• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày so n: 22/01/2019

Ngày gi ng: ... Ti t 21ế

CƠ NĂNG

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Tìm được ví dụ minh họa cho khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.

- Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Tìm ví dụ minh hoạ.

2. Kỹ năng:

- Vậ dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng.

3. Thái độ:

- Rèn đức tính tập trung, tư duy trong học tập.

- Có thói quen quan sát hiện tượng trong thực tế, vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho hs các năng lực K1, K2, K3, K4, P1, P2, P5, X1, X2, C2, C6.

* Thông qua sự tìm hiểu thế năng, động năng giáo dục giá trị đạo đức sống có trách nhiệm khi tham gia giao thông, bảo vệ môi trường sống:

– Khi tham gia giao thông, phương tiện tham gia có vận tốc lớn (có động năng lớn) thì cần chú ý làm chủ tốc độ để kịp thời xử lí các tình huống gặp phải trên đường.

- Các vật trên cao so với bề mặt Trái Đất có thế năng lớn nên cần chú ý khi đặt chúng vững chắc.

II. Câu hỏi quan trọng

- Khi nào ta nói vật có cơ năng? Cơ năng của vật càng lớn khi nào? Đơn vị của cơ năng?

- Lấy ví dụ về vật có thế năng? Vật ở vị trí nào so với trái đất thì có thế năng?

- Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao?

- Những vật như thế nào có thế năng đàn hồi? Cho VD?

- Như vậy có mấy dạng của thế năng?

- Lấy ví dụ về những vật có động năng? giải thích?

- Vật chỉ có động năng khi nào?

- Động năng phụ thuộc những yếu tố nào?

(2)

III. Đánh giá

* Bằng chứng đánh giá:

- Trả lời được các câu hỏi của giáo viên

- Sôi nổi, có tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm và làm thí nghiệm.

* Hình thức đánh giá:

+ Trong bài giảng: Thái độ học tập, vận dụng giải quyết tình huống học tập.

+ Sau bài giảng: Thông qua kiểm tra bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài học mới.

IV. Đồ dùng dạy học - GV: Máy chiếu.

Nội dung KT xây dựng trên bản đồ tư duy. Bài tập TN soạn phần mềm - HS: Làm đáp án các câu hỏi và bài tập do GV yêu cầu ở tiết trước.

V. Các hoạt động dạy và học – Giáo dục

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. (1 phút)

* Hoạt động 2: Giảng bài mới

* Hoạt động 2.1: Đặt vấn đề. (2')

- Mục đích/ Mục tiêu: Tạo hứng thú vào bài.

- Phương pháp: Nêu vấn đề.

- Phương tiện, tư liệu: Máy chiếu.

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp.

Rèn cho hs các năng lực K1, K2, K3, K4, P1, P2, P5, X1, X2, C2, C6.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

G: Chiếu thông tin trong SGK, yêu cầu hs đọc.

Năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của con người và các máy móc. Có nhiều loại năng lượng. Bài học hôm nay ta tìm hiểu dạng năng lượng đơn giản nhất là: CƠ NĂNG

H: Đọc thông tin ở mở bài.

* Hoạt động 2.2: Tìm hiểu khái niệm cơ năng? (5’)

- Mục đích/ Mục tiêu : tổ chức tình huống, tìm hiểu khái niệm cơ năng.

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề,tự nghiên cứu.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, máy chiếu.

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, K1, K2.

- Hình th c t ch c: cá nhânứ ổ ứ - Kĩ thu t d y h c: Đ t câu h iậ ạ ọ ặ ỏ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

G: Chiếu thông tin mục I/SGK; Cho hs đọc. I. Cơ năng

(3)

? Khi nào ta nói vật có cơ năng? Cơ năng của vật càng lớn khi nào? Đơn vị của cơ năng?

G(chốt): Vật có khả năng thực hiện công ta nói vật có cơ năng, độ lớn cơ năng của vật bằng độ lớn của toàn bộ công mà vật có thể sinh ra.

Đơn vị của cơ năng cũng như đơn vị công là J.

Cơ năng gồm hai loại: thế năng và động năng

HS đọc thông tin ở mục I – sgk HS: Vật có khả năng thực hiện công cơ học, vật đó có cơ năng.

Cơ năng của vật càng lớn khi khả năng thực hiện công càng lớn. Đơn vị của cơ năng là Jun(J).

