• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 02/04/2022 Tiết: 26 Lớ

p

Sĩ số Ngày dạy

9A 9B

KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU

Đánh giá được học sinh ở các nội dung 1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm, kĩ thuật trồng cây nhãn, quy trình trồng cây ăn quả.

- Phân biệt, nhận biết được một số sâu bệnh hại.

2. Năng lực

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào trong thực tiễn của đời sống.

- Vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Sử dụng kiến thức để trồng cây ăn quả cho gia đình và địa phương.

3. Phẩm chất

- HS có ý thức trách nhiệm, nghiệm túc, trung thực trong giờ kiểm tra.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA 1. Đề kiểm tra

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: CÔNG NGHỆ 9 Ngày kiểm tra: …/…/…..

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (5,0đ): Hãy chọn đáp án đúng và ghi vào bài làm:

Câu 1. Quả nhãn khi chín vỏ chuyển sang màu gì?

A. Nâu B. Xanh

C. Vàng sáng D. Hồng

Câu 2. Đặc điểm của bọ xít hại nhãn, vải:

A. Con trưởng thành có màu đen. B. Con trưởng thành có màu xanh.

(2)

C. Con trưởng thành có màu xanh đen. D. Con trưởng thành có màu nâu.

Câu 3. Cây nhãn có bộ rễ lan rộng gấp bao nhiêu lần tán cây?

A. 0,5 đến 2 lần B. 1 đến 3 lần

C. 1 đến 4 lần D. 2 đến 4 lần

Câu 4. Đây là con gì?

A. Rầy xanh hại xoài. B. Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi.

C. Dơi hại vải. D. Sâu đục quả.

Câu 5. Trong tháng đầu tiên sau khi trồng, Cây nhãn cần tưới nước định kì bao nhiêu ngày 1 lần?

A. 5 ngày B. 1 đến 2 ngày

C. 6 ngày D. 3 đến 5 ngày

Câu 6. Dơi tập trung ăn quả khoảng thời gian:

A. 10 giờ đêm B. 4 giờ sáng

C. Ba ngày D. 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng

Câu 7. Cây nhãn có mấy loại hoa trên 1 chùm?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8. Nhân giống cây nhãn có phương pháp:

A. Chiết cành B. Ghép

C. Chiết cành và ghép D. Giâm cành Câu 9. Giống nhãn nào được trồng ở các tỉnh phía Bắc?

A. Nhãn lồng B. Nhãn đường phèn

C. Nhãn cùi D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Bệnh thán thư là loại bệnh hại cây:

A. Nhãn, vải C. Xoài

B. Chôm chôm D. Bưởi

II. Tự luận (5,0đ)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy nêu quy trình trồng cây ăn quả?

Câu 2. (2,0 điểm) Trình bày yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn?

(3)

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu đặc điểm nhận biết và tác hại của sâu đục quả (nhãn, vải, xoài, chôm chôm)?

---Hết---

- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: Công nghệ 9

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐA A D B A B D C C D C

II. Phần tự luận: ( 5 điểm)

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu 1. *Quy trình trồng cây:

Bước 1. Đào hố trồng

(4)

( 2 điểm) Kích thước tùy loại cây Bước 2. Bón phân lót vào hố

- Trộn lớp đất mặt với phân hữu cơ tỉ lệ 30-50kg, phân lân, phân hữu cơ/hố tùy loại cây.

- Cho vào hố, lấp kín.

Bước 3. Trồng cây - Đào hố trồng.

- Bóc bỏ vỏ bâu cây.

- Đặt cây vào giữa hố.

- Lấp đất cao hơn mặt bầu từ 3-5cm và ấn chặt.

- Tưới nước.

0,5 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

Câu 2.

( 2 điểm)

a) Nhiệt độ: Cây nhãn chịu được nóng và lạnh tốt hơn cây vải nên được trồng ở các vùng trong cả nước. Nhiệt độ thích hợp từ 21°C - 27°C.

b) Lượng mưa: cần cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là 1200mm/năm. Độ ẩm không khí 70 - 80%. Thời kì phân hoá mầm hoa và phát triển quả cần nhiều nước. Là cây chịu hạn nhưng nếu bị ngập nước từ 3 - 5 ngày cũng không bị ảnh hưởng như các cây ăn quả khác.

c) Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng, nhưng không ưa ánh sáng mạnh và chịu được bóng râm.

d) Đất: Cây nhãn không kén đất nên trồng được trên nhiều loại đất, trong đó đất phù sa là thích hợp nhất, độ pH= 6 - 6,5.

0,5

0,5

0,5 0,5

Câu 3.

(1 điểm)

- Con trưởng thành nhỏ, hai râu dài, cánh nhỏ, lông mép cánh dưới dài. Ở cánh trên chỉ có lông ở đầu cánh. Sâu non màu trắng ngà.

- Đục quả làm quả bị rụng và giảm chất lượng.

0,5

0,5

Tổng 5,0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: nhận xét về tình cảm của nhân dân miền Bắc đối với miền

HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi yêu cầu gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS2. Nội

Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các

- Lựa chọn vấn đề: Trong các vấn đề đời sống mà cuốn sách đã gợi lên, em hãy chọn một vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ nhất để chuẩn bị bài nói. - Tìm ý: Để

- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học.. * Năng lực

Năng lực hướng tới: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cuộc sống S, P, Fe