• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 26 / 3 / 2021 Tiết Theo PPCT: 26

BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (T2) I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Nêu được ý nghĩa của việc học tập.

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng.

-Nêu được trách nhiệm học tập của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục

* Tích hợp giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: “Bác Hồ - Tấm gương học tập suốt đời”

- Học tập suốt đời là phẩm chất cao đẹp, xuyên suốt trong tư tưởng của Bác. Bằng tấm gương học tập suốt đời, Bác đã để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu, trong đó có những nội dung rất cơ bản mà chúng ta cần học tập và noi theo.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện. - Sử dụng kiến thức liên môn các môn học để giải quyết những tình huống đặt ra trong thực tế cuộc sống.

3. Thái độ:

- Tích hợp GD đạo đức: Tôn trọng, trung thực, tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học.

- Tôn trọng quyền học tập cuả mình và của người khác.

4. Những năng lực cơ bản cần rèn luyện học sinh

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin qua (tranh ảnh, tài liệu, câu chuyện, liên quan đến nội dung bài học...)

- Năng lực tư duy phê hán, hợp tác: xác định được mục tiêu phấn đấu rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Năng lực giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ, hợp tác, ý tưởng, cảm nhận của bản thân của

tấm gương học tập của Bác.

- Kĩ năng hợp tác.

(2)

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- SGK, SGV, Chuẩn KT-KN, Sách tham khảo, tranh ảnh, tư liệu.

- Bản đồ địa lí, đĩa nhạc, máy chiếu.

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, hiến háp sửa đổi bổ sung.

2. Học sinh:

- SGK,giấy A0, bút dạ, băng keo, các phiếu xanh đỏ trắng ( Mỗi học sinh có một bộ ba giấy)

III.Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp kích thích tư duy.

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thật động não

- Kĩ thuật rình bày 1 phút.

- Tổ chức trò chơi.

IV.Tiến trình giờ dạy:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số( Vắng)

6A 3 / 4 / 2021

6B 3 / 4 / 2021

6C 31 / 3 / 2021

2. Kiểm tra bài cũ: (5’) * Câu hỏi: Máy chiếu Slide

? Người đi bộ và đi xe đạp phải chấp hành những qui định như thế nào khi tham gia giao thông?

?‚ Em hãy đánh giá về ý thức thực hiện luật giao thông của bản thân? Em phải làm gì để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông?

* Yêu cầu :

 Đối với người đi bô và đi xe đạp:

- Đi trên vỉa hè, lề phố; trường hợp không có vỉa hè, lề phố thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

- Nới có đén tín hiệu, vạch kẻ đường phải tuân thủ đúng.

‚ Tự liên hệ:

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

(3)

- Mục đích: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Thời gian: (3 phút.)

- Phương pháp: Trực quan Kĩ thuật: Phân tích hình ảnh - Phương tiện, tư liệu: hình ảnh

GV cho học sinh nghe nhạc bài hát “Bạn tôi” - Nhạc Võ Thiện Thanh.

Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của những sinh viên trong lời bài hát?

HS: Hoàn cảnh của mỗi sinh viên đều có khó khăn riêng nhưng họ đều cố gắng vượt qua để được học đại học.

GV: Đó cũng chính là ưu điểm của nền giáo dục Việt Nam các em ạ! Do vậy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được đến truờng. Và để hiểu được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài Quyền và nghĩa vụ học tập.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

- Mục đích: HS biết khái quát thành nội dung bài học

+ Nắm được trách nhiệm của gia đình và nhà nước đối với việc học.

+ Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

- Thời gian: 20 phút.

- Phương tiện, tư liệu: Giấy tô ki, bút dạ

- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, chơi trò chơi

K thu t: ĩ ậ động não, trình bày m t phút, các m nh ghép, h i và tr l i ả ờ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

? Nhắc lại nội dung đã tìm hiểu ở tiết 1?

GV giới thiệu công văn 5997 của Bộ GD&ĐT HS: theo dõi

1. Các đối tượng được miễn học phí.

I. Đặt vấn đề 1.Truyện đọc:

“Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô”

2. Nhận xét

II. Nội dung bài học

1. Ý nghĩa của việc học tập 2. Quyền và nghĩa vụ học tập a. Quyền học tập:

b. Nghĩa vụ học tập:

(4)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG a. Người có công với cách mạng và thân nhân của

người có công với cách mạng

b. Học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển và các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

c. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Cụ thể:

- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa

- Học sinh, sinh viên bị tàn tật có khó khăn về kinh tế

d.Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

- GV giải thích thêm.

* Giáo dục đức tính: Tôn trọng, trung thục, tự giác.

Gv: Nêu tình huống cho Hs thảo luận:

ND: An và khoa tranh luận với nhau.

An nói, học tập là quyền của mình , muốn học hay không là quyền của mỗi người không ai được ép buộc mình học.

- Khoa nói, tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào cả vì toàn là các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó phải học ở các lớp riêng hoặc không được đi học mới đúng.

?Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến của An và Khoa? Ý kiến của em về việc học tập là gì?

HS: Thảo luận, trình bày, bổ sung.

?Em có biết nhờ đâu mà những trẻ em nghèo lại có điều kiện di học không?

? Nhà nước ta đã có những việc làm gì thể hiện sự quan tâm đến ngành giáo dục?.

->Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em nghèo và trẻ em khuyết tật có đủ điều kiện để tham gia học tập.

? Nhà nước cần có trách nhiệm gì để công dân thực hiện tốt quyền học tập?

3. Trách nhiệm của gia đình và vai trò nhà nước:

- Thực hiện công bằng trong

(5)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG - Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.

- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:

+ Mở mang hệ thống trường lớp.

+ Miễn phí cho học sinh tiểu học.

+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn.

GV giới thiệu công văn 5997 của Bộ GD&ĐT HS: theo dõi

1. Các đối tượng được miễn học phí.

a. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng

b. Học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển và các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

c. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Cụ thể:

- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa

- Học sinh, sinh viên bị tàn tật có khó khăn về kinh tế

d. Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

? Kể tên một số hình thức học tập dành cho người khuyết tật mà em biết?

- Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, lớp học tình thương, giáo dục hòa nhập cộng đồng.

? Học sinh bậc tiểu học có đóng học phí hay không?

GV: Tại Điều 3 Nghị định 49/2010/NĐ-CP, ngày 14-5-2010 của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đã quy định: Đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm học sinh tiểu học; học sinh, sinh viên sư phạm, …

? Kể một vài tấm gương sáng về học tập mà em biết?

GV: “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học

giáo dục, tạo điều kiện ai cũng được học hành, giúp đỡ người nghèo, con em dân tộc thiểu số, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật khuyết tật.

- Mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp.

- Miễn học phí cho học sinh tiểu học.

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong

cuộc đời”…

GD TRUNG THỰC

? Em thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào? Những việc gì đã làm tốt? Còn điều gì chưa tốt?

- Việc đã làm tốt: Chăm học, luôn cố gắng vượt khó trong học tập, biiets vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

- Việc chưa tốt: Lười học, học vẹt, lý thuyết suông.

GV: Các em ạ! Đó cũng chính là những hành vi đúng và sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

GV cho học sinh tháo luận: 3 phút

? Tìm những biểu hiện tốt và chưa t t trong h c t p c a h c sinh l p, tr ường ta?

BIỂU HIỆN TỐT BIỂU HIỆN CHƯA TỐT

- Chăm chỉ, say mê học tập.

- Biết tự lực và có ước mơ, ý chí vươn lên trong học tập

- Học tập bằng bất cứ hình thức nào.

-Tham gia thi Olympic Toán, Tiếng Anh trên mạng Internet.

- Lười học

- Trốn học, bỏ tiết.

- Thiếu trung thực trong học tập.

- Học để đối phó với cha mẹ, thầy cô giáo - Không chú ý nghe giảng, lười giơ tay phát biểu xây dựng bài.

GD TÔN TRỌNG, TỰ GIÁC

Tình huồng: An đang ngồi học môn sử, chuẩn bị cho ngày mai kiểm tra 1 tiết bỗng Hùng gọi Nam đi chơi, An từ chối, Hùng cho rằng môn này cần gì phải học mai lên lớp mở vở là làm được bài tuốt.

? Em có đồng tình với suy nghĩ của Hùng không? Em? Em sẽ làm gì trong tình huống này?

- Không đồng tình, vì môn học nào cũng quan trọng, có học chúng ta mới có hiểu biêt..