* Hoạt động 2.3: Hình thành khái niệm thế năng. (15’) - Mục đích/ Mục tiêu: Hình thành khái niệm thế năng.

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, quan sát trực quan, tự nghiên cứu, hđ nhóm.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, thí nghiệm hình 16.1, máy chiếu.

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, K1, K2, K3,K4, P5, X1, X2.

- Hình th c t ch c: cá nhân, nhómứ ổ ứ

- Kĩ thu t d y h c: H i và tr l i, giao nhi m vậ ạ ọ ỏ ả ờ ệ ụ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

G: Chiếu hình 16,1. Yêu cầu hs đọc SGK, quan sát hình.

? Qua nghiên cứu, hãy cho biết khi quả nặng A đứng yên trên mặt đất nó có khả năng sinh công không?

G: Tổ chức cho hs thảo luận theo bàn trả lời C1.

G: Làm thí nghiệm cho hs quan sát để có câu trả lời C1.

G(thông báo): Cơ năng của vật trong thí nghiệm này gọi là Thế năng.

? Lấy ví dụ về vật có thế năng? Vật ở vị trí nào so với trái đất thì có thế năng?

G: Tóm lại mọi vật ở trên cao so với mặt đất đều có thế năng.

? Công thực hiện được trong thí nghiệm này nhờ lực nào?

G: Thế năng của vật có được do vị trí

II. Thế năng

1. Thế năng hấp dẫn.

HS đọc SGK, quan sát hình 16.1.

HS: Không HS: Trả lời

C1: Vật A khi chuyển động xuống phía dưới làm căng sợi dây. Sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B chuyển động, tức là đã thực hiện được 1 công. Như vậy quả nặng A khi đưa lên độ cao nào đó thì có cơ năng.

HS: quả trên cây, quạt trên trần nhà,…

HS: Nhờ trọng lực(lực hút của trái đất).

(4)

của vật so với mặt đất được gọi là thế năng hấp dẫn.

? Vậy thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao?

? Vậy khi vật nằm trên mặt đất thì có nhận xét gì về thế năng hấp dẫn của vật?

G: Tùy từng trường hợp ta có thể không lấy mặt đất mà lấy 1 vị trí khác làm mốc để tính độ cao (mốc thế năng). Do đó ta có thể nói rằng thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao, ngoài ra dễ dàng chứng tỏ thế năng hấp dẫn của vật còn phụ thuộc vào khối lượng của nó, vật có khối lượng càng lớn thì thế năng càng lớn.

G: Chiếu thông tin ở mục 2. Yêu cầu hs tự đọc để tìm hiểu thí nghiệm h16.2.

G: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm H16.2 và tiến hành thí nghiệm: kéo sợi dây nén lò xo lại, đặt miếng gỗ lên trên.

? Trả lời C2? (có thể gợi ý: Hiện tượng gì sẽ xảy ra với miếng gỗ khi ta thả sợi dây ra? điều đó chứng tỏ gì?)

G: Cơ năng của lò xo trong trường hợp này cũng được gọi là thế năng.

? Thế năng của lò xo trong trường hợp này càng lớn khi nào? Vì sao?

G: Như vậy thế năng này phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật, do đó được gọi là thế năng đàn hồi.

? Những vật như thế nào có thế năng đàn hồi? Cho VD?

HS: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất. Vì vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn.

HS: bằng 0

- Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn.

2. Thế năng đàn hồi:

HS: tự đọc thông tin ở mục 2 để tìm hiểu thí nghiệm h16.2.

HS: Trả lời

C2: Có thể đốt cháy sợi dây hoặc dùng kéo cắt sợi dây. Khi đó lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là lò xo sinh công. Vậy lò xo khi bị nén( biến dạng) có cơ năng.

HS: Lò xo bị nén càng nhiều thì công do lò xo sinh ra càng lớn, nghĩa là thế năng của lò xo càng lớn.

HS: Những vật có tính chất đàn hồi thì có thế năng đàn hồi. VD: dây cao su, lò xo khi bị nén hoặc bị giãn….

- Có hai dạng thế năng: Thế năng hấp

(5)

? Như vậy có mấy dạng của thế năng?

GV(chốt): Qua phần II cần nắm được có hai dạng thế năng : Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.

dẫn và thế năng đàn hồi.

