai bước gợi ý.

- GV theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ nếu cần thiết.

Lưu ý:Với HS chưa thể kể được 2 đoạn, GV chỉ yêu cầu kể một đoạn em thích hoặc em nhớ nhất. Khích lệ những em kể được nhiều hơn 2 đoạn.

- GV mời 2 HS xung phong chọn kể 1 – 2 đoạn nối tiếp. Hoặc mời 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.

- Tổ chức cho HS đóng vai kể lại toàn bộ câu chuyện. (tuỳ vào khả năng của HS trong lớp).

- GV động viên, khen ngợi.

- GV hỏi về ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho em thấy điều gì ?

- GV nhấn mạnh ý nghĩa câu chuyện : Câu chuyện cho thấy không khí ấm áp, vui vẻ của các bạn nhỏ trong giờ ăn cơm trưa ở trường.

4. Vận dụng (5p)

HĐ3: Kể cho người thân, bạn bè nghe về bữa ăn trưa của em.

- GV nêu yêu cầu: Kể cho người thân nghe về giờ ăn trưa ở lớp em hoặc kể cho bạn về

theo, ghi nhớ chi tiết câu chuyện:

+ Lời nói trong tranh là của thầy giáohiệu trưởng.

+ Thầy hiệu trưởng nói:

Các em có mang theo…?

+ Món ăn đồi núi là những món ăn được làm ra từ các sản phẩm ở vùng đồi núi.

+….

+… Cả lớp ồ lên. Còn Chi thấy rất vui khi biết đồ ăn của mình đã thoả mãn hai yêu cầu biển và đồi núi.

-HS chú ý lắng nghe.

-HS thực hành tập kể chuyện theo nhóm bốn:

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh để tập kể 1 – 2 đoạn của câu chuyện, cố gắng kể đúng lời thoại của các nhân vật (nhắc HS không cần kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể). .

+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo nhóm (kể nối tiếp các đoạn hoặc từng em kể lại cả hai đoạn rồi góp ý cho nhau).

- HS xung phong kể trước lớp.

Lắng nghe

Lắng nghe

(10)

bữa ăn trưa của em theo gợi ý sau:

+ Những món ăn nào em yêu thích?

+ Em ngồi ăn cạnh bạn nào?

+ Trước bữa ăn, em làm gì?

+ Sau bữa ăn em làm gì?

+ Lắng nghe ý kiến của người thân về câu chuyện và cách kể chuyện của em.

 Liên hệ:

+ Em có cảm nhận gì về bạn HS trong câu chuyện?

+ Em học tập được điều gì từ bạn?

- GV kết luận : Em cần ăn uống một cách khoa học, đầy đủ dưỡng chất để cho cơ thể khoe mạnh, phát triển toàn diện…

* Củng cố dặn dò (3-4p)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- Gọi HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Dặn dò HS chuẩn bị mỗi HS chuẩn bị một bức tranh mà em thích.

- HS đóng vai, kể lại câu chuyện.

- Cả lớp nhận xét, góp ý cho bạn.

- Bình chọn bạn kể hay nhất.

- HS chia sẻtrước lớp.

-HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS nghe và vận dụng kể cho người thân nghe về bữa trưa của mình -HS chia sẻ cảm nhận

của mình.

- HS nhắc lại:

+ Đọc được rõ ràng lưu loát bài thơ Yêu lắm, trường ơi!. Nhận biết được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mái trường thân yêu.

+ Viết đúng chữ E, Ê và câu ứng dụng Em yêu mái trường/ Có hàng cây mát.

+ Nghe – kể được câu chuyện Bữa ăn trưa.

- HS bày tỏ ý kiến.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết học (nếu có):

………

………

TOÁN

(11)

BÀI 22: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( Tiết 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết: Cách giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ..Các tiến trình suy nghĩ giải bài toán lời văn.

- Cách trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

* Yêu cầu riêng:

- Học sinh lắng nghe cô giảng bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa 1. HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hskt 1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- Tổ chức hoạt động “ Lời mời chơi

*Chẳng hạn:

- HS A mời bạn nêu một tình huống có sử dụng phép cộng.

- HS B nêu một tình huống: “ Em có 3 cái kẹo, mẹ cho em thêm 2 cái kẹo nữa. Em có tất cả 5 cái kẹo.

- GV đánh giá, nhận xét, biểu dương HS

- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức(10p)

1. Yêu cầu HS ôn lại tiến trình suy

HS tham gia hoạt động“Lời mời chơi”.

- 3 -5 cặp tham gia - HS đánh giá, chọn ra nhóm chơi tốt nhất - HS lắng nghe

* HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

- Bài toán cho biết An có 5 bông hoa. Bình có 4 bông hoa.

- Có tất cả bao nhiêu bông?

- Làm phép tính cộng để tìm số hoa.