HS: Thảo luận, trình bày, bổ sung.

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước về giáo dục.

(7)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV: cho học sinh thảo luận nhóm theo nội dung

bài tập d sgk/42.

GV: Chia lớp thành 2 nhóm.

- Nhóm 1: Tìm những biểu hiện tốt trong học tập.

- Nhóm 2: Tìm những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

HS: lần lượt lên ghi lại kết quả của nhóm mình.

? Theo em là một học sinh, cần làm gì để việc học ngày một tốt hơn?

- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

- Thực hiện tốt các quy định về quyền và nghĩa vụ học tập.

4. Trách nhiệm của học sinh - Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

- Thực hiện tốt các quy định về quyền và nghĩa vụ học tập.

Hoạt động 4: Thực hành hướng dẫn luyện tập những nội dung kiến thức đã học - Mục đích: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài.

HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông rèn luyện cách ứng xử có phù hợp đối với các tình huống diễn ra trong cuộc sống.

- Thời gian: 10 phút.

- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống

- Phương pháp: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm.

- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút.

GV: HD học sinh làm các bài còn lại sgk/42, 43.

Làm các bài tập ở sách bài tập tình huống.

Đọc truyện và giới thiệu một số gương về học tập. ( sbt/47) Tình huống 1 : Nhà Lan rất nghèo, không đủ điều kiện để học

tập. Nhưng bố mẹ vẫn cố gắng không để Lan thất học. Vậy mà vào lớp Lan lại lười học, Lan cho rằng nhà mình nghèo, có cố gắng học cho tốt cũng không có ích lợi gì. Lan đến

trường cũng chỉ vì bố mẹ bắt buộc mà thôi.

Hỏi: Em nghĩ gì về việc làm của Lan? Nhà nghèo có nên cố gắng học tập không?

Vì sao?

GV: Tình huống: “Bạn Mai là một họ sinh giỏi, bỗng dưng nghỉ học. Cô giáo chủ nhiệm đến nhà thì thấy mẹ kế của bạn đang đánh và nguyển rủa bạn thậm tệ. Khi cô giáo hỏi lý do không cho bạn đi học thì được biết là nhà đang thiếu người phụ bán hàng”.

(8)

Hỏi: Em nhận xét sự việc trên? Nếu em là bạn của Mai, em sẽ làm gì để giúp bạn tiếp tục đi học?

4. Củng cố bài: (4’)

? Nêu trách nhiệm của gia đình và Nhà nước đối với việc học tập?

? Bài học hôm nay chúng ta đã học có mấy đơn vị kiến thức hãy hệ thống hóa bằng sơ đồ tư duy?

5. Hướng dẫn về nhà: (2’)

- Học bài, làm các bài tập còn lại trang 52..

- Tìm các tấm gương trong học tập tiêu biểu.

- Chuẩn bị nội dung bài 12-> 15 để tiết sau kiểm tra.

V. Rút kinh nghiệm :



Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?.. Khai thác rừng bừa bãi làm mất

Kính chào quý anh/ chị công nhân viên của công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, tôi là sinh viên đến từ trường Đại học kinh tế Huế, được sự cho phép và tạo điều kiện của

+ Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước đây, chưa thể cải biến ngay được, đòng thời trong quá trình

+ Cấp độ 2 đó là cấp cụ thể/chi tiết hóa nội dung các năng lực, phẩm chất cần có của một NGƯỜI TỐT NGHIỆP chương trình cụ thể nào đó; gắn với công việc mà người học

Nhưng họ cũng chỉ nghe được 1 câu:.. Armand đã bảo các bạn đừng khóc, bởi vì “bố tớ sẽ đến cứu chúng ta!”. Các em nhỏ hoảng sợ, đói khát, nhưng đã được cứu sống, bởi vì

- Nghề nấu ăn thể hiện nét văn hoá ẩm thực đặc thù của dân tộc, vì vậy cần được vận dụng và phát huy.... Đặc điểm của nghề nấu

- Nêu được sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của lớp sâu bọ thông qua một số đại diện như bọ ngựa, dế mèn, chuồn chuồn, bươm bướm, chấy, rận.. - Nêu được

Abstract: The concept of “public space” occasionally appears in legal documents of the State of Vietnam, especially in laws. On the contrary, in ordinary newspaper articles,