+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mốc tính thế năng và phụ thuộc vào khối lượng của vật.

+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật.

Hoạt động 2.4: Hình thành khái niệm động năng (13’) - Mục đích/ Mục tiêu : Hình thành khái niệm động năng .

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, thực nghiệm…

- Phương tiện, tư liệu: giáo án, SGK, SBT, máy chiếu.

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, K1, K2, K3, K4, P1, P2, P5, X1, X2, C2, C6.

- Hình th c t ch c: cá nhânứ ổ ứ - Kĩ thu t d y h c: Đ t câu h iậ ạ ọ ặ ỏ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Chiếu thí nghiệm h16.3, yêu cầu hs đọc SGK tìm hiểu

? Hãy cho biết thí nghiệm gồm những dụng cụ gì? Cách bố trí thí nghiệm?

GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành.

? Dự đoán trả lời C3?

GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán

GV: Yc hs trả lời C4

(1 vật có khả năng thực hiện công khi nào? )

?C5

1 HS đọc to phần kết luận sau khi điền.

? Vậy động năng là gì?

GV(thông báo): cơ năng của vật có được do chuyển động gọi là Động năng.

? Lấy ví dụ về những vật có động năng? giải thích?

? Vậy vật chỉ có động năng khi

III. Động năng

1.Khi nào vật có động năng?

HS: Đọc sgk

HS: Dự đoán

C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B, làm miếng gỗ B chuyển động 1 đoạn.

C4: Quả cầu A đang chuyển động tác dụng vào miếng gỗ B 1 lực làm miếng gỗ chuyển động tức là quả cầu A sinh công.

C5: Một vật chuyển động có khả năng sinh công (thực hiện công) tức là có cơ năng.

HS: nước chảy, gió, ô tô đang chạy, ….

đều có động năng vì chúng đều có khả năng thực hiện công khi đang chuyển động.

2.Động năng của vật phụ thuộc

(6)

nào?

HS: Khi đang chuyển động

? Hãy dự đoán xem động năng phụ thuộc những yếu tố nào?

GV: Chiếu nội dung thí nghiệm 2 cho hs đọc tìm hiểu.

GV: Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm: Cho quả cầu A lăn trên máng nghiêng từ 2 vị trí (1) và (2) , vị trí (2) cao hơn vị trí (1) tới đập vào miếng gỗ B.

? Trường hợp nào quả cầu A lăn với vận tốc lớn hơn? Trường hợp nào quả cầu A thực hiện công lớn hơn?

Vì sao?

GV: Làm thí nghiệm học sinh quan sát để kiểm tra dự đoán: Lần lượt cho quả cầu lăn từ hai vị trí cao thấp khác nhau, đánh dấu quãng đường dịch chuyển của miếng gỗ.

? Trả lời C6?

? Qua thí nghiệm này ta thấy động năng của quả cầu phụ thuộc vào yếu tố nào?

GV: Yc hs tự nghiên cứu sgk phần thí nghiệm 3

? Nêu mục đích của thí nghiệm 3?

? Dự đoán trả lời C7?

GV: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán, đánh dấu vị trí CĐ được của miếng gỗ.

? Trả lời C7?

? Từ thí nghiệm 2 và 3, hãy trả lời C8?

GV(lưu ý): Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Một vật có thể

những yếu tố nào?

HS: Dự đoán

HS đọc sgk tìm hiểu nội dung thí nghiệm 2

HS: Dự đoán

HS: Trả lời C6: So với thí nghiệm 1, lần này miếng gỗ B chuyển động được đoạn dài hơn, nghĩa là khả năng thực hiện công của quả cầu A lần này lớn hơn lần trước. Quả cầu A lăn từ vị trí cao hơn nên vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ B lớn hơn trước.

HS: Động năng của quả cầu phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc của vật càng lớn thì động năng của nó càng lớn.

HS: Kiểm tra xem động năng của vật có phụ thuộc vào khối lượng của vật hay không?

HS: Dự đoán

C7: Miếng gỗ B chuyển động được đoạn đường dài hơn, như vậy công của quả cầu A’ thực hiện được lớn hơn công của quả cầu A thực hiện lúc trước.

- Động năng của quả cầu còn phụ thuộc vào khối lượng của nó, khối lượng của vật càng lớn thì động năng của vật càng

(7)

vừa có động năng, vừa có thế năng.

