• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………...…..

Giảng:………..

Tiết 4

BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là giữ chữ tín.

- Nêu được những biểu hiện của giữ chữ tín.

- Nhận biết được ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

2. Kỹ năng

- Biết phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

- Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

* Giáo dục kỹ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, KN trình bày suy nghĩ, KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề

3. Thái độ

- Có ý thức giữ chữ tín.

4. Phát triển phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung:

Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

* Giáo dục đạo đức: TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ , TRÁCH NHIỆM

Trung thực, khiêm tốn, giản dị có ý thức giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hàng ngày

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác luôn giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người với mình

II. Chuẩn bị

- Gv : sgk, bài soạn, ví dụ có liên quan đến nội dung bài học, máy tính.

- Hs : Đọc trước bài ở nhà.

III.Phương pháp

- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề, dạy học nhóm.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, đặt câu hỏi IV. Tiến trình

1.Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ : 4’

- Tôn trọng người khác là gì ? Kể một số việc làm thể hiện sự tôn trọng người khác của bản thân.

- Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.

3. Bài mới

* Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (2’)

- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho hs khi vào bài - Phương pháp: Trực quan, vấn đáp

- Cách thực hiện: GV giới thiệu GV chiếu tình huống trên màn hình:

(2)

- Con: Mẹ ơi! Tối nay mẹ đưa con đi siêu thị nhé.

- Mẹ: Ừ. Tối nay cả nhà mình sẽ đi siêu thị chơi.

- Con: Vâng ạ. Con sẽ chuẩn bị thật sớm - Mẹ: Ừ con.

Đến tối, khoảng 7h30’

- Con: Mẹ ơi, nhà mình chuẩn bị đi đi.

- Mẹ: Ôi! Mẹ lại có việc bận mất rồi. Để khi khác con nhé.

? Em có nhận xét gì về cách ứng xử của người mẹ trong tình huống trên?

- Hs suy nghĩ, trả lời

GV dẫn dắt vào bài: Giữ chữ tín là một trong những phẩm chất rất cần thiết đối với mỗi con người, bởi chỉ có giữ chữ tín mới duy trì được tốt các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Vậy giữ chữ tín là gì và giữ như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu.

* Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

Hoạt động của thầy-trò Nội dung

*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của phần đặt vấn đề . - Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp,thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, đặt câu hỏi

- Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Y/c hs đọc phần đặt vấn đề

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Gv : chia hs thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi . Nhóm 1: Nhận xét về hành vi của vua Lỗ và Nhạc Chính Tử, nêu suy nghĩ của mình.

Nhóm 2 : Nhận xét về việc làm của Bác Hồ, nêu suy nghĩ của mình

Nhóm 3 : trả lời câu hỏi mục 3 Nhóm 4 : trả lời câu hỏi mục 4

+ Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Hs : thảo luận, cử đại diện trình bày

- Kết quả dự kiến:

+ Nhóm 1: Nhạc Chính Tử biết quý trọng lòng tin của mọi người với mình.

I. Đặt vấn đề

1. Tình huống

(3)

+ Nhóm 2: Bác Hồ đã giữ đúng lời hứa với em bé.

+ Nhóm 3: Trên thị trường nếu các cơ sở sản xuất kinh doanh không biết giữ vững lòng tin của khách hàng với mình thì sẽ bị phá sản.

+ Nhóm 4: Nêu 1 người việc gì cũng chỉ làm qua loa đại khái, không làm tròn trách nhiệm được giao thì người đó sẽ không nhận được sự tin cậy tín nhiệm của người khác, vì người đó không tôn trọng sự tín nhiệm của người khác.

- Hs nhận xét, bổ sung.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động Gv kết luận:

- Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ với mọi người xung quanh, nói và làm phải đi đôi với nhau

- Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín, song giữ chữ tín không phải chỉ là giữ lời hứa mà còn thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa .

………...

……….….

*Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học

- Mục đích: HS hiểu được thế nào là Giữ chữ tín, ý nghĩa của Giữ chữ tín, cách rèn luyện Giữ chữ tín.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, đặt câu hỏi

- Tổ chức thực hiện

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Các em vừa được tìm hiểu các tình huống về giữ chữ tín. Để hiểu sâu sắc hơn, chúng cùng tìm hiểu cụ thể qua phần nội dung tiếp theo

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

? Thế nào là giữ chữ tín ?

- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.

- Gv cho hs thảo luận theo nhóm bàn vào phiếu học tập sau:

Nhiệm vụ: Tìm những hành vi thể hiện việc giữ chữ

2. Nhận xét

- Phải biết giữ lòng tin, giữ lời hứa, có trách nhiệm đối với việc làm của mình sẽ được mọi người tin yêu.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm: Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người với mình, biết trọng lời hứa, tin tưởng nhau.

(4)

tín và không giữ chữ tín

Giữ chữ tín Không giữ chữ tín

+ Bước 3: Báo cáo kết quả

(Lưu ý cho học sinh: Có những trường hợp không thực hiện đúng lời hứa, song không phải do cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mạng lại (ví dụ: bố mẹ bị ốm không đưa con đi chơi công viên )

* GDTT HCM:

? Nêu một tấm gương về giữ chữ tín mà em biết?

- CT HCM…

? Giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào ?

- Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình , giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau

? Rèn luyện bản thân như thế nào để trở thành người biết giữ chữ tín ?

- Để trở thành người biết giữ chữ tín thì mỗi người cần + làm tốt chức trách nhiệm vụ

+ giữ đúng lời hứa ,

+ đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

………...

………..

* Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm BT trong sgk - Mục đích: Hs biết vận dụng kiến thức dể giải quyết các tình huống

- Thời gian: 12 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Y/c hs đọc bài tập trong sgk

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Phiếu HT số 2: Nhiệm vụ: Tình huống giữ chữ tín, không giữ chữ tín và giải thích

a. d.

b. đ.

c. e.

- Các nhóm thảo luận

2. Ý nghĩa

- Được mọi người tin yêu, tín nhiệm.

- Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác với nhau.

3. Rèn luyện

- Làm tốt nghĩa vụ của mình.

- Hoàn thành nhiệm vụ.

- Giữ lời hứa.

- Đúng hẹn.

- Giữ được lòng tin.

III. Bài tập

(5)

+ Bước 3: Báo cáo kết quả - Dự kiến kết quả

Phiếu HT số 2: Nhiệm vụ: Tình huống giữ chữ tín, không giữ chữ tín và giải thích

a. hành vi không đúng khi thực hiện lời hứa

b. Bố Trung không phải là người không biết giữ chữ tín .

Các tình huống còn lại đều biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín , Vì đều không giữ lời hứa ( Cố tình hay vô tình )

+ Bước 4: Đánh giá kết quả

* Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong bài học để giải thích ý nghĩa của câu ca dao

- Thời gian (3’)

- Giải thích câu ca dao:

“Người sao một hẹn mà nên Người sao chín hẹn mà quên cả mười”

- Dự kiến sản phẩm

Người sao một hẹn thì nên: Có người thì hẹn một lần nhưng đều thực hiện được, giữ đúng lời hứa.

Người sao chín hẹn thì quên cả mười: Có người thì hẹn chín lần nhưng quên tới cả mười lần, tức là không thực hiện được lời hẹn nào cả. Câu này nói quá lên để nhấn mạnh sự quên hẹn: hẹn chín mà quên tới mười - tác dụng: Nhấn mạnh thái độ trách móc đối với sự

"quên" của người hẹn, không giữ đúng lời hứa.

- Ý nghĩa: Câu ca dao phê phán người không giữ chữ tín: Ý nói, đối với những người biết giữ chữ tín có thể tin vào lời nói của họ mà không phải nghi ngờ họ thất hứa. Ngược lại, có những kẻ chỉ hứa hẹn nhiều hơn việc làm, nói thì hay nhưng không làm được gì, đặc điểm này là người thích a dua, thích vẻ bề ngoài nhưng trong thì rỗng tuếch, có thể nói là tiểu nhân.

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (3 phút)

? Hãy tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về giữ chữ tín trong cuộc sống?

- Dự kiến sản phẩm + Quân tử nhất ngôn.

+ Một lần bất tín vạn lần bất tin + Hứa hươu hứa vượn

+ Giấy rách còn giữ lấy lề…

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới - GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Sưu tầm một số câu chuyện về giữ chữ tín

(6)

+ Học bài và nắm chức nội dung bài học + Chuẩn bị bài 5 và bài 21

+ Đọc và phân tích tình huống trong sgk + Tìm hiểu nội dung bài học

V. Rút kinh nghiệm

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ

Cần lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày vì lịch sự thể hiện nếp sống văn minh2. Người lịch sự luôn

Nghiên cứu đã có những đóng góp tích cức đối với công ty FPT trong việc tìm hiểu các yếu tố dịch vụ Internet cáp quang tác động đến sự hài lòng của khách hàng

Trong xóm em bác Nam là người luôn gần gủi với những gia đình nghèo, luôn quan tâm giúp đỡ mọi người khi ốm đau, khi có người thân qua đời, bác còn tham gia hoà giải

- Trình bày được thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác, đường lối của Đảng và Nhà nước trong vấn đề hợp tác với các nước khác.. - Biết

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. * Kết luận: Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mình đã nói hay hứa hẹn với người khác…... - Gv

Bài : Lịch sự với mọi người.. Như vậy: trang đã cư xử rất lịch sự.. Những hành vi việc làm nào sau đây nên làm? Vì sao?.. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Trung

Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nêu ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, khi được giúp đỡ ….. Khi ăn uống :Ăn uống từ tốn, không