• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại - Cánh diều | Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại - Cánh diều | Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Cánh diều"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 7. Ấn Độ cổ đại

A. CÂU HỎI ĐẦU BÀI

Câu hỏi: Sông Hằng là một trong các con sông có vai trò quan trọng đối với sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ thời cổ đại. Vậy các con sông đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ? Những thành tựu văn hóa của Ấn Độ thời cổ đại là gì?

Trả lời:

- Tác động của các con sông tới sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ cổ đại:

+ Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.

+ Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng trong cả nước.

+ Bồi tụ nên các đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

+ Có vị trí rất linh thiêng trong tâm thức của người Ấn Độ.

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ấn Độ thời cổ đại:

+ Tôn giáo: Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo như Hin-đu giáo và Phật giáo.

+ Chữ viết: chữ Phạn được sử dụng phổ biến...

+ Văn học: sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na…

+ Kiến trúc: các công trình kiến trúc ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nổi bật là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo.

+ Lịch pháp: chia một năm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, 5 năm thêm một tháng nhuận.

+ Toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số từ 0 – 9 B. CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng

Trả lời câu hỏi trang 32 Lịch Sử 6 - Cánh diều: Dựa vào lược đồ hình 7.2 và đọc thông tin, hãy:

- Nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng.

- Điều kiện tự nhiên đó ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ?

Trả lời:

(2)

Trả lời:

1. Điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng:

+ Phía Bắc là những dãy núi cao như bức tường thành.

+ Phía Đông Nam và Tây Nam giáp Ấn Độ Dương.

+ Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: sông Ấn, sông Hằng.

+ Phía Tây và phía Đông là những đồng bằng châu thổ mà mỡ.

+ Khí hậu thuận lợi (nền nhiệt và độ ẩm cao, mưa nhiều).

2. Tác động của điều kiện tự nhiên tới sự hình thành nền văn minh Ấn Độ:

- Được bao bọc bởi đại dương và núi cao hiểm trở => đại hạn chế được sự nhòm ngó của các thế lực ngoại bang; góp phần bảo lưu được bản sắc văn hóa truyền thống.

- Các dòng sông lớn có vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân Ấn Độ:

+ Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.

(3)

+ Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng trong cả nước.

+ Bồi tụ nên các đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

+ Có vị trí rất linh thiêng trong tâm thức của người Ấn Độ.

2. Chế độ xã hội của Ấn Độ

Trả lời câu hỏi trang 33 Lịch Sử 6 - Cánh diều: Dựa vào sơ đồ hình 7.3, hãy kể tên các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại.

Trả lời:

- Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại:

+ Đẳng cấp Bra-ma (tăng lữ).

+ Đẳng cấp Ksa-tri-a (Quý tộc, chiến binh).

+ Đẳng cấp Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công).

+ Đẳng cấp Su-đra (những người thấp kém nhất trong xã hội).

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ

(4)

Trả lời câu hỏi trang 35 Lịch Sử 6 - Cánh diều: Dựa vào các hình từ 7.4 đến 7.8 và đọc thông tin, hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.

Trả lời:

- Tôn giáo: Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo như Hin-đu giáo và Phật giáo.

- Chữ viết: chữ Phạn được sử dụng phổ biến...

- Văn học: sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na…

- Lịch pháp: chia một năm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, 5 năm thêm một tháng nhuận.

- Toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số từ 0 – 9

- Kiến trúc: các công trình kiến trúc ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nổi bật là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo.

(5)

B. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 - trang 35 Lịch Sử 6 - Cánh diều: Trình bày điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ.

Trả lời:

* Tác động của điều kiện tự nhiên tới sự hình thành nền văn minh Ấn Độ:

- Được bao bọc bởi đại dương và núi cao hiểm trở => đại hạn chế được sự nhòm ngó của các thế lực ngoại bang; góp phần bảo lưu được bản sắc văn hóa truyền thống.

- Các dòng sông lớn có vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân Ấn Độ:

+ Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.

+ Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng trong cả nước.

+ Bồi tụ nên các đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

+ Có vị trí rất linh thiêng trong tâm thức của người Ấn Độ.

Câu 2 - trang 35 Lịch Sử 6 - Cánh diều: Nêu những điểm chính của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại.

Trả lời:

- Cư dân trong xã hội được phân chia thành 4 đẳng cấp:

(6)

+ Đẳng cấp Brama (tăng lữ): đây là đẳng cấp cao nhất.

+ Đẳng cấp Ksatria (quý tộc, chiến binh là đẳng cấp có vị trí cao thứ hai trong xã hội.

+ Đẳng cấp Vaisia (nông dân, thợ thủ công; thương nhân).

+ Đẳng cấp Suđra là những người thấp kém nhất trong xã hội.

- Những người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau.

Câu 3 - trang 35 Lịch Sử 6 - Cánh diều: Hãy kể tên một số thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến Việt Nam.

Trả lời:

- Một số thành tựu về tôn giáo và kiến trúc của Ấn Độ cổ đại ảnh hưởng đến Việt Nam:

+ Tôn giáo: Phật giáo, Ấn Độ giáo…

+ Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ cùng với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo đã được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm. Tiếp thu nghệ thuật tạo hình của Ấn Độ, người Việt đã tạo nên nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc.

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì: khi chế độ phong kiến phân quyền bị xóa bỏ, sự thống nhất của quốc gia, dân tộc sẽ được thiết lập, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của các nước Tây Âu ở

- Con người nhờ sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã tạo ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên - chính là chuyển biến quan trọng nhất.

- Điều kiện tự nhiên quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành của các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà là: sự hiện diện của các dòng sông lớn.

- Xã hội phong kiến Trung Quốc bắt đầu hình thành dưới thời Tần Thủy Hoàng với sự ra đời của hai giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh canh.. * Những thành tựu tiêu biểu

- Khoa học tự nhiên: nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao.. - Kiến trúc – điêu khác: có nhiều công trình kiến trúc đồ

Câu 4 - trang 52 Lịch sử 6 - Cánh diều: Sưu tầm tư liệu về sự hình thành và phát triển của một vương quốc ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X để giới thiệu cho

- Trầu cau trở thành nét văn hóa độc đáo của người Việt Nam; nó đi vào muôn mặt của đời sống xã hội, là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam. - Ngày nay, do ảnh hưởng

+ Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, hội đua thuyền.... được tổ chức