Lắng nghe

Lắng nghe

(12)

nghĩ giải bài toán có lời văn - Đọc bài toán, nói cho bạn nghe:

bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- Suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

- GV nhận xét, đánh giá ý kiến của các nhóm.

2. GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể:

+ Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

+ Viết đáp số.

- GV nhận xét, đánh giá

3. Hoạt động thực hành, luyện tập(10p)

* Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Các em thảo luận nhóm đôi.

- Nói cho bạn nghe: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- YC HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán

Bài giải Hai bạn có tất cả số bông hoa là:

5 + 4 = 9 ( bông ) Đáp số: 9 bông hoa

- HS chỉ ra từng bước ứng với phần nào của bài toán trên

- HS đọc lại các bước + Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

+ Viết đáp số - HS đọc bài toán.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số.

*Câu lời giải: Hai bạn có tất cả số chiếc bút màu là:

Phép tính giải: 10 + 9

= 19 (chiếc)

Đáp số: 19 chiếc bút chì màu

*Câu lời giải: Trong phòng đó có tất cả số bộ máy tính là:

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(13)

đặt ra rồi nói câu trả lời.

- Chiếu kết quả đúng - Nhận xét, biểu dương

=>GV chốt: Bài toán trên được trình bày mấy bước?

* Bài 2:

- GV gọi 1 HS nêu bài toán

- Y/C các em thảo luận nhóm đôi.

- Nói cho bạn nghe: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- YC HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra rồi nói câu trả lời.

- Tiến trình dạy học như bài 1.

- GV lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “thêm” của phép cộng, còn bài 1 là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “gộp” của phép cộng.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

- Cho HS nêu những tình huống có liên quan đến phép cộng, phép trừ

Phép tính giải: 9 + 3 = 12 ( bộ )

Đáp số: 12 bộ máy tính

-HS trả lời

+ Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

+ Viết đáp số.

- HS đọc bài toán.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số.

Câu lời giải: Trong phòng đó có tất cả sốbộ máy tính là:

Phép tính giải: 9 + 3 = 12 (bộ)

Đáp số: 12 bộ máy tính- HS lắng nghe - HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ.

VD: Em có 8 quyển vở.

Mẹ mua thêm cho em 5 quyển vở nữa. Hỏi em có tất cả bao nhiêu

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(14)

trong thực tế để hôm sau chia sẻ với các bạn.

quyển vở?

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có)

………

………

Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021 TOÁN

BÀI 22: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP TRỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết: Cách giải bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ..Các tiến trình suy nghĩ giải bài toán.

- Cách trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề Toán học

* Yêu cầu riêng:

- Học sinh lắng nghe cô giảng bài.

- Nối theo hướng dẫn của cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa 2. HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hskt

1. Hoạt động Mở đầu(5p) - Tổ chức hoạt động “ Lời mời chơi ”

*Chẳng hạn:

- HS A mời bạn nêu một tình huống có sử dụng phép cộng.

- HS B nêu một tình huống: “Em có 6 cái mũ, mẹ cho em thêm 2 cái

- HS tham gia hoạt động“Lời mời chơi”.

- 3 -5 cặp tham gia

- HS đánh giá, chọn ra nhóm chơi tốt nhất

- HS lắng nghe

Lắng nghe

(15)

mũ nữa. Em có tất cả 5 cái mũ - GV đánh giá, nhận xét, biểu dương HS

- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức(10p)

1. Yêu cầu HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

- Đọc bài toán, nói cho bạn nghe:

bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- Suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

- GV nhận xét, đánh giá ý kiến của các nhóm.

2. GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể:

+ Viết câu lời giải. (Trong hộp còn lại số bút chì màu là:)

+ Viết phép tính.(10 - 3 = 7 (chiếc))

+ Viết đáp số(Đáp số: 7 chiếc bút chì màu.)

3. Hoạt động thực hành, luyện tập (10p)

* HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn

- BT cho biết: trong hộp có 10 chiếc bút màu, linh lấy đi 3 chiếc - BT hỏi: còn lại mấy chiếc bút màu

- Làm phép tính trừ để tìm số bút còn lại

Mẫu: Bài giải

Trong hộp còn lại số bút chì màu là:

10 - 3 = 7 (chiếc)

Đáp số: 7 chiếc bút chì màu - HS chỉ ra từng bước ứng với phần nào của bài toán trên - HS đọc lại các bước + Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

HS đọc thầm bài toán.

- HS nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số.

- BT cho biết: Nam có 16 quyển truyện, Nam cho hoa 5 quyển - BT hỏi: Nam còn lại bao nhiêu quyển truyện ?

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(16)

* Bài 3:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Các em thảo luận nhóm đôi.

-

- GV đặt câu hỏi để HS xác định bài toán cho biết/ bài toán hỏi gì?

