• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991) Liên Bang Nga (1991-2000) | Giải bài tập Lịch sử 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991) Liên Bang Nga (1991-2000) | Giải bài tập Lịch sử 12"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991) Liên Bang Nga (1991-2000)

A/ CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 14 sgk Lịch Sử 12: Nêu những thành tựu chính của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh?

Lời giải:

Liên Xô là nước thắng trận nhưng thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để khôi phục kinh tế, Liên Xô đã đề ra kế hoạch 5 năm (1946-1950) và đạt một số thành tựu:

- Công nghiệp: Đến năm 1947, công nghiệp đã đạt mức chiến tranh. Đến năm 1950, công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh, hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc mới xây dựng đi vào hoạt động.

- Nông nghiệp: Đạt mức trước chiến tranh.

- Khoa học kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ.

- Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng (4 năm 3 tháng).

(2)

Qủa bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô năm 1949

Câu hỏi trang 14 sgk Lịch Sử 12: Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu là gì?

Lời giải:

Trong thời gian từ năm 1950 - 1975, các nước Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Với sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô và sự nỗ lực vươn lên của nhân dân, các nước Đông Âu đã giành được nhiều thành tựu to lớn:

- Công nghiệp: Tiến hành xây dựng nền công nghiệp, điện khí hóa toàn quốc, nâng sản lượng công nghiệp lên gấp hàng chục lần.

(3)

- Nông nghiệp: Phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm của nhân dân.

- Khoa học – kĩ thuật: Ngày càng được nâng lên rõ rệt.

=> Các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã trở thành các quốc gia công – nông nghiệp.

(4)

Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

Câu hỏi trang 14 sgk Lịch Sử 12: Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

(5)

Lời giải:

* Sự ra đời:

- Ngày 8 – 1 – 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) được thành lập với sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu là: Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hungari, Tiệp Khắc, Rumani; năm 1950, kết nạp thêm Cộng hòa dân chủ Đức.

- Mục tiêu:

+ Tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật.

+ Thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.

- Thành tựu: Đã thúc đẩy các nước xã hội chủ nghĩa phát triển kinh tế và kĩ thuật, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân.

* Vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV):

- Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm là khoảng 10%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950.

- Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Từ năm 1949 đến năm 1970, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên tới 20 tỉ rúp.

Câu hỏi trang 17 sgk Lịch Sử 12: Lập niên biểu các sự kiện quan trọng của Liên Xô trong thời gian tiến hành cải tổ (1985 - 1991)?

Lời giải:

Thời gian Sự kiện

3/1985 M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước.

(6)

1991 Sau 6 năm tiến hành cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên tình hình không được cải thiện, đất nước Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.

8/1991 Chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp diễn ra nhưng thất bại. Sau đó, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, yêu cầu giải tán Ủy ban Trung ương Đảng. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, chính phủ Liên bang bị tê liệt.

21/12/1991 Hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (gọi tắt là SNG) được ký kết bởi 11 nước cộng hòa trong Liên bang. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã.

25/12/1991 Goócbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống. Đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

(7)

Lược đồ Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)

Goócbachốp

Câu hỏi trang 18 sgk Lịch Sử 12: Nêu những nét chính về tình hình Liên bang Nga trong những năm 1991 – 2000?

Lời giải:

Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.

* Về kinh tế:

- 1991-1995: Tăng trưởng âm.

- 1996 – 2000: Phục hồi.

* Về chính trị:

- Tháng 12.1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.

- Từ năm 2000, V.Putin lên làm tổng thống, mở rộng bước ngoặt mới.

* Về đối ngoại:

(8)

- 1991-1993: Định hướng Đại Tây Dương.

- 1993 - 2000: Ngả về châu Á.

=> Định hướng Âu – Á.

Quốc kì Liên Bang Nga ngày nay

B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1 trang 18 sgk Lịch Sử 12: Lập niên biểu những sự kiện chính của Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991?

Lời giải:

Thời gian Liên Xô Các nước Đông Âu

(9)

1945-1950

- Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

- 8/1/1949: Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.

- Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiến hành:

+ Cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.

+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngoài nước.

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. - Vai trò lãnh đạo của các Đảng Cộng sản ngày càng được khẳng định.

1950 – đến đầu những

năm 70

Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

+ Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.

+ Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu.

+ Khoa học kỹ thuật: Đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc.

+ Trình độ học vấn của người dân tăng cao.

+ Tiếp tục giúp đỡ các nước Xã hội chủ nghĩa.

- Thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm.

+ Công nghiệp: Tiến hành xây dựng nền công nghiệp, điện khí hóa toàn quốc, nâng sản lượng công nghiệp lên gấp hàng chục lần.

+ Nông nghiệp: Phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm của nhân dân.

+ Khoa học – kĩ thuật: Ngày càng được nâng lên rõ rệt.

(10)

- Từ những nước nghèo trở thành các quốc gia công - nông nghiệp.

Những năm 70 đến năm

1991

- 1973: Khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô.

- Nền kinh tế Liên Xô dần bộc lộ dấu hiệu suy thoái.

- 3/1985: M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước.

- 1991: Sau 6 năm tiến hành cải tổ, Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.

- 8/1991: Chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp diễn ra nhưng thất bại. Sau đó, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

- 21/12/1991: Hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập được ký kết. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã.

- 25/12/1991: Đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô tác động mạnh tới các nước Đông Âu.

- Nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.

- Ban lãnh đạo các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng.

- 3/10/1990, nước Đức được thống nhất (Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức).

(11)

Câu 2 trang 18 sgk Lịch Sử 12: Phân tích nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

Lời giải:

- Trước hết, là do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

- Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.

- Ba là, chậm cải tổ, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.

- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.. ☐ Hơn 17 triệu người chết và toàn bộ các thành phố, nhà máy, xí nghiệp

☐ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước, thực hiện các quyền

☐ Khắc phục những sai lầm, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất và ý nghĩa nhân văn của nó.. ☐ Đưa nền kinh tế

- Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp: chặn được đà giảm sút của 5 năm trước và có bước phát triển mới.. Dầu mỏ được khai thác, công

Vẽ biểu đồ (hình cột ) thể hiện kinh tế Nga có sự chuyển biến rõ rệt khi thực hiện chính sách kinh tế mới.. Cho biết chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế

Tháng 12/1978, Đặng Tiểu Bình đề ra đường lối đổi mới được Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua, mở đầu cho công cuộc cải cách mở cửa.. Đường lối này được

- Ý nghĩa: Sự ra đời của các nước Cộng hòa Ấn Độ đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử Ấn Độ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới...

Câu hỏi trang 41 sgk Lịch Sử 12: Hãy nêu khái quát những thắng lợi của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế