• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết: 54, 55 CHỦ ĐỀ: TỰ NHIÊN CHÂU ÂU

(2 tiết gồm tiết 54, 55 theo PPCT)

Bước I. Xác định vấn đề cần giải quyết

Tự nhiên châu Âu là tổng thể các yếu tố tự nhiên như: Vị trí địa lí; địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật. Nên khi dạy học về chủ đề tự nhiên (thiên nhiên) châu Âu, giáo viên phải làm nổi bật các yếu tố tự nhiên nêu trên. Cụ thể:

Vị trí địa lí: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á – Âu, diện tích 10.355.000km2. Phía bắc châu Âu giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải và Biển Đen, tuy nhiên về phía đông thì hiện không rõ ràng. Các nhà địa lý hiện đại thường xem dãy Uran, sông Uran hình thành biên giới chính giữa châu Âu và châu Á. Châu Âu cũng là một bán đảo khổng lồ của lục địa Á-Âu, vì ba mặt của nó là biển. Các bán đảo lớn là Xcandinavia, bán đảo Iberia, bán đảo Italy, bán đảo Bancăng

Địa hình châu Âu khá đa dạng: Châu Âu tuy có diện tích nhỏ nhưng địa hình rất đa dạng và phức tạp. Trên bản đồ ta thấy châu Âu có ba dạng địa hình chính : Vùng đồng bằng rộng lớn kéo dài từ Tây sang Đông chiếm 2/3 diện tích châu lục, miền núi già ở phía bắc và vùng trung tâm, miềnnúi trẻ ở phía nam.

Khí hậu: Châu Âu là một châu lục duy nhất trên thế giới nằm gần hoàn toàn trong miền ôn đới ( từ 36o đến 71o vĩ tuyến Bắc). Do đó, hầu hết các vùng của châu Âu có khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt ; chỉ có miền bờ biển và các đảo phía cực Bắc có khí hậu lạnh giá, đó là vùng khí hậu hàn đới(chiếm khoảng 6% diện tích toàn châu). Tuy nhiên, do vị trí, hình dạng địa hình giữa Đông Âu và Tây Âu có nhiều nét khác biệt nên mức độ ảnh hưởng của Đại Tây Dương cũng khác nhau.

Sông ngòi: Phần lớn các con sông bắt nguồn từ trung tâm lục địa đổ ra biển, thường có nguồn rất gần nhau. Sông dài nhất là sông Vonga. Đa số các sông của châu Âu có giá trị kinh tế rất lớn trong giao thông vận tải ( sông Rai-nơ, sông Đa-nuýp và sông Vonga ) do lượng nước khá dồi dào. Tuy nhiên các con sông chảy vào Bắc Băng Dương thường đóng băng vào mùa đông, nhất là ở các cửa sông. Các hồ châu Âu thường phân bố ở miền núi, như Thụy Sĩ, Italy và Áo và ở cả vùng đồng bằng như Thụy Điển, Ba Lan, Phần Lan.

Thực vật, động vật phong phú chịu tác động mạnh mẽ của con người. Khoảng 80 đến 90 % châu Âu đã từng được bao phủ bởi rừng. Mặc dù hơn nửa số rừng nguyên sinh của châu Âu bị biến mất do sự cư trú của con người và do việc khai khẩn đất canh tác, châu Âu vẫn còn một phần tư số rừng của thế giới – rừng vân sam của Xcandinavia, rừng thông bạt ngàn ở Nga... Tuy nhiên, chỉ duy nhất ở các miền núi về phía bắc và trung tâm phía bắc Nga Âu rừng vẫn cònbao phủ và ít chịu ảnh hưởng của hoạt động con người.

Việc thiết kế lại 3 bài học (bài 51, 52 – SGK địa lí 7) thành 1 chủ đề tự nhiên châu Âu (thiên nhiên châu ÂU) tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động học tập được tiếp nối nhau thành một chuỗi các hoạt động, sẽ làm cho mạch kiến thức được

(2)

lô gic hơn, đồng thời trong mỗi hoạt động HS được kết hợp rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ tự nhiên, tranh ảnh cảnh quan để làm rõ hơn các kiến thức vừa lĩnh hội.

Bước II. Lựa chọn nội dung bài học 1. Tìm hiểu về vị trí địa lí, địa hình

2. Tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi và thực vật 3. Khám phá các môi trường tự nhiên.

Bước III. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực hình thành.

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ:

+ Nằm khoảng giữa các vĩ tuyến 360 B và 710 B.

+ Chủ yếu nằm trong đới ôn hòa.

+ Có 3 mặt giáp biển và đại dương

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Âu:

+ Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng. Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh.

+ Khí hậu: Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

Nguyên nhân.

+ Mạng lưới song ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. Tên một số song quan trọng.

+ Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa (dẫn chứng)

- Nêu và giải thích ở mức độ đơn giản sự khác nhau giữa các môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải, môi trường núi cao ở châu Âu:

+ Môi trường ôn đới hải dương: Phân bố, đặc điểm (khí hậu, sông ngòi, thực vật). Nguyên nhân.

+ Môi trường ôn đới lục địa: Phân bố, đặc điểm (khí hậu, sông ngòi, thực vật).

Nguyên nhân.

+ Môi trường địa trung hải: Phân bố, đặc điểm (khí hậu, sông ngòi, thực vật).

Nguyên nhân.

+ Môi trường núi cao: Phân bố, đặc điểm (khí hậu, sông ngòi, thực vật).

Nguyên nhân.

2. Kĩ năng

- Sử dụng được lược đồ, tranh, ảnh để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Âu - Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số trạm ở châu Âu.

- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, viết những thông tin về một hiện tượng tự nhiên mà em biết và yêu thích.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Rèn các kĩ năng sống: đảm nhận trách nhiệm, hợp tác, tư duy..

4. Định hướng năng lực được hình thành

(3)

- Năng lực chung: năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự học

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ để khai thác kiến thức, năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ, năng lực khai thác tranh ảnh.

Bước IV. Mô tả mức độ yêu cầu cần đạt

Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành.

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Thiên nhiên châu Âu

- Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của tự nhiên châu Âu:

địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật

- Trình bày được đặc điểm các môi trường tự nhiên châu Âu.

- Sử dụng lược đồ tự nhiên châu Âu để làm rõ một số đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật ở châu Âu.

- Giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của tự nhiên châu Âu: địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật

- So sánh sự khác biệt giữa các môi trường tự nhiên ở châu Âu.

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết kiểu môi trường.

- Lập được sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.

- Thu thập thông tin để viết đoạn văn ngắn về hiện tượng đêm trắng ở vùng cực Bắc của châu Âu

Bước V. Biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá V.1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Xác định giới hạn, vị trí địa lí của Châu Âu (thuộc lục địa nào, nằm trong khoảng vĩ độ nào, tiếp giáp).

Đáp án.

- Nằm từ vĩ độ 360B – 710B, chủ yếu trong đới ôn hòa.

- Phía đông ngăn cách với châu á bởi dãy Uran, 3 phía còn lại giáp với biển và đại dương

- S: 10 triệu km2

Câu 2: Kể tên và nêu sự phân bố các dạng địa hình chính của Châu Âu.

Đáp án.

* Địa hình: - Có 3 dạng chính

+ Núi già: Phía Bắc và vùng TT có đỉnh tròn thấp, sườn thoải + Núi trẻ: Phía Nam đỉnh cao nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu + Đồng bằng: 2/3 S kéo dài T Đ, tương đối bằng phẳng.

(4)

- Bờ biển dài 43.000km & bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo và vũng vịnh.

Câu 3: Kể tên các kiểu khí hậu ở châu Âu và trình bày sự phân bố của chúng;

Đáp án.

- Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới

- Phía bắc có diện tích nhỏ có khí hậu hàn đới - Phía nam có khí hậu Địa Trung Hải

- Nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới

Câu 4: Xác định các dòng sông lớn ở châu Âu và nêu vai trò của các dòng sông;

Đáp án.

* Sông ngòi:

- Dày đặc, lượng nước dồi dào. Các sông chảy về phía bắc có thời gian dài đóng băng về mùa đông.

- Các sông lớn: ĐaNuýp, Rainơ, Vônga,…

V

. 2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Dựa vào lược đồ hình 51.2 . Lược đồ khí hậu châu Âu, chứng minh khí hậu có sự phân hóa từ Đông sang Tây?

Đáp án.

- Khí hậu có sự phân hóa từ Đông sang Tây biểu hiện qua các đường đẳng nhiệt tháng giêng:

+ Phía tây và tây nam có đường đẳng nhiệt luôn luôn dương, cao nhất là 100C.

+ Phía đông và đông bắc có đường đẳng nhiệt luôn luôn âm, thấp nhất là - 200C.

Câu 2: Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông.

Đáp án.

Do vị trí, hình dạng địa hình giữa Đông Âu và Tây Âu có nhiều nét khác biệt nên mức độ ảnh hưởng của Đại Tây Dương cũng khác nhau.

Bờ biển Tây Âu bị cắt xẻ mạnh, có nhiều biển phụ ăn sâu vào nội địa ; nơi xa biển nhất chỉ có 700 km. Miền ven biển phía tây bắc châu Âu lại có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy qua nên khí hậu miền này thêm ấm áp, lượng mưa phong phú. Miền núi Tây Âu lại chạy theo hướng vĩ tuyến, do đó ảnh hưởng hải dương có thể lan tràn khắp miền nội địa. Ngay ở Thụy Sĩ , Áo người ta vẫn thấy vai trò hải dương rất rõ nét.

Ngược lại Đông Âu nằm sâu trong nội địa, bờ biển lại ít bị chia cắt ; nơi xa bờ biển nhất tới 1.600km, gấp hơn hai lần Tây Âu. Phía đông và nam giáp châu Á nên thường chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa từ châu lục này lan tới. Địa hình Đông Âu lại thấp, tương đối bằng phẳng, xen kẽ là những miền đất cao chạy theo hướng bắc - nam ; do đó đã tạo điều kiện cho các khối khí lạnh phương bắc tràn xuống một cách dễ dàng, đôi khi xuống tận Nam Âu làm cho thời tiết trở nên rất lạnh.

(5)

Câu 3: Trình bày và giải thích chế độ nước các sông ở mỗi môi trường tự nhiên châu Âu?

Đáp án.

- Đa số các sông của châu Âu có giá trị kinh tế rất lớn trong giao thông vận tải ( sông Rhine, sông Danube và sông Volga ) do lượng nước khá dồi dào.

+ Các con sông chảy vào Bắc Băng Dương nằm ở môi trường ôn đới lục địa thường đóng băng vào mùa đông, nhất là ở các cửa sông.

+ Các con sông nằm ở môi trường ôn đới hải dương thường không bị đóng băng và lượng nước dồi dào quanh năm

Câu 4: Dựa vào thông tin và biểu đồ khí hậu bài 52 – SGK địa lí 7, điền thông tin vào phiếu sau:

phiếu số 1 Tiêu chí Môi trường...

Vị trí

Khí hậu Nhiệt độ Lượng mưa Sông ngòi

Thực vật V

. 3. Câu hỏi vận dụng

Câu 1: So sánh sự khác biệt giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa ở châu Âu.

Đáp án.

Sự khác biệt giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa ở châu Âu:

+ Vị trí: Môi trường ôn đới hải dương nằm ở ven biển phía tây còn môi trường ôn đới lục nằm sâu trong nội địa kéo dài sang phía tây.

+ Nhiệt độ: Môi trường ôn đới hải dương có nhiệt độ luôn trên 0ͦC, còn môi trường ôn đới lục có nhiệt độ luôn thấp dưới 0ͦC và có sự thay đổi từ B – N, từ Đ - T.

+ Lượng mưa: Môi trường ôn đới hải dương có lượng mưa lớn hơn, khoảng 800 – 1000mm và mưa nhiều quanh năm. Còn môi trường ôn đới lục có lượng mưa nhỏ hơn và phân hóa theo mùa (mưa nhiều vào mùa hè).

+ Sông ngòi: Môi trường ôn đới hải dương có lượng mưa lớn hơn, khoảng 800 – 1000mm và mưa nhiều quanh năm. Còn môi trường ôn đới lục có có nhiều sông dài, nhiều nước vào xuân hạ do băng tan và mưa lớn.

+ Thực vật: Môi trường ôn đới hải dương có rừng lá rộng. Còn môi trường ôn đới lục có rừng lá kim.

Câu 2: Nghiên cứu một biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở trạm A, B, C để hoàn thành bảng sau:

Nội dung Trạm A Trạm B Trạm C

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình tháng 1 Nhiệt độ trung bình tháng 7

(6)

Nhận xét chung về chế độ nhiệt

2. Lượng mưa

Các tháng mưa nhiều Các tháng mưa ít

Nhận xét chung chế độ mưa 3. Kiểu khí hậu

4. Thảm thực vật

V.4. Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1: Lập được sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.

Câu 2: Thu thập thông tin để viết đoạn văn ngắn về hiện tượng đêm trắng ở vùng cực Bắc của châu Âu.

Bước VI. Thiết kế tiến trình dạy học VI.1 Chuẩn bị của giáo viên và HS 1. GV:

- Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, biểu đồ phản ánh vị trí địa lí và các đặc điểm tự nhiên của châu Âu…

- Các Phiếu học tập cho việc thực hiện các hoạt động (nếu có).

2. HS: đọc trước bài ở nhà.

VI.2. Tổ chức các hoạt động học A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu

- Kiến thức:

+ Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về tự nhiên châu Âu với nội dung bài học trình bày và giải thích được một số đặc điểm tự nhiên châu Âu.

+ Gợi cho HS hứng thú khi khám phá tự nhiên châu Âu qua lược đồ.

- Kĩ năng: HS biết khai thác lược đồ, tranh ảnh về tự nhiên châu ÂU.

2. Phương thức hoạt động - Phương pháp, kĩ thuật dạy học

+ Khai thác tranh ảnh, bảng biểu, lược và bản đồ;

+ Động não

+ Thảo luận cặp đôi;

- Hình thức: Cá nhân, cặp đôi - Phương tiện:

+ Lược đồ về tự nhiên châu Âu.

+ Tranh ảnh về cảnh quan môi trường Châu Âu.

+ Máy tính.

3. Tiến trình hoạt động (1) Giao nhiệm vụ:

- GV: Yêu cầu HS dựa vào Lược đồ tự nhiên Châu Âu, tranh ảnh về các môi trường tự nhiên của châu ÂU và hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn và trả lời 2 câu hỏi sau:

(7)

Câu 1: Tìm 3 đến 5 đặc điểm tự nhiên châu Âu mà em quan sát được (địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật, động vật).

Câu 2: Những đặc điểm tự nhiên này có quan hệ với nhau như thế nào? (hoặc giải thích các đặc điểm tự nhiên này).

- Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.

(2) HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. (HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, song nếu có khó khăn HS vẫn có thể trao đổi với bạn bên cạnh).

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận

- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

+ Những đặc điểm tự nhiên HS có thể đọc được từ bản đồ như: vị trí địa lí, địa hình, một số dãy núi, các dòng biển, một số sinh vật,... Trên cơ sở đó GV có thể hỏi thêm các đặc điểm tự nhiên đó có quan hệ với nhau như thế nào? hoặc giải thích đặc điểm tự nhiên đó? để dắt dẫn HS vào HĐ hình thành kiến thức.- Từ những hiểu biết đã có của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài mới.

+ Đối với nội dung: giải thích một đặc điểm nào đó của tự nhiên châu Âu hoặc tìm ra mối quan hệ giữa các đặc điểm tự nhiên, GV không kì vọng HS giải quyết được yêu cầu đặt ra, những khó khăn của HS chính là tình huống tạo ra sự tò mò, hứng thú để HS khám phá ở phần hình thành kiến thức.

(4) Đánh giá:

- Thông qua quan sát, theo dõi HS thực hiện trong suốt quá trình học tập, GV đánh giá HS về ý thức học tập, khả năng sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ, khả năng giải quyết nhiệm vụ, khả năng hợp tác và GV đánh giá HS thông qua kết quả cuối cùng hoạt động, thông qua phần trình bày, báo cáo kết quả giữa của HS được lựa chọn với cả lớp.

Chú ý: đây là hoạt động nhằm phát hiện khả năng quan sát và huy động những gì đã có của HS về nội dung bài học nên trong nhận xét, GV tránh việc đánh giá sự đúng sai của các kiến thức mà HS tìm hiểu được.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Hoạt động 1. Tìm hiểu về vị trí địa lí, địa hình (Tiết 1) 1. Mục tiêu:

- Kiến thức: HS trình bày và giải thích được vị trí địa lí và địa hình châu Âu - Kĩ năng: HS biết đọc thông tin, quan sát lược đồ tự nhiên châu ÂU.

2. Phương thức hoạt động

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học + Khai thác lược đồ;

+ Động não

+ Thảo luận cặp đôi;

(8)

- Hình thức: cặp đôi

- Phương tiện: Lược đồ về tự nhiên châu Âu.

3. Tiến trình hoạt động (1) Giao nhiệm vụ:

- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát lược đồ tự nhiên Châu Âu, hãy trao đổi với bạn và trả lời 2 câu hỏi sau:

Câu 1: Xác định giới hạn, vị trí địa lí của Châu Âu (thuộc lục địa nào, nằm trong khoảng vĩ độ nào, tiếp giáp).

Câu 2: Kể tên và nêu sự phân bố các dạng địa hình chính của Châu Âu.

- Học sinh lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ được giao. Hỏi GV những điều chưa rõ.

(2) HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ. HS làm việc cá nhân trước, khi có sản phẩm, hai bạn thành một cặp và trao đổi, bổ sung cho nhau để hoàn thiện sản phẩm của cá nhân.

+ HS làm việc theo cặp đôi, ghi kết quả tìm hiểu cá nhân ra giấy nháp, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh. GV có thể sử dụng các kĩ thuật, phương pháp khác nhau để tổ chức hoạt động học cho HS. Tùy theo đặc điểm HS, lớp học và các điều kiện khác, GV có thể lựa chọn các phương thức học tập khác nhau. Ở đây gợi ý là cặp đôi với lí do: nội dung trong nhiệm vụ này không quá khó, HS quan sát hình để xác định vị trí địa lí và giới hạn của châu Âu; kể tên và nêu sự phân bố các dạng địa hình chính của châu Âu.

- GV quan sát cả lớp thực hiện nhiệm vụ. Sau khi HS làm việc được một khoảng thời gian, GV có thể quan sát từng cặp đôi để nhận định khả năng hoàn thành nhiệm vụ, những khó khăn của HS từ đó có những trợ giúp và điều chỉnh kịp thời.

Lưu ý: Đây là nhiệm vụ HS đã được thực hiện nhiều lần ở các châu lục khác vì vậy GV cần chú ý xác định thời gian hợp lý cho hoạt động này. Khi xác định vị trí địa lí GV có thể dùng thêm bản đồ thế giới để HS thấy rõ hơn vị trí của châu Âu với các châu lục khác.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận

- GV gọi 1 HS ở một cặp đôi bất kì trao đổi kết quả làm việc với cả lớp. Cả lớp góp ý sản phẩm của bạn và thông qua trao đổi mỗi cá nhân HS điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của mình.

- GV nhận xét và đánh giá chung, đánh giá một số sản phẩm tiêu biểu của HS, chỉnh sửa những sai sót chung của cả lớp khi thấy cần thiết, chốt nội dung.

Lưu ý khi GV nhận xét: HS lắng nghe, so sánh phần sửa chữa bổ sung và chốt của GV với sản phẩm của cá nhân và chỉnh sửa sản phẩm cá nhân, tóm tắt ghi chép vào vở.

(4) Đánh giá: GV đánh giá HS thông qua quá trình hoạt động của HS và sản phẩm cuối cùng.

* Vị trí - Nằm từ vĩ độ 360B – 710B, chủ yếu trong đới ôn hòa.

- Phía đông ngăn cách với châu á bởi dãy Uran, 3 phía còn lại giáp với biển và đại dương

- S: 10 triệu km2

* Địa hình: - Có 3 dạng chính

(9)

+ Núi già: Phía Bắc và vùng TT có đỉnh tròn thấp, sườn thoải + Núi trẻ: Phía Nam đỉnh cao nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu + Đồng bằng: 2/3 S kéo dài T Đ, tương đối bằng phẳng.

- Bờ biển dài 43.000km & bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo và vũng vịnh.

* Hoạt động 2. Tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi và thực vật (Tiết 1) 1. Mục tiêu

- Kiến thức:

+ HS trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thực vật ở châu Âu.

+ Kể được tên các dòng sông và nêu vai trò của chúng;

+ Kể được tên và nêu sự phân bố của các kiểu thảm thực vật chính ở châu Âu.

- Kĩ năng: HS biết đọc thông tin, quan sát lược đồ, tranh ảnh về tự nhiên châu ÂU.

2. Phương thức hoạt động

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học + Khai thác tranh ảnh, lược đồ;

+ Động não

+ Đàm thoại, gợi mở.

+ Thảo luận nhóm;

- Hình thức: Nhóm, cá nhân.

- Phương tiện

+ Lược đồ khí hậu, Lược đồ tự nhiên châu Âu.

+ Tranh ảnh về cảnh quan môi trường Châu Âu.

3. Tiến trình hoạt động

* Thao tác 1: Khí hậu (1) Giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát Lược đồ khí hậu châu Âu và đọc thông tin trong SGK hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Kể tên các kiểu khí hậu ở châu Âu và trình bày sự phân bố của chúng;

Câu 2: Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nêu những thắc mắc, những nội dung chưa hiểu về nhiệm vụ được giao để GV giải đáp.

- GV có thể gợi ý HS cách khai thác lược đồ khí hậu châu Âu, chú ý đến các kiểu khí hậu và tác động của dòng biển nóng, lạnh, gió Tây ôn đới đến khí hậu châu Âu để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- GV cần chú ý khi tổ chức hoạt động nhóm: Khi thực hiện nhóm vẫn yêu cầu các các nhân tự làm việc, sau đó mới tiến hành trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất về các kết quả làm việc tránh việc hoạt động nhóm chỉ tập trung vào một số HS có ý thức học tập, một số HS khác lại đứng ngoài trong hoạt động nhóm. GV có thể sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để hỗ trợ HS trao đổi nhóm, như: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật chuyên gia,...

(2) HS thực hiện nhiệm vụ

(10)

- HS làm việc cá nhân để khám phá nội dung trước, sau đó chuẩn bị sản phẩm của cá nhân để trao đổi nhóm.

- GV quan sát HS làm việc và sau khoảng 1/2 thời gian làm việc của HS, GV đi quan sát từng nhóm hoạt động, kiểm tra kết quả bước đầu của HS và có điều chỉnh, trợ giúp kịp thời.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận

- GV lựa chọn cách tổ chức cho các nhóm báo cáo sao cho đạt hiệu quả nhất:

+ Sử dụng kĩ thuật phòng tranh để báo cáo;

+ Hoặc mời 01 nhóm lên báo cáo, các HS khác nghe và điều chỉnh sản phẩm cá nhân của mình, bổ sung cho hoàn chỉnh, tóm tắt ghi vào vở;

+ Hoặc GV cho HS đối chiếu sản phẩm của HS với sản phẩm GV đã chuẩn bị, tìm ra những nội dung khác nhau giữa sản phẩm của GV và sản phẩm của các nhóm. GV cùng HS lí giải cho những nội dung khác nhau đó,...

(4) Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết.

- Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới

- Phía bắc có diện tích nhỏ có khí hậu hàn đới - Phía nam có khí hậu Địa Trung Hải

- Nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới

* Thao tác 2: Sông ngòi và thực vật (1) Giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát Lược đồ tự nhiên châu Âu và đọc thông tin trong SGK hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Xác định các dòng sông lớn ở châu Âu và nêu vai trò của các dòng sông;

Câu 2: kể tên và nêu sự phân bố của các kiểu thảm thực vật chính ở châu Âu.

- HS lắng nghe và trao đổi thêm với GV về nhiệm vụ được giao (nếu có).

- Do nhiệm vụ khá đơn giản nên GV có thể tổ chức cho HS nghiên cứu cá nhân và viết vào vở ghi hoặc giấy nháp.

(2) HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát và trợ giúp HS khi cần thiết.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

GV gọi 1 HS báo cáo trước lớp, các học sinh khác nhận xét bổ sung hoặc cho các em trao đổi thảo luận sản phẩm học tập của mình.

(4) Đánh giá: GV nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.

* Sông ngòi:

- Dày đặc, lượng nước dồi dào. Các sông chảy về phía bắc có thời gian dài đóng băng về mùa đông.

- Các sông lớn: ĐaNuýp, Rainơ, Vônga,…

* Thực vật:

- Sự phân bố của thực vật thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa.

* Hoạt động 3. Khám phá các môi trường tự nhiên. (Tiết 2)

(11)

1. Mục tiêu - Kiến thức:

+ HS trình bày và giải thích được đặc các môi trường tự nhiên ở châu Âu.

+ Biết được sự thay đổi của các môi trường tự nhiên từ bắc xuống nam; từ tây sang đông.

- Kĩ năng: HS biết đọc thông tin, quan sát lược đồ, tranh ảnh về tự nhiên châu ÂU.

2. Phương thức hoạt động

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học + Khai thác tranh ảnh, lược đồ;

+ Động não

+ Đàm thoại, gợi mở.

+ Thảo luận nhóm – kĩ thuật mảnh ghép.

- Hình thức: Nhóm - Phương tiện + Lược đồ khí hậu,

+ Biểu đồ khí hậu các môi trường tự nhiên châu Âu.

+ Tranh ảnh về cảnh quan môi trường Châu Âu.

3. Tiến trình hoạt động (1) Giao nhiệm vụ

- Nhóm chuyên sâu: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8 học sinh, gọi đại diện các nhóm lên bốc thăm 1 trong 4 lá phiếu có ghi trước tên kiểu môi trường, nhóm nào bốc vào môi trường nào sẽ tìm hiểu môi trường đó (môi trường ôn đới hải dương; ôn đới lục địa; địa trung hải và môi trường núi cao). Điền thông tin vào phiếu sau:

phiếu số 1 Tiêu chí Môi trường...

Vị trí

Khí hậu Nhiệt độ Lượng mưa Sông ngòi

Thực vật - Nhóm mảnh ghép

+ Sau 3 phút thảo luận ở nhóm chuyên sâu, các nhóm điểm danh từ 1-4.

+ Những ai có cùng số 1 vào 1 nhóm (nhóm 1) + Những ai có cùng số 2 vào 1 nhóm (nhóm 2) + Những ai có cùng số 3 vào 1 nhóm (nhóm 3) + Những ai có cùng số 4 vào 1 nhóm (nhóm 4)

=> Các nhóm hoàn thiện đầy đủ thông tin của cả 4 môi trường như ở phiếu số 2:

phiếu số 2 Tiêu chí Môi trường

ôn đới hải dương

Môi trường ôn đới lục địa.

Môi trường địa trung hải

Môi trường núi cao Vị trí

(12)

Khí hậu

Nhiệt độ Lượng mưa

Sông ngòi Thực vật

- HS lắng nghe và trao đổi thêm với GV về nhiệm vụ được giao (nếu có).

(2) HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát HS làm việc và sau khoảng 1/2 thời gian làm việc của HS, GV đi quan sát từng nhóm hoạt động, kiểm tra kết quả bước đầu của HS và có điều chỉnh, trợ giúp kịp thời.

- GV có hiệu lệnh cho HS chuyển từ nhóm chuyên sâu sang nhóm mảnh ghép khi thấy các em đã hoàn thành ở phiếu số 1.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận

- GV có thể lựa chọn một trong các cách tổ chức cho các nhóm báo cáo như sau:

+ Sử dụng kĩ thuật phòng tranh để báo cáo;

+ Hoặc mời 01 nhóm lên báo cáo, các HS khác nghe và điều chỉnh sản phẩm của nhóm mình, bổ sung cho hoàn chỉnh, tóm tắt ghi vào vở;

+ Hoặc cho HS đối chiếu giữa sản phẩm của HS với sản phẩm GV đã chuẩn bị, tìm ra những nội dung khác nhau giữa sản phẩm của GV và sản phẩm của các nhóm. GV cùng HS lí giải cho những nội dung khác nhau đó,...

(4) Đánh giá: GV nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.

Tiêu chí Môi trường ôn đới hải dương

Môi trường ôn đới lục địa.

Môi trường địa trung hải

Môi trường núi cao Vị trí Ven biển Tây

Âu

Đông Âu Nam Âu, ven ĐTH Vùng núi trẻ phía Nam (An-pơ) Khí

hậu

Nhiệt độ

Mùa hè mát, đông khônglạnh lắm, t0 TB

>00C, mưa quanhnăm

- Đông lạnh khô có tuyết rơi

- Hè nóng có mưa

- Mùa đông ấm áp mưa nhiều

- Mùa hè nóng khô

Thay đổi theo độ cao (càng lên cao nhiệt độ càng giảm )

Lượng mưa

800 - 1000 mm 400 - 600 mm 500 - 700 mm Phụ thuộc vào độ cao và sườn đón gió (Sườn tây mưa nhiều hơn sườn đông)

Sông ngòi - Nhiều nước quanh năm - Không đóng băng

- Nhiều nước mùa xuân hè (băng tan), mùa đông đóng băng

Ngắn, dốc, nhiều nước mùa thu đông

Băng tuyết trên đỉnh núi là nguồn cung cấp nước cho sông

Thực vật Rừng lá rộng Thay đổi từ B-N, Rừng thưa, cây lá Phân hóa thành các

(13)

phát triển (sồi, dẻ)

rừng lá kim và thảo nguyên chiếm S lớn

cứng và cây bụi gai phát triển.

đai theo độ cao

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu

- Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa..

- Kĩ năng: HS biết phân tích một số biểu đồ khí hậu của châu Âu và rút ra kết luận..

2. Phương thức hoạt động

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học

+ Khai thác biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa;

+ Động não

+ Thảo luận nhóm

- Hình thức: hoạt động nhóm - Phương tiện

+ Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và sơ đồ thảm thực vật ở một số vùng của châu Âu (Hình 53.1-SGK địa lí 7).

3. Tiến trình hoạt động (1) Giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm – mỗi nhóm nghiên cứu một biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở trạm A, B, C để hoàn thành bảng sau:

Nội dung Trạm A Trạm B Trạm C

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình tháng 1 Nhiệt độ trung bình tháng 7 Nhận xét chung về chế độ nhiệt 2. Lượng mưa

Các tháng mưa nhiều Các tháng mưa ít

Nhận xét chung chế độ mưa 3. Kiểu khí hậu

4. Thảm thực vật

- Học sinh lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ học tập, hỏi GV những thắc mắc hoặc chưa hiểu nhiệm vụ.

(2) HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó tiến hành thảo luận nhóm và chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc trước lớp hoặc với GV.

- GV quan sát đánh giá thái độ học tập của HS và trợ giúp HS khi cần thiết.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận

- Trên cơ sở kết quả của các nhóm, GV gọi bất kì 01 HS của nhóm nào đó lên báo cáo sản phẩm trước lớp.

- HS khác lắng nghe, phát biểu bổ sung và tương tác với HS báo cáo, chỉnh sửa, bổ sung sản phẩm cá nhân và ghi chép vào vở.

(14)

(4) Đánh giá: GV nhận xét về kết quả, ý thức và cách làm việc của các nhóm. Chỉnh sửa sai sót và chốt kiến thức nếu thấy cần thiết

Nội dung trả lời

Nội dung Trạm A Trạm B Trạm C

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ TB tháng 1 - 50C 70C 50C

Nhiệt độ TB tháng 7 180C 200C 150C

Nhận xét chung về chế độ nhiệt

Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng

Mùa đông ấm. mùa hạ nóng

Mùa đông ấm.

mùa hạ mát 2. Lượng mưa

Các tháng mưa nhiều 5-8 9-1 8-3

Các tháng mưa ít 9-4 2-8 4-7

NX chung chế độ mưa Mưa vào mùa hạ Mưa vào mùa đông Mưa quanh năm 3. Kiểu khí hậu Ôn đới lục địa Ôn đới ĐT Hải Ôn đới H. D 4. Thảm thực vật Cây lá kim Cây bụi, lá cứng Cây lá rộng D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu vấn đề tự nhiên ở châu Âu.

- Kĩ năng: HS khai thác tư liệu và có thể trao đổi thêm với người thân để tìm hiểu hiện tượng đêm trắng ở châu Âu.

2. Phương thức hoạt động

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Tự học

- Hình thức: HS hoạt động cá nhân và làm việc ở nhà.

- Phương tiện: HS tự quyết định lựa chọn: báo chí, mạng internet,...

3. Tiến trình hoạt động (1) Giao nhiệm vụ

- Hoạt động này để HS trao đổi với Bố/Mẹ hoặc người thân về nội dung liên quan đến bài học và có tính tương tác cao. Để có hiệu quả GV nên yêu cầu HS viết một báo cáo ngắn về hiện tượng tự nhiên trên, có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh về hiện tượng này.

Câu 1: Lập được sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.

Câu 2: Thu thập thông tin để viết đoạn văn ngắn về hiện tượng đêm trắng ở vùng cực Bắc của châu Âu.

(2) HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận

Sau khi có sản phẩm, HS có thể trao đổi sản phẩm với bạn để bổ sung thêm thông tin cho sản phẩm của mình hoặc có thể trao đổi với giáo viên.

(4) Đánh giá: - Đánh giá: Để hoạt động có hiệu quả GV cần có biện pháp để kiểm tra, đánh giá, nhận xét về bài báo cáo/thu hoạch của HS.

* Hướng dẫn về nhà

- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối sgk thuộc chủ đề châu Âu

(15)

- Chuẩn bị nội dung bài thực hành theo nội dung gợi ý sgk.

E. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo viên nhận xét, đánh giá về tinh thần chuẩn bị bài và mẫu vật trước khi đến lớp, thái độ học tập và thực hiện nhiệm vụ trong quá trình thực hành của từng nhóm và cá

HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ học sinh Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gọi đại diện hai HS trả lời, HS khác theo dõi, nhận xét Bước 4:

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.. đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa

Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mớia. HS: Lắng nghe, vào bài

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.. HS: Lắng nghe, vào

- Các hình thức đánh giá: Bài tập ứng dụng, quan sát, câu đố và đánh giá theo hồ sơ học tập.. + Trong bài giảng: Hs trả lời được các câu hỏi giáo viên đặt ra + Sau

Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS, GV DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1:.. Thảo luận