- Muốn biết Nam còn bao nhiêu quyển e làm phép tính gì?

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và ni theo cách của các em.

- GV nhận xét, biểu dương

* Bài 4:

- Tiến trình dạy học tương tự như bài 3.

- Lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “bớt” của phép trừ.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Nhắc HS các em hãy tìm những tình huống có liên quan đến phép cộng, phép trừ trong thực tế để

Câu lời giải: Nam còn lại số quyển truyện là:

Phép tính giải: 16 – 5 = 11 (quyển)

Đáp số: 11 quyển truyện - HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số.

Câu lời giải: Trên sân bay còn lại số chiếc máy bay là:

Phép tính giải: 11- 2 = 9(chiếc) Đáp số: 9 chiếc máy bay

- HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ.

VD: Nga có 12 que tính. Nga cho bạn mượn 5 que tính. Hỏi Nga còn lại mấy que tính?

Lắng nghe

Lắng nghe

(17)

hôm sau chia sẻ với các bạn.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có)

………

………

TIẾNG VIỆT

TIẾT 65+66: ĐỌC: EM HỌC VẼ ( Tiết 1+ 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài; tốc độ đọc 45 - 50 tiếng/ phút.Biết đọc bài thơ với giọng vui vẻ.Hiểu được những hình ảnh đẹp về thiên nhiên được khắc hoạ trong bức vẽ của bạn nhỏ cũng như tình yêu thiên nhiên và cuộc sống của bạn.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ: phát âm đúng các tiếng dễ đọc sai, dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương (lung linh, nắn nót, cánh diều, ông trăng, rải ánh vàng, rẽ sóng, râm ran,...). Ngắt nghỉ hơi đúng, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ. Biết nói câu nêu đặc điểm.

- Phát triển phẩm chất nhân ái (Biết trân trọng, yêu thương và quý mến trường lớp, thầy cô, bạn bè; cảm nhận được niềm vui khi đến trường),yêu nước(tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống) và trách nhiệm (có khả năng làm việc nhóm).

* Yêu cầu riêng:

- Học sinh lắng nghe cô giảng bài.

- Nghe làm theo hướng dẫn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Máy tính, máy chiếu, slide tranh minh họa…

2. HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hskt Tiết 1

1. Hoạt động mở đầu (8p)

-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng những câu thơ, khổ thơ em thích trong bài Yêu lắm trường ơi! và nói về một số điều thú vị.

- GV tổ chức cho HS khởi động bằng hoạt động nhóm bốn: giới thiệu cho nhau những bức tranh mà các em đã chuẩn bị từ trước.

- GV mời 1 - 2 HS giới thiệu về bức tranh của mình cho cả lớp.

- HS đọc thuộc lòng những câu thơ, khổ thơ yêu thích.

- HS nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- HS giới thiệu cho nhau những bức tranh mà các em mang đến lớp.

- 1- 2 HS giới thiệu trước lớp.

Lắng nghe

Lắng nghe

(18)

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài và hỏi: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt vào bài: Có một bài thơ mang đến cho chúng ta những cảnh thiên nhiên đẹp mà một bạn nhỏ đã quan sát được và vẽ lại.Đó chính là bài thơ Em học vẽ mà cô trò mình cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.

- GV ghi tên bài: Em học vẽ 2. Hình thành kiến thức mới HĐ1: Đọc văn bản (25 -27p)

a. GV đọc mẫu.

- GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý toàn bài đọc với giọng vui vẻ.

Ngắt nghỉ hơi đúng, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ.

b. HS luyện đọc từng khổ thơ, kết

hợp đọc từ khó và giải nghĩa từ.

- GV hỏi: Bài thơ gồm mấy khổ khơ?

- HDHS đọc nối tiếp từng khổ thơ

(lần 1)

- GV mời HS nêu một số từ khó phát âm do ảnh hưởng của địa phương.

- GV viết bảng từ khó mà HS nêu và tổ chức cho HS luyện đọc.

- HDHS đọc nối tiếp từng khổ thơ (lần 2)

- GV hỏi: Trong bài thơ có từ ngữ nào em em chưa hiểu

- Các HS khác có thể đặt câu hỏi hoặc nhận xét về những bức tranh được giới thiệu

- HS quan sát tranh minh họa.

- 1 – 2 HS tả lại những gì các em quan sát thấy trong bức tranh (Tranh vẽ cảnh sân trường, các bạn HS đứng cạnh giá vẽ trên có các bức tranh các em vẽ, cận cảnh một HS đang giới thiệu với các bạn bức tranh của mình).

- HS lắng nghe.

- HS mở vở ghi tênbài.

- HS chú ý lắng nghe và đọc thầm theo.

- HS trả lời: Bài thơ gồm 4 khổ khơ.

- Từng tốp 4 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ (2 lượt) và sửa lỗi phátâm.

