• Không có kết quả nào được tìm thấy

Văn 8 HK2 19-20

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Văn 8 HK2 19-20"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn:

NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Em hãy đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

TỨC CẢNH PÁC BÓ

Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Ngữ văn 8, Tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

1. Bài thơ trên thuộc thể thơ gì ? Hãy kể tên một bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

2. Chỉ ra từ tượng hình trong bài thơ.

3. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ.

4. Câu thơ đầu “Sáng ra bờ suối / tối vào hang” ngắt nhịp 4/3. Cách ngắt nhịp như vậy nhằm diễn đạt điều gì ?

5. Qua bài thơ, em cảm nhận được gì ở vẻ đẹp tinh thần, phong thái của Bác ? II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Bài thơ Quê hương của Tế Hanh thể hiện tình yêu quê hương trong sáng, thiết tha, sâu nặng của nhà thơ.

Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận.

---Hết---

Họ và tên học sinh:...;Số báo danh...

(2)

PHÒNG GD&ĐT

THÁI THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA

HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: NGỮ VĂN 8

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu Nội dung Điểm

1 - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Kể tên một bài thơ đã học cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

0,25 đ 0,25 đ

2 Từ tượng hình trong bài thơ: chông chênh 0,5 đ

3 Giọng điệu chung của bài thơ: Tự nhiên, bình dị, giọng điệu thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, tất cả cho ta thấy một cảm giác vui thích, sảng khoái.

0,5 đ

4 Cách ngắt nhịp 4/3 tạo hai vế sóng đôi thể hiện cách sinh hoạt, làm việc nề

nếp; phong thái ung dung, hòa điệu với nhịp sống núi rừng của Bác. 0,5 đ 5 Cảm nhận vẻ đẹp tinh thần, phong thái của Bác:

Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Bác, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

1,0 đ

II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Ý Nội dung Điểm

Bài thơ Quê hương của Tế Hanh thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, thiết tha, sâu nặng của nhà thơ.

Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận.

*Yêu cầu chung:

- Thể loại: Văn nghị luận chứng minh.

- Yêu cầu học sinh dùng dẫn chứng và lí lẽ làm sáng tỏ nhận định về bài thơ.

1 Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương

* Lưu ý HS phải nêu được: Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài Quê hương là sự mở đầu.

Dẫn dắt để trích dẫn lời nhận định: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh thể hiện tình yêu quê hương trong sáng, thiết tha, sâu nặng của nhà thơ.

1,0 đ

2 Thân bài:

- Tình yêu quê hương được thể hiện qua niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương:

0,5 đ

(3)

+ Lời giới thiệu bình dị, tự nhiên, mang nét riêng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian.

+ Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương.

- Tình yêu quê hương còn được thể hiện trong nỗi nhớ về cảnh sinh hoạt, cảnh lao động của người dân chài lưới:

+ Sáu câu thơ tiếp theo là cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”. Đây vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.

Học sinh phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu, độc đáo trong đoạn thơ:

Hình ảnh so sánh (con tuấn mã) và một loạt từ ngữ: hăng, phăng, vượt...diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn...

Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng...

+ Đoạn thơ thứ ba là cảnh dân làng đón đoàn thuyền cá trở về. Bốn câu đầu là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon, từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên bể lặng để đoàn thuyền trở về bình yên. Bốn câu sau miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi. Qua các biện pháp nghệ thuật, sự sáng tạo độc đáo của tác giả, hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn và trở lên có tầm vóc phi thường. Ở hai câu thơ miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió trở về tác giả không chỉ thấy con thuyền đang nằm im trên bến mà còn cảm thấy con thuyền ấy như đang lắng nghe

“chất muối thấm dần trong thớ vỏ” của nó...Qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa, tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động nơi làng chài quê hương của Tế Hanh.

- Tình yêu quê hương được thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của người con khi xa cách:

+ Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ giản dị; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

+ Hương vị lao động làng chài chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hàng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống.

Khái quát lại: Bài thơ trữ tình nhiều vần thơ bình dị mà gợi cảm, giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng bay bổng, lãng mạn. Nếu không có một tình cảm yêu thương, gắn bó thật sâu nặng đối với cuộc đời, với làng chài ven biển, với những người dân chài quê hương thì nhà thơ không thể có sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc để có những hình ảnh đầy sáng tạo như vậy.

3,0 đ

1,0 đ

0,5 đ

(4)

3 Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, thiết tha, sâu nặng của nhà thơ.

- Liên hệ thực tế về tình yêu quê hương đất nước trong mỗi chúng ta.

1,0 đ

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN Điểm 6 - 7:

Hiểu rõ yêu cầu đề bài, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ lời nhận định, có sự kết hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt.

Điểm 4 - 5:

Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng để làm sáng tỏ lời nhận định, tuy có đoạn còn lạc sang phân tích lan man hoặc diễn xuôi lại ý các khổ thơ, còn mắc một số lỗi chính tả diễn đạt .

Điểm 2 - 3:

Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang kể lể hoặc diễn xuôi ý các câu thơ, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt …

Điểm 1:

HS không hiểu yêu cầu của đề bài, không đáp ứng được các yêu về nội dung và phương pháp, nhiều đoạn lạc sang kể lể hoặc diễn xuôi ý các câu thơ, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng…

Điểm 0: Để giấy trắng.

Một số điểm cần lưu ý:

- Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung và hình hức trình bày, chữ viết, chính tả...) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh.

- Tôn trọng, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh khi làm bài.

- Điểm toàn bài: Làm tròn tới 0,5.

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đưa ra lập luận, xem xét khách quan về tác phẩm, nhân vật hoặc vấn đề được bàn luận, từ đó đánh giá giá trị, vai trò.. Đưa ra nhận xét, đánh giá của bản thân về

- Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc để giải quyết vấn đề

Nhận được Công văn này, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn triển khai

Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung luận văn như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, danh sách bệnh nhân theo đúng quy định (không

7 - 8 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, còn có chỗ diễn

9 - 10 điểm: Vận dụng tương đối tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp,

Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, biết cách lập luận, biết lựa chọn được dẫn chứng, tuy nhiên chưa có sự kết hợp

* Mức tối đa (6 điểm): Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng; bố cục chặt chẽ, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hợp lí; trình bày đầy đủ, khai thác