• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 | Giải bài tập Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 | Giải bài tập Lịch sử 8"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 115 SGK Lịch sử 8: Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

Lời giải:

- Nguyên nhân sâu sa:

+ Nhu cầu về nguyên-nhiên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ đặt ra bức thiết → Pháp không ngừng đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

+ Về phía Việt Nam: có vị trí địa lý chiến lược quan trọng; giàu tài nguyên thiên nhiênl lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng.

+ Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

- Nguyên nhân trực tiếp: lấy cớ bảo vệ đạo Kitô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.

Câu hỏi trang 115 SGK Lịch sử 8: Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?

Lời giải:

- 1/9/1858 Pháp tấn công bán đảo Đà Nẵng. Tuy nhiên Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân Việt Nam. Sau 5 tháng tiến hành xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà → Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu phá sản.

Câu hỏi trang 115 SGK Lịch sử 8: em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?

Lời giải:

- Thái độ của Triều đình Huế: không quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược; không biết nắm bắt thời cơ để đánh bật Pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

(2)

Câu hỏi trang 116 SGK Lịch sử 8: Nêu nội dung bản hiệp ước 5/6/1862.

Lời giải:

- Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất:

+ Thừa nhận 3 tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn là đất thuộc Pháp.

+ Mở 3 của biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán.

+ Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

+ Cho phép giáo sĩ người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Kitô

+ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long khi nào triều đình dập tắt được phong trào kháng chiến của nhân dân.

Câu hỏi trang 117 SGK Lịch sử 8: Nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu chống Pháp như thế nào?

Lời giải:

- Trước năm 1862, quần chúng nhân dân phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất bất chấp lệnh “bãi binh” của triều đình nhà Nguyễn, nhân dân ta vẫn nổi dậy đấu tranh chống pháp quyết liệt.

(3)

Câu hỏi trang 119 SGK Lịch sử 8: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kì.

Lời giải:

- Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân Nam Kì đã nổi dậy đấu tranh. Hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ đã diễn ra, gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Tiêu biểu là:

+ Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá).

+ Khởi nghĩa của Trương Quyền ở Tây Ninh.

+ Khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm ở Bến Tre.

+ Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân ở Mĩ Tho...

Câu hỏi trang 119 SGK Lịch sử 8: Hãy đọc một đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu mà em thuộc nói về cuộc kháng chiến chống Pháp.

Lời giải:

Chạy giặc

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây Hỏi trang dẹp lọa dày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này”

(4)

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 119 SGK Lịch sử 8: Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?

Lời giải:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Kitô, chiều ngày 31/8/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước của biển Đà Nẵng. Đến sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà.

- Từ năm 1858, Pháp sử dụng sức mạnh vũ trang kết hợp với các thủ đoạn chính trị thâm độc, để xâm lược Việt Nam. Nhiều vùng đất của Việt Nam lần lượt rơi vào tay Pháp.

Câu 2 trang 119 SGK Lịch sử 8: Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

- Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến (từ 1858 – 1862), nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược và gây cho Pháp nhiều tổn thất.

- Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất (tháng 6/1862), bất chấp lệnh “bãi binh” của triều đình nhà Nguyễn, nhân dân ta vẫn nổi dậy đấu tranh chống pháp rất quyết liệt.

Câu 3 trang 119 SGK Lịch sử 8: Dựa vào lược đồ (hình 86), nêu một số địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì.

Lời giải:

- Một số địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì: Rạch Giá; Hóc Môn; Bến Tre;

Tây Ninh; Trà Vinh; Sóc Trăng....

(5)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

☐ Giữ thế phòng ngự chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương. ☐ Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương và kết thúc chiến tranh. ☐ Tiêu diệt cơ quan đầu

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về tính chất chính nghĩa cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta?. ☐ Cuộc kháng chiến nhằm bảo

Em hãy điền tiếp kiến thức phù hợp vào bảng sau khi nói về âm mưu của địch và mục đích của ta trong chiến dịch biên giới thu - đông 1950:.. Âm mưu của địch

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của nước ta.. Trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ và tô màu vào các mũi

+ Đà Nẵng cách Kinh đô Huế khoảng 100km về phía Đông Nam => có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng

+ Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì,

- Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì dâng cao:. + Một số sĩ phu ra Bình Thuận dựng Đồng Châu xã nhằm mưu cuộc

+ Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì... Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882