- HS nêu như lung linh, nắn nót, cánh diều, ông trăng, rải ánh vàng, rẽ sóng, râm ran,....

- HS luyện phát âm từ khó (đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh).

- 4 HS đọc nối tiếp (lần 2). HS khác góp ý cáchđọc.

- HS nêu từ cần giải nghĩa.

- HS khác giải nghĩa.

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(19)

nghĩa?

(GV giúp HS hiểu nghĩa nếu HS còn lúng túng).

 GV mở rộng: Em hãy đặt 1 câu có

từ lung linh/râm ran.

- GV nhận xét, tuyên dương.

c. HS luyện đọc trong nhóm - Tổ chức cho HS luyện đọc theonhóm ba.

- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp từng khổ thơ giữa các nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HSđọc tiến bộ.

- GV và HS nhận xét phần thi đọc của các nhóm

- GV mời 1 HS đọc toàn bộbài thơ.

- GV đánh giá, biểudương.

d. Đọc toàn bài

- GV cho HS tự luyện đọc toàn bộ bài thơ.

- GV gọi 2, 3 HS đọc toàn bộ bài.

- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập sang tiết

Tiết 2 HĐ2: Đọc hiểu (15p)

* Câu 1, câu 2:

-Gọi HS đọc câu hỏi 1 và 2.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại các khổ thơ 1, 2 và 3.

- GV tổ chức thảo luận nhóm bốn và hoàn thành các câu trả lời vào phiếu thảo luận nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm gặp khó khãn, lýu ý rèn cách trả lời ðầy ðủ câu.

- 2 – 3 HS đặt câu.

- HS luyện đọc trong nhóm và góp ý chonhau.

- 2 – 3 nhóm thi đọc.

- HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốtnhất.

- 1 HS đọc toàn bộbài thơ.

- HS chú ý.

- Cả lớp đọc thầm cả bài.

- 2, 3 HS đọc toàn bài/ HS khác theo dõi.

- 2 HS đọc nối tiếp 2 câuhỏi.

- Cả lớp đọc thầm lại các khổ thơ.

- HS làm việc nhóm, nhận phiếu, chia sẻ trong nhóm, viết kết quả vào phiếunhóm:

PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm số:…

Câu 1.

Bạn nhỏ vẽ những gì trong bức tranh bầu trời đêm?

Bạn nhỏ vẽ bức tranh bầu trời đêm có sao lung linh và ông trăng rải ánh vàng đầy ngõ.

Câu 2.

Bức tranh cảnh biển

Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(20)

- Tổ chức cho HS chia sẻ kếtquả.

- GV chốt kết quả phiếu trên màn hình từng câu.

- GV nhận xét, biểu dương cácnhóm.

* Câu 3. Đọc khổ thơ tương ứng với bức tranh dưới đây.

- GV mời HS quan sát tranh.

- GV nêu yêu cầu: đọc khổ thơ tương ứng với bức tranh.

 GV nêu câu hỏi mở rộng:

+ Vì sao khổ thơ cuối bài lại tương ứng với bức tranh?

+ GV nhận xét, tuyên dương.

* Câu 4.Tìm tiếng cùng vẫn ở cuối các dòng thơ.

-Gọi HS đọc câu hỏi 4.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại toàn bộ bài thơ.

- GV làm mẫu một lần: chỉ cho HS thấy tiếng sao ở cuối dòng thơ 4 cùng vần với tiếng cao ở cuối dòng thơ 5.

- GV tổ chức thảo luận cặp đôi.

- Tổ chức cho HS chia sẻ kếtquả.

- GV chốt kết quả phiếu trên màn hình từng câu.

- GV nhận xét, biểu dương cácnhóm.

- GV chốt lại ND bài đọc: Bài thơ cho chúng ta thấy được tình yêu của bạn nhỏ đối với thiên nhiên và cuộc sống.

Câu hỏi liên hệ:

+ Em thấy cảnh thiên nhiên, cuộc sống xung quanh em như

của bạn nhỏ có gì đẹp?

con

thuyền trắng đang giường cánh buồm đỏ thắm để rẽ sóng ra khơi.

- Đại diện một số nhóm báo cáo 1câu. Nhóm khác nhận xét, góp ý, bốsung.

-HS chú ý.

- HS làm việc chung cả lớp.

- HS quan sát tranh

- HS đọc khổ thơ cuối bài.

- HS giải thích.VD:

+ Vì trong tranh vẽ những sự vật như lớp học, sân trường, cây phượng đỏ, ông mặt trời. Khổ thơ cuối bài có câu thơ: Vẽ cả ông mặt trời/Và những chùm phượng đỏ/..

- HS chú ý.

- Một HS đọc to yêu cầu.

Các HS khác cùng đọc thầm theo.