Cơ năng của vật khi đó bằng tổng động năng và thế năng của nó.

Ví dụ: Một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời thì chiếc máy bay đó vừa có thế năng, vừa có động năng.

(GV phân tích để hs thấy vì sao khi đó máy bay có cả thế năng và động năng)

? Bài học hôm nay ta cần ghi nhớ gì?

lớn.

C8: Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc chuyển động của vật và phụ thuộc vào khối lượng của vật.

HS đọc ghi nhớ.

Hoạt động 2.5: Vận dụng (3’)

- Mục đích/ Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học trả lời các câu hỏi.

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, gợi mở.

- Phương tiện, tư liệu: Giáo án, SGK, SBT, máy chiếu.

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp.

Rèn cho hs các năng lực K1, K2, K3, K4, C2, C6.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Chiếu đề bài. Yêu cầu hs vận dụng kiến thức để trả lời C9 (làm việc cá nhân).

GV: Dùng hình vẽ 16.4 tổ chức cho hs thảo luận, phân tích hình vẽ để trả lời C10.

? Giải thích C10?

a) Chiếc cung đã được giương thì cả dây cung và cánh cung đều bị biến dạng. Khi bỏ tay kéo dây cung thì dây cung tác dụng 1 lực đàn hồi lên mũi tên làm cho mũi tên CĐ, tức là chiếc cung đã thực hiện công nên nó có cơ năng. Cơ năng này vật có được do biến dạng đàn hồi do đó cơ năng của cung ở hình a là thế năng đàn hồi.

b) Nước chảy từ trên cao xuống làm quay tua bin nghĩa là nước thực hiện công khi đang chuyển động, do đó nước chảy có cơ năng, trường hợp này cơ năng của nước là động năng.

c) Nước bị ngăn trên đập cao có khả năng sinh công (Khi bỏ chắn nước ra) do đó nó có thế năng (hấp dẫn).

IV. Vận dụng

C9: Vật có cả động năng và thế năng:

- Mũi tên đang bay - Quả táo đang rơi….

C10:

a) Thế năng (đàn hồi) b) Động năng

c) Thế năng (hấp dẫn)

* Hoạt động 3.4: Củng cố và hướng dẫn tự học. (6')

(8)

- Mục tiêu/ Mục đích: Củng cố kiến thức trọng tâm của bài học và hướng dẫn HS về nhà

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện: Máy chiếu.

- Năng lực: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, K1, K2, K3, P1, P2, X1, X2, C2.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Củng cố:

+ Cho hs giải BT 16.1 và 16.2 SBT.

+ Hệ thống lại những ý chính của bài. HS đọc ghi nhớ, “Có thể em chưa biết”

* Hướng dẫn tự học:

+ Học thuộc bài. Làm BT 16.3, 16.4, 16.5 SBT + Xem Bài 18 : Tổng kết chương Cơ học.

H: Nhắc lại kiến thức co bản của bài.

H: Đọc mục “Có thể em chưa biết”.

VI. Tài liệu tham khảo

- SGK Vật lí 8, SGV Vật lí 8, Sách thiết kế Vật lý 8, CKTKN môn Vật lý 8, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lý THCS (giảm tải) VII. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ đó suy ra động năng của quả cầu còn phụ thuộc như thế nào vào khối lượng của

C2: Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây dẫn ngắn thì bóng đèn sáng bình thường, nhưng nếu thay bằng dây dẫn khá dài có cùng tiết diện

ThÝ

chiều dài và làm từ cùng một loại vật liệu, nếu tiết diện của dây lớn bao nhiêu lần thì điện trở của nó nhỏ đi bấy nhiêu lần và

Để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một yếu tố x nào đó (ví dụ như chiều dài dây dẫn) thì cần phải đo điện trở của các dây dẫn có yếu tố x khác nhau nhưng

Dựa vào bảng điện trở suất của các vật liệu ta thấy trong bốn vật liệu sắt, nhôm, bạc, đồng thì bạc có điện trở suất nhỏ nhất, vậy bạc dẫn điện tốt nhất. Dựa vào

Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đó tăng (hoặc

Sau đó, GVCN xem trong lớp có học sinh chậm tiến bộ không, chậm tiến bộ ở mặt nào và hoàn cảnh nào, từ đó đề ra các biện pháp giáo dục tích cực và xây dựng kế hoạch công