- Cả lớp đọc thầm lại toàn bài thơ.

- HS lắng nghe.

- HS làm việctheo cặp:

cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần ở cuối các dòng thơ.

+ HS viết những tiếng cùng vần tìm được ra giấy nháp nhưsao – cao; ngõ – gió;

xanh – lành; khơi – trời;

đỏ – gió.

- Đại diện một số cặp báo cáo. Dưới lớp nhận xét, góp ý, bốsung.

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(21)

thế nào?

+ Hãy nói về tình cảm của em đối với thiên nhiên, cuộc sống xung quanh.

* Học thuộc lòng

- GV nêu yêu cầu: Học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích.

- GV cho HS trao đổi để tìm ra 2 khổ thơ được nhiều em thích nhất.

- GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc to 2 khổ thơ lớp đã chọn.

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu 2 khổ thơ đó lên. GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bằng cách xóa dần, chỉ để lại các chữ đầu dòng thơ.

- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.

- GV khuyến khích HS đọc thuộc cả bài thơ và về đọc cho người thân nghe.

3. Luyện tập, thực hành. (15p) HĐ3: Luyện đọc lại

- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ.

- Gọi 1 - 2 HS đọc to toàn bài đọc trướclớp.

- Yêu cầu từng HS tự luyện đọc toàn bàiđọc.

- GV nhận xét, biểudương.

HĐ4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Câu 1. Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ sự vật.

- GV cho HS đọc to yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: cùng đọc lại từng khổ thơ để tìm từ ngữ chỉ sự vật.

- GV lấy ví dụ về từ ngữ chỉ sự vật làm mẫu cho HS ở khổ thơ 1 như giấy, bút.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả.

-HS chú ý.

-HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS liên hệ:

VD: Thiên nhiên, cuộc sống thật tươi đẹp.

-HS chú ý.

- HS trao đổi để tìm ra 2 khổ thơ được nhiều em thích nhất

- 1 – 2 HS đọc to 2 khổ thơ lớp đã chọn.

-HS học thuộc lòng.

-2 – 3 HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

-HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.

- HS chú ý lắng nghe.

- 1 – 2 HS đọc lại. HS khác đọc thầm theo

- HS đọc lại

- Một HS đọc to yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm: cùng đọc lại từng khổ thơ, trao đổi trong nhóm tìm và viết ra giấy nháp các từ ngữ chỉ sự vật tìm được.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- HS nhắc lại: lớp học,

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(22)

- GV và HS cùng thống nhất đáp án.

- GV giải thích cho HS những từ ngữ trên là từ ngữ chỉ sự vật.

 GV mở rộng: Hãy tìm thêm môt số

từ ngữ chỉ sự vật mà em biết.

Câu 2.Đặt câu nêu đặc điểm với 1 trong 3 từ lung linh, nho nhỏ, râm ran.

- GV cho HS đọc to yêu cầu của bài.

- GV giải thích cho HS: những từ ngữ lung linh, nho nhỏ, râm ran là những từ ngữ chỉ đặc điểm, khác với những từ ngữ chỉ sự vật ở câu 1.

- GV lưu ý HS: Câu nêu đặc điểm Bầu trời sao lung linh có 2 thành phần: (1) từ ngữ chỉ sự vật và (2) từ ngữ chỉ đặc điểm.

- GV đưa mô hình câu mẫu lên bảng để HS quan sát và hỏi : + Trong câu, từ ngữ nào chỉ sự vật ?

+ Từ ngữ nào chỉ đặc điểm ? - GV nêu yêu cầu : Chọn 1 trong 3 từ và đặt câu; ghi lại kết quả ra giấy nháp.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

 GV mở rộng:Em hãy chọn một từ

chỉ sự vật ở bài tập 1 và đặt câu nêu đặc điểm của sự vật đó.

*Củng cố dặn dò(3p)

- GV mời HS chia sẻ cảm nhận sau bài học.

- GV nhận xét tiết học.

giấy, bút, bầu trời, sao, ông trăng, ngõ, cánh diều, biển, con thuyền, cánh buồm, mặt.

- HS chú ý.

-HS tìm và nêu.

- Một HS đọc to yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

-Một HS đọc to câu mẫu:

Bầu trời sao lung linh.

- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời:

+ Từ ngữ chỉ sự vật: Bầu trời sao. + Từ ngữ chỉ đặc điểm: lung linh.

- HS làm việc cá nhân :HS chọn 1 trong 3 từ và đặt câu; ghi lại kết quả ra giấy nháp.

- HS chia sẻ trong nhóm.

Nhóm góp ý cho nhau.

-HS chia sẻ trước lớp.

-HS thực hành đặt câu nêu đặc điểm.

-HS chia sẻ cảm nhận.

-HS lắng nghe -

- HS lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ

Lắng nghe

Lắng nghe

(23)

- Dặn dò HS :

+ Ghi nhớ từ chỉ sự vật và từ chỉ đặc điểm mà em vừa học.

+ Chuẩn bị bài cho bài sau.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có)

………

………

Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021 TOÁN

BÀI 23 : LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Luyện tập, suy nghĩ, tìm tòi lời giải và trình bày bài giải: Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huông gần với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề Toán học.

* Yêu cầu riêng:

- Học sinh lắng nghe cô giảng bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa 2. HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp, …

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hskt

1. Hoạt động Mở đầu:(5p) - GV cho hs chơi trò “Truyền điện” dưới sự tổ chức của trưởng ban Học tập.

- Trưởng ban HT nêu luật chơi: Tôi là nguồn điện, tôi sẽ nêu một bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ. tôi truyền điện cho bạn A, trong vòng

Lắng nghe

(24)

- GV tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương hs.

- GV dẫn dắt vào bài mới 2. Hoạt động luyện tập Bài 1

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- GV đặt câu hỏi để HS xác định bài toán cho biết/ bài toán hỏi gì?

- Muốn biết trên sân có bao nhiêu bạn thì làm phép tính gì?

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

Bài 2:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

=> GV chốt kiến thức bài học Để giải bài toán có lời văn các e làm mấy bước?

5 giây bạn phải nêu được kết quả, sau đó bạn lại nghĩ ra bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và mời bạn B. Bạn nhận được điện không nói đúng kết quả sẽ bị điện giật và thua cuộc.

- HS tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính giải;

chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số.

- HSTL

Câu lời giải: Trên sân có tất cả số bạn là:

Phép tính giải: 6 + 5 = 11 (bạn)

Đáp số: 11 bạn - HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính giải;

chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số.

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(25)

Bài 3:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán và xác định bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- Cho hs làm VBT.

- Chữa bài: Gọi 1 HS trình bày. HS khác nhận xét, góp ý - GV và HS cùng chốt đáp án

đúng

Bài 4:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán và xác định bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

*Câu lời giải: Cường còn lại số quả bóng là:

*Phép tính giải:12 – 5 = 7(quả)

Đáp số: 7 quả bóng.

* HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn

+ Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

+ Viết đáp số.

- HS đọc thầm bài toán.

- HS TL

+ Đội Hải Âu có 25 bài dự thi

+ Đội chim én có 30 bài dự thi

+ Lmà phép tính cộng để tìm ra có tất cả bao nhiêu bài dự thi

- HS làm bài Bài giải

Hai đội có tất cả số bài dự thi là:

25 + 30 = 55 (bài) Đáp số: 55 bài dự thi

- HS đọc thầm bài toán.

- HS TL:

+ Lớp 2B trồng được 12

Lắng nghe

Lắng nghe

(26)

- GV đánh giá, biểu dương.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

- Cho HS chơi trò “Đố bạn” thi nói về các tình huống thực tế về bài toán có lời văn

VD:

*VD 1: Lan có 8 nhãn vở. Hằng có 7 nhãn vở. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu nhãn vở ?

*VD 2: Hùng có 18 quả bóng xanh và đỏ. Trong đó có 9 quả bóng xanh. Hỏi Hùng có mấy quả bóng đỏ ?

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

khóm hoa. Trong đó 3 khóm đã nở hoa.

+ Hỏi còn bao nhiêu khóm chưa nở hoa?

Bài giải

Còn số khóm chưa nở hoa là:

12 – 3 = 9 ( khóm ) Đáp số: 9 khóm chưa nở hoa

- HS suy nghĩ trả lời.

- HS Đố bạn nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ.

-HS suy nghĩ trả lời

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có)

………

………

TIẾNG VIỆT

TIẾT 67: NGHE - VIẾT: EM HỌC VẼ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng các nét chữ, trình bàyđẹp bài chính tả Em học vẽ (2 khổ thơ đầu); trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ng/ngh; r/d/gi, an/ang.

- HS nêu được cần viết hoa chữ đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ, viết lùi vào 2 ô li tính từ lề vở, đặt đúng vị trí các dấu phẩy, dấu chấm….Từ đó nghe và viết chính xác bài chính tả vào vở ô ly.HS phân biệt ng/ngh; r/d/gi, an/ang.

(27)

- Phát triển phẩm chấttrách nhiệm(Có ý thức viết bài cẩn thận, sạch sẽ và có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.)

* Yêu cầu riêng:

- Học sinh lắng nghe cô giảng bài.

- Làm theo hướng dẫn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả). Phiếu học tập cho bài tập chính tả.

- HS: Vở ô ly, vở BTTV

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hskt

1. Hoạt động mở đầu (3p) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng”- điền từ còn thiếu hoàn thiện các câu thơ trong bài thơ “Em học vẽ”

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- GV kết nối, dẫn dắt vào bài mới

2. Hình thành kiến thức mới (20p)

HĐ1: Hướng dẫn HS nghe – viết.

- GV nêu yêu cầu nghe – viết bài Em học vẽ (2 khổ thơ đầu).

- GV đọc đoạn chính tả (Lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai).

- Gọi HS đọc lại.

- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn thơ.

- GV hướng dẫn HS nhận biết các hiện tượng chính tả:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra. VD: lung linh, cánh diều, trời xanh,…

+ Yêu cầu HS viết nháp một số

- HS tích cực tham gia trò chơi.

-HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và quan sát đoạn thơ trong SGK

- 2, 3 HS đọc lại bài.

- HS trả lời: Trong đoạn thơ những hình ảnh đẹp về thiên nhiên đã được khắc hoạ trong bức vẽ của bạn nhỏ.

- HS trả lời:

+ Viết hoa tên bài, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ.

+ HS phát hiện các chữ dễ viết sai.

+ HS viết nháp/bảng con một số chữ dễ viết sai.

+ Cách trình bày đoạn thơ: lùi vào 4 ô li viết tên bài, lùi vào 2 ô li tính từ lề vở viết các dòng thơ, cách 1 dòng giữa các khổ thơ.

+ Trong đoạn thơ có dấu chấm cuối mỗi khổ thơ; dấu phẩy ở dòng thơ thứ 2 (sau tiếng trắng).

- HS nghe GV đọc, viết bài vào vở

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(28)

chữ dễ viết sai.

+ Khi viết đoạn thơ, cần viết như thế nào?

+ Trong đoạn thơ có những dấu câu nào?

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi dòng thơ đọc 2 – 3 lần để HS nghe – viết.

- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả.

- GV nhận xét bài viết của HS.

3. Thực hành, luyện tập (10p) HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả

BT2. Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông.

- GVmời HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi:

Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông và hoàn thành vào phiếu . GV quan sát, hướng dẫn HS còn lúng túng.

- GV mời HS báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, trình chiếu kết quả đúng.

- GV hỏi: Em hiểu thế nào về hai câu tục ngữ đó?

- GV giải thích nghĩa của 2 câu tục ngữ.

+ Trăm nghe không bằng một thấy tận mắt chứng kiến quan trọng, ý nghĩa hơn là chỉ nghe người khác kể lại.

- HS nghe và soát lỗi:

+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- HS chú ý lắng nghe.

- Một HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS thảo luận cặp đôi.

- 2 - 3 HS báo cáo.

Dưới lớp theo dõi, góp ý.

a. Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.

b. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- HS giải thích theo ý hiểu của mình.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS nhắc lại:

+ Khi đứng trước các âm “i, e, ê” thì viết “ngh”.

+ Khi đứng trước các âm còn lại “o, a, ư,…” thì viết “ng”.

-HS tìm từ, viết bảng con.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Mỗi đội cử 3 HS tham gia trò chơi;

dưới lớp cỗ vũ, theo dõi.

- HS nhận xét, bình đội thắng cuộc.

Lắng nghe

Lắng nghe

(29)

+ Có công mài sắt, có ngày nên kim: kiên trì theo đuổi công việc thì sẽ đạt được kết quả tốt.

 Hãy nhắc lại quy

tắc chính tả để phân biệt ng/ngh.

 GV mở rộng: Em hãy tìm thêm một

số từ ngữ khác chứa tiếng bắt đầu bằng ng/ngh.

BT 3. Chọn a hoặc b.

a. Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng c, d hoặc gi thay cho hình.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV chia lớp thành 3 đội chơi, chia bảng lớp thành 3 phần (dán sẵn nội dung bài tập chính tả) - GV nhận xét.

- GV thống nhất kết quả : + Chậm như rùa.

+ Nhanh như gió.

+ Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

- GV nêu câu hỏi về nghĩa của các câu trên:

b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vẫn an hoặc ang gọi tên sự vật trong mỗi hình.

GV hướng dẫn tương tự như phần a.

* Củng cố, dặn dò (3p)

- GV mời HS chia sẻ cảm nhận sau bài học

- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.

-HS chia sẻ.

-Đáp án: (cái) bàn, (cái) bảng, (cái) đàn.)

- HS chia sẻ cảm nhận sau bài học - HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có)

………

………

TIẾNG VIỆT

TIẾT 68: LUYỆN TẬP: MRVT: TỪ CHỈ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP; DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI

(30)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật (từ chỉ đồ dùng học tập). Đặt được câu nêu công dụng của đồ dùng học tập.Đặt đúng dấu chấm hoặc chấm hỏi ở cuối câu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ:HS nói được tên các đồ dùng có ở góc học tập. Biết nói vf vận dụng viết câu nêu công dụng của một số đồ dùng học tập.

-Phát triển phẩm chất trách nhiệm (có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập).

* Yêu cầu riêng:

- Học sinh lắng nghe cô giảng bài.

- Biết tên các đồ dùng học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Máy tính, máy chiếu;

- Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.

2. HS:SHS; VBTTV, nháp, vở ô ly.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hskt

1. Hoạt động mở đầu (3p) - GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát Sách bút thân yêu.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới (15p) HĐ 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật BT1.Nói tên các đồ dùng có ở góc học tập.

- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV cho HS quan sát tranh và hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài.

- GV tổ chức trò chơi trò tung bóng và nói tên đồ vật.

- GV ghi nhanh tên các đồ dùng mà HS nêu lên bảng.

- GV tổng kết trò chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

3. Luyện tập thực hành (12p) HĐ 2: Đặt câu

BT2. Đặt một câu nêu công dụng của một đồ dùng học tập.

- GV mời HS nêu yêu cầu của bài.

- GV mời HS câu mẫu.

- GV vẽ sơ đồ câu lên bảng và giải thích: Câu mẫu nêu công dụng của

- HS hát và vận động theo bài hát

- 1 -2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

- HS quan sát tranh, chú ý lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi: Bạn quản trò hô “bắt đầu” và tung bóng đến một bạn bất kì. HS nào bắt được bóng thì HS đó nêu tên một đồ dùng có trong góc học tập. Cứ như vậy cho đến khi HS nêu tên hết các đồ vật.

- HS nhận xét.

- HS cùng GV nêu đáp án đúng:

cái bàn, cái ghế, cái đèn bàn, chiếc cặp sách, cái giá sách, cái cốc, sách, bút, kéo,...

- HS lắng nghe.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS đọc câu mẫu.

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(31)

đồ dùng học tập Bút màu dùng để vẽ tranh gồm có 2 thành phần:

+ (1) từ ngữ chỉ đồ dùng học tập (bút màu)

+ (2) dùng để làm gì (dùng để vẽ tranh).

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm bốn: kể tên đồ dùng học tập và đặt câu nêu công dụng của đồ dùng đó theo mẫu đã hướng dẫn, hoàn thành vào tờ phiếu.

- GV quan sát, hướng dẫn những nhóm còn lúng túng.

- GV yêu cầu một số nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, góp ý. Nếu có đồ vật nào HS chưa nêu đúng hoặc không biết công dụng, GV giải thích để học sinh hiểu.

- GV nhấn mạnh: Mỗi một đồ dùng học tập đều có một công dụng riêng.

Các em cần có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.

 Liên hệ: Em cần làm gì để giữ gìn đồ dùng học tập của mình?

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

BT3. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông.

- GV phát phiếu bài tập.

- GV yêu cầu 2 HS đóng vai bút chì và tẩy và đọc đoạn thoại.

- GV giải thích: Trong đoạn thoại này, những câu nào là câu hỏi thì cần chọn dấu chấm hỏi thay cho ô vuông, những câu khác không phải là câu hỏi thì chọn dấu chấm.

- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi.

- GV gọi 2 - 3 HS trình bày kết quả.

- GV và HS nhận xét, thống nhất đáp án:

+ Câu 1 và câu 2 – dấu chấm hỏi;

+ Câu 3, 4, 5 - dấu chấm 4.Vận dụng

- HS chú ý theo dõi.

- HS làm việc nhóm:

+ HS kể tên đồ dùng học tập.

+ Mỗi HS đặt một câu nêu công dụng của một đồ dùng học tập.

+ HS chia sẻ trong nhóm. Các bạn khác lắng nghe, góp ý.

+ HS hoàn thành phiếu:

PHIẾU HỌC TẬP

STT Từ Câu

1 M:

Bút màu

M: Bút màu dùng để vẽ tranh.

2 … …

- Một số nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS chia sẻ về ý thức giữ gìn đồ dùng học tập của bản thân.

- HS nhận phiếu.

- 2 HS đóng vai bút chì và tẩy và đọc đoạn thoại.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS làm việc nhóm đôi: thảo luận để làm bài tập. Ghi kết quả vào phiếu.

- 2 - 3 HS trình bày kết quả.

Dưới lớp nhận xét, góp ý.

- HS nêu.

- 2 HS đóng vai tẩy và bút chì đọc lại đoạn thoại.

- HS chia sẻ về những nội dung đã học.

Lắng nghe

Lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

*Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp. Chúng thường biết

Gà Trống

Trường: Tiểu học Kim Đồng Trường: Tiểu học Kim Đồng.. Đông Triều – Quảng Ninh Đông Triều –

Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã. hi sinh vì

Một số học sinh chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ.. Như thế làm mất trật

a/ Trong gìơ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường ,em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em .Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với

- Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.. - Đoàn kết, thân ái với bạn bè